ngày tháng năm

Thứ Ba, 3 tháng 5, 2016

Đào tạo ý thức chính trị cho giáo dân

Biểu tình ở Sài Gòn sáng 1.5.2016. Ảnh: Internet
Nguyễn Tầm Long

Giáo hội Công giáo Việt Nam chưa bao giờ bảo ban giáo dân đi biểu tình? Có lẽ Giáo Hội tôn trọng lương tâm cá nhân. Nhưng Giáo Hội khuyến khích giáo dân:

“KHÔNG ĐƯỢC THỤ ĐỘNG CHỜ ĐỢI NHỮNG MỆNH LỆNH VÀ HƯỚNG DẪN. CHÍNH HỌ PHẢI ĐƯA RA NHỮNG SÁNG KIẾN VÀ TRUYỀN ĐẠT TINH THẦN KITÔ GIÁO VÀO TRONG CÁCH SUY NGHĨ, TẬP QUÁN, LUẬT LỆ VÀ CÁC CẤU TRÚC CỦA CỘNG ĐỒNG MÌNH SỐNG” (Tóm lược HTXH, 531).

Chúng ta thử lặp lại lộ trình dẫn đến sự tham gia của người Công giáo vào cuộc tuần hành 1 tháng 5 và lý giải xem giáo dân Việt Nam đã áp dụng điều trích dẫn trên như thế nào.

1. Cảm ơn các web, blog, facebook đã thông tin về thảm họa môi trường, nhờ vậy đã râm ran trong lòng nhân dân ý thức phải làm một cái gì đó để bảo vệ môi trường. Theo thiển kiến, chủ nhân một vài trang web và blog này là giáo dân.

2. Bàn luận, truyền miệng, chia sẻ... cũng góp phần thúc đẩy lòng dân: Giáo dân ở chợ, ngoài đồng, trên núi, trong rừng, trên biển, nơi công xưởng, trường học, bệnh viện... Tất cả đang bàn luận về thảm họa môi trường.

3. Học hỏi thông điệp về môi trường: Laudato Si’ đã vang lên từ năm 2015 ở các buổi học giáo lý, trên giảng đàn nhà thờ, trong các thư giám mục gởi giáo dân, thậm chí có cả những buổi hội thảo về Laudato Si’ CHĂM SÓC NGÔI NHÀ CHUNG. Giáo dân tự nghiên cứu Laudato Si’, nhờ linh mục tu sĩ góp ý, rồi bỏ tiền túi và xin tiền cha xứ để làm các workshop về đề tài môi trường. Họ cũng không quên mời các chuyên viên môi trường đến giảng dạy.

Họ học gì?

Xin thưa: Kinh tế, chính trị, lao động, gia đình, môi trường, quốc tế, hòa bình, mục vụ, các nguyên tắc và giá trị để xây dựng và tổ chức xã hội theo tiêu chuẩn của nền văn minh tình thương...

Chính từ quyển sách này, họ ý thức rằng họ là Dân Thiên Chúa, họ cần có “linh đạo giáo dân”, họ có nhiệm vụ “tìm kiếm nước Chúa qua việc gắn bó với những công việc trần gian và sắp đặt chúng theo thánh ý Chúa” (Sđd, 541-545).

5. Một số mục tử tìm đến giáo dân để nâng đỡ, an ủi, đào tạo. Các vị dùng quyển Tóm lược Hoc thuyết Xã hội, nhất là số 531, để nói về việc đào tạo giáo dân:

a/ Cấp một: Đào tạo giáo dân KHẢ NĂNG HÒA HỢP vào trong lãnh vực văn hóa, kinh tế, xã hội, chính trị. Giúp giáo dân ý thức được bổn phận phục vụ công ích.

b/ Cấp hai: Đào tạo LƯƠNG TÂM CHÍNH TRỊ để chuẩn bị cho cho họ thực thi quyền chính trị.

Vậy khi “Sơn hà nguy biến”, có tiếng kèn “Toàn dân nghe chăng?”, cả bên lương lẫn bên giáo lên đường phó hội. (Kèn là truyền thông, nguy biến ở đây là vụ cá chết, đồng bằng mặn hạn... và đi phó hội ở các nẻo đường quê hương ba miền).

Họ không chạy vào nhà xứ hoặc tòa giám mục để xin phép đi biểu tình, vì họ biết rằng các mục tử rất tôn trọng lương tâm cá nhân. Một lý do nữa ở Việt Nam hiện nay là các mục tử hay chọn cái “đại cục”, còn giáo dân thì sống ở trong thực tại nên buộc phải dấn thân vào cái “tiểu cục” của miếng cơm manh áo, cá biển chim trời, phải sống trong môi trường có xì ke và HIV, ly dị và đồng tính...

Họ phải tự tìm cách nâng đỡ nhau trước khi đi tuần hành, khi mà đã trưởng thành.

Thế là họ tập họp dưới tượng Chúa và Đức Me, họ lần chuỗi, họ hát kinh Mẹ Ơi Đoái Thương Xem Nước Việt Nam... Họ nhìn lên tương Chúa trên nóc cao nhà thờ... Rồi họ nhìn ra anh em đồng bào đang tập họp ngoài đường phố, họ cũng cầu nguyện cho cả những người cầm quyền đang lăm lăm theo dõi từng bước chân của tuần hành.

Trong khi họ hòa vào lòng nhân dân, họ giương lên những tờ giấy viết lên tinh thần của Kinh Hòa Bình, của Laudato Si’. Họ chú ý đến những ai khát nước, ai ướt đẫm mồ hôi, ai té quị, ai chảy máu, ai ngất xỉu. Họ cũng cố nói đôi lời nhẹ nhàng với công an cảnh sát. Họ yêu cầu công an cảnh sát mở tung các rào chắn. Có nhiều bạn trẻ hỏi han họ: Laudato Si’ nghĩa là gì? Cô chú chắc có đạo Công giáo?

Và họ cũng ê ẩm rã rời thân xác vào cuối cuộc tuần hành gai góc và không êm ả. Họ vừa cùng với nhân dân vác 14 đàng thánh giá.

Ngày mai họ lại phải đi làm và đi học.

Chủ nhật họ lại đến nhà thờ, nhà xứ để dâng lễ và học giáo lý, để được đào tạo về ý thức chính trị và hòa hợp vào các thực tại trần thế.

Trong thánh lễ và giờ học giáo lý, họ... đâm ra đăm chiêu. Họ lầm thầm nói gì đó với Chúa, chỉ có Chúa là nghe được tiếng lòng của những giáo dân này.

Ôi, những người Công giáo Việt Nam buồn rười rượi sau cuộc tuần hành. Họ chưa áp dụng hoàn hảo lời dạy của Giáo Hội. Họ đang còn chút hờn căm, họ không ngăn được nước mắt, họ muốn buông xuôi rút vào yên thân mặc cho vận nước nổi trôi vì “thiên hạ có khi đang ngủ cả/việc gì mà thức một mình ta” (Trần Tế Xương).

May mà có Chúa và Giáo Hội cho nên “đời còn dễ thương” dù chính quyền chưa biết thương nước, thương dân này thương không dễ.

Page

Blogger Tips and TricksLatest Tips And TricksBlogger Tricks