ngày tháng năm

Chủ Nhật, 24 tháng 6, 2012

ĐỨC GIÊSU DẸP YÊN SÓNG GIÓ

CHÚA NHẬT XII - NĂM B 
G 38, 1.8-11; 2 Cr 5,14-17; Mc 4,35-41 

Đoạn văn ta có hôm nay, trích từ Sách Gióp, lấy ra khỏi văn mạch thật có ít ý nghĩa. Cần quay lại nhiều chương ở trước thì mới thấy được tại sao Thiên Chúa lại xử đối với Gióp như thế. 

Sách Gióp được phân loại là một trong các sách thuộc về “văn chương Khôn ngoan” – một sưu tập các văn bản và suy niệm giúp soi sáng quan hệ của con người với Thiên Chúa. Quyển sách này, cách riêng bàn về một chủ đề vẫn còn mang tính thời sự như bao thời đại đã qua… người công chính phải gánh chịu khổ đau. 

“Mối quan hệ của con người với thế giới là một yếu tố cấu thành lai lịch của con người. Mối quan hệ này là kết quả của một mối quan hệ khác thâm sâu hơn giữa con người với Thiên Chúa. Chúa đã làm cho con người trở thành đối tác của Ngài trong cuộc đối thoại. Chỉ trong đối thoại với Thiên Chúa, con người mới tìm ra sự thật của mình, từ đó con người mới rút ra được cảm hứng và các chuẩn mực để lập kế hoạch cho tương lai của thế giới, là khu vườn Thiên Chúa đã trao cho con người trông coi và canh tác (x. St 2,15). Ngay cả tội lỗi cũng không thể lấy đi nhiệm vụ này, dù cho tội lỗi có đè nặng lên công việc cao quý này với bao khổ đau và vất vả (x. St 3,17-19). 

Công trình sáng tạo luôn luôn là một đối tượng khen ngợi trong kinh nguyện của Israel: “Ôi lạy Chúa, công trình Ngài quả thiên hình vạn trạng! Chúa hoàn thành tất cả thật khôn ngoan” (Tv 104,24). Cứu độ được coi là cuộc tạo dựng mới lập lại sự hài hoà và tiềm năng phát triển đã bị tội khống chế: “Ta sẽ tạo dựng trời mới đất mới” (Is 65,17), trong đó “sa mạc sẽ trở nên vườn cây ăn trái… và đức công chính [sẽ] ở trong vườn cây ăn trái ấy… Rồi dân Ta sẽ sống an bình” (Is 32,15-18)” (Sách Tóm lược HTXHCG, 452). 

Tác giả sách là vô danh và ta thậm chí còn không nắm chắc sách được viết khi nào, mặc dù tại Chương 1,17 ta đọc rằng “Người Canđê chia thành ba toán ập vào cướp lấy lạc đà”. Triều đại Can-đê nói về phần ở phía nam của Babylon vào thế kỷ thứ sáu trước Thiên Chúa Giáng sinh. Điều này bảo ta rằng quyển sách được viết vào một thời gian sau khi Lưu đày trở về. 

Đoạn văn mà ta có hôm nay là lời đáp của Thiên Chúa cho các vấn đề đang luận bàn về sự hiện hữu của Thiên Chúa. Lên tiếng, Thiên Chúa cho thấy sự vô nghĩa của con người – rằng có những điều ta không thể hiểu được. 

Dường như lý do ta có đoạn văn này trích từ sách Gióp là để cân đối lại một đoạn văn trích từ Phúc âm Thánh Máccô. Biển được xem như một một “công trình đang làm” – một sự hỗn độn vẫn còn trong tiến trình tạo dựng. Trong bài đọc sách Gióp, ta nghe nói về quyền lực của biển – được khuất phục bởi quyền lực của Thiên Chúa. Trong Phúc âm Thánh Máccô, sức mạnh của biển được thể hiện trong cơn bão và trong khi dẹp yên sóng gió, Đức Giêsu thể hiện quyền năng của Người với tư cách Con của Thiên Chúa. 

Mặt khác, ta có hình ảnh Đức Giêsu dẹp sóng gió làm cho biển lặng như tờ và đồng thời, ta có, trong Thư thứ hai gửi Tín hữu Côrintô của Thánh Phaolô một cái nhìn khác hẳn. Theo Thánh Phaolô, gương của người chết vì ơn cứu độ cho chúng ta buộc ta phải là một “tạo thành mới”. Ông nhắc các độc giả của mình rằng vì ân huệ lớn lao mà ta đã được tặng, ta sống “không còn cho chúng ta nữa”. 

Đức Giêsu đã giao hòa toàn thể tạo thành với Thiên Chúa Cha. Chúng ta thấy điều này trong việc khiến sóng yên biển lặng như tờ cũng như trong việc chúng ta hiểu những gì Đức Giêsu đã làm cho ta – và tiếp tục hoàn thành qua ân sủng được đề nghị tặng ban cho mọi giờ khắc trong đời của ta. 

Đức ông James M. Reinert 
Đan Quang Tâm dịch 
——————————-
Ghi chú: 
* Nguồn: Website Hội đồng Giáo hoàng Công lý và Hòa bình:
http://www.justpax.it/eng/home_eng.html 
* Tiêu đề do người dịch đặt 

Page

Blogger Tips and TricksLatest Tips And TricksBlogger Tricks