ngày tháng năm

Thứ Ba, 29 tháng 10, 2013

TIN NHẮN


Xin đừng nỡ lãng quên tôi
Vực sâu tăm tối, chơi vơi trăm chiều
Thời gian quay quắt thương đau
Phút giây mà ngỡ vạn sầu tháng năm
Luyện hình dâu bể muôn phần
Muộn màng xin được ăn năn thật lòng
Lạy Thiên Chúa, Đấng xót thương
Máu và Nước chảy từ nguồn Thánh Tâm
Lạy Thiên Chúa, Đấng tuyệt luân
Xin thương tha thứ lỗi lầm phần riêng
Hỡi người đang sống đời thường
Thiết tha nhắn gởi: “Xin đừng quên tôi!”

TRẦM THIÊN THU
Mùa Cầu Hồn – 2013

Đối thoại với tín đồ các tôn giáo khác về tình trạng sống của con người sau khi chết

Lm. Antôn Nguyễn Ngọc Sơn

Lời mở

Trong công cuộc Tân Phúc Âm hóa ở Việt Nam, chúng ta không thể không quan tâm đến các đối tượng, là các anh chị em tín hữu thuộc các tôn giáo khác, đang nói gì về đạo của họ và về đạo của ta đối với một số vấn đề quan trọng như thiên đàng địa ngục, luân hồi tiền kiếp, thờ cúng tổ tiên… Rất nhiều khi họ tưởng lầm về đạo ta hay ta tưởng lầm về đạo họ, dẫn đến thái độ lãnh đạm với nhau, không hợp tác hoặc có khi tranh chấp, xung đột và có thể gây nên cả chiến tranh tôn giáo như đã từng xảy ra trong lịch sử.

Vì thế Giáo Hội Công Giáo, qua Thượng Hội đồng Giám mục năm 2012, đã khuyến khích các tín đồ gặp gỡ, đối thoại với nhau vì “các cuộc gặp gỡ đối thoại này là cơ hội đầy triển vọng để nhận thức rõ hơn sự phức tạp của ngôn từ và các hình thức của yếu tố tôn giáo trong nhân loại như được thấy trong kinh nghiệm của các tôn giáo khác. Chúng cũng cho phép người Công giáo hiểu rõ hơn những cách thức mà đức tin Kitô giáo sử dụng để diễn tả bản chất tôn giáo của tâm hồn con người và làm giàu cho di sản tôn giáo loài người bằng tính cách độc đáo của đức tin Kitô giáo” (x. Tài liệu Làm Việc (TLLV), số 67).

Thứ Ba, 22 tháng 10, 2013

Tâm tư Công lý ở Việt Nam: Bất lực, buồn bực, tức bực, đấm ngực và giành giựt

Trần Vinh

Để vào kinh đô như Kinh thành Thăng Long, ta phải đi qua các cửa ô.

Để xây thành phố Nhân Bản, ta phải kiến tạo các cửa ô nào đây? Đâu là các ngõ vào thủ đô tinh thần?

Theo Thông điệp Tình Yêu trong Sự Thật (Caritas in Veritate “CiV”, số 6), thì “Thành đô con người” đòi buộc các liên hệ trong thành phố đó phải dựa trên:

1. Quyền lợi
2 .Trách nhiệm
3 . Nối kết vô vị lợi
4 . Nhân từ
5 . Hiệp thông

Mời bạn cùng tôi suy nghĩ về cửa ô Quyền Lợi tức là cửa ô của lĩnh vực công lý.

Theo CiV trong đoạn nói trên: "Công lý là CÔNG NHẬN và TÔN TRỌNG QUYỀN hợp pháp của các cá nhân và của các dân tộc ".

Hóa ra ai ai và nước nào cũng có quyền lợi chứ không chỉ tôi và Trung quốc... mới có.

Nguồn gốc các quyền là ở trong chính con người và trong chính Thiên Chúa (TLHT, 152).

Đức Gioan Phaolô II còn lập một danh mục các quyền:

· Quyền được sống, một phần không thể thiếu trong quyền ấy là quyền của đứa trẻ được lớn lên trong bụng mẹ ngay từ khi thụ thai;
· Quyền được sống trong một gia đình hợp nhất và trong một môi trường luân lý giúp phát triển nhân cách của đứa trẻ;
· Quyền được phát huy trí thông minh, được tự do tìm kiếm và hiểu biết sự thật;
· Quyền được chia sẻ công ăn việc làm để sử dụng các nguồn lực vật chất của trái đất cách khôn ngoan;
· Quyền được lấy ra từ việc lao động những phương thế để trợ giúp bản thân và những người lệ thuộc vào mình;
· Quyền được tự do lập gia đình, quyền có con và dạy dỗ con qua việc thực hiện hành vi tính dục một cách có trách nhiệm;

“Theo một nghĩa nào đó, nguồn gốc và tổng hợp các quyền này chính là quyền tự do tôn giáo, được hiểu như quyền được sống theo sự thật của đức tin và phù hợp với phẩm giá siêu việt của con người" (Thông điệp Centesimus Annus, 47, năm 1991; TLHT, 155).

Dưới đây là những mẩu suy tư vụn vặt của tôi về cửa ô Công Lý:

Ở Việt Nam, nhiều người không biết mình có những quyền phổ quát và bất khả xâm phạm, bất khả nhượng, quyền đó là chung cho mọi người, ai ai cũng có, bất kể là ở bên Tầu hay bên Tây, bên Việt hay bên Cam-pu-chia, bất kể "chủ thể, thời gian, địa điểm" (TLHT, 153).

Ở Việt Nam, có người cảm thấy "bất lực, buồn bực, tức bực" khi thấy quyền lợi của con người bị xâm phạm. Họ chỉ còn biết cầu nguyện.

Ở Việt Nam, một số người ngộ ra mình từng vi phạm quyền lợi của tha nhân nên họ "đấm ngực" ăn năn. Số này có nhiều không hả bạn?

Ở Việt Nam, một số người sau khi "bất lực, buồn bực, tức bực, đấm ngực" thì họ đoàn kết để "giành giựt" lại công lý, không cho cửa ô công lý bé thành cửa ô con tò vò. Nhưng khi "giằng” lại công lý, họ có thể bị ghét bỏ và hiểu lầm.

Tôi và bạn ở nhóm nào? Xin Chúa ban cho chúng ta "sức mạnh của Thánh Thần Thiên Chúa".

TẢN MẠN VỀ “SỰ THẬT” & “CHÂN LÝ”

Tín Thành

Hai tiếng “sự thật” nghe quen tai quá, hơn bao giờ hết nó đang được nhắc đến nhiều vô kể trong xã hội hôm nay. Vì sao? Điều đơn giản ai cũng biết là vì xã hội chúng ta đang thiếu vắng “sự thật” một cách trầm trọng. 

Mở ngoặc: Vì “sự thật”, nhiều mối tương quan giữa người với người đổ vỡ; vì “sự thật”, nhiều người con ưu tú của đất nước bị sách nhiễu, bắt bớ, tù đày…! 

Vậy “sự thật” là gì? Hiểu theo nghĩa chữ: “sự” là từ chính, từ gốc và “thật” là từ phụ bổ nghĩa cho từ chính. Theo từ điển tiếng Việt, Sự = chuyện, việc; Thật = thực, như thực tế diễn ra. Từ đó suy ra, “sự thật” là chuyện, việc như thực tế đã diễn ra. 

Một xã hội thiếu vắng sự thật, phải chăng trong đó, những ‘chuyện’ và ‘việc’ của nó được diễn tả, giới thiệu và tuyên truyền không đúng như bản chất và thực tế đã và đang diễn ra? 

Thứ Hai, 14 tháng 10, 2013

CÔNG LÝ CHÚA

Lm FX Nguyễn Văn Nhứt, OP

“Lạy Chúa, Công Lý Ngài Như Đỉnh Thái Sơn!”
(Tv 36:7)


1. Một Phiên Tòa Lịch Sử: Tòa Án Nuremberg[1]

Xã hội con người dầu theo bất kỳ thể chế chính trị nào luôn cần có luật pháp để bảo toàn hòa bình và trật tự. Vấn đề công bình pháp lý[2] là bận tâm hàng đầu của công dân, đặc biệt của những ai được trao cho trách nhiệm lãnh đạo đất nước.

Về mặt luật pháp, công bình được hiểu một cách đơn thuần là phải rạch ròi “công thưởng, tội trừng”. Tuy nhiên, trong thực tế, luật pháp thường xuất hiện dưới bộ dạng của một vị quan tòa với đầy đủ án lịnh và hình cụ để trừng trị kẻ tội phạm, đồng thời thực hiện việc báo oán nhân danh các nạn nhân. 

Tiêu biểu cho tính chất báo thù của công lý[3] là tòa án Nuremberg, một pháp đình vĩ đại nhứt trong lịch sử[4] để trừng trị các tội phạm của Đức Quốc Xã gây ra trong Cuộc Chiến Tranh Thế Giới Thứ Hai, khủng khiếp hơn hết là tội diệt chủng nhắm vào dân tộc Do Thái. 

Sau khi triệt hạ chế độ Phát-xít do nhà độc tài Adolf Hitler lãnh đạo, các chính phủ thuộc lực lượng Đồng Minh, gồm Anh, Pháp, Hoa Kỳ, và Liên Xô quyết định triệu tập một tòa án quốc tế để xét xử các nhân vật chủ chốt trong guồng máy chính trị, quân sự và kinh tế của Đảng Quốc Xã.

TẬP SAN SỐ 10


Tải file PDF

Page

Blogger Tips and TricksLatest Tips And TricksBlogger Tricks