ngày tháng năm

Thứ Bảy, 30 tháng 6, 2012

Hệ lụy tất yếu

Cái gì cũng có hệ lụy riêng. Có khởi đầu thì có kết thúc; có sinh thì có tử; có tội thì bị phạt; có công thì được thưởng; có nguyên nhân thì có kết quả hoặc hậu quả, gọi là quy luật nhân quả. Và còn nhiều hệ lụy khác. Đó là những hệ lụy tất yếu của cuộc sống. 

Thiên Chúa là Chúa của sự sống, Ngài chỉ có những ước muốn thánh thiện, và trao ban mọi điều tốt lành cho mọi người: “Thiên Chúa không làm ra cái chết, chẳng vui gì khi sinh mạng tiêu vong” (Kn 1:13). Tại sao? “Vì Ngài đã sáng tạo muôn loài cho chúng hiện hữu, mọi loài thọ tạo trên thế giới đều hữu ích cho sinh linh, chẳng loài nào mang độc chất huỷ hoại. Âm phủ không thống trị địa cầu” (Kn 1:14). Thật vậy, “đức công chính trường sinh bất tử” (Kn 1:13-15).

CÁM ƠN THẦY (2)

Thầy ơi, con lại muốn xin Thầy nữa nè: 

“Này Thầy hỡi, xin Ngài thương ban phúc cho con luôn! Dù ra sao, không bội ơn Thiên Chúa ban đầy tràn….” 

Thầy nhớ không, lúc nhỏ con thích đàn hát lắm mà ba con không bằng lòng, thấy anh hai biết đàn Guitare, con cũng muốn được như anh…. 

Sau nầy con mua được cây Organ, học với sơ thời gian ngắn, lại mời thầy về nhà dạy… Con học rồi lại nghỉ, mấy đợt như vậy, kết quả chẳng đi đến đâu, thời gian qua… con chẳng đàn được, cây đàn vẫn nằm đó…. Thôi đành bỏ cuộc.! Bây giờ về hưu có thời giờ con có thể học lại mà chỉ ngại tốn tiền!!? 

CÁM ƠN THẦY (1)

Cha yêu kính, 

Từ nhỏ đến giờ con gặp biết bao người thầy, người cô đã dạy cho con về kiến thức học vấn phổ thông, cũng như về chuyên môn. Nếu ngồi nhớ lại, con không thể nào nhớ cho hết… Con xin cảm tạ ơn Cha, xin Cha ban mọi ơn lành hồn xác cho các thầy cô của con nha Cha. 

Cha ơi, người ta nói: 

“Nhất tự vi sư, bán tự vi sư” 
Và : 
“Học thầy không tày học bạn” 

Thật vậy, con luôn luôn nhớ ơn thầy cô cho dù chỉ dạy con một chữ hay nửa chữ, và học với thầy thì không bằng học với bạn, vì bạn ngang cơ với nhau, nên ta có thể nói hết sự thật về cái dở cái không biết của mình, còn thầy nhiều khi ngại ta không dám nói…. 

Những xâu chuỗi hạt và mớ lá thuốc của lòng bác ái, từ tâm

Mùa mưa năm nay, do chứng đau lưng tái phát, tôi thường lui tới một phòng diện chẩn từ thiện nằm khuất trong một con hẻm sát bên nhà thờ Phú Hạnh (đường Phan Đăng Lưu,Phú Nhuận). Trong những khi chờ đến lượt khám, tôi không khỏi tò mò trước một công việc phụ của cô thư ký làm nhiệm vụ vô sổ tên tuổi và bệnh trạng của đám bệnh nhân nghèo chúng tôi. Đó là hể rãnh tay cô lại tẩn mẩn xỏ những hạt nhựa và những mẫu thánh giá gỗ vào dây thành những xâu chuỗi xinh xắn và xếp ngay ngắn trên mặt bàn. Rồi đến lúc xuống nhà sau xin nước uống, tôi lại thấy một mẹ của cô gái cùng một bà cụ, tóc trắng phau – chắc là bà ngoại của cô ấy – hể rãnh việc nội trợ, bếp núc trong nhà thì cũng ngồi thầm lặng xỏ chuỗi. Dò hỏi mới biết đã từ lâu, gia đình này đã làm được hàng ngàn xâu chuỗi rồi cùng với mớ quần áo, vật dụng cũ quyên góp được trong giáo xứ, họ đem tặng hết cho những giáo dân nghèo ở những vùng hẻo lánh xa Sài Gòn, thậm chí là một số giáo xứ ở tận miền Bắc, miền Trung hay gần biên giới Campuchia. 

Đại gia và...quan chức

Đó là chuyện về đại gia và quan chức, hai giai tầng muôn thuở hấp dẫn, từ người đẹp chân dài đến thường dân chân đất. Có hai câu chuyện, ngẫu nhiên không hẹn mà thành "gặp nhau cuối tuần", nhưng không phải để bạn đọc cười, mà đọc xong, hẳn nó thành "ga la"... khóc.

"Liêu trai chí dị" thời nay

Đại gia được nói ở đây, khiến bạn đọc chú ý vì sự khác người và khác đời. Đang sống sờ sờ, khỏe mạnh, đẹp đẽ ở Hà Nội, ông N. C. Đ. bỏ lên Lương Sơn (Hòa Bình) mua 24 héc ta đất rừng, làm trang trại. Chuyện có thế thì chả đáng nói, vì khối đại gia thời buổi này đều có trang trại cuối tuần.

Đáng nói ở chỗ đại gia này, xây mộ chờ... ướp xác mình.

Khu mộ của ông Đ hiện đã xây hoàn chỉnh với 2 ngôi cạnh nhau, phía trên có 2 tấm bê tông lớn. Ảnh: Kienthuc.net
Mới nghe tưởng như của tiểu thuyết Tàu, vì nó nhang nhác cái lo xa của các bậc đế vương xưa, phòng ngừa khi nằm xuống, bị dân "đào mồ, đào mả". Ông Đ. cũng chẳng giấu, khi nói xổ toẹt: "Công trình này tốn rất nhiều tỷ đồng. Tôi chỉ là "phó thường dân" nhưng muốn làm 1 khu mộ ngang với mộ... Tào Tháo".

Thứ Năm, 28 tháng 6, 2012

XIN CHÚA DẠY CON

Giê-su ơi, 

Tháng sáu là tháng kính “Thánh tâm Chúa Giê-su”, nói về tình yêu Thánh, trái tim Thánh. Tim hay tâm Thánh không bao giờ đổi thay, chứ tâm con người thay đổi vèo vèo, khó khi nào ta đoán được họ muốn gì, nghĩ gì trong lòng. Tục ngữ có câu: 

“Dò sông dò biển dễ dò. 
Đố ai lấy thước mà đo lòng người” 

Thật vậy, Thiên Chúa nhìn thấy con người tận đáy lòng. Đối với Ngài, cái bên ngoài chỉ là thứ yếu, trên hết và quan trọng nhất vẫn là tấm lòng. 

Giêsu mong muốn chúng con phải có tấm lòng như Ngài, tình yêu xuất phát từ con tim, Ngài luôn kêu mời : 
“Hãy học cùng ta vì ta hiền lành và khiêm nhường trong lòng” (Mt 11,29). 

Tôi có tự do ?

Có nhiều lý do để trở thành người Công giáo. Tính lịch sử của các Phúc âm, cách dùng lý luận dẫn đến đức tin, một trải nghiệm thần bí, vẻ đẹp trong các loại hình nghệ thuật, cuộc gặp gỡ một thánh nhân, và nhiều nữa…. 

Đối với tôi, một trong các lý do đó là sự tự do mà tôi trải nghiệm khi tôi thực hành đức tin của mình. Dù không là thầy dạy cách sống đạo đức, chúng ta vẫn phải xác định ngày nay quan trọng về cách hiểu kho tàng đức tin vô giá. Nhưng ngày nay, nhiều người hiểu sai đức tin chung và nghĩ rằng vị trí cao nhất trong Giáo hội là làm linh mục, giám mục hoặc giáo hoàng. Với ảnh hưởng của Thánh Josemaria Escriva (*), mọi người được giới thiệu về lời mời gọi thánh hóa. Trước đây không phải không là giáo huấn chung, mà chỉ không được giảng dạy thường xuyên. Với đà tiến của chủ nghĩa tục hóa, tôi cho rằng thời của Thánh Escriva vẫn thích hợp. Thánh Escriva nhắc cho thế giới biết rằng mọi thứ đều có thể được thánh hóa. Thiên Chúa không chỉ cho các giáo hoàng, hồng y, giám mục, linh mục, tu sĩ vào Thiên đàng, mà Ngài mời gọi mọi người, bất kể giai cấp hoặc ngành nghề nào. 

ĐGM Fellay: Huynh đoàn Thánh Piô X không cần phải chấp nhận tất cả giáo huấn của Công đồng Vatican II

ĐGM Fellay: Huynh đoàn Thánh Piô X không cần phải chấp nhận tất cả giáo huấn của Công đồng Vatican II 

VATICAN CITY (CNS) – Nhà lãnh đạo Huynh đoàn Thánh Piô X (SSPX) nói rẳng các cuộc thảo luận với Tòa Thánh Vatican cho thấy “Roma không còn coi việc chấp nhận toàn bộ” giáo huấn của Công đồng Vatican II như một điều kiện để Huynh đoàn hòa giải trọn vẹn với Giáo Hội.

Đức giám mục Bernard Fellay, Bề trên tổng quyền của SSPX cho biết: Chấp nhận giáo huấn của Công đồng không còn là “một điều kiện tiên quyết cho giải pháp về mặt giáo luật” đối với quy chế của Huynh đoàn.

Thứ Tư, 27 tháng 6, 2012

Khuyến khích trẻ nói thật

Ảnh minh họa.
Chúa Giêsu luôn thẳng thắn, trực tính, chẳng thiên vị, chẳng vị nể ai, không xét người theo bề ngoài, cứ sự thật mà dạy đường lối của Thiên Chúa (Mt 22:16; Mc 12:14; Lc 20:21). Vì sự thật mà Ngài bị giết chết thê lương. Thánh Gioan Tẩy Giả cũng bị bay đầu chỉ vì dám nói thẳng, nói thật (x. Mt 14:3-11; Mc 6:17-19). 

Chúa Giêsu không hề úp mở: “Có” thì phải nói “có”, “không” thì phải nói “không”; thêm thắt điều gì là do ác quỷ (Mt 5:37). Nhưng vì “con cái đời này khôn ngoan hơn con cái sự sáng” (Lc 16:8) nên người ta đã thoái hóa và “biến chất”, không còn “nhân chi sơ tính bổn thiện” nữa. Thánh Phaolô đã phải thốt lên: “Mầu nhiệm của sự gian ác đang hoành hành” (2 Tx 2:7). 

Cuộc đưa tiễn đầy xúc động dành cho bà mẹ trẻ người Ý, người đã hy sinh tính mạng cho đứa con chưa sinh

Bệnh ung thư của Chiara tiến triển nhanh chóng và cuối cùng cô mất thị giác một bên mắt
EMTY (Rôma, 26-6-2012, CNA) - Hàng trăm người Ý đã đến Nhà thờ Thánh Francisca Romana tại Rôma vào ngày 16-6 để tham dự Thánh lễ An táng của Chiara Corbella, một phụ nữ Công giáo qua đời sau khi trì hoãn việc điều trị ung thư để bảo vệ đứa con cô đang cưu mang.

Lúc 28 tuổi, Chiara kết hôn với Enrico Petrillo trong hạnh phúc. Họ đã phải chịu đựng sự ra đi của 2 đứa con David và Maria, qua đời vì dị tật bẩm sinh, trong những năm gần đây. Đôi vợ chồng này đã trở thành những chứng nhân nổi tiếng tại các sự kiện bảo vệ sự sống, trong đó họ chia sẻ chứng từ về ít phút ngắn ngủi họ có được với các con của mình, trước khi các bé lìa đời.

Vào năm 2010, Chiara mang thai lần thứ ba. Theo các bác sĩ thì đứa bé phát triển bình thường. Tuy nhiên, Chiara được chẩn đoán mắc bệnh ung thư ác tính và được khuyên nên bắt đầu cuộc điều trị, có thể gây nguy hiểm cho thai nhi.

Chiara đã quyết định bảo vệ em bé - có tên là Francisco - và chọn không điều trị cho đến sau khi sinh bé, chào đời ngày 30-5-2011. Bệnh ung thư của Chiara tiến triển nhanh chóng và cuối cùng cô mất thị giác một bên mắt. Sau một năm dài chiến đấu với căn bệnh, Chiara qua đời vào ngày 13-6, bên cạnh những người thân yêu, và cô tin rằng mình sẽ được đoàn tụ với 2 đứa con trên thiên đàng. “Mẹ sẽ lên thiên đàng để chăm sóc cho Maria và David, con ở lại với bố. Mẹ sẽ cầu nguyện cho con”, Chiara viết trong một lá thư để lại cho Francisco, viết 1 tuần trước khi cô qua đời.

Trai mà chi" Gái mà chi" Con nào có nghĩa có nghì thì hơn.

Ảnh minh họa
Con gái của Ba, 
Còn bốn tháng nữa con tròn 56 tuổi. Nhưng trong lòng Ba con vẫn còn trẻ như tuổi 15. Ba nhớ lại cũng ngày nầy 18 năm về trước, cha con mình đùm túm dắt nhau đi vượt biên rồi sang Mỹ. 
Ba nói là "đùm túm" vì hồi đó Ba từ trại tù cải tạo về thì con đã gần 40 tuổi. Khổ. Nghèo. Nhìn con gái Ba héo úa dung nhan mà Ba khóc ròng. Tại ba! Tại Ba hết thảy! Làm con gái của một "sĩ quan ngụy" nên từ trường Đại Học ra con không có việc làm. Hàng ngày, ngồi ở góc chợ Bàu Hoa vùng Ngã Tư Bảy Hiền-Sài Gòn để bán từng tô bún mắm. Cứ ba tháng một lần lặn lội ra Bắc thăm Ba.

Năm 1975 Mẹ con mới 50 tuổi. Người vẫn nghĩ rằng Ba chỉ đi "học tập ít ngày". Thành ra, nghe Ba đi Bắc, Mẹ con bị shock. Cộng thêm bệnh cao huyết áp sẵn có Mẹ còn "nhất định nằm một chỗ!".Thế là con gái của Ba vừa lo cho Mẹ, vừa lo cho Ba. Ba ở tù 8 năm thì Mẹ con mất. Phải đến 4 năm gian khổ đời con nữa Ba mới được trở về. 

Cánh thư hy vọng


Cả hai đang ở độ tuổi 17. Họ gặp nhau trong một bệnh viện khi đang đi dạo. 

Trong một chớp mắt, hai trái tim non trẻ rộn lên một niềm xúc động sâu sắc. Họ đọc trong mắt nhau một nỗi thương cảm bi ai. Kể từ hôm đó họ không còn cô đơn nữa. Đến một ngày, cả hai được thông báo rằng bệnh tình của họ không có cách nào chữa trị được nữa. Trước khi được gia đình đón về nhà, họ ngồi bên nhau một buổi tối, hẹn hò cùng nhau cố gắng vượt qua số phận. Họ hứa mỗi tuần sẽ viết cho nhau hai lá thư để chúc phúc và động viên nhau. Rồi hôm sau họ chia tay nhau. 

Thứ Ba, 26 tháng 6, 2012

Thư gửi cho má

Giê-su yêu kính, Giê-su gửi thư cho ba dùm con rồi phải không Giê-su? Bây giờ con lại gửi tiếp thư lên cho má con, Giê-su biết má con ở đâu không? Con cám ơn Giê-su đã yêu thương ba má con một cách đặc biệt. 

Đời má con cũng khổ như ba, ngày xưa tuổi “teen” là phải đi lấy chồng, cha mẹ đặt đâu ngồi đó, dầu có khổ cách mấy cũng cam chịu. Má con hay viết nhật ký, thỉnh thoảng kể lại cho con gái nghe, anh em trai chắc không rành bằng con đâu. 

Thứ Hai, 25 tháng 6, 2012

Thư cho ba

Chúa Giê-su, con viết thư gửi cho ba con nha Giê-su? Con không biết ba con giờ ở đâu? Chỉ mình Giê-su mới biết mà thôi, Giê-su nhớ gửi thư nầy dùm con. 

Giê-su biết không, nghe má con kể lại cuộc đời của ba làm con thương ba con nhiều hơn nữa. Ba con là con một trong gia đình, ông nội cưng ba con lắm, lúc nhỏ ông cõng đưa ba con đi học mỗi ngày, trường rất xa nhà. Ông nội còn nói với các anh em mình (Năm anh em, ông nội con thứ 4): 

“Tôi dê chữ chứ không dê gạo” có nghĩa là có tiền chỉ cho con đi học, mua chữ, chứ không muốn làm giàu. Bởi vậy nội con nghèo hơn các anh chị em, nhưng ba con học giỏi, thông thạo tiếng Pháp lắm. 

Tản mạn về Nhân Sinh Quan

Nhân sinh quan là gì? Nhân sinh quan (conception de la vie, conception of life) là quan niệm của con người đối với cuộc sống. Như vậy nghĩa là mỗi con người đều có một nhân sinh quan riêng. Dĩ nhiên cần có một nhân sinh quan đúng đắn! 

Manurti nói: “Quá phê phán người khác là phủ nhận quyền tự do sống của họ”. Vì vậy, chỉ nên phê phán bằng tinh thần xây dựng chứ đừng ngụ ý xoi mói, xúc xiểm nhau. Tuy nhiên cũng cần khẳng định rằng không thể có sự tiến bộ nếu không có sự phê bình – nhưng phải xuất phát từ lòng yêu thương. La Rochefoucauld đã mạnh dạn kết luận: “Tất cả các dòng sông bác ái đều chảy vào biển cả ích kỷ”. Đó là một sự thật minh nhiên mà người ta khó có thể dám chấp nhận, dám đối diện. Người ta dễ bị coi thường khi phải nhờ vả người khác, thậm chí có thể xảy ra giữa quan hệ thân thuộc hoặc phu thê. Sự thật luôn phũ phàng, nhưng vẫn là sự thật. Tuy nhiên, luôn cần giữ niềm tin và niềm vui. 

Chủ Nhật, 24 tháng 6, 2012

Chương trình "Nét đẹp kiến trúc nhà thờ cổ Việt Nam".

Kính thưa quí cha, quí thầy, quí Sr và các bạn thân mến.
Những người bạn Công giáo đã làm việc cật lực và khéo léo để cuối cùng một chương trình do người Công giáo thực hiện được phép phát trên sóng của HTVC. Đó là chương trình : "Nét đẹp kiến trúc nhà thờ cổ Việt Nam".
Đây là một thành công bước đầu.
Xin mời cả nhà theo dõi và mời gọi nhiều người cùng xem để ủng hộ.
Xin thêm lời cầu nguyện để nhiều chương trình do người Công Giáo thực hiện được lên sóng.
Xin cám ơn.


Lịch phát sóng:
Chương trình "Nét đẹp kiến trúc nhà thờ cổ Việt Nam".


Kênh HTVC - Du lịch và cuộc sống
Phát chính: 20g30 thứ sáu hàng tuần
Phát lại: 10g Chủ nhật
17g thứ ba

Phát online trên: www.htvc.vn cùng khung giờ trên.
( vào trang www.htvc.vn, trong cột TVonline, chọn biểu tượng thứ 4 từ
trên xuống của kênh Du lịch và cuộc sống)

Chương trình chính thức phát sóng vào lúc 20g30 thứ sáu ngày 22-06-2012

ĐỨC GIÊSU DẸP YÊN SÓNG GIÓ

CHÚA NHẬT XII - NĂM B 
G 38, 1.8-11; 2 Cr 5,14-17; Mc 4,35-41 

Đoạn văn ta có hôm nay, trích từ Sách Gióp, lấy ra khỏi văn mạch thật có ít ý nghĩa. Cần quay lại nhiều chương ở trước thì mới thấy được tại sao Thiên Chúa lại xử đối với Gióp như thế. 

Sách Gióp được phân loại là một trong các sách thuộc về “văn chương Khôn ngoan” – một sưu tập các văn bản và suy niệm giúp soi sáng quan hệ của con người với Thiên Chúa. Quyển sách này, cách riêng bàn về một chủ đề vẫn còn mang tính thời sự như bao thời đại đã qua… người công chính phải gánh chịu khổ đau. 

TA ĐẶT NGƯƠI LÀM ÁNH SÁNG MUÔN DÂN

(Is. 49,1 – 6)

Trong những ngày mừng đại lễ Phục Sinh,
con được nghe những lời chia sẻ đầy ý nghĩa.
“Các anh em phải ra khỏi mồ tối,
để chiểu dải sự thánh thiện cho muôn dân”


Hôm nay đã qua rồi những ngày đại lễ,
một lời này lại nhắc nhở con
“Ta đặt ngươi làm ánh sáng muôn dân
để ngươi đem ơn cứu độ của Ta đến tận cùng cõi đất.”


Con có dám ra khỏi mồ tối ?
con có dám soi chiếu muôn dân,
bằng chính ánh sáng sự thật và công lý ?

Lm. Vinh Sơn Phạm Trung Thành, dcct.
Lễ Sinh nhật Thánh Gioan Tẩy Giả
24/06/2012

Thứ Bảy, 23 tháng 6, 2012

Phân biệt giữa người Việt Nam và Trung Quốc ! [VietSub]

Clip không nhằm phân biệt chủng tộc để thù ghét nhau.Đơn giản chỉ muốn nêu lên những điểm khác biệt giữa hai dân tộc. Để có thể xem phụ đề, mọi người hãy bấm vào nút "CC" màu đỏ trong khung chiếu youtube.

Hoài Niệm


Gioan Sơn thân tặng Trầm Thiên Thu


HOÀI NIỆM CHA
(I)

Cha kiệt sức chạy sau cơn bệnh
Cuộc hành hương, đây chặng cuối cùng
Mỗi khoảnh khắc cha tiến gần sự chết
Để đi vào nơi ấy cõi ngàn thu.

Con cháu yêu thương về đông đủ
Chúng tôi tin còn có đời sau
Yêu thương đích thực nào biết sợ,
Cơn đau vật vã đã năm tuần.

Chảy nước mắt trong giờ hấp hối,
Phế quản vỡ rồi không thể phát âm,
Cha ngước nhìn một lượt người thân,
Vẫy tay chào bàn tay run lẩy bẩy
Vẫy tay chào vĩnh biệt cõi gian trần.

Hỡi chị chết đến mau đi chứ!
Chị biết thừa cuộc hẹn để gặp nhau.
Dẫu quỹ đạo mỗi cuộc đời có khác,
Yêu-thương-vĩnh-cửu: chỗ quy hồi.

HOÀI NIỆM MẸ
(I)

Mẹ đẹp như bóng đêm
Gọi con vào phòng tối,
Mẹ hôn con êm đềm
Như hương chiều tắt vội.

Con chập chững bước ra
Một bình minh yếu đuối,
Mẹ đang nằm hấp hối
Chuông báo tử từ xa.

Ảnh Đức Mẹ treo tường
Dâng con vào đền thánh
Thương nhìn mẹ trên giường
Dâng con vào cuộc sống.

Có tia chớp vô hình
Làm mẹ tôi trong suốt,
Và tiếng sét vô thanh
Làm mẹ tôi thành lửa.

Tôi xin dâng cho đời
Tia chớp trong không mất.
Và xin dâng mọi người
Ngọn lửa hồng không tắt

Chân dung Gioan Tiền hô

Gioan cất tiếng hô vang: 
Bạt đồi, xẻ núi, lấp sông, uốn đường 
Để Ngôi Hai, Chúa thiên cung 
Giáng trần cứu độ, yêu thương nhân loài 

Thánh Gioan Tiền hô luôn gắn liền với Mùa Vọng như một “định mệnh”. Ông là người “mở đường” cho Chúa đến, là nhân vật quan trọng trong công cuộc Cứu độ của Thiên Chúa, nhưng ông lại rất khiêm nhường, không nhận mình là ngôn sứ hoặc là gì khác, chỉ tự nhận mình là “tiếng người hô trong hoang địa” (Ga 1:23) và “không đáng cởi quai dép cho Chúa Giêsu” (Ga 1:27). 

Thánh Gioan Tiền hô là một thanh niên trẻ nhưng nhìn rất “bụi” trong trang phục áo da thú, hẳn là nhìn ông rất khắc khổ vì ông ăn chay trường: Hàng ngày chỉ ăn châu chấu và mật ong rừng. Có thể coi Thánh Gioan Tiền hô là Mặt Trăng, còn Chúa Giêsu là Mặt Trời, nhưng không hề “đối kháng” theo ý câu “như mặt trời và mặt trăng” khi chúng ta nói về 2 người đối lập. Mặt trăng sáng nhờ mặt trời, “mặt trăng” Gioan Tiền hô sáng nhờ “mặt trời công chính” Giêsu. Chúng ta là những ngôi sao bé nhỏ trong vòm trời yêu thương nên chắc chắn cũng chỉ sáng nhờ Mặt Trời Giêsu. 

Chúng tôi đã hại một người bạn quý.

Năm nay tôi đã gần bảy mươi tuổi. Cái tuổi mà con cháu đã có thể chúc thọ được rồi. Tôi đã chứng kiến biết bao câu chuyện cuộc đời. Nhưng có một câu chuyện mà tôi không thể nào quên được. Tôi viết lá thư này gửi các anh, các chị để kể lại câu chuyện mà tôi là một người liên quan đến câu chuyện đó. Hy vọng, câu chuyện của tôi nếu được in lên sẽ nói với bạn đọc gần xa một điều gì đó về cuộc đời này.

Câu chuyện xảy ra vào năm cuối cùng trong đời sinh viên của tôi, ở ký túc xá mà tôi ở lúc đó. Một hôm, chúng tôi đi tập quân sự. Duy chỉ có một người trong phòng kêu ốm và ở lại. Người đó là S, quê ở Thanh Hóa. Buổi chiều trở về, tôi sắp xếp lại đồ đạc cá nhân và hoảng hốt nhận ra một chỉ vàng của tôi không cánh mà bay. Đó là chỉ vàng mà cha mẹ cho để mua xe đạp đi làm sau khi tôi ra trường. Ngay lúc đó, tôi nhìn S đang nằm quay mặt vào tường và hoàn toàn tin rằng S đã lấy cắp chỉ vàng của tôi. Tôi đề nghị mọi người trong phòng cho tôi khám tư trang của họ. Cuộc khám xét không thành công.

Chuyện ngôn ngữ

Ông Phạm Quỳnh, chủ bút tạp chí Nam Phong (đầu thế kỷ XX), nói: “Truyện Kiều còn thì tiếng ta còn, mà tiếng ta còn thì nước ta còn”. 

Vấn đề là “nước ta còn”. Thế nhưng “tiếng nước ta”, gọi là “quốc ngữ”, mà vẫn thường bị dùng thiếu chính xác – ngay cả trong cách dùng của những người được coi là “giới trí thức”, báo chí, đài phát thanh và đài truyền hình. Có các “dư ngữ” quá nhiều: thì, là, mà,… Phàm cái gì “thừa” thì sẽ gây “vướng víu”, “khó chịu” lắm! 

Hằng ngày chúng ta dùng ngôn ngữ nhiều, dù nói hoặc đọc, nhưng đôi khi có những cách dùng từ hoặc câu văn thật… “ngây ngô”. Chữ nghĩa mà biết nói năng, chắc là nó phải kêu oan tới trời! 

Hạnh phúc, sự u buồn và... sự thật!

Hạnh phúc của nghề báo đơn sơ lắm. Chỉ có một mong ước, là viết... đúng sự thật. Và chỉ sự thật mà thôi!

Hạnh phúc của nghề báo là viết... đúng sự thật
Cho dù, dịp kỷ niệm Ngày Nhà báo VN 21/6 đã qua, nhưng dư âm của nó lại ám ảnh người viết này, ở một sự kiện mà khi xuất hiện trên nhiều tờ báo, nó lập tức gây "hot" cho xã hội.

Đó là chuyện Quỹ kinh tế mới (New Economics Foundation- NEF), một tổ chức phi chính phủ nghiên cứu về kinh tế, xã hội và môi trường có trụ sở ở Anh, trong bảng xếp hạng Chỉ số hành tinh hạnh phúc (HPI) đã xếp "Việt Nam là nước hạnh phúc thứ 2 trên thế giới".

Thứ Sáu, 22 tháng 6, 2012

Truyện Ngắn Ý Nghĩa


 
1. CHA TÔI
Mẹ bỏ đi theo người khác. Cha ở vậy nuôi chúng tôi. Hơn 20 năm. Tôi và anh Hai đều có gia đình. Ngoài 60, bỗng cha tôi dường như trẻ lại. Ông năng chải chuốt, đi lại và xài tiền nhiều hơn. Chúng tôi nghĩ ông có nhân tình và đối xử có phần nghi ngại. Ông vẫn không nói. Tôi tìm đến bệnh viện, quyết tâm cho người tình của cha tôi một trận. Chợt tôi lặng người đi vì người cha đang chăm sóc mẹ. Thấy tôi, ông gượng nói: “Ba sợ các con còn giận mẹ...”.
2. ĐI THI
Chị Hai thi đệ thất. Ba thức dậy từ tờ mờ chở chị đi trên chiếc xe đạp cũ. Chị Hai đậu thủ khoa. Má bảo: “Nhờ Ba mày mát tay”. Từ đó, lần lượt tới anh Ba rồi cô út - cấp II, cấp III, tú tài, đại học - Đứa nào cũng một tay Ba dắt đi thi. Giờ cả ba đều thành đạt.

Thứ Năm, 21 tháng 6, 2012

Buồn thảm lễ an táng 91 hài nhi giữa Thủ đô

Nhóm cổ vũ 'Compendium': Tại thời điểm chúng tôi trích đăng bài này của VietNamNet, bài này đã bị gỡ xuống. 

Cứ đều đặn mỗi tuần một lần, vào lúc 9h sáng, tại một ngôi đền nằm nép mình giữa những khu nhà cao tầng của Hà Nội lại diễn ra lễ an táng cho các thai nhi được nhặt từ nhiều nơi trong thành phố về.
Một lễ tiễn đưa các em về nơi an nghỉ. Tuần này là 91 hài nhi. Ảnh: H.Vinh
Những số phận bị ruồng rẫy

Gần 5 năm trôi qua nhưng bà Trần Thị Hường, trưởng một nhóm bảo vệ sự sống tại Hà Nội vẫn không quên được lần đầu tiên nhận thai nhi về mai táng.Hôm đó gần nửa đêm, có điện thoại từ một phòng khám gọi tới thông báo có một thai nhi vừa mới nạo xong. Hai vợ chồng họ không nỡ bỏ mặc mà muốn được mai táng cho đứa con mà họ vừa rứt ruột bỏ đi, nhưng với họ thì không thể. Họ đã nhờ phòng khám giới thiệu giúp người có thể làm việc đó thay họ để đứa con đỡ tủi phận.
Các cơ sở nạo phá thai nằm san sát trên một đoạn đường Giải Phóng, đối diện cổng Bệnh viện Bạch Mai. Ảnh: BVSS

HẠT GIỐNG ÂM THẦM

Lạy Cha, sáng nay con dậy thật sớm, con không hiểu Cha gọi con làm chi? Thôi con dậy, chứ nằm đó cũng không ngủ được thêm miếng nào. Con cầu nguyện với Cha đây, con hỏi ý Cha qua Kinh Thánh trong đoạn Chúa Giê-su nói chuyện với dân chúng tại hội đường Ca-phác-na-um. Dân chúng hỏi Chúa Giê-su:


“Chúng tôi phải làm gì để thực hiện những việc Thiên Chúa muốn?”. (Ga 6,28)


- Đức Giê-su trả lời:

“Việc Thiên Chúa muốn cho các ông làm, là tin vào Đấng Người đã sai đến” (Ga.6, 29)

Cách nhìn của trái tim

Nhạc sĩ Xilin Diweng viết ca khúc “Because you love me” [Vì anh (em) yêu em (anh)]. Lời ca viết rằng: “Nếu anh không nhìn thấy, em sẽ là mắt của anh; khi anh không thể nói, em sẽ là tiếng của anh…”. Đôi vợ chồng mù trong thôn bà ngoại tôi năm nay đã sắp sửa tám mươi tuổi, họ đã có một lũ con cháu.

Nghe bà ngoại kể lại, khi cưới nhau, chồng ngồi xe bò đi đón vợ. Tuy cô dâu chú rể đều không nhìn thấy màu sắc, nhưng chú rể vẫn sai người cuốn đầy lụa điều lên đầu bò và xe bò.

Đón cô dâu về nhà, chú rể dắt tay vợ mò mẫm từ nhà trên xuống nhà bếp, mò mẫm khắp lượt các ngóc ngách trong gia đình. Viêc khó hơn cả là múc nước ở cạnh giếng, lần nào cũng thế, hai người dắt nhau đi, vợ sờ thấy cây gỗ ở cạnh giếng, một tay ôm chặt cây, còn tay kia níu chặt tay chồng.

Thứ Ba, 19 tháng 6, 2012

CON SẼ LÀ… (3)

“Con hỏi mình tại sao … Chúa nhân từ ưu ái dường bao. ….. Phận bé thơ thấp hèn …Người gọi con trong đám phàm nhân. …. Một tình yêu bao la…. Một tình yêu cao ngất trời xa…… Carmel núi cao vời vợi …nhờ bàn tay ai đã trồng đây….? 

Giê-su ơi, Ngài ưu ái con quá lẽ? Thuở còn thơ, vào một buổi chiều nhạt nắng, con theo mẹ đi thăm ruộng, trời quang đãng, không một áng mây, đàn chim én bay lượn trên không, xa xa lại có những đàn khác thảnh thơi bay về tổ… Nhìn cánh đồng lúa chín vàng bát ngát, gió thổi hiu hiu làm những thân lúa chạm nhau kêu xào xạc, thoảng lên mùi hương đặc trưng của lúa …con cảm giác an bình và hạnh phúc bên mẹ . … 

BIẾT CHÚA

Biết là cả một mệnh đề rất lớn của triết học nói riêng, và cũng là của thế giới quan, nhận thức luận của con người nói chung. Ta có thể nói, chuyện này tôi biết, chuyện kia tôi biết, nhưng Biết một cách đầy đủ, toàn vẹn sự thật, liệu có ai dám khẳng định? 

Nỗ lực của mọi suy tư trong lịch sử nhân loại từ cổ chí kim đều không ngoài mục đích, là tìm đến tận cùng chân lý. Thế nhưng dường như chưa một nỗ lực suy tư thuần túy nào dám khẳng định rằng đã đạt đến chân lý tối hậu. Socrate, một triết gia cổ đại Hy Lạp dường như đã tổng kết cho điều này bằng một khẳng định tưởng như tiêu cực rằng: “Tôi chỉ biết một điều duy nhất là tôi không biết gì cả”. Nói như vậy không có nghĩa bản thân ông không biết gì, mà ngược lại ông biết rất nhiều, thậm chí ông được kể như một cây đại thụ trong hành trình tư tưởng nhân loại. Nhưng cũng như đã nói, cái gọi là biết của ông cũng chỉ là những mảnh vụn của sự thật, của chân lý. 

Tháng Sáu vô thường

“Tháng Sáu trời mưa, trời mưa không dứt. Trời không mưa, anh cũng lạy trời mưa”. Đó là sở thích “không giống ai” như vậy trong ca khúc “Tháng Sáu Trời Mưa” của Nhạc sĩ Ngô Thụy Miên phổ thơ của Thi sĩ Nguyên Sa, trong đó còn có câu “thề độc” thế này: “Anh sẽ nhớ suốt đời mưa tháng Sáu”

Mưa luôn làm cho lòng người bỗng lạ. Có lẽ Tạo Hóa đã “cài đặt” phần cứng như vậy. Dù không có “máu” nhạc sĩ và không có “tâm hồn” thi sĩ, người ta vẫn khả dĩ cảm thấy tháng Sáu có điều gì đó rất khó tả, hầu như không thể lý giải. Vâng, tháng Sáu vô thường! 

Gia đình và đồng tính luyến ái

Trong bài thơ “Hai Sắc Hoa Tigôn”, thi sĩ T.T.KH thổ lộ: “Em vẫn đi bên cạnh cuộc đời / Ái ân lạnh lẽo của chồng tôi”. Điều đó chứng tỏ bà không hề hạnh phúc trong hôn nhân. 

Gia đình là tế bào của xã hội, mà vợ chồng là khởi lập một gia đình. Vợ chồng hạnh phúc thì con cái mới hạnh phúc, và do đó mà gia đình cũng hạnh phúc. Văn hào Victor Hugo (1802-1885) đã mô tả sự bất hạnh của người vô gia đình trong tác phẩm Les Misérables (Những Kẻ Khốn Cùng). Không ai không có gia đình, nhưng gia đình không hạnh phúc thì thật bất hạnh! 

Thứ Hai, 18 tháng 6, 2012

Con người là con đường của Giáo hội

Khổng tử nói: “Đạo bất viễn nhân”. Giáo hội Công giáo, đặc biệt là Chân phước Gioan Phaolô II, thì nói: “Con người là con đường của Giáo hội". Chân đạo luôn luôn vị nhân sinh, không xa con người. 

Thật vậy, Chương VI và cùng là chương cuối (các số 53-62) của Thông điệp Centessimus Annus (Bách chu niên) có tiêu đề “Con người là con đường của Giáo hội". Đức Chân phước Giáo hoàng Gioan Phaolô II nói rằng Giáo hội có trách nhiệm chăm sóc không những toàn thể nhân loại mà còn chăm sóc cho từng cá nhân sao cho muôn người được ơn cứu độ. Học thuyết xã hội của Giáo hội là một công cụ Phúc Âm hóa nhằm mang lại ơn cứu độ. Do đó, Giáo hội rất quan tâm, lo lắng sao cho giáo huấn xã hội của mình được phổ biến rộng rãi. Ngài nhấn mạnh vấn đề hành động và sống theo giáo huấn này trong tinh thần Phúc âm còn quan trọng hơn cả công việc thuần túy chỉ có suy tư và lý luận. 

Dưới đây, chúng tôi xin được đăng lại phần nội dung của chương đó, bằng cách dựa theo bản dịch tóm lược của Joseph Donders trong quyển sách John Paul II: The Encyclicals in Everyday Language, rồi chuyển sang Việt ngữ. 

Chuyện phục vụ

Chúa Giêsu nói: “Ai muốn làm lớn giữa anh em thì phải làm người phục vụ anh em. Và ai muốn làm đầu anh em thì phải làm đầy tớ anh em” (Mt 20:26-27; Mc 10:43-44). Ngài không nói suông, không “chỉ tay năm ngón”, không ra lệnh, mà Ngài làm thật: “Con Người đến không phải để được người ta phục vụ, nhưng là để phục vụ, và hiến mạng sống làm giá chuộc muôn người” (Mt 20:28; Mc 10:45).


Như vậy, phục vụ là “điểm son” của đức tin. Vị Khai Sinh đức tin của chúng ta (Dt 12:2) đã hoàn toàn phục vụ người khác, thậm chí là rửa chân cho các đệ tử của mình (x. Ga 13:4-10). Cuộc đời Ngài luôn từ bỏ tất cả vì vinh quang Nước Trời và phục vụ mọi người. Ngài không tìm ý riêng mà tìm ý của Chúa Cha, Đấng đã sai Ngài (x. Ga 5:30). Các Tông đồ, từ Thánh Phêrô tới Thánh Phaolô, cũng đều là những người phục vụ. Gương của Đức Giêsu, của các Tông đồ và các môn đệ thời sơ khai đều coi trọng sự phục vụ.

Khi lợi nhuận khống chế chính trị

Từ nhiều tháng qua Liên Hiệp Quốc đã cố gắng rất nhiều trong nỗ lực giải quyết tình trạng chiến tranh gây ra biết bao nhiêu chết chóc tàn phá và khổ đau cho người dân Siria. Từ khi làm gió dân chủ của ”Mùa Xuân A Rập” thổi tới đất nước Siria cách đây 14 tháng, cứ vào mỗi ngày thứ sáu, sau giờ cầu nguyện dân chúng lại ồ ạt xuống đường biểu tình đòi tự do dân chủ và yêu cầu tổng thống Bashar Al-Assad từ chức.

Để trả lời cho các đòi hỏi rất chính đáng của người dân tổng thống Al-Assad đã chỉ ”tìm cách câu giờ”, lần lữa đưa ra các lời hứa cải tổ suông, rồi sau đó đã ra lệnh cho quân đội bắn vào các đoàn người biểu tình, bỏ bom các thành phố làng mạc nổi dậy, dùng xe tăng thiết giáp và vũ khí nặng trấn áp người dân. Điển hình là thành phố Homs, nơi khai mào các cuộc xuống đường biểu tỉnh đòi tự do dân chủ. Trong mấy tháng trời liên tiếp thành phố bị bao vây, dội bom, bị bắn phá tan hoang và hiện nay giống như một thành phố chết. Không có ngày nào là không có vài chục người dân bị quân đội sát hại. Tổng cộng đến nay đã có trên 13.000 người bị thiệt mạng. Vụ tàn sát dã man nhất xảy ra đêm 25 rạng ngày 26-5-2012 tại Hula làm cho 116 người chết, trong só có 34 phụ nữ và 49 trẻ em. Quân đội Siria đã vào từng nhà và bắn hết mọi người.

Ai muốn cười để sống lâu, mời vào đây...

Những trích đoạn một số bài tập làm văn của học trò Việt Nam thời nay. 

Hãy cho biết cảm nhận của bạn về nhà thơ Tú Xương qua bài "Thương vợ".
Tú Xương là một nhà thơ thương vợ nên có nhiều con. Đồng thời ông cũng là một người thông minh, khôn khéo biết nhường cho vợ những việc nặng nhọc mặc dù ông thi hoài mà không đậu.

Tả cảnh trường em trước giờ học.
Đầu giờ học, khi tiếng trống trường báo hiệu vào mười lăm phút đầu giờ, sân trường em thật hỗn loạn. Các bạn chen lấn xô đẩy nhau. Các bạn còn đè lên nhau, dẫm đạp nhau để kịp vào lớp đúng giờ. Trước cổng trường, một vài cô giáo đi muộn hối hả chạy vào lớp vì bận cho con bú.


Giải thích câu thành ngữ "Anh em như thể tay chân "
Anh em như thể tay chân nghĩa là khi "chân" đau thì "tay" băng bó cho "chân", còn nếu "tay" đau, thì "chân " đưa "tay" đi bệnh viện.

CON SẼ LÀ… (2)

Giê-su yêu quý, 

“Con chỉ là trẻ thơ … với con đường thơ ấu mộng mơ…… Đường dẫn lên quê trời… hồn con bao thao thức Người ơi. Một niềm tin vô biên…Một niềm tin phó thác triền miên. Ai mong muốn lên Nước Trời … phải trở nên thơ bé mà thôi…” 

Thánh Nữ Tê-rê-sa ơi! Con thích con đường thơ ấu của Thánh nữ nhiều lắm, xin Thánh Nữ giúp con được một chút như Thánh Nữ là hạnh phúc cho con suốt cuộc đời nầy rồi nha Thánh nữ. Con cám ơn Thánh rất nhiều. 

Chúa Giê-su ơi! 

CHỈ CÓ MỘT THAM VỌNG LÀ LÀM ĐẸP LÒNG CHÚA

“Dù còn ở trong thân xác, hoặc đã lìa bỏ thân xác, chúng tôi chỉ có một tham vọng là làm đẹp lòng Chúa”. (c. 9) 

Ước gì mỗi người chúng con nhớ điều này, 
hiểu và thi hành điều Chúa muốn chúng con nhớ. 
Sẽ không là tìm làm đẹp lòng thế gian, 
càng không thể tìm cách làm đẹp lòng ai khác. 
chỉ có Chúa, duy nhất chỉ là Chúa, 
Đấng mà chúng con phải làm đẹp lòng Người. 

Lm. Vinh Sơn Phạm Trung Thành, dcct. 
17/06/2012

TIẾN BƯỚC NHỜ LÒNG TIN CHỨ KHÔNG PHẢI NHỜ ĐƯỢC THẤY

CHÚA NHẬT XI THƯỜNG NIÊN - NĂM B 
Ed 17,22-24; 2 Cr 5,6-10; Mc 4,26-34 

Trong bài đọc từ Sách Ngôn sứ Êdêkien chúng ta nghe kể về lời hứa về Đấng Mêsia Thiên Chúa lập lại nhiều lần với dân Cựu Ước. Vào thời ngôn sứ viết/rao giảng, dân Israel đang lưu đày ở Babilon. Họ ở đó vì họ thiếu đức tin và lòng tin tưởng vào lời Thiên Chúa. Bấy giờ, các ngôn sứ đang được phái đi rao giảng niềm trông cậy và lời hứa rằng dân đã không bị bỏ rơi. 

Dĩ nhiên, ta có thể nói rằng đây là một trong những chủ đề chính mà ta chứng kiến trong khoảng sáu, bảy trăm năm trước khi Đức Giêsu sinh ra. Thiên Chúa không bao giờ quay lưng với dân Người, cho dù họ cứ bỏ Người nhiều lần. 

Thứ Bảy, 16 tháng 6, 2012

Muộn màng

Nắng nhạt. Chỉ còn vài đốm sáng trên những ngọn cây cao. Ráng chiều mang sắc nhớ mênh mang. Tiếng thời gian rơi trầm da diết. 

Cơm mưa chiều ập xuống. Mưa như trút nước, thế mà vẫn không thể cuốn trôi hết nỗi buồn trong con! 

Cha vĩnh viễn đi vào cõi vĩnh hằng cũng vào một chiều mưa bão sụt sùi, sau những năm nằm bệnh vì bán thân bất toại. Phải chi ngày đó gia đình khá giả, có lẽ cha không đến nỗi phải chịu bệnh trạng đằng đẵng như vậy. Con cứ tự trách mình bất tài vì đã không tìm ra giải pháp khả thi nào khác để phần nào giúp cha bớt nỗi đau. Con biết, nỗi đau thể xác đâu bằng nỗi đau tinh thần. Bảy mươi năm sống mà cha không hề có được một ngày sống thoải mái, để rồi tử thần “cướp” mạng sống cha trong khi cha chưa có nụ cười mãn nguyện, dù chỉ là phần nào thôi. 

Cha là “phần cứng”, mẹ là “phần mềm”. Cả hai đều quan trọng xuyên suốt cuộc đời con. Con chỉ là một “chương trình nhỏ”. Thế mà đã bao năm thấm thoắt trôi qua, từ ngày cha vĩnh viễn ra đi, rồi lại đến mẹ! 

Con chưa hiểu trọn tình cha mà cha đã xa con mãi mãi. Con bàng hoàng nhìn cha nằm bất động, rồi con khóc, khóc như đứa trẻ hờn dỗi tức tưởi. Thế là chấm dứt những ngày tháng hạnh phúc bên cha, chấm dứt nỗi vui mừng tuổi thơ ngày xưa mong đợi cha tan sở về. Những ngày tháng ấy, đi đâu cha cũng cho con theo cùng. Tình cha bao la như biển, cao vòi vọi như đỉnh Thái Sơn. Con không thể và không bao giờ hiểu hết. Những lỗi lầm của con như viên sỏi rơi vào cõi mênh mông. 

Cha ơi! Những dòng này con viết dâng cha, những lời tri ân và tạ lỗi muộn màng mà chẳng bao giờ cha có thể đọc được. Cha ơi! Xin cha tha lỗi cho con! 

TRẦM THIÊN THU 
Ngày giỗ Thân Phụ, 16-6-2012

CHƯƠNG TRÌNH HỘI THẢO

Chân dung người tử tế 

Mục đích: Trước tình trạng xã hội Việt Nam hiện nay đang bộc lộ quá nhiều hiện tượng đáng lo ngại về đạo đức và luân lý, con người sống cư xử với nhau hình như thiếu một tấm lòng, thiếu tôn trọng lẫn nhau, và thiếu sự tử tế; những thói xấu như gian dối và bạo lực được Hội Đồng Giám Mục Việt Nam cảnh báo từ năm 2008, có xu hướng ngày càng gia tăng và trở nên trầm trọng; người làm gương xấu quá nhiều, làm gương lành lại ít, cho nên nhiều người và nhất là các bạn trẻ mất cơ hội noi gương tốt, mất phương hướng sống. 

Nay hội thảo này xin được mời gọi các bạn trẻ và mọi người ngồi lại với nhau cùng suy nghĩ phác họa ra ‘chân dung người tử tế’, tìm lại ‘hình ảnh người tử tế’, hi vọng gõ một tiếng chuông nhắc nhở mình và mọi người hãy xét xem nên sống như thế nào cho ra ‘người tử tế’; người tử tế theo quan niệm của Việt Nam và người tử tế theo Nguyên tắc Phẩm giá con người trong Giáo huấn Xã hội Công giáo. 

Thời gian: Từ 14h30 – 17h30 - Chủ Nhật 01/07/2012 

Địa điểm: Hội trường Giê-ra-đô, lầu 2 nhà Mục Vụ (phía trên lầu nhà sách Đức Mẹ Hằng Cứu Giúp). 38 Kỳ Đồng, Q.3, Sài-gòn. 

Nội dung chính: Thảo luận 3 vấn đề 

- Người tử tế theo quan niệm Việt Nam. 
- Người tử tế (số sót) trong xã hội hiện nay. 
- Sống tử tế dưới ánh sáng Giáo huấn Xã hội Công giáo. 

Thành phần tham dự 

- Toàn thể các nhóm học hỏi GHXHCG 
- Ưu tiên các bạn trẻ (không giới hạn nhóm) 
- Chủ tọa: Lm Vinh Sơn Phạm Trung Thành, Giám tỉnh DCCT VN 

Diễn tiến 

- 14h30 – 15h00: Xem trích đoạn phim “Người tử tế” 
- 15h00 – 15h15: Nhóm trẻ “Học hỏi GHXHCG SG” trình bày “Người tử tế theo quan niệm Việt Nam” 
- 15h15 – 15h30: Nhóm lớn “Học hỏi GHXHCG SG” trình bày “Người tử tế (số sót) trong xã hội hiện nay” 
- 15h30 – 16h00: Chia nhóm thảo luận và giải lao. 
- 16h00 – 17h00: Tọa đàm, các nhóm phát biểu, tham dự viên, khách mời chia sẻ… 
- 17h00 – 17h30: Cha chủ tọa chia sẻ đề tài “Sống tử tế dưới ánh sáng GHXHCG” 
- 17h45: Thánh lễ tạ ơn, kết thúc hội thảo. 

Nhóm Học hỏi Giáo huấn Xã hội Công giáo Sài Gòn 
Kính mời

CON SẼ LÀ… (1)

“Con sẽ là tình yêu.. trong cung lòng Hội Thánh tình yêu…. Con muốn dâng cuộc đời… làm tình yêu đốt cháy mọi nơi….. Một tình yêu cao siêu… Một tình yêu đền đáp tình yêu… Đang khi dẫu con mọn hèn… và thua kém nhất cõi trần ai….!!” 
Giê-su ơi, một tuần trên núi, gần kề bên nhan Thánh Chúa, con thấy con bé bỏng làm sao ấy, con là người cùng rốt trong tất cả các chị em….! Sao Chúa lại chọn con để làm chứng nhân cho Ngài? Chứng của con là nói lên được Tình Ngài yêu con vô bờ vô bến…. 

Mùa Hè Yêu Thương

Mùa hè là mùa các học sinh được “xả hơi”, được nghỉ học để vui chơi, lấy lại “phong độ” để có thể tiếp tục bước vào năm học mới trong hành trình thu gom kiến thức. Mùa hè có cái nắng oi ả, nhưng cũng có những trận mưa xối xả, âu cũng là sự cân bằng của thời tiết. Mùa hè thật dễ thương! 

“Hè Yêu Thương” là trại hè do chương trình “Bạn Trẻ Em Đường Phố” (FFSC – Friends For Street Children) tổ chức lúc 8 giờ sáng thứ Sáu, 15-6-2012, tại Công viên nước Đầm Sen (Saigon) – và kéo dài cả ngày. Đây là lễ hội mùa hè lần thứ 15 dành cho các trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt từ 13 trung tâm (mái ấm, nhà mở,…) ở Saigon, Bình Dương và Tây Ninh. Trại hè năm nay có 1.500 em về tham dự, đến từ các trung tâm phát huy như Bình Triệu, Bình Thọ, Hy Vọng, Phạm Văn Hai, Lê Minh Xuân, Thủ Thiêm, Tân Hương, Bình An, Tú Xương, Phong Cốc, Hảo Đước. 

Page

Blogger Tips and TricksLatest Tips And TricksBlogger Tricks