ngày tháng năm

Chủ Nhật, 17 tháng 4, 2016

NHỮNG TRƯỜNG TƯ CÔNG GIÁO, HỒN Ở ĐÂU BÂY GIỜ?

Nguyễn Tầm Long

Lasan Mossard
Lasan Taberd
Xin có vài suy nghĩ sau khi đọc Tuyên Ngôn Giáo Dục Kitô giáo:

Bắt chước nhà thơ Đỗ Đình Liên (Những người muôn năm cũ/Hồn ở đâu bây giờ), tôi nhớ lại những đại học Minh Đức, Giáo Hoàng Học viện Đà Lạt..., những trường La-San, Thánh Linh, Đồng Tiến, Nguyễn Bá Tòng, Chân Phước Liêm..., những người thầy ấy nay đã ra đi, còn lại nước Việt đang "nửa hồn thương đau"!

1. Tuyên Ngôn dựa vào nguyên lý "Làm người là có quyền". Hóa ra người "oai quá ", người phẩm giá, người nhân vị, người luân lý, người tôn giáo, người công thiện, người lương tâm.

2. Cha mẹ có nhiều quyền. Liệu có mấy ai biết điều ấy? Mấy ai biết "múa quyền "? Ai sẽ “dạy võ” cho dân Việt?

3. Tuyên Ngôn ủng hộ xã hội dân sự và tin rằng chủ nghĩa đa nguyên rất có ích cho công cuộc giáo dục.

Việt Nam đang bị nhiều sức ép về kinh tế, chính trị, xã hội, giáo dục, văn hóa đến từ nước ngoài và từ trong nước. Nên chăng, chúng ta "đáp lời sông núi", vâng lời Giáo hội, lên đường "học võ", "luyện nội công" từ Tuyên Ngôn để "làm chứng cho niềm hy vọng, để cải tạo thế giới" (số 2)

Gẫm việc đời mà ngắm kẻ trọc thanh (*)

Tôma Hoàng Kim Khánh

 Việc đời

Như chúng ta đã biết, sáng 23/9/2015, Ủy Ban Nhân Dân tỉnh Quảng Nam công bố quyết định bổ nhiệm ông Lê Phước Hoài Bảo làm Giám đốc Sở Kế Hoạch và Đầu Tư.

Ông Lê Phước Hoài Bảo, sinh năm 1985, tốt nghiệp Đại học Kinh tế Đà Nẵng. Từ tháng 8/2010 - 8/2012, ông Bảo được tỉnh Quảng Nam cử sang Mỹ học thạc sĩ chuyên ngành Quản trị Tài chính và Chiến lược tại trường Claremont Graduate University.

ƯU TIÊN AI?

Hương Huế 

Một ngày đẹp trời của mùa Xuân, nắng nhẹ, không mưa lất phất và lạnh lẽo như thường có của mùa Xuân xứ Huế. Người Huế có thói quen Tết đến nhà nào cũng có hai chậu cúc vàng trước cửa, nên con đường đến trường tôi hôm nay đẹp lạ thường: hoa vàng trải dài đến ngút tầm mắt. Ủa, bình thường tôi vẫn đi con đường này mà sao nay lại chú ý đến nó kỹ thế? Hôm nay có chuyện vui? Đúng vậy, trường tôi - cả thầy và trò- vừa làm việc thiện! Chúng tôi đã chuẩn bị đón “phái đoàn” của một hội người khuyết tật ở tỉnh nào đó ngoài miền Bắc đến giao lưu…

Ban đầu tôi nghĩ: Lại làm từ thiện! Chỉ là phong trào! Và miễn cưỡng chuẩn bị một ít tiền để đóng góp. Nhưng khi đoàn đến, chỉ một nhóm ít người, có lẽ đây là lần đầu tiên tôi nhìn gần những con người như thế: họ không lành lặn, người thiếu mắt, kẻ thiếu tay hoặc thiếu chân; họ đứng đó, trước mắt chúng tôi, họ hát, họ đọc thơ, kể chuyện…những khổ đau, mất mát tuôn trào từ những lời thơ, giọng hát của những mảnh đời kém may mắn. Chúng đã thực sự làm chúng tôi xúc động, cả sân trường, mấy trăm em học sinh yên lặng, trầm tư, không như những giờ sinh hoạt ngoài trời khác. Không khí như lắng xuống, thầy trò đều nghẹn ngào khi những đau khổ của đồng loại chạm đến tim. Các đại diện lớp đem phần quà của mình đến bỏ vào thùng quyên góp. Nhiều cá nhân khác tự nguyện chạy đến bỏ thêm vào thùng, ban đầu còn lác đác, có nhiều em đã thò tay vào túi rồi rút ra, ngập ngừng…và dứt khoát chạy đến bên thùng tiền. Tôi biết, đó là tiền để dành ăn quà vặt. Quả thật, giờ ra chơi hôm đó không thấy các em chạy đến các hàng quán, một giờ ra chơi mà sân trường không có rác! Tôi thấy vui vì các em đã rất quảng đại, dám cho hết, không chừa!

Đoàn đi rồi mà tôi còn ngậm ngùi, không biết số tiền nhận được có đủ cho chi phí cả đoạn đường dài, chiếc xe quá cũ kỹ có bị nằm lại dọc đường không? Có còn gì cho những người yếu ớt hơn đang chờ ở nhà???

Người ở lại, người ra đi, có chút bùi ngùi vương trong mắt, thầm chúc cho nhau được nhiều niềm vui hơn.

Vẫn trong không khí mát lành của mùa Xuân, chúng tôi chuẩn bị cuộc dã ngoại ngày mồng Tám tháng Ba. Thầy Hiệu trưởng tuyên bố ưu tiên cho phụ nữ, chuyến đi này các cô không đóng góp! Hay quá (vỗ tay)! Và Thầy nói tiếp: Hôm trước, dịp đón phái đoàn, trường chúng ta đóng góp được x triệu đồng, tôi đã tìm hiểu trước, biết trường Y cho họ n triệu thôi, nên tôi đã trích lại một số…và chỉ cho họ cũng n triệu thôi! Với lại trường Y lớn hơn trường mình mà cũng cho n triệu chớ mấy!!! Số tiền đó, chi cho cuộc dã ngoại hôm nay và mấy Thầy góp thêm (vỗ tay)! Hoan hô, Thầy mình khôn quá, đúng là “có tâm còn phải có tầm”. Câu cửa miệng của Thầy! Riêng tôi, tôi nhớ là mình đã rất bàng hoàng, không tin mình vừa nghe thấy điều gì. Tôi nhớ là mình đã không vỗ tay! Đâu rồi những giọt nước mắt? Đâu rồi những lời phát biểu đầy tâm tình thương mến xót xa dành cho những con người đau khổ? Tại sao trong sự dâng trào cảm xúc thương yêu như thế mà vẫn còn tỉnh táo để đo lường tính toán được? Tại sao lại vỗ tay trước sáng kiến vô tâm như thế? Các cô mau quên vậy sao, chỉ vì một chút lợi lộc? Đã cho sao còn lấy lại? Số tiền đó có thể giúp được nhiều bữa ăn cho người nghèo!

Trong khi đó, thật là đau lòng khi phải chứng kiến những thức ăn thừa mứa của ngày đi chơi: dưa hấu bổ ra vứt lăn lóc cả nửa quả, nhiều quả quýt bóc ra rồi vứt đó, trái cây, bánh bột lọc, vỏ chai bia… tấp vào các gốc cây thông của đồi Thiên An, một không gian xinh đẹp dành cho việc tìm sự thư thái tâm hồn. Mà đúng là thanh thản thật, người ta vẫn vô tư, vừa ăn không nổi, ai cũng kêu no, nhét không vô nữa, vậy mà khi về lại kéo nhau vào quán làm tập hai và vài két bia lại được để bên cạnh.

Ưu tiên ai? Chỉ có cái bụng là ưu tiên.

Con xin lỗi Chúa, xin lỗi người anh em của con vì con đã không làm gì.

HÒA BÌNH - MỤC TIÊU CỦA CỘNG ĐỒNG CHÍNH TRỊ

Đông Tây

ĐTC thăm Cuba và Hoa Kỳ, một hoạt động chính trị đã đưa hai quốc gia chấm dứt sự thù nghịch, tái thiết lập ngoại giao sau nửa thế kỷ. Chuyến đi cũng làm lắng dịu một phần nỗi thương tâm do sự bất ổn chính trị ở Syria, dẫn đến việc di dân ồ ạt sang các nước Âu Châu, gây bao cảnh tượng đau xót mà chúng ta đã chứng kiến trong thời gian vừa qua. Cũng là lúc anh chị em nhóm học hỏi GHXHCG kết thúc các buổi sinh hoạt chương Cộng đồng chính trị. Xin chia sẻ việc lĩnh hội bài học, qua các hình ảnh minh họa sinh động của ĐTC trong chuyến đi. Cũng xin bày tỏ sự ngưỡng mộ và xúc động trước các bài phát biểu đầy lòng nhân ái của Ngài trước lãnh đạo và nhân dân hai quốc gia.

PHẢI VÂNG LỜI THIÊN CHÚA HƠN VÂNG LỜI NGƯỜI PHÀM

Chiara Lubich
Đan Quang Tâm
dịch

Phải vâng lời Thiên Chúa hơn vâng lời người phàm (Cv 5,29) 

Các tông đồ đã làm phép lạ và những việc lạ lùng, và đã bị tống ngục. Sau khi được thiên sứ giải thoát, các ông lại tiếp tục giảng dạy trong đền thờ.

Thượng tế liền triệu tập Công nghị và phái thuộc hạ đến ngục để đem các tông đồ ra trước hội đồng. Họ thấy nhà giam trống liền quay về báo cáo sự việc. Khi các tông đồ bị phát hiện và điệu ra trước Thượng Hội Đồng, Thượng tế liền tra vấn các ông, bảo rằng: " Chúng tôi đã nghiêm cấm các ông không được giảng dạy về danh ấy nữa..." Nhưng Phêrô và các tông đồ đáp lại rằng:

Phải vâng lời Thiên Chúa hơn vâng lời người phàm 

Thứ Bảy, 16 tháng 4, 2016

LAUDATO SI’ DẠY TÔI ĐIỀU GÌ?

Nguyễn Khang


Tôi tự mô tả con người tôi như sau:
Tràn đầy email trong một ngày, đọc không xuể.
Tràn đầy hình ảnh trong facebook, hoa mắt nhìn không ra.
Tôi phải tập lướt bỏ, chỉ nhìn những tiêu đề chính. Rồi tôi xin bạn bè kể cho tôi nghe những gì người ấy đã đọc, để tôi theo kịp với thời đại.
Tôi "hít thở những hơi thở thời đại", có khi bị sặc sụa.
Tôi bị bội thực vì ngồn ngộn những tin tức mình.

Thứ Sáu, 15 tháng 4, 2016

NƠI ẤY ... YÊU THƯƠNG


Con Sóng Nhỏ

Tôi trở về thành phố
        những con đường nghiêng ngả bóng cây
Nhiều năm, đã nhiều năm rồi đây,
       nhiều năm qua, muối chan nước mắt,
Text Box:  Nhiều năm qua những nhọc nhằn chiu chắt,
      những gian lao se sắt cuộc đời
Nhiều năm xa nơi này đến rừng thẳm mù khơi.
Hai bàn tay chống chỏi tìm sự sống.
Rừng mịt mùng hoang vu, sỏi đá cùng gai góc
Những em thơ tôi mắt tròn - đá ngọc long lanh
Da bóng đen, đầu trần trụi mũ khăn,
        đi lượm củì, tìm trái rừng, cả suối

Chúng ta hãy làm ra con người theo hình ảnh chúng ta [i]

Ngọc Huân

Việc giáo dục không phải chỉ thời đại chúng ta mới có, ngay từ khi có con người thì liền với nó đã có sự giáo dục. Tuy nhiên, hơn lúc nào hết, chúng ta phải thật sự nghiêm túc nhìn lại cách chúng ta giáo dục thế hệ tương lai. Chúng ta đang giáo dục điều gì và phẩm giá con người ở đâu cả trong phương pháp và môi trường giáo dục của chúng ta hiện nay?

Thời gian gần đây trên báo Tuổi Trẻ có đăng bài “cha xích cổ con vào gốc cây vì quá nghịch”.

Người nghèo và di dân - “miếng mồi” của tín dụng đen

Tiểu Khê 

Tín dụng đen có nhiều cấp độ, nhiều hình thức khác nhau, tấn công vào nhiều tầng lớp xã hội – đôi khi còn được trá hình trong những hình thức hợp pháp tinh vi. Được biết, gần đây, xuất hiện các “công ty tài chánh”, nhưng hoạt động không khác gì tín dụng đen, quảng cáo rầm rộ trên mạng Internet, phát tờ rơi công khai ngoài đường và chỉ cần một cuộc điện thoại là có người mang tiền đến cho vay tận nơi.

Pháp luật “lơ là”?
Đa số người tìm đến tín dụng đen là những người nghèo, không tài sản, không công việc ổn định.

Thứ Năm, 14 tháng 4, 2016

TÔN TRỌNG PHẨM GIÁ CON CÁI

Thanh Hiền

Tôi giật mình khi nghe những âm thanh “bộp bộp” liên tiếp do người mẹ đánh con. Đứa bé càng khóc, chị càng quát và đánh lên thân mình con. 
Chịu không nổi, tôi đành phải lên tiếng:
- Chị ơi, thôi đừng đánh nữa, chị đâu có quyền đánh con như vậy?
Người mẹ quay sang quát cả tôi:
- Mắc mớ gì đến cô? Con tôi thì tôi có quyền đánh. Đánh chết luôn cho nó chừa cái tội lì lợm.

CÁI "NGHIỆP"?

Hạt Nắng

Cảm xúc vẫn như nguyên mới khi tôi nhớ đến em – người bệnh nhân HIV đến với phòng khám chúng tôi trong một buổi trưa muộn. Dáng người em dong dỏng cao, hơi gầy, thần sắc nhợt nhạt và mệt mỏi.

Trong lúc xếp bệnh, gọi tên bệnh nhân chuẩn bị vào khám, em ngồi kế tôi. Chẳng phải tò mò chuyện riêng tư của em, nhưng từ khi nhìn thấy em, từ trong ánh mắt, tôi cảm nhận em đang mang một nỗi buồn man mác. Và có lẽ ánh mắt ấy chạm đến lòng tôi.

Thứ Ba, 12 tháng 4, 2016

"Đường quyền" Tuyên Ngôn Giáo Dục Kitô giáo cho những ai mất quyền giáo dục

NGUYỄN KHANG

Trong võ nghệ, người ta nắm chặt tay lại để đấm vào kẻ đang tấn công mình hầu thoát khỏi áp lực kẻ ấy.

Trên thế giới, có nhiều kẻ, nhiều chế độ đã áp đặt đường lối của mình hoặc ý thức hệ của nhóm mình lên toàn dân.

Dân cần sử dụng đến "nắm đấm" của Tuyên Ngôn Giáo Dục Kitô giáo[i], hầu đấu tranh với những chế độ cưỡng đoạt quyền giáo dục của cá nhân, gia đình, xã hội dân sự, tôn giáo.

NỖI LÒNG "NGƯỜI CẦM THƯỚC"

MẨU BÚT CHÌ

Người làm quan thì cầm cân nảy mực, người làm trọng tài thì cầm còi, người sống nghiệp viết lách mệnh danh là người cầm bút, còn sống nghề "gõ đầu trẻ", nghề giáo chúng tôi, cũng ví von một câu hóm hỉnh cho ra vẻ chữ nghĩa là "người cầm thước". Mà khi nói đến 'thước', người ta thường nghĩ đến “thẳng”, đến “chuẩn mực”, (mặc dù thực tế có nhiều loại thước chỉ dùng để vẽ đường cong!). Liệu rằng, lương tâm của những người sống trong ngành giáo giục ngày nay, trên đất nước Việt Nam này, có còn được thảnh thơi, đơn sơ, hay bị giằng xé, khổ đau trước những thay đổi? Người thầy giáo, cô giáo có còn giữ được phẩm chất/tư cách cao quý xứng đáng với nghiệp "trồng người"?

Giáo dục Công giáo: Cha mẹ có quyền và bổn phận gì theo Giáo luật?


Đinh Quang Bàng


Có công việc nào quan trọng hơn việc huấn luyện tâm trí và đào luyện các thói quen cho người trẻ?” - Thánh Gioan Kim Khẩu

Các nguyên tắc căn bản về giáo dục Công giáo của Giáo Hội được diễn tả trong các điều 793-795 trong Giáo luật. Thực ra, Giáo luật chỉ luật hóa những điều trình bày trong Tuyên ngôn về Giáo dục Kitô giáo (Gravissimum Educationis ngày 28 tháng 10 năm 1965, viết tắt là GE).

Mục đích của giáo dục Công giáo được xác định tại Điều 795 Giáo luật:


Chủ Nhật, 10 tháng 4, 2016

XÂY TƯƠNG LAI: MỘT NỀN GIÁO DỤC ĐÚNG ĐẮN CHO THẾ HỆ TRẺ

Tín Thành



“Một quốc gia có quyền… ‘xây dựng tương lai mình bằng cách cung cấp một nền giáo dục thích đáng cho thế hệ trẻ” (Tóm lược HTXHCG, 157)

Ai cũng biết, muốn xây dựng cuộc sống tương lai, xã hội và đất nước, thì cần phải đào tạo thế hệ trẻ. Như thế, cuộc sống của chúng ta, xã hội và đất nước có tốt hay không, hệ tại chủ yếu ở việc chúng ta có xây dựng được một nền giáo dục cho con em mình tốt hay không.


Thứ Bảy, 9 tháng 4, 2016

LUNG LINH TRÀ SỮA GIẾT ĐỜI CON...

Con Sóng Nhỏ



Con cưng yêu,
Đứa con bé bỏng,
Thiên thần nhỏ dịu hiền, chao cánh mỏng xuống đời me!

Con đâu rồi, con đâu rồi?
Con mẹ đây ư!
Lạ lẫm xiết bao, mẹ nghẹn ngào: có phải... con của mẹ?

Ôi đêm đen kinh hoàng, xin cho mẹ mù loà, xin cho mẹ chết
Mẹ hoảng loạn thất thần chẳng thể nhận ra con!

"AI MUỐN THEO TÔI..."

Chiara Lubich
Đan Quang Tâm
dịch 

"Ai muốn theo tôi, phải từ bỏ chính mình, vác thập giá mình hằng ngày mà theo"

Đừng nghĩ rằng chỉ vì bạn đi ngoài đường phố mà bạn có thể nhìn mọi thứ quảng cáo không phân biệt thượng vàng hạ cám và có thể ghé vào sạp báo hoặc hiệu sách để mua bất kỳ ấn phẩm nào. Đừng nghĩ rằng chỉ vì sống trên đời mà bạn có thể chấp nhận mọi thứ ở đời, chẳng hạn như một nền luân lý dễ dãi, việc phá thai, ly dị, hận thù, bạo động hoặc hành vi bất lương. Không! Không! Bạn sống trên đời: không ai chối cãi điều ấy cả. Nhưng bạn là người Ki-tô hữu; cho nên, bạn không thuộc về thế gian.

Sự kiện này làm nên một sự khác biệt lớn lao. Bạn thuộc vào số những người không sống theo lời của thế gian, mà theo tiếng nói của Thiên Chúa trong thâm tâm bạn. Thiên Chúa sống trong tâm hồn mọi người. Nếu bạn lắng nghe, Người sẽ đưa bạn vào một vương quốc không thuộc thế gian này, một vương quốc sống tình yêu đích thực, sống những giá trị công bằng, thanh sạch, hiền lành, sự khó nghèo Phúc Âm, nơi mà sự tự chủ, tự chế là quy tắc mẫu mực.

Không... không... không... không! Một lời giáo dục bốn không

Nguyễn Khang

Số bốn hiện ra rõ mồn một trong các câu nói Việt Nam: Tám hướng bốn phương, bốn bể một nhà, bốn mùa xuân- hạ- thu- đông...
Số bốn còn hiện ra trong câu nói đanh thép chính trị của một người đã khuất.

Trong Tông Huấn "Về những bổn phận của gia đình Ki-tô hữu" ban hành tại Rô-ma năm 1981, Đức Thánh Giáo hoàng Gioan Phaolô II cũng bốn lần nói KHÔNG trong phần nói về " Quyền và bổn phận giáo dục của cha mẹ ".


AI TIN THÌ ĐƯỢC SỰ SỐNG ĐỜI ĐỜI

Chiara Lubich
Đan Quang Tâm
dịch

Thật, tôi bảo thật các ông, ai tin thì được sự sống đời đời (Ga 6, 47)

Những lời này được lấy từ diễn từ bánh sự sống mà Đức Giêsu đưa ra tại hội đường Caphácnaum theo sau phép lạ bánh và cá. Đức Giêsu nói với đám đông đã tìm kiếm Người sau khi ăn bánh mà Người đã hóa ra nhiều. Người bảo họ rằng họ không nên tìm kiếm Người để được ăn bánh mau hư nát, nhưng hãy có thứ bánh thường tồn và chỉ mình Người mới có thể ban tặng. Bánh này là chính Người, lời Người. Người là bánh sự sống đã từ trời xuống để ban cho ta sự sống đời đời.

Thứ Sáu, 8 tháng 4, 2016

ĐBSCL bị bức tử: Mối nguy từ những con đập thủy điện

Tịnh Khê

Lướt một vòng trên Internet với từ khoá “hạn hán, ngập mặn” và đọc những tài liệu nghiên cứu nghiêm túc về dòng sông Mekong của một số tác giả có tâm huyết với đất nước, tôi bật khóc trước một tương lai tăm tối điêu linh của dân tộc!
Để giải thích cho hiện tượng hạn hán, ngập mặn đang làm người dân điêu đứng, hầu hết các kênh truyền thông chính thức đều gọi bằng cụm từ “thiên tai”, “ảnh hưởng của hiện tượng El Nino”. Phơn phớt đôi chỗ có đề cập đến vấn đề đập thuỷ điện trong nước và “các nước trong khu vực”. Sự thật về hiểm hoạ biến mất của dòng Mekong, về tình trạng bị “bức tử” của ĐBSCL cũng như các khu vực hạ lưu sông Mekong dọc theo các quốc gia Myanma, Thái – Lào, Campuchia đang bị lấp liếm che đậy.

han-man1

Người nông dân Đồng bằng sông Cửu Long đang điêu đứng vì ruộng cạn khô, lúa chết hết.

Thứ Năm, 7 tháng 4, 2016

MĂNG KHÔNG UỐN, UỐN TRE SAO ĐƯỢC

Long Thành

Ai cũng biết, muốn uốn cây theo ý mình để có kiểu dáng đẹp, thì phải thực hiện khi cây còn nhỏ, cành còn non; chứ để cây mọc lên to lớn thì khó mà uốn nắn được, nếu cố uốn cây sẽ bị gãy.

Giáo dục cũng vậy, phải chú trọng dạy dỗ và rèn luyện các em một cách cẩn thận và chu đáo ngay từ thuở thiếu thời cắp sách tới trường. Nghĩa là phải coi trọng giáo dục tiểu học và đầu tư cho giai đoạn này nhiều hơn cả, về đầy đủ các mặt: thể dục, đức dục và trí dục.

TÌNH YÊU: Giải pháp cứu vãn nền giáo dục của Việt Nam?

Phương Anh

Giáo dục Việt Nam đã xuống cấp quá sức trầm trọng. Chúng ta đã tụt hậu rất nhiều, không chỉ khi so với các nước trên thế giới và trong khu vực, mà còn cả khi so với chính chúng ta nữa.
Những phát biểu rất đụng chạm này lẽ ra phải làm cho người nghe Việt Nam cảm thấy tự ái và đòi được chứng minh, nhưng hình như cho đến nay thì điều này đã quá rõ đến độ không ai thèm cần chứng cứ nữa. Chỉ cần gõ “giáo dục Việt Nam xuống cấp” vào google thì ta sẽ có ngay hằng hà sa số những bài viết để chứng minh sự xuống cấp của nền giáo dục Việt Nam.

THIÊN CHÚA DÙNG LỜI NGHIÊM HUẤN DƯỠNG DỤC CON NGƯỜI

Lm. P.X. Nguyễn Văn Nhứt, O.P.


Hình Ảnh và Vinh Quang Thiên Chúa

Thánh Kinh dạy rằng: Thiên Chúa tác tạo nên con người giống hình ảnh của Chúa.1 Chân lý nầy vừa khẳng định nguồn cội cao quý của con người, vừa hàm ẩn một quy trình dưỡng dục, xuyên qua đó, con người được hình thành như là một thụ sinh “chẳng thua kém thần linh là mấy.”2 Nói cách khác, công cuộc Thiên Chúa sáng tạo và cứu độ con người hiển hiện như công cuộc dưỡng dục kỳ diệu Thiên Chúa đã thực hiện để sáng tạo ra một nhân vị và đồng thời là một nghĩa tử được trọn quyền thừa kế vinh quang bất diệt của Thiên Chúa.3

Xin được hân hạnh chia sẻ cùng quý độc giả bài viết nầy để hy vọng tìm thấy ánh sáng và cảm hứng trong nỗ lực cùng nhau xây dựng một chính sách giáo dục đặt nền trên triết lý trọng tâm là nhắm sản sinh một con người có nhân vị, có phẩm giá, và có đầy đủ quyền lợi cũng như nghĩa vụ đối với Thiên Chúa và với đồng loại.

Page

Blogger Tips and TricksLatest Tips And TricksBlogger Tricks