ngày tháng năm

Thứ Tư, 28 tháng 11, 2012

Đức Giêsu thành Nazareth

ĐGH Bênêđictô XVI 
Bản dịch của nhóm Thiện Chí
LỜI GIỚI THIỆU

Suy tư khởi đầu về Mầu nhiệm Giêsu

Sách Đệ Nhị Luật có nêu một lời hứa hoàn toàn khác với niềm hy vọng về Đấng Messia được thể hiện trong các sách khác của Cựu Ước, và lời hứa này mang tầm quan trọng có tính quyết định để hiểu về Đức Giêsu. Lời hứa này không nhắm vào một vị vua của Israel và vua của toàn thế giới, hay nói khác đi vào một vua David mới – nhưng lại vào một ông Môsê mới. Chính Môsê diễn giải mình như là một tiên tri, chứ chẳng phải vua. Tính cách “tiên tri” ở đây được nhìn nhận theo một cách đặc biệt và độc đáo chỉ có nơi người Do Thái, trái ngược với cách hiểu theo tôn giáo của các dân tộc lân bang. Điểm mới mẻ và khác biệt ấy xuất phát từ niềm tin vào Thiên Chúa – một niềm tin độc nhất, được ban riêng cho Israel.

Con người ở mỗi thời đại đều thắc mắc về nguồn cội của mình, vì họ thấy mù mờ trước câu hỏi: “Con người tự đâu mà có?”; họ còn thắc mắc nhiều hơn về tương lai của mình: “Rồi chúng ta sẽ đi về đâu?” Con người muốn xé tan bức màn che định mệnh, con người muốn biết điều gì sẽ xảy ra, để có thể tránh sự diệt vong và hướng đến sự cứu rỗi.

Nhớ ĐGM JEAN CASSAIGNE, Vị Tông Đồ Phong Cùi

Hồi còn thiếu niên, tôi thường đọc báo Trái Tim Đức Mẹ và báo Đức Mẹ Hằng Cứu Giúp. Có lần đọc bài viết về Đức cha Jean Cassaigne (thường gọi Cha Sanh), tôi đã thực sự ấn tượng. Cũng hồi đó, một lần đến nhà thờ Fatima Bình Triệu, tôi thấy có tượng ngài đứng với một bệnh nhân cùi ngồi bên chân ngài, tôi càng ấn tượng về ngài. Nhưng ngày nay không còn thấy bức tượng đó nữa. 

Theo yêu cầu của Hội Đồng Giám Mục Việt Nam về “tập kỷ yếu Năm Linh Mục”, Giáo Phận Đàlạt hoàn toàn nhất trí chọn Đức cha Cassaigne là chứng tá sống động về mầu nhiệm Giáo Hội “yêu thương và phục vụ”. Đây là những chứng từ sống động và rất gần gũi để giới thiệu về ông Tổ của công cuộc truyền giáo cho anh chị em Kơho Lâm Đồng và là Vị Sáng lập Trại Phong Di linh từ năm 1929. 

HÃY LẮNG NGHE HAY NHẬN MỘT VIÊN ĐÁ?!

Một ông nhà giàu đang ngồi trong chiếc xe hơi đắt tiền chạy khá nhanh trên đường phố. Từ phía trước, ông nhìn thấy một đứa trẻ đang chạy ra từ giữa mấy chiếc xe đang đậu bên lề.

Ông giảm tốc độ nhưng khi xe chạy ngang chỗ ông đã nhìn thấy đứa trẻ thì chẳng có ai cả. Đột nhiên, ông nghe có tiếng đá ném vào cửa xe mình. Ông đạp ngay thắng, cho xe vòng trở lại chỗ viên đá được ném ra. Quả là có một đứa trẻ đang đứng giữa những chiếc xe đậu. Nhảy bổ ra khỏi xe, không kịp quan sát xung quanh, ông tóm lấy đứa trẻ, đè gí nó vào một chiếc xe gần đó và hét lên: “Mày làm cái quỷ gì thế hả?”. Cơn nóng giận bốc ngược lên đỉnh đầu, ông tiếp: “Chiếc xe này mới toanh, mày sẽ phải trả cả đống tiền vì cái viên đá của mày đấy”.

“Làm ơn, thưa ông. Con xin lỗi. Con không biết làm cách gì khác hơn” - cậu bé van nài - “Con ném viên đá là vì con đã từng vẫy ra hiệu nhưng không có một người nào dừng xe lại...”. Nước mắt lăn dài trên má cậu bé khi nó chỉ tay về phía vỉa hè. “Nó là em con” - cậu bé nói - “Chiếc xe lăn từ trên lề đường xuống, nó bị ngã ra khỏi xe lăn, nhưng con không thể nâng nó dậy nổi”. Vừa thổn thức, cậu bé vừa năn nỉ: “Ông làm ơn giúp con đặt nó vào xe lăn. Nó đang bị đau, và nó quá nặng đối với con”.

Tiến lại chỗ đứa bé bị ngã, người đàn ông cố gắng nuốt trôi cái gì đó đang chẹn ngang cổ họng mình. Ông ta nâng đứa bé lên đặt vào chiếc xe lăn rồi rút khăn ra cố lau sạch các vết bẩn và kiểm tra mọi thứ cẩn thận một cách ngượng nghịu.

“Cám ơn rất nhiều, ông thật tốt bụng”. Đứa trẻ nói với ông cùng ánh nhìn biết ơn rồi đẩy em nó đi. Người đàn ông đứng nhìn mãi, sau cùng cũng chậm bước đi về phía xe của mình. Đoạn đường dường như quá dài.

Về sau, dù đã nhiều lần đưa xe đi sơn, sửa lại, nhưng ông vẫn giữ lại vết lõm ngày nào như một lời nhắc nhở bản thân suốt cả cuộc đời.

Đôi khi, bạn không có thời gian để lắng nghe cho đến khi có một “viên đá” ném vào mình. Bạn sẽ chọn điều gì: Lắng nghe hay là chờ một viên đá?! 

Sưu tầm

Chủ Nhật, 25 tháng 11, 2012

Đôi tay Mẹ

Ảnh minh họa
Mẹ tôi là một phụ nữ rất bình thường, có thể nói là bình thường nhất trong những người bình thường, cho nên đôi tay mẹ tôi cũng rất bình thường, thậm chí là... xấu (về hình dáng). Tôi không "chê" tay mẹ tôi mà tôi luôn trân trọng đôi tay thô ráp mà kỳ diệu đó. Sao lại xấu? 

Gia đình ông bà ngoại tôi nghèo lắm, do đó mà mẹ tôi khổ từ nhỏ, đó là điều hiển nhiên và tất yếu. Mẹ tôi phải lam lũ, phải vất vả, phải đầu tắt mặt tối với công việc đồng áng. Ở vùng quê hầu hết mọi người đều làm nghề nông, một nghề cha truyền con nối. 

Mẹ tôi không được học hành nhiều nhưng mẹ tôi lại khéo léo trong những việc thường nhật. Hết trồng lúa, trồng rau, trồng cà, trồng khoai, và nhiều loại hoa màu khác, mẹ lại gặt lúa, đập lúa, sàng sảy rất khéo léo và nhanh nhẹn. Thực sự tôi đã cố bắt chước mẹ và thử sàng sảy mà tôi không thể nào làm được gọn gàng như mẹ. Mẹ tôi làm đủ thứ việc ngoài nương đồng rồi việc nhà, hầu như không lúc nào ngơi tay, thế nhưng mẹ tôi vẫn im lặng làm việc, không lời than thân trách phận. Đối với tôi, mẹ vừa khéo tay vừa khéo sống, luôn sẵn sàng giúp đỡ người khác và biết chịu đựng. 

HÃY COI CHỪNG HAI CHỦ THUYẾT NGUY HIỂM HIỆN ĐẠI !


Sau khi nêu lên một "linh hồn" và bốn nguyên tắc căn bản phải có đối bất cứ một đồ án và chương trình chính trị xã hội nào, để áp dụng vào thực tế, Giáo Hội cảnh giác con cái mình và những ai thành tâm thiện chí, phải coi chừng hai chủ thuyết nguy hiểm hiện đại, đang có ảnh hưởng tai hại đến quan niệm cuộc sống con người, nếu họ muốn thực sự xây dựng một xã hội có tầm vóc tương xứng với phẩm giá con người. Đó là: 

- "tân ngoại giáo chủ nghĩa" (néopaganisme) và 
- "tương đối chủ nghĩa" (relativisme). 

Thứ Năm, 22 tháng 11, 2012

Khát vọng kiếp người

Đến hẹn lại lên như một chu kỳ tất yếu, Mùa Vọng lại về. Đó là khoảng thời gian thế gian mong đợi Đấng Cứu Thế giáng sinh làm người. Đấng ấy là “Ngôi Lời trở nên người phàm và cư ngụ giữa chúng ta” (Ga 1:14), là Đấng Thiên Sai mang tôn danh Giêsu Kitô. 

Con người như đất khô cằn vì “hạn bà chằn” lâu ngày, thế nên luôn khao khát Cơn-Mưa-Giêsu. Và chỉ có Mưa Giêsu mới khả dĩ làm chúng ta “đã” cơn khát. 

Trong kiệt tác “Cung Oán Ngâm Khúc” (chữ Hán: 宮怨吟曲) của Ôn Như Hầu Nguyễn Gia Thiều (1741-1798), câu 103 và 104 có nói tới kiếp người: 
Trăm năm nào có gì đâu 
Chẳng qua một nấm cỏ khâu xanh rì 

Điều tôi thích nhất nơi Thông điệp 'Caritas in Veritate'

Thông Điệp Caritas In Veritate (Bác ái trong sự thật), mà Đức Giêsu Kitô đã làm chính bằng cuộc sống trần gian của mình và nhất là bằng cái chết và sự phục sinh của Người, là động lực chính cho sự phát triển đích thực mọi người và toàn thể nhân loại. Tình Yêu – caritas – là một sức mạnh phi thường dẫn dắt người ta có sự lựa chọn dấn thân can đảm và quảng đại trong lĩnh vực công lý và hòa bình. Đó là một sức mạnh bắt nguồn từ Thiên Chúa, Tình Yêu Vĩnh Cửu và Sự Thật Tuyệt Đối. Mỗi người tìm thấy tính bản thiện của mình qua việc gắn bó với kế hoạch của Thiên Chúa dành cho mình, để thực hiện đầy đủ: trong kế hoạch này, họ tìm ra sự thật về mình, và bằng cách gắn bó với sự thật đó họ trở nên tự do. Bảo vệ sự thật, phát biểu sự thật với sự khiêm tốn và xác tín, và làm chứng cho sự thật trong cuộc sống, do đó, là các hình thức bác ái đòi buộc ta và không thể thiếu được. 

Thông điệp đã bắt đầu như thế! 

Tôi download ngay khi Thông điệp được đưa lên website của Vatican và tôi đọc qua một lần, rất nhanh và hăm hở, rồi tôi quay lại đọc một lần nữa, tô sáng những đoạn tôi thích bằng bút dạ quang đỏ và viết ra các nhận định bằng mực xanh và tự hỏi liệu có bao nhiêu điểm Đức Bênêđíctô XVI nêu ra nhỉ. Tôi thấy Thông điệp này thật phong phú và sâu sắc, đầy thách đố cho đến nỗi tôi tự nhủ liệu thiên hạ sẽ đón nhận ra sao nhỉ. Nhưng tôi bắt đầu nói với bạn bè về Thông điệp và bảo với họ rằng điều tôi thích nhất là khả năng ngài diễn giải và đan kết đồng thời bốn chân lý quan trọng: hai nhóm các vấn đề (công bằng xã hội để phát triển và đạo đức cá nhân) và chiếu ánh sáng trên các nhóm vấn đề ấy từ hai góc độ (đức tin và lý trí). 

Thông điệp này không chỉ là một tiếng kêu đánh thức nhưng còn là một cẩm nang hướng dẫn chúng ta hành động. 

Đức Giáo hoàng Bênêđíctô là người nói về tiền bạc

Phân tích tốt nhất chưa từng có về khủng hoảng kinh tế toàn cầu bảo rằng con người, chứ không phải luật lệ, phải thay đổi ra sao. 

Lord Griffiths, Phó Chủ tịch của Goldman Sachs International
Brian Griffiths là một người thụ thác của Đức Tổng Giám mục Lambeth Trust của Tổng Giáo phận Canterbury và Phó Chủ tịch Goldman Sachs International, thuộc Ngân hàng đầu tư Hoa Kỳ Goldman Sachs. Tập đoàn này lãi ròng 3,44 tỷ đôla trong quý II năm 2009, vượt mọi dự đoán, và vừa mới trả xong khoản 10 tỷ đô la tiền vay của chính phủ Hoa Kỳ trong khuôn khổ chương trình cứu trợ ngành tài chính. Dưới đây là bình luận về Thông điệp Caritas in Veritate của chuyên viên tài chính - ngân hàng nói trên đăng trên tờ The Times ra ngày 13.7.2009. 

Khi Hồng y Ratzinger được bầu làm Giáo hoàng, các điểm mạnh và yếu của ngài dường như rõ ràng. Đây là một thần học gia, triết gia và người bảo vệ xuất sắc chân lý Kitô giáo, nhưng một con người khó có thể làm cho sứ điệp của Giáo hội có liên quan đến thế giới hôm nay. Điều này giờ đây trông thật giản đơn biết bao dưới ánh sáng thông điệp thứ ba của ngài, trong đó Đức Giáo hoàng Bênêđíctô XVI chạm trán, đối đầu với cuộc khủng hoảng tài chính đã làm rung chuyển thế giới.

TÓM LƯỢC THÔNG ĐIỆP BÁC ÁI TRONG CHÂN LÝ

Sau đây là những đoạn nổi bật trong Thông điệp Bác Ái trong Chân Lý dành riêng cho sự phát triển con người trọn vẹn (gồm : dẫn nhập, sáu chương và kết luận). Trong phần dẫn nhập, Đức Thánh Cha Biển-Đức XVI nhắc lại rằng bác ái là con đường vương giả của học thuyết xã hội Giáo Hội, kể cả khi nó bị hiểu sai và không được bao gồm trong vốn liếng hiểu biết về đạo đức học. Thế nhưng, “một Kitô giáo sống bác ái mà không có chân lý, thì có nguy cơ chỉ là một danh mục liệt kê những tình cảm tốt đẹp, có ích cho sự sống xã hội, nhưng vẫn nằm ở bên lề… Sự phát triển cần phải có chân lý” và Đức Thánh Cha giữ lại hai tiêu chí hành động đạo đức xuất phát từ khái niệm Bác Ái trong Chân Lý. Công Bằng và công ích. Mọi Kitô hữu được mời gọi sống bác ái, cả trong vai trò xã hội của họ. 

Thứ Hai, 19 tháng 11, 2012

CHÚNG TA HỌC KITÔ HỌC - Bài 3

Thánh Kinh và Mạc Khải

Để biết Thiên Chúa, chúng ta phải tìm gặp Người trong Thánh Kinh, nói cách khác đời sống Kitô hữu và toàn bộ Kitô học đặt nền tảng trên Thánh Kinh. Vậy Thánh Kinh có đáng tin không? Và đáng tin ở mức độ nào?

I. Những vấn nạn được đặt ra cho Thánh Kinh

Trong suốt 20 thế kỷ qua, đời sống Kitô hữu hoàn toàn đặt nền tảng trên lời Chúa, vì tin rằng lời Chúa được linh hứng bởi Chúa Thánh Thần nên là lời mạc khải, vì thế nó có giá trị tuyệt đối cho mọi nơi và mọi thời.

Riêng với người Công Giáo ngoài Thánh Kinh còn có Thánh Truyền (là gia sản cuộc sống đức tin chứa đựng mạc khải của Thiên Chúa[1], mà từ những thế kỷ đầu Giáo hội đã truyền lại cho chúng ta), Giáo huấn của Giáo hội, những lý giải của các nhà thần học chính thống như Thánh Tôma…

Nhưng bắt đầu từ năm 1054 anh em Chính thống đã cắt đứt mối hiệp thông với Tòa thánh Roma, cho nên họ chỉ tin: Thánh Kinh và một phần Thánh Truyền.

Từ thế kỷ XV – XVI anh em Tin Lành (Martin Luther – John Calvin) lại cắt đứt mối hiệp thông với Tòa thánh Roma, họ chỉ tin vào Thánh Kinh.

Cuối thế kỷ XX, anh em Tin Lành có cuộc cách mạng về Kinh Thánh, từ chủ trương “Sola Fide, Sola Scriptura” do đó anh em Tin Lành nghiên cứu Thánh Kinh rất kỹ, chính điều này dẫn đến vấn đề đặt ra nhiều vấn nạn cho Kinh Thánh. Vì anh em Tin Lành có nhiều hệ phái (đến nay khoảng 400 hệ phái), nên mỗi hệ phái lại giải thích vấn đề một cách khác nhau, dẫn đến sự phân hóa trong nội dung của đức tin.

Tản mạn mùa cưới

Mùa Đông đến, báo hiệu thời điểm cuối năm, cũng là lúc thiên hạ xôn xao chuyện cưới xin, và được quen gọi là “mùa cưới”. Phải chăng mùa Đông giá lạnh nên người ta cần tìm hơi ấm, hay là vì “ngày sau sỏi đá cũng cần có nhau”, như cố NS Trịnh Công Sơn nhận định? Hoặc đó chỉ là dịp thuận tiện cuối năm, người ta cưới vợ hoặc lấy chồng để… ăn Tết? 

Trong mỗi Thánh lễ có nghi thức hôn phối, chúng ta lại được nghe đôi tân hôn long trọng thề hứa với nhau trước mặt vị đại diện Giáo hội và toàn thể cộng đoàn Dân Chúa: “Anh (em) nhận em (anh) làm vợ (chồng), và hứa sẽ giữ lòng chung thủy với em (anh), khi thịnh vượng cũng như lúc gian nan, khi bệnh hoạn cũng như lúc mạnh khỏe, để yêu thương và tôn trọng em (anh) mọi ngày suốt đời anh (em)”

Thư của UB Giáo dục Công giáo gửi Anh Chị Em Giáo chức Công giáo nhân Ngày Nhà Giáo Việt Nam 20/11/2012

Thứ Tư, 14 tháng 11, 2012

Dự báo của NASA: ĐEN TỐI ĐẤT TRỜI

Trang web http://www.nasa.gov/ đã cho biết rằng các khoa học gia Hoa Kỳ thuộc Cơ quan NASA (National Aeronautics and Space Administration, thường gọi là Cơ quan Không gian Hoa Kỳ) đã dự báo tình trạng đen tối sẽ bao trùm Trời Đất trong ba ngày từ 23 đến 25-12-2012. 

Trước tiên, chúng ta cần biết rằng “dự báo” hay “tiên đoán” là điều có thể hoặc không thể xảy ra, nghĩa là chưa chắc. Và đã có nhiều người được thế giới “công nhận” là tiên tri nhưng rồi vẫn có những điều không xảy ra như họ tiên đoán. 

Chuyện “ba ngày đen tối” này, nếu có xảy ra, cũng chưa phải là sự chấm dứt thế giới (tận thế), mà là sự điều chỉnh của vũ trụ, khi mặt trời và trái đất “điều chỉnh” đầu tiên. Trái đất sẽ thay đổi từ chiều kích không gian thứ ba như hiện nay đến chiều kích bằng 0 tới chiều kích vô định. Trong giai đoạn chuyển tiếp này, cả vũ trụ sẽ đối mặt với sự thay đổi lớn, và chúng ta sẽ thấy một thế giới hoàn toàn mới. 

Trong “ba ngày đen tối” này, quan trọng là hãy bình tĩnh, yêu thương nhau, cầu nguyện nhiều, ngủ ba đêm... và những người sống sót sẽ thấy một thế giới mới, còn những người nhát đảm sẽ chết vì sợ hãi. Hãy vui sống và tận hưởng giây phút hiện tại. 

Chúa Giêsu đã cho biết rõ: “Sẽ có những điềm lạ trên mặt trời, mặt trăng và các vì sao. Dưới đất, muôn dân sẽ lo lắng hoang mang trước cảnh biển gào sóng thét” (Lc 21:25). 

Vì vậy, hãy ghi nhớ: “Đừng lo sợ!” (Mt 10:26; Mt 10:28; Mt 10:31; Mt 14:27; Mt 17:7; Mt 28:5; Mt 28:10; Mc 5:36; Mc 6:50; Lc 1:13 & 30; Lc 2:0; Lc 5:10; Lc 12:4; Lc 12:7; Lc 12:32; Lc 21:9; Ga 6:20; Kh 1:17-18), và “Hãy tin vào Thiên Chúa!” (Mc 11:22; Ga 14:1). Chúng ta chỉ là phàm nhân nên không biết chắc điều gì sẽ xảy ra, nhưng chúng ta vẫn lắng nghe điều tiên đoán của NASA để chuẩn bị tinh thần và sẵn sàng: “Hãy tỉnh thức, vì anh em không biết ngày giờ nào Chúa của anh em đến” (Mt 24:42). 

Dù điều tiên báo của NASA đúng hay sai thì vẫn phải giữ bình tĩnh, không hoảng loạn, và cầu nguyện không ngừng. Hãy cười nhiều, yêu thương nhiều, tha thứ nhiều, tín thác vào Lòng Chúa Thương Xót. Vấn đề quan trọng nhất là đức tin: “Khi Con Người đến, liệu còn lòng tin trên mặt đất nữa chăng?” (Lc 18:8). 

Tất nhiên, về sinh hoạt đời thường, không nên đi du lịch trong tháng 12 năm nay! 

Hãy ghi nhớ điều Chúa Giêsu đã xác định: “Về ngày hay giờ đó thì không ai biết được, ngay cả các thiên sứ trên trời hay người Con cũng không, chỉ có Chúa Cha biết mà thôi” (Mc 13:32). Và Ngài căn dặn thêm: “Người ta sẽ bảo anh em: “Người ở kia kìa!” hay “Người ở đây này!”, anh em đừng đi, đừng chạy theo” (Lc 17:23). 

Lạy Chúa tể càn khôn, xin thêm đức tin cho chúng con. Amen. 

TRẦM THIÊN THU 
Trung tuần tháng 11-2012

Giáo hội cần khiêm nhường, tôn trọng và thinh lặng


Giáo hội Á châu có thể đóng vai trò quan trọng trong sứ mệnh đến với những người từng theo Công giáo 

Linh mục William Grimm từ Tokyo, Nhật Bản 
Tôi đang ở Mỹ, quốc gia có một trong những đặc điểm tôn giáo phát triển nhanh nhất là "Công giáo đã thuộc về quá khứ" và trong vài năm qua số người tự nhận là không theo tôn giáo nào cả đứng đầu trong tốp 5. Tất nhiên trong đó có nhiều người từng theo Công giáo. 

Do tình trạng "rời bỏ" Giáo hội hàng loạt như vậy, trước đó và song song là trong các Giáo hội châu Âu và Úc, các giáo xứ và giáo phận ở Mỹ đang xây dựng các chương trình mời gọi giáo dân trở về với Giáo hội. 

Tôi đi ngang qua một nhà thờ ở San Francisco thấy có treo một băng rôn tả tơi trên hàng rào sắt màu đen có nội dung như thế. Thượng Hội đồng giám mục vừa bế mạc mới đây tại Rôma bàn về "Tân Phúc âm hóa để thông truyền đức tin Kitô giáo", chú ý nhiều đến những nỗ lực này. 

Chủ Nhật, 11 tháng 11, 2012

Hiểu như thế nào về kinh doanh theo mạng (MLM)?

Thời gian vừa qua, Chúa Nhật các ngày 21/10/2012 và 04/11/2012, nhóm học hỏi Giáo huấn Xã hội Công giáo của các bạn trẻ đã khởi xướng và trình bày về lãnh vực kinh doanh theo mạng (MLM) hiện nay. Thành thật mà nói, cá nhân tôi ngay từ đầu đã có những suy nghĩ không tốt về MLM, thành kiến này xuất phát từ 2 thái độ trái chiều: Dư luận xấu hiện nay về MLM và Sức hút MLM trở thành niềm tin của nhiều người. Vậy đâu là sự thật, chúng ta phải nhìn nhận MLM như thế nào? Mong các anh chị nhóm lớn và các bạn trẻ cho tôi cơ hội trình bày về MLM theo quan điểm của cá nhân tôi, với hy vọng duy nhất là tôi, các anh chị nhóm lớn và các bạn trẻ thông cảm, hiểu nhau hơn trong 1 vấn đề xã hội cụ thể.

Trung tâm Hành hương Thánh Matthêu Gẫm

TGP SAIGON (Việt Nam) – Chúng ta biết hoặc nghe nói về các Trung tâm Hành hương của các Giáo phận khác như La Vang, Tà-pao, Giang Sơn, Măng Đen, Bãi Dâu,… nhưng chưa hề nghe nói đến Trung tâm Hành hương của TGP Saigon. 

Chắc hẳn từ hôm nay, khi đọc bài này, quý vị sẽ vui mừng vì TGP Saigon đã chính thức có Trung tâm Hành hương Thánh Matthêu Lê Văn Gẫm đặt tại Gx Thánh Gẫm, giáo hạt Thủ Thiêm, tọa lạc tại Đường 16 (tiếp giáp đường Nguyễn Văn Tăng), ấp Gò Công, P. Long Thạnh Mỹ, Q. 9, TPHCM. 

Khác với các giáo phận thuộc Giáo hội tại Việt Nam, Trung tâm Hành hương của các giáo phận đều là Trung tâm Hành hương Thánh Mẫu, Trung tâm Hành hương của TGP là Trung tâm Hành hương dâng kính một Thánh Tử Đạo Việt Nam. Thánh Matthêu Lê Văn Gẫm là bổn mạng của giới buôn bán và kinh doanh. 

Để biết thêm chi tiết, quý vị có thể liên lạc qua điện thư: GiaoXuThanhGam@gmail.com, đặc biệt chúng ta đang sống trong Năm Đức Tin, Gx Thánh Gẫm là một trong những điểm hành hương để lãnh nhận Ơn Toàn Xá, cụ thể là dịp lễ kính Các Thánh Tử Đạo Việt Nam sắp tới, ngày 24-11-2012. Chương trình kéo dài từ 7 giờ tới 16 giờ 30. 

Đặc biệt chiều ngày 24-11-2012 có suy niệm Chuỗi Mân Côi và lần Chuỗi Lòng Chúa Thương Xót (LCTX), tiếp theo là Thánh lễ kính LCTX, sau đó là chầu Thánh Thể và bế mạc. 

Thứ Hai, 5 tháng 11, 2012

Bản phúc trình về tình hình Công Lý, Hòa Bình và Nhân Quyền trong Xã Hội Việt Nam hiện nay

Kính Gửi : Đức Cha Chủ tịch HĐGMVN
                 Đức Hồng Y và quí Đức Cha

Để đáp ứng lời mời gọi của Thư Mục Vụ Năm Đức Tin, Ủy Ban Công lý và Hòa bình xin phúc trình cùng Đức Hồng Y và quí Đức Cha một số tình hình xã hội Việt Nam hiện nay đang được dư luận quan tâm. Xin giản lược vào mấy nét tiêu biểu dưới đây: 

1. Án xử bất công 

Trong bản Nhận Định công bố ngày 15/05/2012, Ủy Ban CLHB đã nhận xét: “Việc áp dụng luật pháp chưa nghiêm minh và tùy tiện (…) đã dẫn đến những oan sai và đôi khi đẩy người dân đến bước đường cùng. Bộ luật tố tụng hình sự đã quy định các thủ tục bắt người; vậy mà trong một số trường hợp, vẫn có các công dân bị bắt sai trái với các quy định của bộ luật ấy, cũng như với các tuyên ngôn và công ước quốc tế mà Việt Nam đã tham gia.” 

Tình hình đó chưa thay đổi, thậm chí còn diễn ra xấu hơn. Điển hình là vụ xét xử ba thanh niên Công Giáo và Tin Lành tại Vinh ngày 29/09/2012 và vụ xử các Bloggers ngày 24/9, tại TP. HCM với các bản án vô lý và đầy bất công. Để che đậy nó, người ta đã cho mở phiên tòa xét xử công khai, nhưng lại không cho dân chúng tự do tham dự và ngay cả thân nhân của các bị cáo cũng bị ngăn chặn khi đến tòa án, thậm chí có những người còn bị tạm giữ hay bị khủng bố tinh thần. 

Bên cạnh đó, những vụ khiếu kiện đông người về đất đai ngày càng gia tăng hoặc kéo dài. Điều đó chứng tỏ cách giải quyết của chính quyền các cấp không thỏa đáng, có thể vì thiếu thiện chí giải quyết vấn đề đúng pháp luật và lẽ phải hay vì bênh vực quyền lợi của các nhà đầu tư và các nhóm đặc quyền. Để biện minh cho cách giải quyết này người ta thường chụp lên đầu những người phản kháng cái mũ “bị kích động của thế lực thù địch”.

Chuyện sang, hèn

(Chúa nhật XXXII TN, năm B) 

Người Việt thường dùng cách nói: Giàu sang và nghèo hèn. “Giàu” thường kèm theo “sang”, còn “nghèo” thường kèm theo “hèn”. Nhưng thực ra có khi “giàu” mà không “sang”, hoặc “nghèo” mà không “hèn”. 

Chắc hẳn không ai muốn nghèo, và càng chắc chắn hơn là chẳng ai muốn hèn. Cũng vậy, ai cũng muốn mình giàu và sang. Nhưng người chịu cảnh “đời hèn” khác hẳn với người “sống hèn”. Người nghèo bị coi là hèn, nhưng có thể người đó không hề sống hèn; còn người giàu luôn được coi là sang, nhưng chưa hẳn đã “sống sang” mà thậm chí còn “sống hèn”. Đó mới là chuyện đáng nói! 

Người ta nói vui: “Đi xe lẹ hơn đi bộ, đi bộ ngộ hơn đi xe”. Chưa chắc ai hơn ai! Tiền nhân cũng đã phân tích và xác định rõ ràng: 

Chớ thấy áo rách mà cười 
Những giống gà nòi lông nó lơ thơ 

Ở đời, người ta không chỉ “đi” bằng đôi chân mà còn phải “đi” bằng cái đầu. Hơn thua nhau là “cách đi”. 

Thứ Bảy, 3 tháng 11, 2012

CHÚNG TA HỌC KITÔ HỌC - Bài 2

Chiều hướng mới bắt đầu từ Công đồng Vatican II, dựa trên lịch sử cứu độ, đã đặt Đức Kitô làm trung tâm điểm: tất cả các đề tài đều được xếp đặt xung quanh Đức Kitô. Nhiều giới tham gia viết về Kitô học: nhà thần học, nhà văn… Các tác giả không chỉ thuộc Kitô giáo mà còn thuộc các tôn giáo khác, như: Do Thái giáo, Hồi giáo, Ấn giáo, Hồi giáo, Phật giáo và cả các học giả Marxist cũng để ý đến. Họ trình bày Kitô học theo nhiều khuynh hướng khác nhau. 

1. Các khuynh hướng Kitô học 

Để mô tả các khuynh hướng Kitô học, chúng ta có thể sử dụng hình ảnh sau: Lấy “Đức Giêsu” làm tâm điểm, mỗi tác giả nhìn về tâm điểm đó theo những góc nhìn khác nhau và họ diễn giải Đức Giêsu Kitô theo góc nhìn của họ, cụ thể: 

- Nhìn từ trên xuống: Đức Giêsu là Ngôi Lời làm người. 
- Nhìn từ dưới lên: Đức Giêsu là con người lịch sử. 
- Nhìn về tương lai: Đức Giêsu của thời cánh chung. 
- Nhìn về nội tâm: hướng đến kinh nghiệm nội tâm của Đức Giêsu. 
- Nhìn theo chức năng: Đức Giêsu là Tư tế, Vua, Đấng cứu độ, Tiên tri…

Bà Maria Simma và các linh hồn nơi luyện ngục

Có một phụ nữ người Áo, qua đời tháng 3-2004 ở tuổi 90, đã được nói chuyện với các linh hồn và bà giúp họ vơi đi các nỗi thống khổ mà họ phải gánh chịu. Đọc bài này, có thể bạn biết thêm nhiều điều bất ngờ và thú vị, nhờ đó mà thêm tín thác vào Lòng Chúa Thương Xót và hằng ngày tích cực cầu nguyện nhiều cho các linh hồn, nhất là trong Tháng Mưới Một này. 

Phụ nữ đó là bà Maria Simma. Bà đã được nữ tu Emmanuel ở Medjugorje (Mễ Du) phỏng vấn năm 1997. Lúc đó, bà Maria 82 tuổi. Bà được ơn lạ là “tâm sự” với các linh hồn nơi Luyện ngục từ khi bà 25 tuổi, và từ đó bà thường xuyên được các linh hồn “ghé thăm” cho bà biết nhiều thông tin về Luyện hình. 

Bà Maria Simma là ai? 

Bà Maria Simma là một phụ nữ giản dị, sống một mình trong căn nhà nhỏ ở ngôi làng Sonntag nhỏ bé thuộc miền sơn cước tại Áo quốc. Cả cuộc đời, bà sống đạo đức, nghèo khó và khiêm nhường. 

Những câu hỏi và trả lời dưới đây đã được chọn lọc và tóm gọn từ cuốn sách về cuộc phỏng vấn giữa nữ tu Emmanuel và bà Maria Simma, có cả nhận xét của nữ tu Emmanuel về Luyện hình. 

Bảo vệ môi trường

Hành tinh mà chúng ta sinh sống được mệnh danh là “hành tinh xanh”, thế nhưng nó dần dần mất “sạch và xanh”, nó đang từng ngày biến đổi một cách tiêu cực. Độ nóng cứ nóng dần toàn cầu, khí thải tăng dần, phá rừng quá nhiều, những vết dầu loang, môi sinh bị hủy hoại, không chỉ môi trường bị ô nhiễm mà cả âm thanh cũng bị ô nhiễm. Thiên nhiên không còn thân thiện như xưa, mưa nắng thất thường, tai họa rình rập, phần lớn là lỗi của chúng ta. Nhân tai chứ chẳng phải thiên tai, vì vô ý thức mà chúng ta đang tự hủy hoại “ngôi nhà” của mình, tức là tự hủy hoại mình!

Sai lầm chưa đáng sợ, mà không biết mình sai lầm mới thực sự đáng sợ. Đối mặt với những cái tiêu cực hằng ngày ở bất kỳ nơi nào trên thế giới, chúng ta càng ngày càng quan ngại về môi trường, nhưng hầu như chúng ta cảm thấy vô vọng, lúng túng không biết làm sao để bảo vệ “ngôi nhà xanh” của mình. Trách nhiệm này không của riêng ai. Một người ý thức mà mười người vô ý thức thì cũng như “muối bỏ biển”. Không thể chỉ lo sạch nhà mình, còn nhà hàng xóm dơ bẩn thì mặc họ. Tất cả đều có hệ lụy với nhau. Rất cần giáo dục về môi trường và phải áp dụng nghiêm luật! 

Không đâu xa, ngay tại Việt Nam, chúng ta luôn kêu gọi “giữ gìn thành phố sạch đẹp” – nói chung là “giữ gìn môi trường sạch và xanh”. Hết “tuần lễ hành động” này sang “tháng hành động” nọ, hoặc “năm hành động” khác. Thế nhưng vẫn có điều gì đó bất cập. Rõ ràng nhất là:

Tóm lược Chương X: Bảo vệ môi trường

Nhân loại ngày nay càng ý thức rõ hơn về tầm quan trọng của môi trường. Về vấn đề này, quyển Tóm lược Học thuyết Xã hội Công giáo dành hẳn một chương (số 451-487) để bàn luận. Dưới đây là phầm tóm lược Chương 10 – Bảo vệ Môi trường trong tác phẩm nói trên. 

I. CÁI NHÌN KITÔ GIÁO VỀ MÔI TRƯỜNG 

Quyển Tóm lược HTXHCG dành hẳn chương 10 để bàn về môi trường 

Điều này nói lên Giáo hội đánh giá cao vấn đề bảo vệ môi trường, đặc biệt quan tâm và nhấn mạnh tầm quan trọng của các vấn đề môi trường. 

Kitô giáo nhìn nhận sự hiện diện của Thiên Chúa trong thiên nhiên 

Ta nên nhìn về tương lai một cách hy vọng, dựa vào lời hứa và giao ước mà Chúa liên tục lặp lại. Trong Cựu ước ta thấy người Israel sống niềm tin trong một môi trường được xem là quà tặng của Thiên Chúa. Tuy nhiên, thiên nhiên, công trình sáng tạo của Thiên Chúa, không phải là một kẻ thù nguy hiểm. Ngài đặt con người vào chóp đỉnh công trình sáng tạo và giao cho con người chịu trách nhiệm về toàn thể thụ tạo, chăm sóc, quản lý thụ tạo. 

Trong Tân ước, Đức Giêsu đến khai mở một thế giới mới, trong đó mọi sự đều phục tùng Người. Người tái tạo, đem lại sự hài hòa cho những quan hệ, trật tự đã bị tội phá vỡ. 

Page

Blogger Tips and TricksLatest Tips And TricksBlogger Tricks