ngày tháng năm

Thứ Năm, 28 tháng 11, 2013

Đức Giáo Hoàng tấn công “nền độc tài” của các thị trường trong tuyên ngôn giáo hoàng

Naomi O'Leary 
Đinh Quang Bàn dịch 

VATICAN CITY Tue Nov 26, 2013 11:46am EST 

(Reuters) - Đức Giáo hoàng Phanxicô tấn công chủ nghĩa tư bản không kềm chế như là "một chế độ độc tài mới" và tha thiết kêu gọi các nhà lãnh đạo toàn cầu hãy chống nạn đói nghèo và bất bình đẳng ngày càng tăng, trong một văn kiện phát hành thứ ba [26 tháng 11 năm 2013], đặt nền tảng cho triều giáo hoàng của ngài và kêu gọi đổi mới Giáo Hội Công Giáo. 

Văn kiện 84 trang, được biết đến như một tông huấn, là văn bản lớn đầu tiên ngài soạn thảo một mình trên cương vị giáo hoàng và trình bày nhiều quan điểm chính thức mà ngài đã đọc trong bài giảng và các nhận định ​​kể từ khi ngài trở thành vị giáo hoàng không châu Âu đầu tiên trong 1.300 năm vào tháng 3. 

Trong đó, đức Phanxicô đã đi xa hơn các ý kiến trước đó, chỉ trích hệ thống kinh tế toàn cầu, tấn công "thần tượng tiền", và kêu gọi các chính trị gia hãy "tấn công những nguyên nhân mang tính cấu trúc của sự bất bình đẳng" và phấn đấu cung cấp công ăn việc làm, sự chăm sóc sức khỏe và giáo dục cho tất cả công dân.

Thứ Ba, 19 tháng 11, 2013

Sửng sốt với cách nuôi dạy trẻ "kỳ quặc" ở trường mầm non Nhật

Trẻ mầm non Nhật rất hay được đi dã ngoại
GiadinhNet - "Chẳng lạ gì chuyện đi nhà trẻ, vậy mà tôi vẫn "há hốc miệng" khi thấy những điều "kì quặc" ở trường mầm non Nhật" - một phụ huynh nước ngoài đã choáng váng khi đưa con đến gửi vào lớp mẫu giáo ở Nhật Bản.

Trước khi đến Nhật Bản, Tiantian – con gái tôi cũng đã học 1 năm tại một trường mầm non ở quê hương. Nói vậy để biết chúng tôi không hề xa lạ gì với chuyện đi học mẫu giáo. Tuy nhiên, những gì tôi được chứng kiến ở trường mầm non tại xứ Phù tang vẫn khiến tôi phải “choáng váng”. Tôi xin kể ra đây 8 điều “kì quặc” về mẫu giáo tại Nhật Bản:

Thứ Sáu, 15 tháng 11, 2013

Việt Nam vào Hội Đồng Nhân Quyền Liên Hiệp Quốc: vui hay buồn ?

Phạm Minh Hoàng

Trụ sở Liên Hiệp Quốc tại Geneve, Thụy Sĩ
Ngày 12/11/2013 vừa qua, Việt Nam được bầu làm thành viên của Hội Đồng Nhân Quyền (HĐNQ) Liên Hiệp Quốc (LHQ) với một tỷ lệ rất cao. Thực tình mà nói, căn cứ vào cơ cấu của HĐNQ cũng như các ứng viên cho kỳ này, giới đấu tranh trong và ngoài nước không lấy làm ngạc nhiên lắm, nhưng dù gì đi chăng nữa đây cũng là một “tin không vui” cho chúng ta, những người yêu chuộng và tôn trọng nhũng giá trị phổ quát của nhân loại. Tuy nhiên, sau những xúc động ban đầu, chúng ta hãy bình tâm xem xét mọi khía cạnh của vấn đề - nhưng từ nhãn quan của 184 nước đã bỏ phiếu cho VN để thấy rằng họ không hoàn toàn “bị lừa bịp” và cũng để thấy rằng con đường chúng ta đang lựa chọn cho dù còn nhiều chông gai nhưng vẫn có những cơ hội, những hy vọng nhất định.

Thứ Hai, 11 tháng 11, 2013

Giông Bão Cuộc Đời

Nguyễn Thảo Nam

Đứa cháu họ của tôi qua đời chỉ ba tuần truớc ngày đám cưới. Hai mươi bốn tuổi, trai tráng, khôi ngô, đời tràn ngập sức sống. Bỗng một chiều, cháu mệt. Vào bệnh viện, rồi ra đi. Để người con gái sắp cưới ở lại, ôm nỗi đau khó diễn tả. Mong một ngày làm vợ và làm dâu chưa thành. Cô khóc không còn nước mắt. Có ngàn giọt nước mắt người thân đến chia sẻ, nhưng không thể giúp vơi niềm đau. Cô dựa vào lòng chị tôi, người mẹ chồng tương lai, để tìm sức mạnh. Nhưng chị tôi cũng yếu đuối như người con gái ấy. Cả hai ôm nhau đứng trước cơn giông bão cuộc đời quá lớn, có sức phá vở tất cả nghị lực và cuốn trôi tất cả niềm tin. “Chúa ở đâu trong cơn giông bão ấy?”

Những người đạo đức trong xứ đến an ủi chị, “Có lẽ là thánh ý Chúa, anh chị cố gắng chấp nhận.” Chị tôi ngậm ngùi, không dám phản ứng trước lời an ủi. Trong đáy sâu tâm hồn, chị thầm hỏi “Tại sao lại là Thánh Ý Chúa?” Rồi chị thinh lặng trong nỗi đau. Ngày tháng qua đi, chị vẫn chưa hiểu nổi tại sao bão tố đến với gia đình chị. Đau khổ vẫn mãi mãi là một nhiệm mầu sâu thăm thẳm chưa có câu trả lời thỏa đáng. Bước đi trong niềm tin xen lẫn nước mắt vẫn là hành trình của người Kitô Hữu.

Thứ Sáu, 1 tháng 11, 2013

Tìm hiểu Giáo huấn Xã hội Công giáo: Liên đới

Linh mục Fred Kammer, S.J.
Giám đốc Viện Nghiên cứu Xã hội Dòng Tên
Đan Quang Tâm dịch

“Vậy tình liên đới phải góp phần vào việc thực hiện ý định của Thiên Chúa
trên bình diện cá nhân lẫn bình diện của xã hội quốc gia và quốc tế”
--Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II, Sollicitudo Rei Socialis, 1987, số 40.
Quyển Tóm lược Học thuyết Xã hội của Giáo Hội mệnh danh liên đới là một nguyên tắc cốt lõi của giáo huấn xã hội Công giáo:

Liên đới nhấn mạnh đặc biệt đến bản tính xã hội nội tại của con người, sự bình đẳng của mọi người về phẩm giá và các quyền và con đường chung của các cá nhân và các dân tộc hướng đến một sự hợp nhất ngày gắn bó hơn... Việc gia tăng tương thuộc giữa các cá nhân và các dân tộc cần phải được kèm theo những nỗ lực mãnh liệt không kém trên bình diện đạo đức xã hội, để tránh những hậu quả nguy hiểm của việc đưa bất công lên tầm mức toàn cầu. Việc tăng tốc tình trạng tương thuộc giữa các cá nhân và các dân tộc cần phải được đi kèm với những nỗ lực mãnh liệt không kém trên bình diện đạo đức xã hội, để tránh những hậu quả nguy hiểm của việc đem bất công lên phạm vi toàn cầu”.[1]

DÁN NHÃN

Hiếu Thịnh

Nhóm học hỏi GHXH chúng tôi có một anh bạn rất vui tính, thẳng thắn và nhiệt tình. Bề ngoài trông rất thoáng nhưng ít ai ngờ anh ấy lại chứa một bụng những kinh nghiệm thuộc kiểu "chuyện đời khó nói". Chẳng biết vì có "máu tang bồng" hay bất đắc dĩ vì công việc, mà khi kỷ niệm hai mươi năm ngày cưới, chị vợ thống kê thời gian anh ở nhà chưa được một phần ba con số 20 năm ấy! Anh yên tâm đi làm xa nhà, có lẽ cũng nhờ cái phúc trời ban cho một chị vợ vừa đoan thục lại vừa giỏi giang.

Dọc miền đất nước từ Bắc chí Nam, hầu như vùng nào anh cũng đã đến, đã ở, nếu không am tường tập tục thì cũng "quen nước quen cái". Sau những buổi học, chúng tôi thường nán lại với nhau bên quán cóc nhỏ, "chia sớt" đủ chuyện "trong nhà ngoài phố". Những câu chuyện anh kể thường gây cho người nghe ít nhiều suy nghĩ.

Page

Blogger Tips and TricksLatest Tips And TricksBlogger Tricks