ngày tháng năm

Thứ Bảy, 31 tháng 10, 2015

Việt Nam vào TPP, người Công giáo vào chốn nào?

Nguyễn Khang

Lúc này ba chữ TPP (Trans-Pacific Partnership, Hiệp định Đối tác Thương mại Xuyên Thái bình dương) đang nổi lên với niềm hy vọng kinh tế Việt Nam nhờ vào TPP sẽ khá lên. Nhưng Giáo huấn Xã hội Công giáo nhắc ta rằng:

Kinh tế “chỉ là một khía cạnh và một chiều kích trong toàn bộ hoạt động của con người" (GHXH số 375).

Việt Nam mình giống như cô Kiều:

     Bâng khuâng duyên mới?
     Ngậm ngùi tình xưa!

Người Việt Nam ngậm ngùi nhớ lại chiến tranh với biết bao xác người, biết bao đổ vỡ, biết bao lý thuyết kinh tế chính trị sụp đổ tan tành, và nay thì vẫn còn tranh luận về đường hướng chính trị kinh tế, vẫn còn chia rẽ nghi kỵ lẫn nhau.

Người Việt Nam bâng khuâng duyên mới TPP, với ước vọng tăng sản xuất và tăng mức tiêu thụ hàng hóa Việt Nam. Sẽ bớt ăn mày ăn xin, sẽ bớt bán thân lao động phương xa, sẽ bớt nhục nhằn khổ ải, bao nhiêu là sẽ bớt sẽ bớt... nhờ duyên mới TPP.

Có người hi vọng qua đó sẽ có cơ may “thoát Trung”. Họ rất phấn khởi với tuyên bố của Thượng nghị sĩ John McCain cho rằng “TPP mạnh hơn 10 hàng không mẫu hạm”. Khi TPP đàm phán thành công, khả năng đối phó với sự bành trướng của Trung quốc sẽ rất đáng kể.

Giữa những bâng khuâng ấy, có “tiếng kêu trong sa mạc" của Giáo Huấn Xã Hội:

"Không được giản lược đời sống con người, cũng như đời sống xã hội của cộng đồng, vào chiều kích vật chất, cho dù của cải vật chất hết sức cần thiết cho sự sống còn và sự cải thiện chất lượng cuộc sống" (GHXH số 375).

Người Công giáo vào chốn nào đây?

Xin vào khung trời "gia tăng cảm thức về Thiên Chúa và sự hiểu biết chính mình là nền tảng của mọi phát triển trọn vẹn xã hội loài người" (GHXH số 376, trích dẫn Giáo lý HTCG, 2441).

Vào TPP, Việt Nam như vào một vận hội mới với nhiều triển vọng, nhất là về mặt kinh tế. Nhưng người Việt Nam Công giáo cần gia tăng cảm thức đức tin và có những suy tư sâu sắc, đầy tính triết học, nhân học và thần học về bản thân, về thân phận kiếp người, về ý nghĩa ở đời, về nơi ta sẽ đến sau khi chết.

Nghĩa là băn khoăn với những vấn đề mà cha ông chúng ta đã từng nêu ra:

     Ai sinh ra ta ?
     Sống để làm gì?
    Chết rồi đi đâu?

và đi đến nhận định:

     Sống gửi thác về.

Đề nghị có ai giúp chúng ta hiểu sâu về TPP?

Đề nghị có ai giúp chúng ta tăng cường "cảm thức về Thiên Chúa và sự hiểu biết chính mình"?

Nguồn: Tập san Giáo Huấn Xã hôi Công giáo số 19

ĐỨC GIÁO HOÀNG PHANXICÔ NÓI VỀ PHẨM GIÁ LAO ĐỘNG [1]

John A. Coleman | 20 tháng 11 năm 2013

Đinh Quang Bàn dịch

Tôi được một nhóm lao động Công giáo ở San Francisco yêu cầu nói về lập trường của Giáo hoàng Phanxicô về phẩm giá lao động. Đó là một trong ba vấn đề xã hội nổi bật trong các bài giảng và các cuộc phỏng vấn đức giáo hoàng. Một trong những vấn đề đó là môi trường và sự suy thoái môi trường. Ngài đã nói về chủ đề này nhiều lần, bao gồm bài giảng dịp nhậm chức giáo hoàng của ngài. Có tin đồn rằng ngài sẽ viết một thông điệp xã hội về môi trường. Về chủ đề đó, đức Phanxicô kế tục phong cách của Giáo hoàng Bênêđictô trong cố gắng liên kết sinh thái môi trường với chủ đề sinh thái “con người”, chủ đề này cũng sẽ đề cao đề tài lao động. Một chủ đề xã hội thứ hai đức giáo hoàng đã thường xuyên đề cập là vấn đề di cư cưỡng bức. Bạn có thể nhớ lại ngài đã đi đến Lampadusa gần Sicily gặp những người nhập cư bất hợp pháp bằng đường biển. Một lần nữa, sự di cư cưỡng bức đó có liên quan với tình trạng thiếu cơ hội tìm được việc làm ở quê nhà.

ƠN GỌI CỦA NHÀ LÃNH ĐẠO DOANH NGHIỆP

Đan Quang Tâm

Kitô hữu, qua bí tích rửa tội, là những người đi theo Chúa Kitô. Họ đều có ơn gọi chung là nên thánh. Ơn gọi nên thánh này, Thánh Josemaria Escriva, người sáng lập phong trào Opus Dei, nói cần phải thực hiện bằng cách thánh hóa công ăn việc làm, thánh hóa bản thân trong công việc và thánh hóa người khác qua công việc của chúng ta. Người Việt Nam Công giáo chúng ta có thói quen dự lễ ngày mồng ba Tết âm lịch để thánh hóa công ăn việc làm.

Hội đồng Giáo hoàng về Công lý và Hòa bình, dưới sự chủ trì của Hồng y Turkson, đã phát hành quyển cẩm nang, một vade mecum, có nhan đề Ơn gọi của nhà lãnh đạo doanh nghiệp, nhằm cung cấp những hướng dẫn mang tính thực tiễn về giáo huấn xã hội Công giáo cho giới doanh nhân. Cẩm nang được “trình làng” trong cuộc hội thảo quy tụ 2.000 lãnh đạo doanh nghiệp Kitô giáo ngày 30/3 và 1/4 năm 2012 tại Lyon, Pháp. Tháng 11 năm 2014, cẩm nang phát hành lần thứ tư, có sửa chữa những sai sót và có những thay đổi nhỏ như gọi đức Gioan XXIII và đức Gioan Phaolô II là “Thánh” để phản ánh sự kiện hai vị cùng được tuyên thánh vào tháng 4 năm 2014 và đức Giáo hoàng Phanxicô xuất hiện lần đầu tiên với những trích dẫn từ Tông huấn Niềm vui Tin Mừng.

Thứ Sáu, 30 tháng 10, 2015

NƠI TÔI LÀM VIỆC CŨNG LÀ NƠI CỨU ĐỘ VÀ THÁNH HÓA, VẬY MÀ…

Minh Hiền

Nhiều khi tôi ghét đi làm vì tôi lười biếng và ghét mấy người trong sở làm.

Tôi bậm môi đến sở làm chỉ vì tôi cần tiền chứ không yêu lao động theo nghĩa tích cực của công ăn việc làm.

Tôi cũng quên đi nhiệt tình truyền rao Tin Mừng cho sở làm:

Chúa dạy tôi phải đi đến cùng trời cuối đất,

Đức giáo hoàng dạy tôi phải đi ra cõi ngoại biên.

Tôi thì thích ở an nhàn trong nhà mình, chả đụng đến ai:

Xin cho tôi hai chữ bình yên.

Đèn nhà ai nhà nấy rạng.

Tắt một lời, nếu phải làm một "bản kiểm điểm" về tôi, thì rõ ràng tôi là người lao động THIẾU XẢ THÂN. Tôi thiếu đức tin, đức cậy, đức mến và đức liên đới khi sống ở sở làm.

Thiếu bốn nhân đức trên nên khó lòng mà tôi mang đến cho đồng nghiệp niềm hy vọng vững bền, niềm tin vui khi sống và làm việc, và nhất là mang cho họ tình yêu mà Chúa muốn nhờ tôi mang đến cho trần gian.

Tôi có lúc thấy mình "nhàn nhạt " như muối đã tàn, như son đã phai.

Tôi đi tìm nguyên do đã làm cho tôi "tắt lửa lòng" với việc đời:

- Do đất nước tôi đang bị bí lối toàn diện khiến tôi cũng bị "cuốn theo chiều gió"?

- Do lương tôi thấp quá so với Thái Lan?

- Do tôi thiếu đàn anh, đàn chị gương mẫu?

- Do tôi xa dần những đấng bậc, giới tâm linh (cha xứ, tu sĩ, sách báo đạo...)?

Suy cho cùng, có lẽ do tôi không quyết tâm "TRỞ NÊN GIÀU CÓ TRƯỚC MẶT THIÊN CHÚA" (Lc 12, 21).

Kinh tế và lao động là hai bộ mặt tối quan trọng của xã hội, vậy mà tôi thờ ơ dù tôi là thành viên xã hội, được xã hội san sẻ bao nhiêu là công ích.

Làm giàu nhân đức tin, cậy, mến, liên đới để mang ơn cứu độ cho sở làm, giúp nơi đó được phát triển, vậy mà tôi đã thành muối nhạt mất rồi!

Ai ơi giúp tôi,

Chúa ơi cứu con.

(Suy tư theo Giáo Huấn XHCG số 326)

Tập san GHXHCG số 19

NHỮNG NGHỀ TRÔNG THẤY MÀ ĐAU ĐỚN LÒNG

Tâm Hiền

Tôi suy đi gẫm lại Giáo huấn Xã hội về lao động, nhất là số 310-322 nói về NHỮNG ĐIỀU MỚI MẺ: Lao động nay đã thành toàn cầu hóa, công nghệ bây giờ là công nghệ điện tử “nhanh như chớp”. Nhà máy của một đại công ty có thể được đặt rải rác khắp hành tinh. Ông chủ ở một nơi, công nhân nhà máy ở nhiều nẻo, điều mà Giáo huấn Xã hội gọi là "phân mảnh vật lý chu kỳ sản xuất", “phân tán sản xuất”.

Giáo huấn Xã hội báo động những thách đố do tác động của toàn cầu hóa trong lao động, nhất là trên bình diện đạo đức và văn hóa.

Việt Nam cũng bị những thách đố lao động. Có những điều tiếng là “mới” nhưng thuộc loại “những điều trông thấy mà đau đớn lòng”!

Chủ Nhật, 25 tháng 10, 2015

CHÚNG TA ĐANG SỐNG TRONG MỘT CHẾ ĐỘ VÔ LƯƠNG VÀ MẤT NHÂN TÍNH!

Phạm Khiêm

Xã hội, văn hóa xã hội được định hình và phát triển ra sao một phần tùy thuộc vào thể chế chính trị điều hành và tác động vào nó.

Một thể chế chính trị văn minh và nhân văn thì sẽ tạo ra một xã hội bình đẳng, văn minh và nhân văn. Người ta có thể nhận diện, đánh giá chung một xã hội dựa trên những hành động, lời nói và cách đối nhân xử thế giữa người với người, giữa người với vật trong xã hội đó. Còn với một thể chế chính trị độc tài, tàn ác thì cái xã hội theo sau nó chắc chắn cũng tỉ lệ thuận với các “thuộc tính” này.

Bạn thấy Xã Hội Việt Nam ngày nay ra sao, thế nào? Có đáng để chúng ta trăn trở, xót xa và suy gẫm…?

ĐỪNG THẾ CÂY ANH NHÉ!

Phạm Khiêm


Anh ơi đừng trồng cây gỗ quý
Sau này chỉ sợ sẽ đi tong
Mấy cây già lim còn đổ gục
So với Vàng Tâm... đáng kể gì.

Biết là anh chọn loài cây quý
Trồng xuống để cây nhắc nhở người
Cái TÂM thanh thản thời nhân thế
Cho sáng đẹp tươi giống thỏi VÀNG.

Ngày xưa có chuyện anh hàng thịt
Thân hình đồ tể giấu đi đâu
Trương Ba mượn gửi hồn trong đó
Anh hóa thành Ông khác họ nhà.

Mỡ thì anh bảo cho một tiếng
Không phải nạc đâu giá rẻ bèo
Mất công đi lục tìm không thấy
Tưởng đứt cả hơi vẫn chửa về.

Ối a anh chọn cây gì thế?
Em thấy hình như nó kỳ cùng
Có phải anh chọn cây "tình thế"?
Ngân khố bù chi rỗng ruột rồi!

Có lời em bảo anh đừng nhé!
Chẳng tránh được đâu vấn họa này
Muốn xoay càng trượt theo triền dốc
Cố tráo càng thêm khó trở thành.

Mấy lời chân thật em gửi đấy
Anh lấy mà xem sẽ hiểu lòng
Thế cây anh rủ lòng thơm thảo
Còn đấy mùa mưa bão... mịt mùng...

Thứ Tư, 7 tháng 10, 2015

Nâng Cao Phận Người hay mới chỉ là Về Với Con Người?


NGUYỄN ĐĂNG PHẤN

Lan man suy nghĩ những việc sau đây, liệu có là Nâng Cao Phận Người?

1. Khi tôi ngồi khám bệnh, có người “khúm núm” đến hỏi, tôi sẽ mời người đó ngồi xuống ghế mà trình bày thoải mái bệnh tình cho tôi nghe (Trước kia, tôi ngồi trố mắt nhìn trừng trừng vào bệnh nhân đang đứng gãi đầu, gãi tai. Trong tôi, lúc ấy, nhiễm máu nhà quan: Miệng nhà quan có gang có thép).

2. Mổ xong bệnh nhân lúc ban ngày, tối đến, tôi trở lại nhà thương thăm viếng họ. Lúc ấy chắc bệnh nhân sung sướng lắm, bớt cả đau sau mổ? (Trước kia, tôi không quan tâm đến tâm lý bệnh nhân. Tôi chỉ thăm lại họ vào sáng hôm sau và chỉ vội vã hỏi mấy câu ngắn cụt lủn: Thế nào? Có đau? Ngồi dậy!... Trong tôi, lúc ấy, nhiễm máu tướng lãnh hét ra lửa và ra vẻ ban ơn cho người bệnh: Oai phong lẫm liệt, đường đường một đấng anh hào).

3. Quan tâm hơn nữa đến bệnh nhân HIV, bệnh nhân tứ chứng nan y “phong lao cổ lại”: Phong còn gọi là cùi! Lao thì lây! Cổ thì bụng ỏng da chì, bụng chứa đầy dịch xơ gan hoặc máu me! Lại thì là ung thư giai đoạn chót! (Trước kia, tôi coi thường họ: Họ là những người chẳng còn sinh ra đồng bạc cho trần gian và cho tôi! Chỉ còn là gánh nặng cho gia đình, cho nhân quần xã hội! Chả còn là “chủ thể xã hội, chủ thể sáng tạo”. Trong tôi nhiễm máu thực dụng: Sống chết mặc bay, tiền thày bỏ túi).

Có tư tưởng gì giúp tôi giữ vững lời đoan hứa Nâng Cao Phận Người?

“Thư trung hữu nữ nhan như ngọc” trong Giáo huấn Xã hội Công Giáo

ĐĂNG ĐAN

Hình như sách Tóm Lược Học Thuyết Xã Hội Công Giáo phân biệt nam nữ ?!?

Mấy trang đầu toàn là hình ảnh và lời lẽ của nam giới: Hình Đức Gioan Phaolô II, hình Đức Hồng Y Nguyễn Văn Thuận, thư của Đức Hồng Y Angelo Sodano và lời giới thiệu của Đức Hồng Y Renato Raffaele Martino. Thế rồi lời nói đầu của Lm. Antôn Nguyễn Ngọc Sơn.

Mấy chương sách đầu, các chương giữa và áp chót thì sao? Ôi chao…

Thứ Ba, 6 tháng 10, 2015

CẢM ƠN CUỘC ĐỜI @@@!!!

Phạm Khiêm

Sáng nay, khi đón nhận một chút gió, một chút sương, một chút nắng nhẹ của tiết trời se lạnh cuối Thu như giúp ta có thêm năng lượng sống, để chờ đợi cái ấm áp, niềm hy vọng và hạnh phúc an nhiên của một mùa yêu thương lại về !!!
http://www.rfavietnam.com/node/2796

BÍ MẬT CHIẾN THẮNG CỦA TÔI

Phạm Khiêm

Cho đúng đến hôm nay, đúng ngày rằm Trung Thu tôi đã biết rằng mình "chiến thắng".

"Chiến thắng" ở thời điểm này chưa mang về được hết những gì chính đáng của tôi: nào tiền lương, nào quyền lợi chính trị, quyền lợi thăng tiến, nào bồi thường, nào khôi phục... bởi vì những điều này không phải là mục đích của tôi khi quyết tâm phải chiến thắng. Tôi có thể vứt bỏ hết như là một hả hê để những người mắc lỗi và độc ác với mình trong suốt nhiều năm qua không có cơ hội để mà được tha thứ. Tôi thậm chí chẳng cần những điều này để họ mang nợ tôi suốt đời trong sự ăn năn, day dứt.

Tôi mừng vì đã chiến thắng chính bản thân con người mình. Tôi đã không còn tính toán những lợi ích cho bản thân và đã chứng minh được những điều đó cho mọi người hiểu. Bởi nếu tôi là người hám lợi, tôi đã chọn một cách khác vừa sung sướng vừa có tất cả những gì mà tôi muốn. Chỉ cần tôi tham những điều cám dỗ của vật chất, danh vọng, chỉ cần tôi đơn giản tự coi mình là một mắt xích như mọi mắt xích khác. Chỉ cần tôi tặc lưỡi với suy nghĩ người ta thế thì mình cũng vậy...

Page

Blogger Tips and TricksLatest Tips And TricksBlogger Tricks