ngày tháng năm

Chủ Nhật, 8 tháng 4, 2012

Kỳ thị tôn giáo

LONDON (NCRegister.com, 6-4-2012) – Chính phủ Anh quốc đã cho phép các nhà tuyển dụng cấm nhân viên đeo Thánh Giá khi làm việc, điều đó được coi là “phân biệt đối xử” và “dốt thần học”. 


Chính phủ đang đấu tranh về vụ kiện tại Tòa án Nhân quyền Âu châu ở Strasbourg, Pháp quốc, sau khi 2 phụ nữ Anh đòi quyền đeo Thánh Giá ở cổ. 

Năm 2006, chị Nadia Eweida – nói tiếng Coptic (ngôn ngữ phổ biến trong Giáo hội Ai Cập), bị Hãng Hàng Không Anh (British Airways) đình chỉ công việc vì đã từ chối tháo Thánh Giá ra, điều mà hãng hàng không này coi là đã vi phạm nội quy của công ty. Chị Shirley Chaplin bị cấm làm việc tại bệnh viện sau khi chị không chịu che giấu Thánh Giá đeo ở cổ.

Đây là lần đầu tiên chính phủ buộc phải cho biết người ta có quyền đeo Thánh Giá để thể hiện đức tin hay không. Họ tranh luận là họ không yêu cầu niềm tin Kitô giáo nên các Kitô hữu không có quyền đeo Thánh Giá. Như vậy, họ sẽ yêu cầu các nhà tuyển dụng có thể đòi hỏi và khiển trách những người không tuân thủ. 

Neil Addison, luật sư kiêm người hướng dẫn Trung tâm Pháp luật Thomas More ở Warrington (Anh quốc) nói rằng chính phủ cho rằng có thể cho phép cấm đeo Thánh Giá vì không bắt buộc, khác với khăn đội đầu của đạo Sikh (đạo thờ độc thần ở Ấn Độ) hoặc khăn trùm đầu của đạo Hồi. 

Ông Addison nói: “Quan ngại của tôi về biện pháp này là chính phủ và tòa án được phép phân biệt đối xử giữa các tôn giáo dựa trên các điểm thần học của các tôn giáo. Hình như họ không biết rằng sự phân biệt này tự nó đã là phân biệt đối xử vì nó dành vị thế pháp luật ưu tiên đối với các tôn giáo có quy luật đặc biệt và chi tiết để chống lại các quy luật linh động hơn”

Ông nói thêm: “Sự phân biệt đối xử đã hiểu lầm việc thực hành tôn giáo, thường là một sự hỗn hợp phức tạp các quy luật, niềm tin, tục lệ và nghi thức mà thường không thể quy định chính thức cách nào, tùy theo mỗi tôn giáo. Nhiều thế kỷ qua, việc đeo Thánh Giá đã được coi là là thói quen cơ bản của hầu hết các Kitô hữu, dù điều đó không được chính thức yêu cầu hoặc bắt buộc. Do đó, phân biệt giữa việc đeo Thánh Giá và đội khăn đầu của đạo Sikh hoặc đạo Hồi về cơ bản bắt buộc dùng hay không dùng, nhưng không tạo sự phân biệt một cách dốt thần học hoàn toàn, nhân tạo hoặc không thực tế. Đó là cách chống lại quy luật cơ bản của xã hội với tòa án phần đời vì nó liên quan việc tòa án phần đời phân biệt tôn giáo đối với những gì là không bắt buộc trong một tôn giáo”

Trong bài phát biểu tại ĐH Liverpool Hope, giáo sư Công giáo David Alton nói rằng chúng ta nên “quan tâm tự do tôn giáo và những điều đã có từ năm 1829, với sự giải phóng của người Công giáo và người Do Thái, vẫn an toàn trong một quốc gia nói rằng một phụ nữ trẻ làm việc cho British Airways không thể đeo Thánh Giá ở cổ nếu điều đó gây đối kháng. Đó là mất mát lớn đối với đất nước này nếu quan niệm ngớ ngẩn đó được áp dụng”. 

Vụ này gây chú ý ở khắp Anh quốc. Giáo sĩ Hilarion, thuộc giáo phận Volokolamsk của Chính thống giáo Nga, trưởng Quan hệ Ngoại giao ngoài Giáo hội, nói với đài truyền hình Nga rằng ông thấy tiếc với cách phát triển như vậy. Giáo sĩ Hilarion nói: “Họ thiếu kinh nghiệm về bách đạo, họ không biết đó là gì và khi nào Thánh Giá được tháo ra”

Giáo sĩ Hilarion nói thêm: “Đó là sai lầm nghiêm trọng đối với tự do Tây phương ngày nay, họ thực sự áp đặt những tiêu chuẩn của chế độ độc tài lên những con người tự do. Đó là dấu hiệu của sự điên khùng nào đó và phá hủy luân lý khi các nguyên tắc như vậy không chỉ được giới thiệu mà còn được bàn luận. Có gì sai trái khi đeo Thánh Giá ở cổ chứ? Thánh Giá làm hại ai và làm hại cách nào? Tại sao người ta có thể đeo xâu chuỗi, đeo bùa hộ mạng, đeo tượng ảnh, còn người tín hữu lại không được đeo Thánh Giá? Chúng tôi không bao giờ đồng ý như thế và sẽ phản đối tới cùng”

TRẦM THIÊN THU

Page

Blogger Tips and TricksLatest Tips And TricksBlogger Tricks