ngày tháng năm

Thứ Sáu, 26 tháng 2, 2016

"AI MUỐN THEO TÔI..."

"Ai muốn theo tôi, phải từ bỏ chính mình, vác thập giá mình hằng ngày mà theo"

Chiara Lubich
Đan Quang Tâm
 dịch


Đừng nghĩ rằng chỉ vì bạn đi ngoài đường phố mà bạn có thể nhìn mọi thứ quảng cáo không phân biệt thượng vàng hạ cám và có thể ghé vào sạp báo hoặc hiệu sách để mua bất kỳ ấn phẩm nào. Đừng nghĩ rằng chỉ vì sống trên đời mà bạn có thể chấp nhận mọi thứ ở đời, chẳng hạn như một nền luân lý dễ dãi, việc phá thai, ly dị, hận thù, bạo động hoặc hành vi bất lương. Không! Không! Bạn sống trên đời: không ai chối cãi điều ấy cả. Nhưng bạn là người Ki-tô hữu; cho nên, bạn không thuộc về thế gian.

Thứ Tư, 24 tháng 2, 2016

CHIÊN CỦA TÔI THÌ NGHE TIẾNG TÔI; TÔI BIẾT CHÚNG VÀ CHÚNG THEO TÔI (Ga 10,27)

Chiara Lubich
Đan Quang Tâm
dịch

Lời này là một phần trong một cuộc tranh luận quan trọng đã xảy ra tại hành lang Đền thờ Giêrusalem giữa Đức Giêsu và các đối thủ của Người.

Trước đó, Đức Giêsu đã nói rằng để trở thành môn đệ của Người và giữ lời Người thì phải được Chúa Cha kêu gọi và ban ơn lôi kéo đến với Người (Ga 6,44-45). Đương nhiên, Người muốn ban ơn này cho mọi người. Nhưng có một điều kiện: điều quan trọng là phải biết mở lòng ra, sẵn sàng đón nhận sự thật bằng cách lắng nghe tiếng của Người. Điều này được mô tả trong dụ ngôn Vị Mục Tử Nhân Lành (Ga 10,1-16) mà Lời Chúa của chúng ta nói đến.

Chiên được nói đến ở đây không phải chỉ là những người tin vào Đức Giêsu nhưng đúng hơn những ai đã đạt đến sự phát triển đầy đủ về đức tin và sự bỏ ngỏ đối với Đức Giêsu. Đức Giêsu lôi cuốn những người này vào trong một sự hiệp thông và thân tình với Người dựa trên sự tự giác ý thức và sự cho đi lẫn nhau.

Những người này “nghe tiếng Đức Giêsu” – dường như họ đã có một bản năng nhận ra sự hiện diện của Người, một khả năng nhạy bén về Người. Không những thế, họ lại càng đồng thanh đồng điệu hơn với các tình cảm và giáo huấn của Người. Họ có khả năng phân định thiêng liêng giúp họ phân biệt rõ giữa một lối suy nghĩ hoặc lối sống hòa điệu với lời dạy của Đức Giêsu (và vì vậy họ chấp nhận) và một lối suy nghĩ hoặc lối sống đối nghịch với lời dạy của Người (dẫn đến chỗ họ khước từ).

Đức Giêsu “biết những người này” như Người “biết chiên của Người”. Điều này có nghĩa là Người biết họ thuộc về Người, và Người yêu họ bằng một tình yêu rất đặc biệt. Người ban cho họ bình an và niềm vui mà chỉ có Người mới có thể ban và không ai có thể lấy đi khỏi tâm hồn họ.

Bởi thế những người này “theo Đức Giêsu”, như chiên “theo chủ chiên của mình”. Nói cách khác, họ đem ra thực hành giáo huấn của Người dường như đang làm một điều hết sức tự nhiên bởi vì việc thực hành đó đã trở thành bản tính thứ hai của họ. Như vậy những việc khó cũng trở nên dễ.
Chiên của tôi thì nghe tiếng tôi; tôi biết chúng và chúng theo tôi.

Đức Giêsu không có ý nói lời này cho một nhóm người giới hạn và dành riêng, mà cho mọi người muốn làm môn đệ của Người. Ta không được tự đắc để rồi ở lại trong bất kỳ giai đoạn nào của đời sống Kitô hữu. Ta được kêu gọi đến với tình bạn chân thật và sự thân mật cá nhân với Đức Giêsu. Đây là hoa trái của ân sủng Người hoạt động. Đức Giêsu muốn tình bạn giữa ta với Người tăng trưởng đến mức không bao giờ ta xa tách Người, cho dủ bất kỳ sự gì xảy ra. Người muốn ta kiên vững và không giao động khi đương đầu với bất kỳ tình huống khiếp sợ nào, những học thuyết thường xuyên thay đổi, hoặc một loạt những cám dỗ. Người muốn ta vững vàng và không lay chuyển bởi vì ta đã học qua kinh nghiệm rằng Đức Giêsu là Sự Thật, Người là niềm vui, và Người là Sự Sống. Rồi ta sẽ là các Kitô hữu đích thực, có khả năng làm chứng cho Người trước thế gian, và xứng đáng với sự tin tưởng lớn nhất của Người.

Nhưng làm thế nào ta có thể đạt đến điểm này? Trong ta, ta có khả năng phát triển một thái độ bỏ ngỏ đối với Đức Giêsu mà ta đã nói ở trên. Trên hết mọi sự, ta có thể sống Lời Người, không quên cầu nguyện và học hỏi Lời Chúa. Ta có thể đạt đến điểm này bằng cách đồng thanh đồng điệu với tiếng của Đức Giêsu hàng ngày hàng giây không ngừng nói trong sâu thẳm tâm hồn ta.

Rõ ràng lời Đức Giêsu luôn bảo ta hãy yêu mọi người ta gặp. Đây là điều ta sẽ cố làm trong những ngày tới.

Thứ Năm, 18 tháng 2, 2016

AI MUỐN LÀM NGƯỜI ĐỨNG ĐẦU

Ai muốn làm người đứng đầu, thì phải làm người rốt hết, và làm người phục vụ mọi người. (Mc 9,35)

Một ngày kia Đức Giêsu hỏi các môn đồ: "Dọc đường, anh em đã bàn tán điều gì vậy?" Các ông làm thinh, vì khi đi đường, các ông đã cãi nhau xem ai là người lớn hơn cả. Vậy Người ngồi xuống, gọi Nhóm Mười Hai lại mà nói: "Ai muốn làm người đứng đầu, thì phải làm người rốt hết, và làm người phục vụ mọi người." (x. Mc 9,33-35)

Tham vọng làm người lớn nhất của các tông đồ cho thấy họ vẫn còn có một quan niệm trần thế về nước mà Đức Kitô đã thiết lập. Thay cho quan niệm đó, lời của Đức Giêsu thật rõ ràng và mang tính cách mạng.

Thứ Ba, 16 tháng 2, 2016

CĂN RỄ KINH THÁNH CỦA GIÁO HUẤN XÃ HỘI CÔNG GIÁO

Lời người dịch: Nguyên tắc nền tảng và quan trọng nhất của Giáo huấn xã hội Công giáo là nguyên tắc nhân vị. Nhân vị, còn gọi là phẩm giá con người, xuất phát từ Thiên Chúa: con người có phẩm giá cao quý vì được sáng tạo“theo hình ảnh của Thiên Chúa”. Ta đọc được điều này ngay từ những chương đầu tiên của Kinh thánh. Phẩm giá con người là cái nằm trong tận bản thể con người, là quà tặng cao quý của Thiên Chúa, chứ không phải do ta hành động, tự tạo nên.

Giáo huấn xã hội Công giáo hiện đại thường xuyên nối kết với các thông điệp xã hội của các vị giáo hoàng. Thông điệp Tân sự năm 1891 của Đức Lêô XIII được xem là thông điệp đầu tiên đề cập đến các vấn đề xã hội. Các vị Giáo hoàng kế nhiệm đều cũng ban hành các thông điệp về các vấn đề xã hội bức bối của thời đại.

Thứ Hai, 15 tháng 2, 2016

CON NGƯỜI LÀ CON ĐƯỜNG CỦA GIÁO HỘI

Đan Quang Tâm

Khổng tử nói: “Đạo bất viễn nhân”. Giáo Hội Công giáo, đặc biệt là Thánh Giáo hoàng Gioan Phaolô II, thì nói: “Con người là con đường của Giáo Hội”. Chân đạo luôn luôn vị nhân sinh, không xa con người.

Thật vậy, Chương VI và cùng là chương cuối (các số 53-62) của Thông điệp Centessimus Annus (Bách chu niên) có tiêu đề “Con người là con đường của Giáo Hội”. Thánh Giáo hoàng Gioan Phaolô II nói rằng Giáo Hội có trách nhiệm chăm sóc không những toàn thể nhân loại mà còn chăm sóc cho từng cá nhân sao cho muôn người được ơn cứu độ. Học thuyết xã hội của Giáo Hội là một công cụ Phúc Âm hóa nhằm mang lại ơn cứu độ. Do đó, Giáo Hội rất quan tâm, lo lắng sao cho giáo huấn xã hội của mình được phổ biến rộng rãi. Ngài nhấn mạnh vấn đề hành động và sống theo giáo huấn này trong tinh thần Phúc âm còn quan trọng hơn cả công việc thuần túy chỉ có suy tư và lý luận.

Dưới đây, chúng tôi xin được đăng lại phần nội dung của chương đó, bằng cách dựa theo bản dịch tóm lược của Joseph Donders trong quyển sách
John Paul II: The Encyclicals in Everyday Language, rồi chuyển sang Việt ngữ.

NGƯỜI TA SỐNG KHÔNG CHỈ NHỜ CƠM BÁNH

Chiara Lubich
Đan Quang Tâm
dịch

Người ta sống không chỉ nhờ cơm bánh.

Lời này đến từ trình thuật Đức Giêsu chịu cám dỗ. Sau khi chịu phép rửa trên bờ sông Gio-đan, trong đó Người đã được tuyên là Con Thiên Chúa và Đức Chúa Thánh Thần đã xuống trên Người. Đức Giêsu đi vào sa mạc để chuẩn bị cho sứ vụ công khai. Trong cuộc tĩnh tâm bao gồm việc cầu nguyện và ăn chay, Người bị quỉ cám dỗ về tư cách Thiên Chúa và tư cách Mêsia. Về thực chất tên cám dỗ Người – tư xưng là ‘chúa tể thế gian' – tìm cách để Đức Giêsu phải tự khẳng định mình, sử dụng các đặc quyền với tư cách là Con Thiên Chúa để thỏa mãn các nhu cầu vật chất của con người, để chiếm được sự đồng tình tán thưởng của dân chúng và để chiếm hữu quyền lực.

Page

Blogger Tips and TricksLatest Tips And TricksBlogger Tricks