ngày tháng năm

Thứ Bảy, 29 tháng 9, 2012

Bông Hoa Nhỏ Vĩ Đại

Thánh nữ Têrêsa Hài đồng Giêsu không chỉ hứa mưa ân phúc xuống từ trời mà còn để lại tinh thần thơ bé cho chúng ta noi theo, đúng như Chúa Giêsu dạy: “Nếu không trở lại mà nên như trẻ nhỏ thì sẽ chẳng được vào Nước Trời” (Mt 18:2). 

Thánh Têrêsa nói: “Tôi biết rằng muốn nên thánh thì phải chịu đau khổ nhiều, phải luôn tìm kiếm điều tốt lành nhất, và phải từ bỏ chính mình. Tôi biết có nhiều cách nên thánh, mỗi linh hồn được tự do đáp lại các phương cách của Thiên Chúa, và làm ít hoặc nhiều vì Ngài. Khi tôi còn nhỏ, tôi đã kêu lên: ‘Lạy Chúa, con chọn tất cả. Con không muốn nên thánh nửa vời. Con không sợ chịu đau khổ vì Ngài. Con chỉ sợ một điều là con làm theo ý riêng. Xin lấy nó đi, vì con chọn những gì Chúa muốn'”

VAI TRÒ TRẦN THẾ CỦA NGƯỜI TÍN HỮU HẬU VATICANÔ II

Với Vaticanô II người ta đã hồ hởi nói đến Thời Đại Giáo Dân và hy vọng một tương lai xán lạn cho Giáo Hội. Thế rồi chúng ta đã chứng kiến những bước đổi mới. 

Công dân Nước Trời - công dân trần thế 

Tại rất nhiều nơi, hội đồng giáo xứ đã được giáo dân bầu lên để tham gia vào sinh hoạt và quản trị về mặt tổ chức, hành chánh và tài chánh của giáo xứ. Ngoạn mục nhất là trong thánh lễ, họ đã lên đọc sách thánh và trao Mình Thánh Chúa. Tại vài nơi một số giáo dân còn được mặc áo thụng trắng, lên giảng lễ, xức tro, ban phép lành… và thậm chí còn được linh mục cho phép đứng quanh bàn thờ trong khi truyền phép.

Ơn gọi dấn thân và nên thánh của giáo dân giữa trần thế

Công đồng Vatican II (Công đồng) của thế kỷ 20 đang chìm dần vào quên lãng, chỉ còn “vang bóng một thời”? Xem ra là như thế. Người tín hữu giáo dân, nhất là thế hệ trẻ, hiện nay có mấy ai hiểu được tinh thần Vatican II! Điều khá oái ăm, trong lịch sử Giáo hội, chưa bao giờ tinh thần nhập thế, vai trò và ơn gọi giáo dân được đề cao như tại Công đồng Vatican II. 

Thành thật mà nói, có những người giáo dân đã đọc Sắc lệnh Tông đồ Giáo dân, các Hiến chế Ánh sáng Muôn dân và Giáo hội trong Thế giới Ngày nay và đã lên đường theo tiếng gọi dấn thân và nên thánh giữa đời của Vatican II. Kỷ niệm 50 năm khai mạc Công đồng, họ thấy rằng các văn kiện Công đồng không phải là “lý thuyết xám xịt” mà mãi mãi “xanh tươi” như “cây đời”, vì ở đó họ vẫn tìm thấy sức sống và ánh sáng hướng dẫn họ thực hiện sứ mạng và ơn gọi giữa trần thế.

Thứ Năm, 27 tháng 9, 2012

Chúa Giêsu và Trẻ em

Trung Thu về. Trung Thu là Tết Nhi Đồng. Trung Thu gợi nhớ tuổi thơ của chúng ta đã qua và nhắc chúng ta nhớ tới các trẻ em, trong số đó có biết bao trẻ em vô tội còn gặp nhiều đau khổ… Đáng buồn là đôi khi chính những đau khổ đó là do người lớn gây ra cho các em! 

Theo Kinh thánh, Chúa Giêsu nói: “Cứ để trẻ em đến với Tôi, đừng ngăn cản chúng, vì Nước Trời thuộc về những ai giống như chúng” (Mt 19, 14). Người đặt tay trên các em rồi đi khỏi nơi đó. 

Trong trình thuật nói về Nước Trời, thánh Mátthêu nhắc đến nhiều vấn đề: Ly dị, Khiết tịnh, Trẻ em, Giàu sang, Dụ ngôn vườn nho, Thương khó, Quyền hành (2 con của ông Dê-bê-đê), Phục vụ và Động thái Mù. Nói chung là cách sống của con người. 

Trẻ em như tờ giấy trắng, nét vẽ ĐẸP hay XẤU là do người lớn. Chính Chúa Giêsu nói rằng “ai làm gương xấu cho trẻ em thì đáng phải buộc cối đá vào cổ và bị ném xuống biển” (x. Mt 18:6; Mc 9:42; Lc 17:2). Ngài cũng rất muốn chúng ta trở nên như trẻ em. Có thể nói được rằng Thánh nữ Têrêsa Hài đồng Giêsu đã tiên phong trong việc “trở nên như trẻ nhỏ”. 

Hãy cẩn trọng cân nhắc các vấn đề này: 

– Trẻ em sống giữa những người hay phê phán thì học cách lên án. 
– Trẻ em sống giữa bầu không khí thù địch thì hay gây hấn, ẩu đả. 
– Trẻ em sống giữa sự hãi hùng thì nhút nhát, sợ sệt. 
– Trẻ em sống trong cảnh đau xót thì học được cách đồng cảm. 
– Trẻ em sống trong đố kỵ thì học được thói tham lam. 
– Trẻ em sống trong nhân hậu thì học được tính nhẫn nại. 
– Trẻ em sống giữa những nguồn động viên thì học được lòng tin. 
– Trẻ em sống trong niềm tự hào thì học được cách phấn đấu. 
– Trẻ em sống trong sự chia sẻ thì học được sự đại lượng. 
– Trẻ em sống trong sự trung thực và công minh thì học được chân lý và công bình. 
– Trẻ em sống trong hạnh phúc thì thấy cả thế giới tốt đẹp. 

TRẦM THIÊN THU

Đèn ông sao

Ảnh internet
Con nít đứa nào chẳng thích đèn ông sao, riêng mình thì mê tít. Đối với mình đèn ông sao có cái gì rất thần bí. Ngọn đèn nhỏ le lói tỏa ánh sáng mờ ảo phía sau lớp giấy bóng màu mới bí hiểm làm sao. 

Mê đến nỗi năm sáu tuổi một đêm nằm chiêm bao thấy mình ngồi khóc ti tỉ. Bụt hiện ra, nói vì sao con khóc. Mình nói con thích đèn ông sao. Bụt phẩy tay một phát, cả ngàn đèn ông sao bỗng đổ về bay lượn quanh mình. Mình sướng ngất hét lên, vùng chạy ra khỏi nhà, vừa chạy vừa hét a a a, đèn ông sao đèn ông sao. 

Ba mạ mình sợ hết hồn, tưởng là mình mắc bệnh mộng du. Anh Huy chaỵ đuổi theo chụp cổ lôi vào nhà, nói mi chạy đi mô. Mình tẽn tò cười trừ, nói em mơ thấy đèn sao. Cả nhà mình cười rũ, mạ mình cũng cười nhưng mình nhác thấy bà lén chùi nước mắt. 

Thứ Hai, 24 tháng 9, 2012

Cần nhìn nhận hành vi chống nhà nước từ nhiều góc độ

Trong lúc các chiến dịch đánh vào nhóm lợi ích đang thao túng nền tài chính tiền tệ sôi động và lúc cao trào của cuộc chiến gay cấn giữa các phe nhóm diễn ra, thì hình như tất cả đã được tạm quên để chĩa mũi gươm công lý vào phiên xử 3 blogger của CLB Nhà báo Tự do diễn ra vào ngày mai. 

Dù có thể đoán trước được số phận của các nhà báo tự do này sẽ là “không có bất ngờ”, nhưng dư luận lại hết sức quan tâm đến phiên xử tại Tòa án Tp. HCM, đơn giản là vì nó nhuốm màu chính trị. 

Phiên tòa cho các hành vi “chống nhà nước” theo điều 88 BLHS nước Cộng hòa XHCN Việt Nam không phải là cuộc chiến giữa bên giữ quyền công tố và bào chữa, giữa thẩm phán và bị báo, mà đó là cuộc đối đầu giữa quan điểm của nhà cầm quyền với dư luận quốc tế và những người đối kháng. Giữa một bên đang ra sức vận động để tha bổng và một bên cố gắng kết án để răn đe. 

Điều này cho thấy rằng sự xung đột trong quan hệ chính trị - xã hội giữa nhà cầm quyền và lực lượng đối kháng có chiều hướng tiếp tục gia tăng vì Việt Nam không có một hệ thống xét xử độc lập để phán xét hành vi chống nhà nước. 

Myanmar: Trưởng ban kiểm duyệt đậy nắp bút

Ông Tint Swe đã là tổng kiểm duyệt gia cuối cùng của Myanmar
  
Văn phòng của ông ta một thời là trung tâm thẩm vấn, do các nhân viên cảnh sát quân sự đáng sợ của Nhật Bản điều hành, suốt Thế chiến II. Và đó là lý do vì sao quý ông Tint Swe mang biệt danh: kẻ tra tấn chữ nghĩa. 

“Chúng tôi không bắt, không tra tấn ai cả, nhưng chúng tôi phải tra tấn những gì họ viết” – ông Tint Swe nói, bộ mặt nghiêm nghị nhường chỗ cho một nụ cười mơ hồ. 

Ông Tint Swe là tổng kiểm duyệt gia cuối cùng của Myanmar, là viên trọng tài hùng mạnh phán xét những gì công chúng được phép đọc – và phán xét xem cái gì sẽ bị xóa khỏi chính sử. 

Suốt gần 5 thập kỷ, các chính quyền quân sự ở Myanmar kiểm tra từng cuốn sách, từng cái tựa đề, từng bức ảnh và tranh minh họa, từng bài thơ, trước khi chúng được in ra. Đó là một công việc quan trọng sống còn đối với quân đội – lực lượng tìm cách kiểm soát gần như toàn bộ mọi mặt của đời sống dân sự.

Nữ tu dòng Biển Đức: Mẹ Dolores được đề cử giải Oscar 2012

Trong số các ngôi sao Holywood tiến bước trên thảm đỏ trong buổi lễ trao giải Oscar năm nay vừa diễn ra hôm 26 tháng 2, đã có sự hiện diện của một nữ tu dòng Biển Đức năm nay đã 73 tuổi. Minh tinh 73 tuổi này nay được gọi là Mẹ Dolores thuộc tu viện Regina Laudis ở Bethlehem, Connecticut. 

Tuy nhiên, trước khi là nữ tu, Mẹ Dolores đã từng là minh tinh Dolores Hart, một nữ diễn viên trẻ đang lên.

Mẹ Dolores là chủ đề chính của một bộ phim tài liệu "Thiên Chúa quan trọng hơn là Elvis", một bộ phim được đề cử giải Oscar 2012. Bộ phim là câu chuyện về cuộc đời của chính Mẹ Dolores. Đang khi có một sự nghiệp diễn xuất lẫy lừng trong đó Mẹ Dolores đã đóng 11 bộ phim cùng với Elvis Presley, nhưng thật bất ngờ Mẹ đã bỏ ngang để long trọng sống đời viện tu.

Tải film tại đây
Mẹ Dolores đã từng thủ vai chính trong hàng loạt các bộ phim như "Where the Boys Are" cùng với George Hamilton, và "Francis of Assisi" được chiếu năm 1961.

Phim tài liệu được đề cử giải không chỉ tập trung vào sự nghiệp Hollywood và cuộc sống của Mẹ như một nữ tu, mà còn chú ý đến các hoạt động hàng ngày của các nữ tu khác tại tu viện Regina Laudis.

Chủ Nhật, 23 tháng 9, 2012

Phó Thủ tướng Philipp Rösler thăm Việt Nam - Lá rụng về cội

GPVO - Tiến sĩ Philipp Rösler, Phó Thủ tướng Đức, kiêm Bộ trưởng Bộ Kinh tế và Công nghệ Liên bang, thăm Việt Nam từ ngày 17 đến 19/9/2012. Tháp tùng ông Rösler là một phái đoàn hùng hậu gồm một số nghị sĩ Quốc hội Liên bang, Quốc vụ khanh Bộ Ngoại giao Cornelia Pieper và đại diện 80 doanh nghiệp của Đức.

Đây là chuyến viếng thăm quan trọng và ý nghĩa đối với hai quốc gia Đức – Việt trong quan hệ ngoại giao và phát triển kinh tế đối tác song phương. Nhưng còn hơn thế nữa, đây là cuộc trở về thăm quê hương Việt Nam – nơi chôn sau cắt rốn của ông với tư cách là Phó Thủ tướng và Bộ trưởng kinh tế nước Đức. Bởi vì, như lời ông nói: “Đức là đất nước của tôi. Việt Nam là một phần của cuộc đời”.

Thứ Bảy, 22 tháng 9, 2012

TẬP SAN SỐ 3


Lễ hội… “ăn mày” !

Những người ăn xin tại một lễ hội tôn giáo ở Nanchang, Nam Trung quốc, đã được lệnh là ở trong những chiếc cũi bằng kim loại hoặc bị đuổi ra khỏi thành phố, để họ khỏi làm phiền các du khách. 

Ăn xin là một nghề thu nhập cao tại Trung quốc. Những người ăn xin chỉ xin tiền chứ không xin thức ăn, nhưng lẽ hội này có vẻ quá cực đoan. Theo một viên chức ở Nanchang, trong những năm gần đây, số người ăn xin đến các lễ hội tôn giáo tăng nhiều khiến nhiều du khách cảm thấy không thoải mái và than phiền. Do đó, năm nay, để mọi người tham gia lễ hội không bị quấy rầy, người ta quyết định đưa hằng trăm người ăn xin vào trong những chiếc lồng kim loại ở xung quanh khu vực lễ hội, để du khách có thể cho tiền nếu họ muốn, chứ không ai được rề rề theo mà níu kéo du khách. 

Các nhà tổ chức cho biết: “Những người ăn xin khá thoải mái trong những chiếc lồng đó, người ta cho họ đồ ăn và nước uống đầy đủ. Điều này cũng tốt cho những người ăn xin hơn là họ phải tự kiếm một chỗ nào đó ngồi ăn xin”. Những người ăn xin có thể ra ngoài bất kỳ lúc nào, nhưng không được quanh quẩn trong thành phố, và cũng không được vào khu hội chợ. 

Thử tưởng tượng mà xem, cách “khác thường” này đã gây sự chú ý đối với các nhà hoạt động nhân quyền. Một người hoạt động nhân quyền nói: “Người ta muốn người khác tin rằng vùng này không còn người nghèo và chỉ có cảnh tốt đẹp chăng? Những người này cần được giúp đỡ. Chúng tôi không nên cho phép họ bị nhốt trong những chiếc cũi như vậy. Những người này cũng là những con người mà. Họ không thể bị đối xử như những con thú. Làm vậy không gì khác hơn là làm nhục cộng đồng!”

Các nhà tổ chức nói đó là biện pháp vì mục đích tốt, nhưng nhiều du khách tới lễ hội Nanchang nói rằng họ rất kinh hãi khi thấy cảnh những người ăn xin thò tay ra ngoài những chấn song sắt. Thực ra những chiếc lồng sắt đó chẳng thoải mái gì, chỉ nhỏ thôi, người lớn không thể đứng thẳng người. 

TRẦM THIÊN THU (Chuyển ngữ từ OddityCentral.com)

Thứ Tư, 19 tháng 9, 2012

Luca Nguyễn Tri Sử

Con người cầu nguyện và dấn thân 

Luca Nguyễn Tri Sử
Luca Nguyễn Tri Sử, anh mỉm cười chào chúng tôi để vĩnh viễn theo Đấng đã lên Trời về Nhà Cha chúng ta, đúng vào Lễ Thăng Thiên ngày 21 tháng 05 năm 2009. 

Dồn dập dấy lên trong đầu óc tôi những hình ảnh của anh trong suốt hơn hai mươi năm chúng tôi có duyên được quen biết nhau. Thật kỳ diệu, hình ảnh nào của anh cũng ghi lại cái nhìn ấy, nụ cười ấy. 

Cái nhìn đi sâu vào tim tôi như đang mời tôi cùng anh gặp Thiên Chúa trong những lúc chúng tôi gặp gỡ. Nụ cười hiền lành, trong sáng muốn chia sẻ với tôi niềm vui Tin Mừng và Hy vọng trong bất cứ dự án, công việc nào. Anh ra đi nhưng cái nhìn ấy, nụ cười ấy là ánh sáng và muối cho những ai nối gót anh tiếp tục sinh hoạt dấn thân phục vụ con người trong xã hội.

TÌNH và TIỀN

Cuộc đời có 4 chữ T “quan trọng”: Tình, Tiền, Tội, Tù. Xét cho cùng thì chúng có “liên lụy” với nhau. Ở đây không nói tới Tội và Tù, mà chỉ nói tới Tình và Tiền. Hai chữ T này hầu như ai cũng “dính”, không T này thì T kia, hoặc cả hai. Chắc chắn hôn nhân “dính” cả Tình và Tiền. 

John Kenneth Galbraith nói: “Tiền bạc là điều đơn giản. Nó ngang hàng với tình yêu như niềm vui lớn nhất của con người, và nó ngang hàng với sự chết như nỗi lo lớn nhất của con người”. Thật vậy, tiền bạc vừa quan yếu vừa tầm thường, như ngạn ngữ Pháp có câu: “Tiền bạc là đầy tớ tốt, nhưng lại là ông chủ xấu” (L’argent est un servant bon, mais un maitre mal)

Thật ra tiền bạc chỉ là những tờ giấy ghi những con số theo quy ước của con người, nên giá trị cũng cao hay thấp tùy đơn vị được ghi và tùy loại tiền (Bảng Anh, USD, Yen, Yuan, Mark,…). Thế nhưng nó có mãnh lực hầu như bất khả kháng. Chiến tranh xảy ra, bất công xã hội, đàn áp, bóc lột, lừa đảo, tội phạm,… cũng vì nó. Các mối quan hệ rạn nứt cũng vì nó. Ngay cả trong tình yêu, hôn nhân và gia đình cũng khó tránh khỏi tầm kiểm soát của nó. Ai gọi nó là tiền bạc thật chí lý. Tiền nó “bạc” lắm! 

Tứ tội tàn phá nhân loại

Tứ đổ tường là bốn điều tệ hại trong xã hội: Cờ bạc, rượu chè, thuốc xái, trai gái (Tự điển từ và ngữ Việt Nam, trang 1962). 

Đó là “tứ đổ tường” ở tầm mức “vi mô”. Thời toàn cầu hóa, ở cấp vĩ mô, có một thứ tứ tội chống nhân loại, có sức công phá tàn bạo gấp ngàn vạn lần kẻ thù “tứ đổ tường”, đó là: 

1. Tội tìm cách tiêu diệt toàn bộ một tập thể quốc gia. 

2. Tội tìm cách tiêu diệt một chủng tộc

3. Tội tìm cách tiêu diệt một tôn giáo. 

4. Tội tìm cách tiêu diệt một ngôn ngữ. 

Theo Sách Tóm lược Học thuyết Xã hội Công giáo, số 506, tứ tội này là tội ác chống lại Thiên Chúa và chống lại chính nhân loại. 

Thế kỷ 20 chứng kiến tội ác ở Armêni, Ukraina, Cambodia, bán đảo Balkan, châu Phi, cuộc tàn sát người Do Thái... 

Thế kỷ 21 cũng bắt đầu thấy "những đêm tối của lịch sử". Thực tế mấy chục năm qua cho thấy có một "nước lớn" gần nước ta đã, đang và có dã tâm "TÌM CÁCH" tiêu diệt quốc gia, chủng tộc, tôn giáo, ngôn ngữ của những nước kế bên. 

Họ sẽ bị quốc tế lên án. Họ sẽ bị Hội Thánh lên án. Họ sẽ bị điệu ra Tòa án Hình sự Quốc tế vì những tội nghiêm trọng: "Tội diệt chủng, tội ác chống nhân loại, tội ác chiến tranh, tội ác xâm lược" (Sách Tóm lược HTXHCG số 506). 

Có vẻ như nhiều "nước nhỏ" rất bi quan trước ý đồ của "nước lớn" ấy. 

Giáo hội luôn khuyên ta có thái độ tích cực. Trước các chủ trương hiếu chiến, Giáo hội xin Kitô hữu chúng ta "dấn thân vào mặt trận hòa bình" bằng nhiều cách, trong đó có cách cầu nguyện. 

- Xin cho tôi mở rộng tâm hồn để liên hệ với Chúa, để gặp tha nhân. 

- Xin cho tôi can đảm giúp đỡ những ai đi xây dựng hòa bình. 

- Xin cho tôi tìm đến bí tích Thánh Thể là nguồn mạch và đỉnh cao của đời sống Kitô hữu.

- Xin cho tôi dấn thân xây hòa bình chứ không tìm cách tiêu diệt. 

Như vậy, để bảo vệ hạnh phúc gia đình cũng như để đối phó với các hiểm họa của dân tộc, tôi phải chống TỨ TỨ: Tứ đổ tường và tứ tội chống Chúa, chống nhân loại. Tôi phải khởi đầu cuộc chiến đấu từ chính tôi trước đã. 

Văn Hoàng

Bí quyết không có kẻ thù

Sau khi giảng về lòng vị tha, vị linh mục hỏi các giáo dân của mình ai sẽ sẵn sàng tha thứ cho kẻ thù. Khoảng một nửa trong số họ giơ tay lên. 

Chưa hài lòng, ông giảng thêm 20 phút nữa và hỏi lại câu hỏi cũ. 80% giáo dân giơ tay. 

Vẫn chưa hài lòng, ông giảng thêm 15 phút nữa và lặp lại câu hỏi trên. Nôn nóng vì đã quá trưa mà vị linh mục có vẻ vẫn cứ muốn thao thao bất tuyệt, tất cả giáo dân đều đưa tay lên trừ một ông lão. 

- Ông Jones, ông không sẵn sàng tha thứ cho kẻ thù ư? 
- Tôi không có kẻ thù nào. 
- Thật lạ lùng. Thế ông bao nhiêu tuổi rồi? 
- 96. 
- Ông Jones này, ông hãy vui lòng lên đây và cho mọi người biết bí quyết để một người sống đến 96 tuổi mà không có một kẻ thù nào cả. 

Ông lão bước lên phía trước rồi từ từ quay lại: 

- Dễ ợt! Chẳng qua là tôi sống lâu hơn chúng nó thôi.

Sưu tầm 


Chủ Nhật, 16 tháng 9, 2012

Một vài kỷ niệm sống động về linh mục Phanxicô Xavie Nguyễn Văn Thuận

Gm Ph.X Nguyễn Văn Thuận và cựu chủng sinh Nguyễn Đăng Trúc
Như tựa đề bài viết nầy, tôi chỉ mong ghi lại một vài ký ức về linh mục Ph.X. Nguyễn văn Thuận luôn thấm sâu trong cuộc sống hằng ngày của tôi. Những năm tháng được nêu lên trong bài có thể không hoàn toàn chính xác, nhưng chắc chắn sự việc từng xảy ra, nhất là đã thực sự chi phối những bước chân của đời tôi. 

Khi đề nghị tôi góp nhặt những bài nói chuyện của người tại Strasbourg năm 1998 để thực hiện cuốn « Niềm vui sống đạo », Tổng Giám Mục Ph.X.Nguyễn Văn Thuận điện thoại nhắc tôi thế nầy: « Trúc nhớ đề ở đầu sách câu nầy của Đức Thánh Cha Gioan Phaolô II như lời gởi gắm riêng của cha cho người trẻ Việt nam: - Thành công lớn nhất của một cuộc đời là nên thánh -. Hôm nay, khi ngồi viết lại một vài kỷ niệm gặp gỡ linh mục Ph.X. Nguyễn văn Thuận trong đời mình, tôi thâm tín việc nầy: Một người thánh, một cuộc đời đáng gọi là thánh khi ta nghĩ đến người ấy thì tự nhiên ta muốn mình trở nên tốt hơn. Và đó là kinh nghiệm của tôi khi tưởng nhớ về vị linh mục nầy. 

Nguyễn Đăng Trúc 
Cựu chủng sinh Tiểu chủng viện Phú Xuân và Hoan Thiện Huế 
Khóa 1959

TÁM MỐI PHÚC THẬT CHO CÁC CHÍNH TRỊ GIA

Lời của người trích đăng: Lúc 6 giờ chiều ngày 16 tháng 9 năm 2002, đức Hồng Y Phanxicô Xaviê Nguyễn Văn Thuận được Chúa gọi về, đến nay vừa đúng 10 năm. Mấy tháng trước đó, ngài dường như linh cảm ngày ấy đã đến gần, nên đã có những sự chuẩn bị cho “kỳ thi oral” mà ngài đã đề cập đến trong bài giảng tĩnh tâm Mùa Chay năm 2000 cho giáo triều Rôma. 

Thật vậy, ngày 24 tháng 4 năm 2002, ngài dành cả ngày để tĩnh tâm tại Trung tâm Hành hương Rotondo, nơi có mộ Thánh Piô, cầu xin cha thánh Piô Năm Dấu cho ngài được chấp nhận và dâng lên những đau đớn thân xác để cầu cho Giáo hội, cho thế giới và cho quê hương Việt Nam. Ngày 3 tháng 5, trong thánh lễ hàng tuần dành cho Hội đồng Giáo hoàng Công lý và Hòa bình và Hội đồng Giáo hoàng Đồng Tâm, ngài xin đức cha Crepaldi – người nói “một vị thánh vừa mới qua đời” khi sự cố xảy ra – ban Phép Xức Dầu cho ngài. Cuối cùng, trước khi đi Padova để giảng cho các chính trị gia vào ngày 5 tháng 5 rồi đến thẳng Milanô để chuẩn bị mổ, ngài dặn Đức ông Phan Văn Hiền, tác giả quyển Cha tôi mà chúng tôi dựa vào đó để viết những hàng này và trích đăng nhân 10 năm ngày mất của đức hồng y Chủ tịch Hội đồng Giáo hoàng Công lý và Hòa bình bài “Tám mối phúc thật cho các chính trị gia”, có lẽ là bài viết cuối cùng của ngài, những lời sau: “Cha đi trước một ngày để đến Trung tâm Hành hương Đức Mẹ ở Loreto. Cha muốn cầu nguyện và phó thác ca mổ cho Đức Mẹ. Tùy Mẹ thương sắp xếp. Cha cảm thấy rất an tâm. Hiền nhớ cầu nguyện nhiều cho cha”. 

Bây giờ, 10 năm sau, trong cái nhìn đức tin và trong niềm cậy trông vào lòng nhân từ của Chúa, ta có lý do để tin rằng ta không còn phải cầu nguyện cho Đức hồng y Tôi tớ Chúa Phanxicô Xaviê Nguyễn Văn Thuận mà đúng hơn, ta có thể cầu nguyện với ngài, đặc biệt cho các chính trị gia để họ biết sống theo “lương tâm ngay thẳng” và “phục vụ cho công ích” chứ không vì lợi riêng cho cá nhân và nhóm lợi ích của mình. 

Thứ Sáu, 14 tháng 9, 2012

Vào Cổng Đức Tin

Tông thư Porta Fidei (Cổng Đức Tin) đã được công bố ngày 11-10-2011, ĐGH Bênêđictô tuyên bố mở Năm Đức Tin, chính thức khai mạc ngày 11-10-2012, nhân dịp kỷ niệm 50 năm khai mạc Công đồng Vatican II, và sẽ kết thúc vào ngày 24-11-2013, lễ trọng kính Chúa Giêsu Vua Vũ Trụ. 

Năm nay là dịp thuận lợi cho các tín hữu hiểu sâu hơn rằng nền tảng đức tin là “gặp sự kiện và gặp con người để cuộc sống có một chân trời mới và đường hướng mới”. Đức tin được thiết lập để gặp gỡ Đức Kitô Phục Sinh, đức tin đó có thể được tái phát hiện trong sự viên mãn và ánh sáng chói ngời. Trong thời đại chúng ta, đức tin cũng vẫn là tặng phẩm cần được tái phát hiện, tái vun đắp và tái làm chứng vì Chúa “ban cho mỗi chúng ta sự sống đẹp đẽ và vui mừng là trở thành Kitô hữu”. 

Khai mạc Năm Đức Tin để kỷ niệm hai sự kiện lớn đánh dấu sự sống của Giáo hội trong thời đại chúng ta: 50 năm khai mạc Công đồng Vatican II – được Chân phước Giáo hoàng Gioan XXIII triệu tập ngày 11-10-1962, và 20 năm công bố sách Giáo lý Công giáo – được Chân phước Giáo hoàng Gioan Phaolô II trao cho Giáo hội ngày 11-10-1992.

Tiền bạc – mối đe dọa truyền kiếp

Aristotle cho rằng, tiền bạc chỉ là phương tiện hữu ích, nó chỉ có giá trị khi ta dùng nó để giúp ta đạt được những điều khác. 

Thời xưa, các ẩn sỉ ra chợ bán hàng và dùng tiền để mua bánh mì. Nếu tiền còn dư, họ sẽ cho người nghèo hết, vì họ sợ rằng, mang tiền về sẽ làm cho họ hằng ngày bận tâm tới việc cất giữ chúng; và nguy hiểm hơn chính là họ dần dần đặt sự an toàn của mình vào số tiền trong kho đó thay vì là Chúa. 
Khi quá tích trữ và gom góp cho đời sống con người, chúng ta sẽ lãng quên khả năng tích trữ công đức cho đời sống vĩnh cửu. 
“Đam mê tiền của là cội rễ của mọi sự dữ” (I Tim 6:10). Giàu có không phải là tội, nhưng để tiền của làm chủ đích mọi suy nghĩ và hành động của mình là điều dễ dẫn ta tới tội. Mối nguy hiểm chính là khi ta có nhiều tiền bạc, ta dễ bị đánh lừa và nhận thức sai lầm rằng: Tiền bạc có thể ban cho ta có mọi thứ ta muốn mà không cần Chúa.[1] Nhưng thực ra, tài khoản trong nhà băng, dù nhiều đến bao nhiêu cũng không thể mua được bình an, công bằng, và tự tại. Như thế, tham lam cũng được cho là gốc của các loại tội vì nó rất gần với kiêu ngạo – muốn làm chủ đời mình mà không cần Thiên Chúa. Mình muốn dùng những phương tiện vật chất để đảm bảo lấy trách nhiệm cuộc sống của mình và gạt Chúa ra khỏi đời mình – không lệ thuộc vào Đấng Tạo Hóa nữa, đó là một khuôn mặt mới của tội kêu ngạo. 

Chú pha trà

Thấy người khác được nể trọng, thấy người khác làm được việc hay,… và tôi bắt chước làm theo để được như thế điều đó chưa hẳn là đúng, dù sự bắt chước ấy có thành công đến bao nhiêu đi chăng nữa. Thực ra ai ai cũng được phú bẩm năng khiếu và tài năng. Tuy nhiên có thể do hoàn cảnh môi trường và chưa được sự nâng đỡ, nên tài năng nhiều lúc không được khám phá và phát triển. Câu chuyện sau đây do người Nhật thuật lại nhằm đề cao đức tính khiêm tốn và khuyến khích chúng ta biết vận dụng tài năng của mình để giúp chính mình và đóng góp cho đời. 

* * * 

Một võ sĩ đạo rất được nhiều người kính phục vì tài năng và đức độ của ông. Bất cứ nơi nào ông đến, người dân đều vui mừng đón tiếp, các võ sĩ đạo khác đều nể phục tán dương. Bên cạnh võ sĩ đạo, luôn luôn có một chú pha trà chuyên pha trà cho võ sĩ đạo uống. Chú pha trà rất được võ sĩ đạo quí mến vì không những khả năng pha trà nhưng ngoài ra còn cách thức bày biện cho mỗi bữa tiệc trà. Mỗi lần pha trà, chú ta chuẩn bị rất chu đáo, đúng lễ nghi, và rất tỉ mỉ cẩn thận. Sau bao nhiêu năm hầu hạ và pha trà cho võ sĩ đạo, chú được võ sĩ đạo khâm phục và hết lòng yêu mến.

Thứ Năm, 13 tháng 9, 2012

Kitô hữu giáo dân trong Cộng đồng Dân Chúa và khía cạnh trần thế của Giáo hội

Thời gian - vĩnh cửu, đời - đạo, tu - tục, và rồi giáo dân - giáo sĩ..., từ nơi tâm thức sâu kín của con người đến sự thể diễn ra thành tập tục, nếp sống và ngay cả cơ chế điều hành xã hội, hai yếu tố nầy được cảm nhận như hai cảnh giới khác nhau, đôi khi xung khắc nhưng lại cần có nhau. Sự kiện đó là nét cá biệt của cõi người ta, từ muôn thủa khi người là người. Nó đi vào từng giây phút một của cuộc sống con người, bất kể trong lãnh vực nào, dù mang nhiều dạng thức khác nhau và cách nói khác nhau. Và chính vì thế chúng ta sẽ thấy khi nêu lên vai trò người giáo dân, khía cạnh trần thế của Giáo hội thì chúng ta sẽ bị tràn ngập bởi nhiều lối đặt vấn đề và những kết luận khác nhau tuỳ tiền đề và khung cảnh mà mỗi người định vị quan điểm của mình. Có người cho rằng nêu lên vấn đề trần tục và giáo dân nơi Giáo hội công giáo lúc nầy quả là một chiến thuật "lấn dân, dành đất" của phe nầy, khi thấy mình ngày càng mất đi bề thế và quyền uy trên thế giới! Có người thì đánh giá việc đặt thành vấn đề giáo dân hôm nay quả là đã muộn màng, bởi lẽ thế giới đã chán chê kinh nghiệm dân chủ và đang chuẩn bị cho một lối điều hành cộng đồng xã hội mới, chưa kể đến thái độ dửng dưng của nhiều Kitô hữu, ngay cả giới giáo sĩ ở nhiều cấp khác nhau, trước lời giáo huấn nhắc nhở của Giáo hội về vấn đền nầy. Cộng đồng công giáo Việt Nam cũng có thể có thiên kiến cho rằng: đó là vấn đề riêng của một cộng đồng Giáo hội nào đó bên Tây phương hoặc trong truyền thống văn hoá riêng của họ; đó chẳng qua là lối luận bàn trí thức, chuyên môn của mấy vị thần học gia chỉ biết sách vở không biết gì đến mục vụ cụ thể; hoặc giả đó là việc riêng của Giáo hoàng, Giám mục, còn cộng đồng địa phương mình thì tuỳ nghi, cần gì tạo thêm rắc rối...

Văn hóa sự chết

Đôi khi người ta cười và chế giễu khi người khác nói rằng phim sex có thể gây nghiện nguy hiểm. Họ nói rằng chưa hề có ai bị bệnh ung thư hoặc chết vì nghiện sex. 
Họ nói đúng. Phim ảnh khiêu dâm không làm ai chết, nhưng nó là loại “văn hóa sự chết”, độc hại hơn ma túy hoặc bom đạn. Vậy nó làm gì và gây hại thế nào? 
Hằng trăm cuộc nghiên cứu đều thấy hậu quả nghiêm trọng ảnh hưởng não bộ và các mối quan hệ. 
Ở đây chúng ta chỉ nói tới mối quan hệ với bạn bè, người yêu, và vợ chồng. Khi bạn nghiện cái gì đó thì bạn sẽ có cách cư xử ảnh hưởng tiêu cực đến mối quan hệ nào đó, hầu như ảnh hưởng mọi lĩnh vực của cuộc sống. 
Quốc hội Hoa Kỳ đã hỏi TS Jill Manning, nhà trị liệu đã làm việc với hằng trăm người nghiện sex để nghiên cứu hệ quả của nó. Trong một phiên họp đặc biệt của Quốc hội, bà Jill Manning đã tường trình chi tiết về ảnh hưởng xấu của chứng nghiện sex. 

Chủ Nhật, 2 tháng 9, 2012

LỜI CỨU ĐỘ

(Gia. 21b. 22. 27)

“Anh em hãy khiêm tốn đón nhận lời đã được gieo vào lòng anh em; lời ấy có sức cứu độ linh hồn anh em. (c 21b.)
“Anh em hãy đem Lời ấy ra thực hành, chứ đừng nghe suông mà lừa dối chính mình. (c 22.)
“Lòng đạo đức tinh tuyền và không tỳ ố trước mặt Thiên Chúa Cha, là thăm viếng cô nhi quả phụ lâm cảnh gian truân, và giữ mình cho khỏi mọi vết nhơ của thế gian.” (c 27.)

Lạy Chúa, bấy nhiêu điều đủ cắn xé lòng con,
vì con đã tự lừa dối chính con và người khác,
và con đã chẳng cố gắng sống tinh tuyền,
tránh né viếng thăm kẻ đau khổ cô thân,
dây mình vào sự nhơ nhớp của thế gian,
giao du với hạng lắm bạc nhiều tiền.

Lạy Chúa xin cho con biết khiêm tốn quay về
đón nhận lời đã được gieo vào lòng con.

Lm. Vinh Sơn Phạm Trung Thành, dcct.
Chúa nhật 22 B
02/09/2012

Sạch và bẩn

(Chúa nhật XXII TN, năm B) 

Sạch và bẩn không chỉ có nghĩa đen mà còn có nghĩa bóng. Theo nghĩa đen, có những thứ sạch quá cũng không tốt, nghĩa là đôi khi cũng cần bẩn một chút. Thật vậy, có những loại virus thực sự “tốt” cho cơ thể. Cholesterol cũng có loại “tốt” và “xấu”. Nhưng về nghĩa bóng thì phải tuyệt đối vệ sinh sạch sẽ, một chút bẩn cũng nguy hiểm! 

Thứ Bảy, 1 tháng 9, 2012

Giáo dục tiểu học: Cần tình yêu và lòng tin

TTCT - Năm học mới, một chương trình thí điểm mô hình trường học mới được khởi động trên 1.447 ngôi trường tiểu học trong cả nước, theo đó việc “tự học, tự giáo dục” của học sinh sẽ là trung tâm của hoạt động giáo dục.

“Trong giáo dục, quan trọng nhất là niềm tin mà người lớn dành cho trẻ” - nhà giáo nhân dân, TS Đặng Huỳnh Mai, phó chủ tịch Hội Cựu giáo chức VN, nguyên thứ trưởng Bộ GD-ĐT, chia sẻ những trăn trở của bà về vai trò người thầy trong quan điểm “tự học” này.


Trong giáo dục tiểu học, quan trọng nhất là niềm tin mà người lớn dành cho trẻ. 
Trong ảnh: học sinh Trường tiểu học Nguyễn Văn Trỗi, Q.4, TP.HCM - Ảnh: Minh Đức
Bà Đặng Huỳnh Mai nói: Về tổng thể, cấu trúc nội dung giáo dục bậc tiểu học của các nước trên thế giới khá giống nhau, chỉ khác nhau đôi chút ở nội dung một vài môn cụ thể. Nhìn chung, người ta chỉ dạy những kiến thức phổ thông gần gũi với cuộc sống, mang tính quy luật... Cái khác của giáo dục tiểu học ở mình là phương pháp tổ chức hoạt động dạy học.

Những trăn trở dọc đường đến trường



TTCT - Chúng ta trân trọng gọi tên ngày khai giảng bằng một cụm từ khác đầy ý nghĩa: "Ngày hội toàn dân đưa trẻ đến trường". Sự kiện quan trọng này còn dẫn đến một câu hỏi: "Con đường ta đưa trẻ đến trường hôm nay sẽ là con đường như thế nào?".

Mọi người đều nói con đường đó phải là con đường đổi mới, vậy ta đã đổi mới ra sao?

Trước yêu cầu hội nhập chung, ngành giáo dục cũng được giao trách nhiệm phải đổi mới. Nhưng thực tế chỉ ra cho đến nay, việc phải thay đổi quan điểm giáo dục, chương trình và sách giáo khoa vẫn còn là vấn đề nằm trên bàn nghị sự với nhiều tranh cãi đa chiều.

Chia sẻ phẩm giá

Phẩm giá con người tức là nhân phẩm, là sự xứng đáng của con người. Bất kỳ cách đối xử nào của giáo huấn xã hội Công giáo đều phải khởi đầu và kết thúc bằng phẩm giá của con người. Nguyên tắc nền tảng đầu tiên của công bình xã hội và Giáo huấn Xã hội Công giáo là nhận biết phẩm giá vốn dĩ của con người qua việc được tạo dựng nên giống hình ảnh của Thiên Chúa. 

Chân phước Giáo hoàng Gioan XXIII viết trong Tông thư Pacem in Terris (*): “Bất kỳ sự kết hợp nào phong phú và được điều chỉnh tốt về con người trong xã hội đều đòi hỏi sự chấp nhận một quy luật cơ bản: Mỗi cá nhân là một con người thực sự. Con người đó có bản chất, nghĩa là được thiên phú cho trí tuệ và ý chí tự do. Người đó có quyền lợi và trách nhiệm cùng lúc như hệ lụy trực tiếp từ bản chất. Các quyền lợi và nhiệm vụ này mang tính tổng thể và bất khả xâm phạm, do đó mà cũng bất khả chuyển nhượng. Hơn nữa, khi chúng ta lưu ý nhân phẩm của một con người từ quan điểm mặc khải của Thiên Chúa, chúng ta phải tăng mức đánh giá nhân phẩm, vì con người được cứu độ bằng chính Bửu huyết của Đức Giêsu Kitô. Ân sủng đã khiến con người trở thành con cái và bạn hữu của Thiên Chúa, được thừa kế vinh quang muôn đời”

Chuyện xin lỗi

Xin lỗi là động thái đơn giản nhưng lại không dễ thực hiện, dù chỉ là lỗi lầm nhỏ hoặc sơ sót, nhất là khi tự ái nổi lên. 

Hằng ngày, chúng ta tham dự Thánh lễ và thú tội: “Tôi thú nhận cùng Thiên Chúa toàn năng và cùng anh chị em, tôi đã phạm tội nhiều trong tư tưởng, lời nói, việc làm, và những điều thiếu sót”, và tự nhận lỗi mình: “Lỗi tại tôi, lỗi tại tôi, lỗi tại tôi mọi đàng”. Đó là công khai xin lỗi Chúa và xin lỗi mọi người. 

Thế nhưng vì “thuộc lòng” và “quen miệng”, có thể chúng ta “đọc để mà đọc” chứ chưa hẳn đã thực sự thành tâm “thú tội”. Chúa Giêsu đã từng cảnh báo: “Nếu khi bạn sắp dâng lễ vật trước bàn thờ mà sực nhớ có người đang có chuyện bất bình với bạn, thì hãy để của lễ lại đó trước bàn thờ, đi làm hoà với người ấy đã, rồi trở lại dâng lễ vật của mình” (Mt 5:23-24). 

ĂN KHẾ TRẢ VÀNG

Giê-su yêu dấu, 

Trưa nay, sau khi dự lễ Bổn mạng Thánh Nữ Monica nhà chị bạn, con vội vội vàng vàng về để gặp khách hàng đến kỳ đóng phí Bảo Hiểm Nhân Thọ Prudential, khách đã gọi con lúc sáng sớm. Thường buổi chiều thứ hai con đọc sách trong nhà thờ, con ít đi đâu xa, hoặc đi vào buổi sáng, con sợ về không kịp để đọc… Bởi vậy trưa nay con phải đi thật sớm mới kịp về nhà, còn tắm rửa chuẩn bị đến với Chúa trong sự thanh thản, thì lời đọc mới đưa vào tâm hồn người nghe được… 

Giê-su ơi, giờ này 15 giờ 30, con chưa giải quyết xong việc gì hết, con bất an quá Giê-su ơi, chắc con trễ hẹn với Giê-su chiều nay rồi, con tính sao đây Giê-su?... Con điện về nhà thờ, xin phép ông trùm nhờ người đọc sách dùm con, ông đồng ý… nhưng con phải đi lễ Thánh Monica… 

Page

Blogger Tips and TricksLatest Tips And TricksBlogger Tricks