ngày tháng năm

Thứ Ba, 31 tháng 5, 2016

Lời Sống tháng 5 năm 2016

Fabio Ciardi - Dấu Lặng dịch

Người sẽ ở cùng họ. Họ sẽ là dân của Người, còn chính Người sẽ là Thiên-Chúa-ở-cùng-họ. (Khải Huyền 21,3)

Lời Sống tháng 5 năm 2016

Thiên Chúa luôn mong muốn được ở đời với chúng ta, dân Người. Ngay từ những trang đầu tiên, Kinh Thánh cho thấy Thiên Chúa từ trời xuống, đi dạo trong vườn chuyện trò với Adam Eva. Lẽ nào Người chẳng tạo dựng chúng ta vì điều này? Một người đang yêu muốn gì nếu chẳng phải là kề cận bên người mình yêu? Sách Khải Huyền, nghiên cứu thấu đáo kế hoạch của Thiên Chúa trong lịch sử, cho chúng ta biết chắc chắn rằng niềm ao ước của Thiên Chúa sẽ nên trọn vẹn.

Thứ Sáu, 20 tháng 5, 2016

TỰ VẤN BỐN KHÔNG

Đăng Minh Quang

“Chúng ta không thể dửng dưng trước bất cứ điều gì của trái đất”

(ĐGH Phanxicô, Laudato Sí)

Lòng dân Việt Nam xôn xao lo lắng từ khi thảm họa môi trường ập đến miền biển của xứ dân gầy.

Vị Giám mục ở miền Trung chắc đã thấy tận mắt và nghe tận tai những tiếng khóc than rên rỉ của con người và thiên nhiên vạn vật.

Ngài chắc đã đọc đi đọc lại Thông điệp Laudato Si’ về “Chăm sóc ngôi nhà chung” của Đức Phanxicô ban hành năm 2015 từ Rôma.

Có sự rung động đồng cảm giữa vị Giám mục Thành Rôma và vị Giám mục Việt Nam: Phải lên tiếng.

Thế là từ Xã Đoài Thành phố Vinh ngày 13  tháng 5 kỷ niệm 99 năm ngày Đức Mẹ hiện ra lần thứ nhất tại Fatima đã xuất phát lá Thư Chung gửi các linh mục, giáo dân và mọi người.

Thư gồm ba phần chính, xây dựng theo phương pháp XEM – XÉT – LÀM.

Lời mở đầu Thư giới thiệu phần XEM: “Trong những ngày qua, chúng ta đau lòng CHỨNG KIẾN [XEM] thảm họa ô nhiễm môi trường biển chưa từng thấy”.

Ta xem thấy gì? “Tôm, ngao sò, chim chóc, rừng ngập mặn đột nhiên chết hàng loạt, hệ sinh thái của thềm lục địa bị phá hủy. Hàng triệu ngư dân, người nuôi trồng thủy sản, làm muối, buôn bán hải sản, kinh doanh dịch vụ ăn uống và du lịch... đột nhiên rơi vào cảnh thất nghiệp và điêu đứng vì nghề nghiệp mưu sinh hoàn toàn bị đảo lộn”.

Phần XÉT bắt đầu bằng lời mời gọi: “Đứng trước thảm trạng này, chúng ta phải có thái độ như thế nào?”

Thái độ cần có dựa theo Giáo huấn của Hội Thánh, cụ thể là:
  • · Công Đồng Vaticanô II: 
“Vui mừng và hy vọng, ưu sầu và âu lo của con người ngày nay, nhất là của người nghèo và những ai đau khổ, cũng là vui mừng và hy vọng, ưu sầu và âu lo của người môn đệ Đức Kitô, không có gì đích thực nhân loại mà không có âm vang trong cõi lòng người Kitô hữu” (CĐ Vaticanô II, Gaudium et Spes, số 1).
  • · Thông điệp Laudato Sí: 
“Chúng ta cần biết rằng việc phá hoại môi trường, làm nhơ bẩn nguồn nước, đất đai và không khí bằng những độc tố là tội lỗi, và sẽ gánh lấy hậu quả. Vì ‘tội lỗi chống lại tự nhiên, cũng là tội lỗi chống lại chúng ta và là tội lỗi chống lại chính Thiên Chúa’ (ĐGH Phanxicô, Laudato Sí, số 8)”.

“Theo giáo huấn của Đức Thánh Cha Phanxiô, chúng ta không thể dung thứ bất cứ thái độ vô cảm và vô trách nhiệm nào đối với môi trường. Đồng thời, chúng ta có quyền đòi hỏi người khác, trong lúc tìm cách đáp ứng các nhu cầu của thế hệ hiện tại, không được tác hại đến các thế hệ tương lai. Chúng ta có quyền yêu cầu các nhà hữu trách phải tạo lập một hệ thống pháp lý chặt chẽ và hữu hiệu để bảo vệ môi sinh. Không cho phép những ai lạm dụng quyền lực và dựa vào mô hình kinh tế - kỹ thuật để phá hoại đất nước, sự tự do cũng như công bằng xã hội (x. ĐGH Phanxicô, Laudato Sí, số 53 và số 59)”.

Phần thứ ba là phần LÀM: “Vì thế, tôi tha thiết mời gọi Anh Chị Em thể hiện căn tính Kitô hữu của mình, có trách nhiệm với quê hương đất nước và các thế hệ tương lai, đồng thời hiệp thông chia sẻ với những người đang là nạn nhân của thảm họa ô nhiễm môi trường bằng những việc LÀM cụ thể sau đây:

- Biết sẵn sàng từ bỏ lối sống hưởng thụ coi thường môi sinh và cương quyết không sản xuất, chế biến “thực phẩm bẩn” gây hủy hoại sức khỏe, tổn thương đến tính mạng của đồng bào mình; từ bỏ lối phát triển kinh tế không những không bền vững mà còn hủy hoại đến môi sinh;

- Giúp đỡ những anh chị em đang là nạn nhân của thảm họa này qua sự thăm viếng, động viên tinh thần cũng như giúp đỡ bằng vật chất;

- Chủ động tiêu hủy, chôn cất một cách an toàn nhất có thể, những sinh vật biển bị chết để ngăn chặn chất độc phát tán; không tàng trữ, buôn bán những hải sản, thực phẩm chế biến từ hải sản đã nhiễm độc hoặc nghi ngờ nhiễm độc;

- Hợp tác với những cá nhân và tổ chức thành tâm thiện chí để tìm ra nguyên nhân gây thảm họa, đồng thời nỗ lực tìm kiếm biện pháp khắc phục thảm họa này;

- Thực hiện quyền công dân được Hiến pháp, pháp luật Việt Nam và các Công ước Quốc tế quy định; thể hiện một cách ôn hòa quyền đòi hỏi sự minh bạch trong việc điều hành đất nước, cũng như xử lý thảm họa và buộc những kẻ đã gây ra phải bị xét xử đúng với công lý.”

Trong Thư Chung, ta đọc thấy các chữ KHÔNG được lặp đi lặp lại:

1. KHÔNG thể dung thứ thái độ VÔ CẢM đối với môi trường.

2. KHÔNG thể dung thứ với sự VÔ TRÁCH NHIỆM đối với môi trường.

3. KHÔNG được tác hại đến các THẾ HỆ TƯƠNG LAI trong lúc tìm cách đáp ứng các nhu cầu hiện tại.

4. KHÔNG lạm dụng quyền lực và dựa vào mô hình kinh tế - kỹ thuật để phá hoại ĐẤT NƯỚC, TỰ DO cũng như CÔNG BẰNG XÃ HỘI.

Việt Nam có nhiều gian nan, âu cũng chẳng thừa khi tự vấn mình dựa vào BỐN KHÔNG của Thư vị Giám mục vùng đất Nghệ An.

- Quả thật, vô cảm đang lên ngôi?

- Quả thật, vô trách nhiệm đang thắng thế?

- Quả thật, tràn đầy ưu tư và lo lắng cho tương lai khi nhìn vào hiện tại Việt Nam?

- Quả thật, Việt Nam còn bất công, Việt Nam tha thiết có tự do và đất nước thì đang bị phá hoại bởi những kẻ có quyền lực và bởi những mô hình kinh tế-kỹ thuật không theo hướng phát triển con người toàn diện?

Thứ Năm, 19 tháng 5, 2016

Miền Trung: màn đêm bi kịch và những ngọn nến cần thắp lên

Thuận Kiệt

Thứ Ba, 03-05-2016 | 17:57:29 



AddThis Sharing Buttons
Những ngày này, miền Trung thân yêu đang nóng bỏng, không phải chỉ do thời tiết, mà còn do những gì đã xảy ra và đang diễn ra: cá biển chết, dân biển hoảng loạn, phát ngôn bị ném đá và hành động xui dại của mấy ông quan…vv… Cả nước đổ dồn tâm trí về khúc ruột miền Trung, cơ man là hành động: lên tiếng, viết bài, quay video đăng web, biểu tình..!
MÀN ĐÊM
Đàn cá chết tức tưởi oan uổng

EPHATA, hãy mở ra!

Hồng Vân


GNsP (18.05.2016) – Tôi, như một tín hữu, tôi cần phải mở mắt, không chỉ để nhìn trời xanh với tinh tú long lanh, mà còn để nhìn xem người ta đã phá hủy ngôi nhà chung mà Chúa đã ban cho nhân loại như thế nào. Tôi cần mở tai, để nghe những lời kêu cứu từ các ngư dân miền Trung cũng như các nông dân ở đồng bằng sông Cửu Long nơi môi trường bị phá hủy. Và tôi phải mở miệng, để nói lên sự thật, để đòi hỏi công lý cho mọi người, dù tôi chắc chắn sẽ phải trả một cái giá nào đó.
—–
Ephata, hãy mở, mở ra.
Ephata, hãy mở ra.

Thứ Tư, 18 tháng 5, 2016

Người Công giáo 3X

Quang Đăng

"Xem mặt mà bắt hình dong,
Con lợn có béo, cỗ lòng mới ngon"

Người Công giáo có hành động theo Lời Chúa và giáo huấn của Hội Thánh là những thứ có thể xem thấy bên ngoài, thì mới có thể gọi là có gì cho người ta nắm bắt được "hình dong" của tấm lòng bên trong của họ.

Theo thói quen "xem mặt đặt tên", ta có thể đặt tên người Công giáo là 3X: Xem-Xét-Xử

1. “Ta đã thấy gì trong đêm nay?” Đêm xem clip, ngày xem đánh, chiều xem cá, tối xem tù, trưa xem khóc... Đó là những cảnh tượng nổi bật tại Việt Nam những ngày qua.

2. “Những điều trông thấy mà đau đớn lòng!” Xem các cảnh biểu tình, xét thấy có nhiều buồn đau, ít thấy “Tin Mừng”? Hội chứng hậu biểu tình lại tái phát trong lục phủ ngũ tạng. Chúa dạy tha thứ bảy mươi lần bảy, dạy đưa nốt cái má bên kia cho nó tát, dạy đi gấp đôi đoạn đường khi nó bắt đi một đoạn... Lạy Chúa, lúc này ở Việt Nam con khó tha thứ quá. Xin giữ đức tin cho con. Xin cho con dám đi con đường bất bạo động.

3. Làm gì đây? Xử trí sao đây?

- Tăng cường cầu nguyện.

- Nói cho gia đình và mọi người về môi trường và Laudato Si’ (Chăm sóc ngôi nhà chung), về giáo huấn xã hội Công giáo, về nhân phẩm, nhân quyền, nhân vị, về tự do dân chủ, về xã hội dân sự, về hy sinh và bác ái chính trị...

- Vào mạng lưới Công giáo để tìm Lời Chúa cũng như lời dạy của Giáo hội và các bài bình luận viết trong sự thật.

- Vào một nhóm đạo để có dịp trao đổi,học hỏi, chia sẻ, nhất là được đun nóng lửa yêu mến quê hương và Hội Thánh.

-Nếu có lời mời gọi đi biểu tình thì phải hỏi sâu trong lòng mình: Đi có phải vì tiền không (?!) hay vì tình tự dân tộc, vì chống tham nhũng hối lộ, vì chủ quyền quốc gia, vì môt chính quyền không thiên vị đảng phái, vì môi trường thiên nhiên và sinh thái cho người của liên thế hệ, vì muốn làm chứng rằng Chúa rất yêu thương dân tộc Việt Nam.

- Luyện tập cho khỏi các nỗi sợ (tù đầy, đánh đập, vu khống, bỏ vạ, cáo gian...) nhờ lần chuỗi Mân Côi, nhớ lại con đường Chúa đã đi, nhớ đến các Thánh Tử Đạo Việt Nam, nhớ Thánh Giáo Hoàng Gioan Phaolô II, nhớ cả Thánh Thomas More.

Những người Công giáo 3X Xem-Xét - Xử chắc sẽ đóng góp nhiều nữa cho câu hỏi Làm Gì, Xử trí thế nào. Chúa phục sinh chờ Người Công giáo 3X bên đường và đón họ ở cuối đường.

Hãy tập sống tinh thần Xem-Xét-Xử. Đây là phương châm, là lối sống trong xã hội của người Công giáo được nội tâm hóa, thấm nhuần giáo huấn của đạo. 

Thứ Bảy, 14 tháng 5, 2016

Thằng Khùng

Phùng Quán 

(THẰNG KHÙNG trong tù này là Cha Chính Vinh, tức là Linh mục Gioan Lasan NGUYỄN VĂN VINH (1912-1971), của Nhà thờ lớn Hà Nội. Bài viết của Phùng Quán đã kể lại chuyện thật những năm, những ngày cuối trong ngục tù của Ngài. Phùng Quán viết lại theo lời kể của nhà thơ Nguyễn Tuân - không phải là nhà văn có cùng tên - khi cùng ở trong tù)

"… Anh ta vào trại trước mình khá lâu, bị trừng phạt vì tội gì, mình không rõ. Người thì bảo anh ta phạm tội hình sự, người lại bảo mắc tội chính trị. Nhưng cả hai tội mình đều thấy khó tin. Anh ta không có dáng dấp của kẻ cướp bóc, sát nhân, và cũng không có phong độ của người làm chính trị. Bộ dạng anh ta ngu ngơ, dở dại dở khùng. Mình có cảm giác anh ta là một khúc củi rều, do một trận lũ cuốn từ một xó rừng nào về, trôi ngang qua trại, bị vướng vào hàng rào của trại rồi mắc kẹt luôn ở đó. Nhìn anh ta, rất khó đoán tuổi, có thể ba mươi, mà cũng có thể năm mươi. Gương mặt anh ta gầy choắt, rúm ró, tàn tạ, như một cái bị cói rách, lăn lóc ở các đống rác. Người anh ta cao lòng khòng, tay chân thẳng đuồn đuỗn, đen cháy, chỉ toàn da, gân với xương.

MỘT TUYỆT TÁC VẬT THỂ CỦA THIÊN CHÚA

Tín Thành



Núi Antelope vùng đất Navajo thuộc tiểu bang Arizona, miền Tây Nam nước Mỹ,


Hồ Moraine ở công viên quốc gia Banff, Canada 

Ngày nay, cùng với tốc độ phát triển của khoa học kỹ thuật, cùng với tiến trình công nghiệp hóa và hiện đại hóa đất nước, thì vấn đề môi trường thiên nhiên cũng được đặt ra và ngày càng trở nên nghiêm trọng hơn. Thế giới đang quan tâm rất nhiều đến môi trường. Giáo hội Công giáo cũng đã và đang thao thức về môi trường, đã giành hẳn chương 10 trong sách Tóm lược Học thuyết Xã hội, để nói về việc phải bảo vệ môi trường sống của chúng ta.

Để mùa xuân của mỗi người mãi mãi còn rộn tiếng chim

Phương Anh
(Nguồn: Tập san Giáo huấn Xã hội Công giáo số 16)



















Nhận được lời mời từ Tập san Giáo huấn Xã hội Công giáo để viết cho số báo xuân, tôi đồng ý ngay vì đối với tôi đó là một vinh dự. Nhưng giờ đây, ngồi chết trân trước màn hình máy tính tôi mới lờ mờ nhận ra rằng có lẽ mình đang làm một điều quá sức. Hai chủ đề được đưa ra lần này là mùa xuân và môi trường. Nhưng môi trường là một chủ đề mà tôi rất ít quan tâm và vì vậy hoàn toàn mù tịt. Chủ đề mùa xuân thì dễ viết hơn, vì chỉ cần có hứng. Thôi được, tôi sẽ viết về mùa xuân, và nếu được thì sẽ cố gắng lồng chủ đề môi trường vào đấy.

Thứ Sáu, 6 tháng 5, 2016

Hội chứng hậu biểu tình

Nguyễn Khang

Việc đi biểu tình ở Mỹ Pháp Anh Nga... có lẽ không cần mổ xẻ. Còn ở Việt Nam, rất cần suy tư để giúp đỡ cho người đã đi biểu tình, khi về nhà, bớt đi các nghĩ ngợi, buồn tủi, toan tính rút vào yên thân, “chút lòng trinh bạch từ nay xin chừa” vì "đi...bị nó đánh đau quá" hoặc "sẽ bị nó theo dõi", hoặc "bị nó cho nghỉ việc", hoặc "khó lòng mà đi nước ngoài"...

Thứ Năm, 5 tháng 5, 2016

Bernie Sanders ca ngợi giáo huấn xã hội Công giáo trong phát biểu tại Vatican

Đan Quang Tâm dịch

Ứng cử viên tổng thống Mỹ Bernie Sanders vào thứ 6 ngày 15 tháng 4 năm 2016 đã dự một hội nghị về các vấn đề xã hội, kinh tế và môi trường do Hàn lâm viện Giáo hoàng Khoa học Xã hội tổ chức.

Cuộc họp cấp cao kỷ niệm 25 năm một thông điệp quan trọng của Đức Giáo hoàng Gioan Phaolô II, Centesimus Annus, thông điệp này kêu gọi một nền kinh tế về phẩm giá, công bằng xã hội và phát triển bền vững môi trường. Toàn văn do Thượng nghị sĩ Sanders soạn thảo như sau:

Tôi rất vinh dự đến đây với quý vị ngày hôm nay và rất hài lòng nhận lời mời phát biểu với hội nghị Hàn lâm viện Giáo hoàng Khoa học Xã hội này của quý vị. Hôm nay chúng ta mừng thông điệp Centesimus Annus và suy tư về ý nghĩa của thông điệp cho thế giới chúng ta vào một phần tư thế kỷ sau khi thông điệp được Đức Giáo hoàng Gioan Phaolô II trình bày. Với sự sụp đổ của chủ nghĩa cộng sản, Đức Giáo hoàng Gioan Phaolô II đưa ra một lời kêu gọi vang vọng về tự do của con người trong ý nghĩa đích thực nhất của nó: tự do bảo vệ phẩm giá của mỗi người và luôn luôn hướng tới công ích.

GIÁO HUẤN XÃ HỘI CÔNG GIÁO LÀ GÌ?

Đan Quang Tâm

Giáo huấn Xã hội Công giáo (còn gọi là Học thuyết Xã hội Công giáo) là một tập hợp các nguyên tắc nhằm giúp ta đào tạo lương tâm người Kitô hữu để hành xử trong xã hội. Giáo huấn Xã hội Công giáo tóm lược giáo huấn của Giáo hội về những vấn đề xã hội. Giáo huấn đề cao tầm nhìn về một xã hội công bằng đặt nền tảng trên Kinh Thánh và trên kho tàng minh triết thu thập từ kinh nghiệm của cộng đồng Kitô giáo, trong việc đáp ứng với các vấn đề công bằng xã hội qua lịch sử.

Giáo huấn Xã hội Công giáo gồm ba thành tố: Những nguyên tắc để suy tư; các tiêu chuẩn để phán đoán; và các hướng dẫn hành động.

“Học thuyết Xã hội được xây dựng trên nền tảng được các Tông Đồ truyền lại cho các Giáo Phụ, sau đó được các vị đại tiến sĩ của Kitô giáo tiếp thu và đào sâu thêm… Học thuyết này được chứng thực bởi các Thánh và bởi những ai hiến đời mình cho Đức Kitô Chúa Cứu Thế của chúng ta trong lĩnh vực công lý và hòa bình. Học thuyết thể hiện sứ vụ ngôn sứ của các vị Giáo hoàng: Hướng dẫn Giáo hội Đức Kitô trên cương vị tông đồ và phân định các đòi hỏi mới của công cuộc Phúc Âm hóa” (Đức Bênêđictô XVI, Thông điệp Caritas in Veritate, 12).

“Học thuyết Xã hội của Giáo hội không phải là ‘con đường thứ ba’ giữa chủ nghĩa tư bản tự do và chủ nghĩa xã hội Mác-xít, cũng không phải là một giải pháp có thể chọn lựa trong số những giải pháp ít triệt để hơn, những học thuyết đó là một loại riêng. Đó không phải là một ý thức hệ, nhưng là một cách trình bày chính xác những kết quả của sự suy tư nghiêm chỉnh về những thực tại phức tạp của cuộc sống con người trong xã hội và trong bối cảnh quốc tế dưới ánh sáng đức tin và truyền thống Giáo hội. “Mục đích chính của học thuyết là giải thích các thực tại này” và “như vậy, có mục đích hướng dẫn cách ứng xử của người Kitô hữu”(Thánh Gioan Phaolô II, Thông điệp Quan tâm tới vấn đề xã hội, 41).

GIÁO HUẤN XÃ HỘI CÔNG GIÁO CÓ NHỮNG NGUYÊN TẮC CHÍNH NÀO?

Đan Quang Tâm

Theo sách Tóm lược Học thuyết Xã hội của Giáo hội Công giáo, Giáo huấn xã hội Công giáo có 4 nguyên tắc chính: phẩm giá con người, công ích, liên đới và bổ trợ.

Thứ Ba, 3 tháng 5, 2016

Đào tạo ý thức chính trị cho giáo dân

Biểu tình ở Sài Gòn sáng 1.5.2016. Ảnh: Internet
Nguyễn Tầm Long

Giáo hội Công giáo Việt Nam chưa bao giờ bảo ban giáo dân đi biểu tình? Có lẽ Giáo Hội tôn trọng lương tâm cá nhân. Nhưng Giáo Hội khuyến khích giáo dân:

“KHÔNG ĐƯỢC THỤ ĐỘNG CHỜ ĐỢI NHỮNG MỆNH LỆNH VÀ HƯỚNG DẪN. CHÍNH HỌ PHẢI ĐƯA RA NHỮNG SÁNG KIẾN VÀ TRUYỀN ĐẠT TINH THẦN KITÔ GIÁO VÀO TRONG CÁCH SUY NGHĨ, TẬP QUÁN, LUẬT LỆ VÀ CÁC CẤU TRÚC CỦA CỘNG ĐỒNG MÌNH SỐNG” (Tóm lược HTXH, 531).

Chúng ta thử lặp lại lộ trình dẫn đến sự tham gia của người Công giáo vào cuộc tuần hành 1 tháng 5 và lý giải xem giáo dân Việt Nam đã áp dụng điều trích dẫn trên như thế nào.

Page

Blogger Tips and TricksLatest Tips And TricksBlogger Tricks