ngày tháng năm

Thứ Ba, 11 tháng 10, 2016

LÒNG THƯƠNG XÓT CÓ CHỖ ĐỨNG NÀO TRONG DÂN TỘC VIỆT NAM HÔM NAY KHÔNG?

Ban Biên Tập


Quý Độc Giả kính mến,

Gần như là hậu quả của những cuộc chiến liên tục, từ quyết tâm chống ngoại xâm phương Bắc để giành lại độc lập và chủ quyền đất nước, xua đuổi các nhà nước thuộc địa tham lam, tàn ác, cho đến thảm cảnh huynh đệ tương tàn trong cuộc đối đầu Quốc-Cộng, thế hệ người Việt hiện nay bằng nhiều phản ứng—trong ngôn từ cũng như trong hành động—trước mọi biến chuyển thời cuộc, đang chứng tỏ mình là nạn nhân và đồng thời là thủ phạm của bạo lực, bất khoan dung và vô cảm.

Chưa lúc nào người Việt lại nỡ lòng thẳng tay hành xử tàn nhẫn với đồng bào của mình—xem nhau như kẻ thù không đội chung trời— trong mọi lãnh vực của đời sống.

GIA SẢN CHẮT CHIU



MẨU BÚT CHÌ

Có những điều tưởng chừng quá bé nhỏ, tầm thường, nhưng sao cứ lưu trong tâm trí, cứ ấm lên trong lòng. Có những nếp nghĩ, nếp làm đơn sơ, nhưng cứ truyền từ đời nọ đến đời kia, ăn sâu vào bản tính, tạo nên nét văn hoá riêng - như một gia sản ở mỗi con người, mỗi gia đình và mỗi dân tộc.


Càng bước xa trong hành trình cuộc đời, người ta lại thường hay ngoảnh lại chiêm ngắm ký ức. Ký ức - có lẽ cũng là nơi đọng lại những gì tinh tuý nhất của văn hoá con người. Tôi vẫn thường cảm tạ trời đã ban cho tôi những kí ức đẹp, không phải để hoài niệm, nuối tiếc, nhưng để chắt lọc, bồi đắp cho hiện tại và tương lai.

“LÒNG THƯƠNG XÓT CHÚA TRẢI MUÔN NGÀN ĐỜI”

Lm. Giu-se Phan Tấn Thành, O.P.

DẪN NHẬP
Tôi xin bắt đầu với câu chuyện từ ngữ: “thương xót” là gì? Câu trả lời đơn giản nhất là: “thương xót” là danh từ tương đương với “misericordia” trong tiếng Latinh (mercy tiếng Anh). Thế nhưng có hai khó khăn được đặt lên liên quan đến việc dịch thuật. Một đàng, từ tiếng Latinh sang tiếng Việt: “misericordia” có thể chuyển dịch ra nhiều từ khác nhau; đàng khác, tiếng Latinh “misericordia” bắt nguồn từ nhiều từ ngữ khác nhau trong tiếng Hipri của Cựu ước và tiếng Hy-lạp của Tân ước. Như vậy, chúng ta gặp phải ba điểm khó khăn khi dịch thuật: từ tiếng Latinh sang tiếng Việt, và từ hai ngôn ngữ của Kinh Thánh sang tiếng Latinh.



1. Trước hết, từ tiếng Latinh sang tiếng Việt
Chúng ta hãy lấy vài thí dụ từ bản dịch Kinh Thánh của nhóm Các Giờ Kinh Phụng Vụ. Thánh vịnh 136[2] là một bài ca ngợi các kỳ công của Thiên Chúa trong lịch sử; sau mỗi câu xướng, cộng đoàn lặp lại điệp khúc: “Quoniam in aeternum misericordia eius”, được dịch là: “muôn ngàn đời Chúa vẫn trọn tình thương”. Thánh vịnh 89 mở đầu bằng lời “misericordias Domini in aeternum cantabo”, được dịch là: “Tình thương Chúa đời đời con ca tụng”. Ở Thánh vịnh 103, 8: ”Miserator et misericors Dominus:longanimis, et multum misericors”, được dịch là: “Chúa là Đấng từ bi nhân hậu, Người chậm giận và giàu tình thương”. Trong Thánh vịnh 130 (kinh Vực sâu): “quia apud Dominum misericordia et copiosa eius redemptio”, được dịch là: “bởi Chúa luôn từ ái một niềm, ơn cứu chuộc nơi Người chan chứa”. Thánh vịnh 51 mở đầu với lời cầu: “Miserere mei Deus, secundum misericordiam tuam”, được dịch là: “Lạy Chúa, xin lấy lòng nhân hậu xót thương con”. Câu 11 nổi tiếng của Thánh vịnh 85: “Misericordia et veritas obviaverunt sibi: justitia et pax sese osculentur”, được dịch là: “Tín nghĩa ân tình nay hội ngộ, hòa bình công lý đã giao duyên”.

THIÊN - ĐỊA - NHÂN: BA CHIỀU KÍCH CỦA CUỘC SỐNG CON NGƯỜI

Lm. P.X. Nguyễn Văn Nhứt, O.P.

Sống: Một Thực Tại Kỳ Bí
Khát vọng hết sức tự nhiên và vô cùng mãnh liệt của con người là được sống, sống thật vui tươi, sống thật hạnh phúc, thật khỏe mạnh và trường thọ.  Người ta cầu mong cho chính mình, cầu chúc cho bạn bè, và tìm đủ mọi phương cách, chấp nhận mọi tổn phí tiền bạc, công sức để đạt được những ước nguyện ấy.
Quả thật, sống là một điều vô cùng quý giá, không thể đơn giản hễ có tiền bạc là người ta mua được nó, dầu bằng cái giá của cả vũ trụ nầy.


Sống tuy nhẹ nhàng, dịu êm như làn gió ban mai, nhưng rất tự lập, cương quyết, không thể đơn giản hễ có quyền lực là người ta truyền khiến được nó phải đến, ở lại hay ra đi.

THƯ CHUNG & TÌM HIỂU THƯ CHUNG HỘI ĐỒNG GIÁM MỤC VIỆT NAM GỬI CỘNG ĐỒNG DÂN CHÚA



Anh chị em thân mến,

1. Chúng tôi, Hội Đồng Giám Mục Việt Nam, họp Đại Hội tại Trung tâm mục vụ Tổng giáo phận Thành phố Hồ Chí Minh, từ ngày 3 đến 7 tháng 10 năm 2016, kính gửi lời chào thân ái đến cộng đồng Dân Chúa tại Việt Nam. Bình an của Chúa ở cùng anh chị em!
Qua những bản tường trình của các giáo phận và các uỷ ban trực thuộc Hội Đồng Giám Mục, chúng tôi vui mừng trước những thành quả mà Năm Thánh Lòng Thương Xót mang lại cho rất nhiều người cũng như các cộng đoàn qua việc học hỏi giáo lý, cử hành phụng vụ, những cuộc hành hương, các việc đạo đức và những việc lành thực thi lòng thương xót. Lòng thương xót là chủ đề được nêu cao trong Năm Thánh 2016, nhưng điều đó không có nghĩa là chúng ta chỉ sống lòng thương xót trong Năm Thánh mà thôi. Ước mong anh chị em tiếp tục sống tinh thần đó trong suốt cuộc đời, để xứng đáng là con cái của Cha trên trời, Đấng giàu lòng thương xót.

Thứ Bảy, 8 tháng 10, 2016

ĐẤNG THÁNH CỦA LÒNG THƯƠNG XÓT

Lm. P.X. Nguyễn Văn Nhứt, O.P

Một Điều Trùng Hợp Có Dự Tính
Ngày Chúa Nhựt 4 tháng 9, 2016, Đức Thánh Cha Phan-xi-cô công bố Mẹ Tê-rê-xa Can-cút-ta1 là hiển thánh được chính thức tôn kính trong toàn thể Hội Thánh Công Giáo.
Không thể nói đây chỉ là một trùng hơp ngẫu nhiên khi vị nữ tu dễ mến đã hiến trọn cuộc đời phục vụ những người nghèo khổ nhứt trong xã hội được tuyên thánh trong chính Năm Thánh Của Lòng Chúa Thương Xót.  Do đó, không sợ sai lầm khi dâng kính Mẹ Tê-rê-xa biệt danh “Đấng Thánh Của Lòng Thương Xót.”


Hành Trình Tìm Kiếm Lòng Thương Xót
Chào đời tại Skopje, Nam Tư, 27 tháng 8, năm 1910, với danh tánh của gia đình là Gonxha (Agnes) Bojaxhiu, Mẹ Tê-rê-xa là con gái út trong gia đình gồm 3 anh chị em, 2 gái một trai (2 người nữa qua đời khi còn rất bé) của Ông Nicola và Bà Dronda Bojaxhiu. Gia đình Mẹ có mức sống tương đối dễ chịu, chứ không thuộc giai cấp nông dân nghèo khổ như có nguồn tin không chính thức.

ÔNG BOB KERREY VÀ ‘LÒNG THƯƠNG XÓT’

Đình Vượng

Chuyến thăm Việt Nam của Tổng thống Barack Obama từ 23-25 tháng 5 năm 2016 được xem là chuyến đi lịch sử, đánh dấu mốc quan hệ bình thường hóa giữa Việt Nam và Hoa Kỳ. Sáng ngày 23, buổi gặp gỡ chính thức đầu tiên giữa Chủ tịch nước Trần Đại Quang và Tổng thống Obama, hai bên đã đạt một số thỏa thuận quan trọng, và buổi họp báo chiều cùng ngày, Tổng thống Obama chính thức công bố việc dỡ bỏ lệnh cấm bán vũ khí cho VN, nhưng cho biết thêm, việc mua bán vũ khí còn tùy thuộc yếu tố nhân quyền của Việt Nam. Ông cũng bày tỏ lạc quan, vui mừng khi Đai học Fulbright chính thức được nhà nước cấp phép hoạt động, thêm nữa, Đoàn Hòa bình “Peace Corps” sẽ đến giúp VN trong lĩnh vực nông nghiệp, phát triển cộng đồng, môi trường, y tế và thanh thiếu niên, trước mắt, dạy tiếng Anh và đào tạo giáo viên dạy tiếng Anh.

Thứ Sáu, 7 tháng 10, 2016

Phát triển nền sinh thái toàn diện là gì?


XÓT THƯƠNG NÀO CHỐI BỎ, HỠI GIUDA...!

Con Sóng Nhỏ




Tôi xin Người,
Đừng lặng lẽ thức thao, thềm hồn tôi đá tảng
Đừng bất chấp gió mưa, đã xơ xác thuyền lòng
Đừng gõ cửa đợi mong, đừng kiên nhẫn trông hòng...
Đừng đau đáu ngóng trông,
                              đừng mỏi mòn vô vọng
Tôi xin Người, mặc kệ tôi,
Đừng đăm đắm ánh nhin, đừng dại khờ
xao động
Đừng tha thứ khoan dung, đừng giang rộng vòng tay
Quá đủ rồi, tất cả đã xa bay...
Quá đủ rồi, tội đày đeo đẳng mãi...

ĐÔI MẮT






Thứ Tư, 5 tháng 10, 2016

SOI MÌNH TRƯỚC NĂM THÁNH LÒNG THƯƠNG XÓT


Minh Hiền

Tôi là người Công giáo Việt Nam đang bị bế tắc trăm chiều trong tư tưởng.

Nhìn ra thế giới, thấy bao nhiêu là gương sáng: Mẹ Tê-rê-sa sống cho đi, Chân phước linh mục Maxmilian Kolbe sống hy sinh, ông Gandhi sống vì người, ông Bill Gate sống chia sẻ...

Các vị ấy đã vươn tới tình yêu con người, vượt qua những cách sống vun quén cho riêng mình, chỉ cho gia đình mình, khu vực mình, đất nước mình.

Quay lại tôi, soi tôi vào Năm Thánh Lòng Thương Xót Chúa, tôi rơi vào “mặc cảm”!

- Gia đình tôi khá giả dù đất nước điêu tàn, anh em tôi thành đạt, có người đã đi du lịch năm châu bốn biển. Thế hệ chúng tôi nay lại nai lưng ra lo cho con cháu học cho thành tài, cho đi du học đợt hai. Các cháu nhỏ thì lo cho học Anh văn, học bơi, học đàn.

THỰC THI LÒNG THƯƠNG XÓT ĐỂ PHÚC ÂM HÓA XÃ HỘI (*)

Tôma Hoàng Kim Khánh


 Ánh Mắt Của Đức Giêsu Kitô
      1. Tin Mừng thánh Gio-an (Ga 8, 1-11) tường thuật: Các kinh sư và người Pha-ri-sêu dẫn một người phụ nữ phạm tội ngoại tình đến gặp Đức Giê-su và hỏi Ngài nên xử người này như thế nào.
      Đức Giê-su biết, theo luật Mô-sê thì người này sẽ bị ném đá cho đến chết, Ngài ngồi im lặng. Các kinh sư và người Pha-ri-sêu cứ hỏi mãi, Ngài bảo họ: Ai trong các ông sạch tội, thì cứ việc lấy đá mà ném trước đi. Nghe vậy, họ bỏ đi hết, chỉ còn lại Đức Giê-su, và người phụ nữ. Đức Giê-su nhìn bà và nói: Tôi cũng vậy, tôi không lên án chị. Chị về đi, và từ nay đừng phạm tội nữa!
      2. Tin Mừng thánh Lu-ca (Lc 22, 54-62) tường thuật: Sau khi bắt Đức Giê-su, đám đông điệu Ngài đến dinh thượng tế Cai-pha, Phê-rô đi theo Ngài xa xa. Đến dinh, ông ngồi lẫn trong đám đông, có người nhận ra, hỏi ông có phải là người thuộc nhóm Giê-su không. Cả ba lần Phê-rô đều chối, nhưng ở lần thứ ba, lúc ông còn đang nói, thì gà gáy, Chúa Giê-su quay lại nhìn ông

LỜI CẦU NÀO CHO TÀ QUYỀN?

Cát Nguyên

“Mọi giá trị xã hội đều nằm sẵn trong phẩm giá con người, và chúng tạo điều kiện cho con người được phát triển thực sự. Các giá trị chủ yếu ấy là sự thật, tự do, công bằng và yêu thương. Đem các giá trị ấy ra thực hành chính là phương cách chắc chắn và cần thiết để cá nhân được hoàn thiện và cuộc sống xã hội được nhân bản hơn. Các giá trị ấy chính là điểm tham chiếu không thể thiếu cho chính quyền vì họ là những người được mời gọi hãy tiến hành “cải cách có thực chất các cơ cấu kinh tế, chính trị, văn hoá và công nghệ, đồng thời tạo ra những thay đổi cần thiết trong các định chế” (Trích số 197, sách Tóm lược Giáo Huấn Xã Hội Công Giáo.   Phần tô đậm do tác giả bài viết nhấn mạnh).

Chúng ta hãy theo hướng dẫn của Giáo hội để Xem và Xét cách ứng xử của những người đang nắm quyền tại Việt Nam hiện nay.
·         Sự thật có được tôn trọng không?
·         Tự do có được tôn trọng không?
·         Công bằng có được tôn trọng không?
Ba giá trị trên xin mời độc giả tự xử dụng những điều mỗi người chúng ta biết để Xem, Xét và có câu trả lời cho riêng mình.

Xem—Xét

Tác giả chỉ xin thử lướt qua vài sự kiện có liên quan đến giá trị thứ tư: Tình yêu có được tôn trọng và sử dụng không?

Page

Blogger Tips and TricksLatest Tips And TricksBlogger Tricks