ngày tháng năm

Thứ Sáu, 18 tháng 4, 2014

"XIN ÐỪNG THEO Ý CON, MÀ XIN THEO Ý CHA!"

Chiara Lubich
Ðan Quang Tâm dịch
Đức Giê-su đang ở Vườn Cây Dầu, một nơi gọi là Ghết-sê-ma-ni. Giờ phút trông đợi từ lâu đã tới. Ðây là khoảng khắc quyết định đối với toàn bộ cuộc sống của Người. Người phủ phục xuống đất và với lòng yêu mến đầy tin tưởng Người khẩn nài Thiên Chúa, gọi Thiên Chúa là "Cha". Người xin cho khỏi "uống chén này", có ý muốn nói đến cuộc thương khó và cái chết của Người. Ðức Giê-su cầu nguyện cho giờ ấy qua đi. Nhưng cuối cùng Người phó mình hoàn toàn theo ý Cha:
"Xin đừng theo ý con, mà xin theo ý Cha"

Thứ Năm, 17 tháng 4, 2014

Thiên Chúa Quan Phòng và Tự Do Con Người

Lm. Matthêu Nguyễn Khắc Hy, S.S.
Dẫn nhập
Câu hỏi về tương quan giữa Thiên Chúa và tự do của con người được đặt ra từ khi con người biết suy tư về Thiên Chúa. Giáo lý Công giáo số 302 định nghĩa: "Sự quan phòng của Thiên Chúa chính là những đường lối Người xếp đặt để đưa vạn vật tới sự trọn hảo" và là "Thiên Chúa gìn giữ và điều khiển tất cả những gì Người đã sáng tạo". Nếu sự quan phòng là những quan tâm, lo lắng của Thiên Chúa với thụ tạo, thì câu hỏi đặt ra là liệu Thiên Chúa có tiền định cho con người không? Con người có thật sự tự do định đoạt số phận mình không? Hay Thiên Chúa đã tiền định mọi sự, và không có gì con người làm mà xảy ra ngoài ý định (hay chương trình) của Thiên Chúa?[1]
Là người Việt Nam, chúng ta sống trong môi trường ảnh hưởng nhiều bởi thuyết Luân Hồi và Nhân Quả (hay Nghiệp Quả) được cắt nghĩa qua lăng kính nghiệp chướng của Phật giáo. Vì thế, nhiều người chúng ta tin vào "số phận" hay "định mệnh" và cho rằng con người không thể thay đổi số mạng mình. Nguyễn Du, trong phần kết truyện Kiều, đã than thở về đời người con gái "hồng nhan bạc phận" này:
Ngẫm hay muôn sự tại trời,
Trời kia đã bắt làm người có thân
Bắt phong trần phải phong trần
Cho thanh cao mới được phần thanh cao.
Hay
Ðã mang lấy nghiệp vào thân
Cũng đừng trách lẫn trời gần trời xa.
Trong xã hội, người dân than thở: "con vua thì lại làm vua, con sãi ở chùa lại quét lá đa!" không chỉ nói lên hạn chế của xã hội mà còn bao hàm ý nghĩa số phận. Thường nghe nhất trong dân gian là "dép giày còn có số, huống gì là con người." Nói như thế, liệu con người sinh ra có số mạng không? Hay số phận mình có bị định đoạt bởi Thiên Chúa (Ông Trời) không?

Thứ Tư, 16 tháng 4, 2014

Tiếng hát và danh ngôn của Thánh Giáo Hoàng Gioan - Phaolô II


https://www.youtube.com/watch?v=l0jn3EIC1j0&feature=youtu.be


Tóm tắt 10 điều răn

Giuse Phan Tấn Thành, OP.
Sau khi giải thích 10 điều răn, thánh Tôma  tóm tắt ý nghĩa  tổng quát của chúng cách ngắn gọn, dựa theo cốt lõi là hai mối tình yêu đối với Thiên Chúa và đối với tha nhân.
Chúng tôi muốn bổ túc tư tưởng của thánh Tiến sĩ thiên thần với vài suy tư về tính cách hiện đại của 10 điều răn, trích từ văn kiện “Kinh thánh và Luân lý” của Ủy ban Giáo hoàng về Kinh thánh xuất bản ngày 11 tháng 5 năm 2008. Vì thế bài hôm nay được phân thành hai mục,  dựa theo hai bản văn.

Thứ Sáu, 11 tháng 4, 2014

Tập luyện lòng tự tin

Giang Sơn
Lời giới thiệu của người dịch
«Biết mình» trong đời sống là một vấn đề quan trọng bởi lẽ có biết mình, người ta mới có thể ứng xử phù hợp với hoàn cảnh xã hội nhờ đó có thể đạt đến thành công là mục tiêu mình đưa ra trong mọi công việc. Triết gia như Socrate thì nói «Bạn hãy tự biết mình» (Connaîs-toi toi-même). Nhà quân sự thì nói, «Tri kỷ, tri bỉ bách chiến bách thắng», còn những bậc tu hành như thánh Augustino thì nói, «Lạy Chúa, xin cho con biết con, xin cho con biết Chúa...»
Theo nhiều học giả, muốn biết mình chúng ta phải tham khảo hai nguồn tư liệu quan trọng là lịch sử và văn hóa, đó là bối cảnh trên đó hình thành tính cách của mỗi con người. Vậy lịch sử và văn hóa VN đã hình thành tính cách người VN nói chung như thế nào? Chúng ta sẽ lược qua những nét chính có tính quyết định đến sự hình thành nhân cách VN.
I. Lịch sử: Hai thời kỳ dài bị đô hộ, Bắc thuộc 1000 năm, thực dân Pháp 100 năm. Chắc chắn những thời kỳ nô lệ này đã gây chấn thương vào tâm lý VN, đặc biệt là mặc cảm tự ti kéo theo những tính cách tiêu cực khác:
* Mặc cảm tự ti dẫn đến
Thụ động
Đè nén, phá hoại
Tránh né, che giấu, đối phó
Mặt khác cơ chế bảo vệ (protective mecanism) bù đắp cho tự ti mặc cảm đó bằng một thái độ tự tôn và những tính cách tiêu cực khác:
* Mặc cảm tự tôn dẫn đến
 Lấn lướt, bắt nạt
 Bè phái, bao che, kỳ thị
 Tư lợi, biển thủ
II. Văn hóa: Hai đặc trưng của văn hóa Việt Nam là Văn hóa lúa nước và văn hóa làng xã. Nước sông mang phù sa thuận lợi cho cây lúa. Mặt khác thủy triều lên xuống bất định, âm thầm len lỏi, che giấu lòng sông khiến hình thành (theo nguyên lý: ở bầu thì tròn, ở ống thì dài) tính cách uyển chuyển nhưng khúc hiểm (xấu là hiểm ác, nhẫn tâm; tốt là thích nghi nhanh, biến ảo) cùng tính cách không ổn định (giống như con nước) dễ thay đổi. Lũy tre làng vừa là tường thành bảo vệ, vừa là bức tường ngăn cách với thế giới bên ngoài, với cái khác mình, tuy có tạo ra sự đoàn kết nhưng cũng sinh ra sự chủ quan, bè phái, hám danh và lòng ganh tỵ.
Về mặt tự nhiên, văn hóa VN còn bao gồm cả hai tư tưởng lớn là Nho giáo phong kiến và Phật giáo. Ngoài những điều tích cực mà hai tư tưởng ấy đã đem đến cho dân tộc trong suốt thời phong kiến như trọng lễ nghĩa, thích tôn ty, từ bi hỷ xả v.v... mà không ai có thể chối cãi. Nhưng đến khi Á Đông gặp gỡ văn hóa Tây Phương thì hai tư tưởng này do thiếu thích nghi và tự mãn đã để lộ ra những điểm tiêu cực của nó:
• Nho giáo phong kiến → Quan liêu, gia trưởng, lối sống hai mặt (đội trên đạp dưới) 
• Phật giáo: Tư tưởng duy tâm chủ quan → thụ động, vô cảm, thờ ơ  
III. Một đề nghị: Các nhà văn hóa và tư vấn tâm lý đề nghị một giải pháp hoặc có thể nói một bài thuốc để canh tân tâm lý VN luôn bị dao động giữa hai cực tự ti và tự tôn. Vì với những tính cách như thế (nói theo y khoa là bị bội nhiễm), người VN khó xây dựng sự phát triển, trước hết là phát triển bản thân, sau đó là phát triển xã hội.
Giải pháp đó là xây dựng lòng tự tin (self-esteem) để đánh giá đúng chính mình và hoán cải bản thân ngõ hầu chúng ta biết xử kỷ tiếp vật hoặc đối nhân xử thế như một người tự tin vì người tự tin có tính cách vững vàng, bình đẳng, suy nghĩ chín chắn để hóa giải mọi khó khăn, đồng thời nhạy cảm với người khác, sống lạc quan và yêu thương mọi người.[1]
Bài sau đây trích từ tác phẩm Haeling Relationships một cuốn sách của tiến sĩ tâm lý Len Kofler, giám đốc Học Viện Tâm Lý Thánh Anselme Hoa kỳ, viết riêng cho các Ki-tô hữu. Chắc chắc bài viết này sẽ giúp cho các Ki-tô hữu tập luyện được lòng tự tin. Nó bắt đầu với việc chúng ta phải biết chính mình để biết Chúa hơn và ngược lại, từ đó yêu mến Ngài nhiều hơn như lời thánh Augustino cầu nguyện cũng giống như câu nói của cổ nhân Vô tri bất mộ với chữ tri gồm cả tri kỷ tri bỉ và tri Thiên (biết mình, biết người và biết Chúa).        

TƯƠNG QUAN VỚI CHÍNH MÌNH
(Phương pháp tập luyện lòng tự tin)
Len Kofler

1. Đánh giá thấp bản thân
(...) Tương quan quan trọng nhất là tương quan mà chúng ta có với chính chúng ta. Điều này tác động đến toàn bộ tiến trình tư vấn[2] và mọi sự việc chúng ta làm như nhiều người khác. Những bài thuyết trình mà tôi nói về tương quan đều có trọng tâm là tương quan với chính mình. Tương quan đối với bản ngã áp dụng cho cả khách hàng và người tư vấn. Cách thức người tư vấn tương quan với chính mình và cách thức khách hàng tương quan với chính họ sẽ ảnh hưởng đến việc thiết lập sự liên kết làm việc. Một tư vấn viên hay một khách hàng có lòng tự trọng thấp sẽ mang đến nhiều điều bấp bênh cho tương quan trị liệu. Một vài vấn đề về lòng tự trọng thấp có liên quan đến sự chuyển dịch. Cha mẹ có thể đã «đè nén» con cái và không thừa nhận chúng đến nỗi chúng quen cảm nhận chúng vô giá trị, không phù hợp. Khi những đứa trẻ này lớn lên và khi chúng làm việc với những khuôn mặt quyền thế, chúng có thể cảm nghiệm chúng không thích nghi. Dù sự đánh giá thấp bản thân xuất hiện nơi nào, nó cũng đòi hỏi công việc bù đắp. Tương quan người với người khó mà thiết lập hoặc vì khách hàng cảm thấy tự ti với người tư vấn, hoặc ngược lại. Đánh giá thấp bản thân cũng có thể cản trở tương quan với Thiên Chúa. «Thiên Chúa không thể yêu thương tôi khi biết tôi là ai.» Đôi khi thật có ích khi lặp lại câu này: «Thiên Chúa hoàn toàn biết tôi, và yêu chính con người tôi.»
Tương quan quan trọng nhất là tương quan với chính mình.
Điều này ảnh hưởng đến toàn bộ đời sống chúng ta.
Nó cũng có thể ảnh hưởng tương quan của chúng ta với Thiên Chúa.
2. Cải thiện việc đánh giá bản thân

Chủ Nhật, 6 tháng 4, 2014

CHÚA KHÓC !

J. Chuyên 

Hôm nay, ta cùng chứng kiến, một hình ảnh rất hiếm trong Tin Mừng: CHÚA KHÓC !

Chúa khóc trước mộ phần người bạn thiết Nazaro, Chúa khóc vì cảm thương nỗi đau quá lớn của hai chị em Matta và Maria vừa mất đi người em trai duy nhất cùa gia đình. . 

……. Và chắc rằng, giờ đây Ngài vẫn đang khóc. 

Khóc vì nhân loại sao còn mãi lỗi lầm. Khóc vì loài người sao vẫn mãi vô tâm. Khóc vì nhân trần rối ren, thác loạn! Khóc vì hận thù mỗi ngày thêm khốc liệt, khóc vì chiến tranh hủy diệt khắp nơi trên thế giới. Khóc thương vùng đất Paletina quê hương trần thế của Ngài, trải dài suốt bao thế kỷ, cho đến nay vẫn chưa thể hòa giải hận thù, chưa có một ngày được sống tự do trong hòa bình thực sự. Và mỗi ngày có biết bao sinh linh vô tội phải gục chết vì bom đạn chiến tranh, đau đớn hơn chính con người lại nhân danh Thiên Chúa đẻ giết nhau! Nguy hiểm nhất coi giết người như một chuyện bình thường rồi trở thành như thói quen dẫn đến mất dần cảm thức về tội, như lời Đức Thánh Cha Benedicto XVI đã từng nói. Chính vì thế, Chúa vẫn còn mãi mãi âm thầm rơi lệ.

Page

Blogger Tips and TricksLatest Tips And TricksBlogger Tricks