ngày tháng năm

Thứ Năm, 30 tháng 8, 2012

ĐGH Bênêđictô XVI – Vị Giáo Hoàng áp cuối của thời sau hết theo lời tiên tri của thánh Malachy, hay mở đầu một thời được chúc phúc?

Những ngày sửa soạn bầu giáo hoàng kế vị Đức Gioan Phaolô II, tôi tự nhiên nhớ lại hình như đâu đây có lời tiên tri về các vị giáo hoàng. Thế là tôi đã tìm trong mạng lưới và thấy ngay. Những lời tiên tri này là của thánh Malachy vào năm 1139. Ngài là giám mục giáo phận Armagh bên Ái nhĩ lan. Năm đó ngài có dịp về Roma bái kiến ĐGH Innocentê II. Trong thời gian ở đó, ngài đã thấy một thị kiến về 112 vị giáo hoàng sau đó, liền viết ra và trao cho ĐGH Innocentê II. 

Mỗi vị giáo hoàng đều được nói tới qua một câu bằng tiếng La-tinh diễn tả đặc điểm. Những lời tiên tri về các vị giáo hoàng trước đây khá đúng cách này hoặc các khác. Lời tiên tri về ĐGH Gioan Phaolô II là “De Labore Solis”, nghĩa là “Mặt Trời Lam Lũ”. Quả thật, cuộc đời của ngài ra đi không ngừng nghỉ cho đến những ngày già cả bệnh tật cuối đời. 

4 cách truyền giáo

Bạn là người Công giáo và sống yêu thương. Bạn muốn chia sẻ Tin Mừng với những người quen biết, chẳng hạn các đồng nghiệp. Đó là sống dồi dào trong Đức Giêsu Kitô nơi Giáo hội Công giáo và là điều tốt lành! 

Chúng ta thường nghe nói rằng người Công giáo và người Kitô giáo gây phiền toái, thúc ép, và cực đoan. Điều này chỉ đúng trong một số ít trường hợp, còn đa số chúng ta đều là những người thân thiện bình thường. 
Tuy nhiên, hành động thân thiện khả dĩ chấp nhận không miễn trừ chúng ta đối với việc chia sẻ Tin Mừng. Thật vậy, đó là một trong số ít điều mà chúng ta thực sự phải làm theo lệnh Chúa Giêsu truyền: “Hãy đi và làm cho muôn dân trở thành môn đệ, làm phép rửa cho họ nhân danh Chúa Cha, Chúa Con và Chúa Thánh Thần, dạy bảo họ tuân giữ mọi điều Thầy đã truyền cho anh em” (Mt 28:19-20). 

Thứ Tư, 29 tháng 8, 2012

VĂN HÓA CHỬI

Kính tặng hương hồn cô ruột tôi

Nhiều lúc tôi cứ tự hỏi sao chưa có nhà văn hoá nào nghiên cứu về cái sự “Chửi” nhỉ?. Hôm nay ngồi buồn tôi mở máy vi tính, thử mở “Từ điển Lạc việt năm 2002”, tra hú hoạ chữ Chửi xem sao. Đây là cuốn từ điển Việt Anh, mà lại dùng cho máy vi tính, tôi nghĩ, có lẽ chẳng có chữ ấy đâu, may lắm thì có một chữ Chửi đơn giản là cùng. 
Tôi nhầm! Các từ về Chửi xếp đầy một trang màn hình! 
Này là Chửi mắng, Chửi bới, Chửi đổng, Chửi nhau, Chửi rủa, Chửi thầm, Chửi thề, Chửi tục! Lại còn Chửi bâng quơ, Chửi vu vơ, chửi thậm tệ! Chưa hết, có cả Chửi bóng Chửi gió, Chửi chó mắng mèo, Chửi như tát nước, Chửi như vặt thịt, Chửi vuốt mặt không kịp nữa! Ngần ấy chữ Chửi đều có những động từ hay cụm từ tiếng Anh tương ứng. Hoá ra người Anh người Mỹ họ cũng chua ngoa, cũng điên tiết gớm chứ đâu có vừa (nhưng các “đế quốc to” ấy nhất định thua xa mình về cái khoa Chửi, kể cả Chửi đáng khen và Chửi đáng chê). 
Cuốn từ điển còn thiếu một khái niệm Chửi tối quan trọng: Chửi như mất gà! Rất may, tìm mãi mới thấy cụm từ Chửi này có trong từ điển Việt Hoa của Khổng Đức. 
Nhưng rốt cuộc thì từ điển gì, chữ nghĩa gì cũng thua bà cô tôi hết, một người dân quê không biết một chữ quốc ngữ bẻ làm đôi.

Nắng vẫn hanh vàng

Nghe tiếng chó sủa, thằng bé vội chạy ra. Một thiếu phụ trạc ngoài 30 đang dáo dác trước cổng. Thấy bóng người, thiếu phụ ngoắc tay gọi để hỏi thăm. Đúng nhà ông Thi. Chị tìm cả tuần nay chứ ít gì. Thằng bé lên mười nhanh nhẹn chạy vào. Ông Thi chậm rãi đặt cuốn sách xuống, ngước mắt nhìn qua cặp kính. Thiếu phụ lặng trân hồi lâu mới xếp thành câu nói. Thi ơi! Anh đó sao? Mười lăm năm trôi qua nhanh như một giấc ngủ ngắn. Anh già nhiều và gầy rộc vậy ư? Ông trầm giọng: 

- Phải cô Trầm không? 
- Dạ, em đây. 

Gỡ cặp kính xuống, ông thong thả cười: 

- Cô về hồi nào vậy? 
- Em về mười ngày rồi. 

Thứ Hai, 27 tháng 8, 2012

Khi 'Trẫm' Bùi Giáng tặng thơ cho các 'Đại ca'

TP - Cân nhắc mãi, rồi tôi thấy không thể không viết về con người có nhiều giai thoại này. Bởi cơ duyên, nhiều câu chuyện về ông tôi được tận mắt chứng kiến, bất ngờ thấy được. Đặc biệt là chuyện ông tặng thơ cho người đời. 

Tranh của Nguyễn Xuân Hoàng.
Tôi xin gọi ông theo nhiều danh xưng mà người đời đặt cho Bùi Giáng: Bùi tiên sinh, Trung niên thi sĩ, Đười ươi thi sĩ. Còn Bùi Giáng thì ngấm ngầm cà rỡn tự cho mình là Đại Vương nên chỉ yêu những người đẹp nhất trên trần gian, và ông thường tự xưng là Trẫm. 

Nhắc đến thi sĩ Bùi Giáng người ta thường hay nhớ đến một gã trung niên sặc sỡ màu sắc xanh xanh vàng vàng đỏ đỏ với đôi mắt sáng quắc sau một đôi kính cận dày cộp.
Khắp Sài Gòn Chợ Lớn người ta thường thấy thi sĩ thoắt ẩn thoắt hiện như một kiếm khách có thân thủ phi phàm với lối phục trang quái dị vá chằng vá đụp nhìn như đệ tử của cái bang trong truyện kiếm hiệp Kim Dung. 

Nhưng nếu ai có một chút thẩm mỹ nhứt định sẽ phải thán phục cho cách chọn màu sắc của thi sĩ vì nhìn kỹ sẽ thấy đây là một mảng màu hội họa sạch sẽ cực đẹp.

Phim Thánh Augustinô

Phim về Thánh Augustinô sẽ chính thức công chiếu trên màn ảnh rộng tại Arlington (Texas) vào tuần tới. Phim của Ignatius Press, hy vọng sẽ chiếu trên khắp Hoa Kỳ. 

Bộ phim “Restless Heart: The Confessions of Augustine” (Trái tim không ngủ yên: Tự thuật của Thánh Augustinô) được giới thiệu ngày 29-8-2012 tại Catholic Marketing Network Trade Show, tổ chức ở Arlington (Texas). Nhiều vị lãnh đạo tôn giáo và các nhà bán lẻ đã có dịp xem phim này lần đầu tiên. 

Bộ phim này có tên gốc là “Thánh Augustinô” (St. Augustine), của đạo diễn nổi tiếng Christian Duguay người Canada, với các nhà đồng sản xuất của Ý, Đức và Ba Lan. Chương trình truyền hình gồm 2 phần đã được chiếu tại Ý năm 2009. 

Thánh Augustinô là một trong các tiến sĩ đầu tiên của Giáo hội. Chuyện đời ngài rất lý thú, những bài viết của ngài vẫn được tôn trọng cho tới ngày nay. 

BỎ THẦY CON BIẾT THEO AI

CHÚA NHẬT XXI THƯỜNG NIÊN - NĂM B 
Gs 24,1-2a.15-17.18b;Ep 5,21-32; Ga 6,54a.60-69 

Hôm nay, ta nghe đọc phần cuối của “Diễn từ Bánh Hằng Sống”. Vào cuối diễn từ, Đức Giêsu hỏi một câu tương tự với câu Giôsuê đã hỏi trong Bài đọc Một. Nói cho ngay, cả Đức Giêsu và Giôsuê đều muốn nói với các người nghe: “Đây là Thiên Chúa, đây là đường đến sự sống đời đời… nhận lấy hay khước từ… bạn chọn đường nào?” 

Có lẽ sự việc không đơn giản đến thế đâu. Tuy nhiên, trong Sách Giôsuê dường như dân chúng tính bài “phú lỉnh” và đã chuyển hướng đức tin. Bỗng nhiên họ chấp nhận những điều Thiên Chúa đã đặt ra trước họ – họ chấp nhận phía giao ước của họ. Điều này sau bốn mươi năm kêu trách càm ràm hầu như về tất cả mọi sự Thiên Chúa đã làm cho họ – từ lúc Người dẫn họ ra khỏi cảnh nô lệ bên Ai Cập đến khi vào trong đất hứa. 

BỎ THẦY CON BIẾT ĐẾN VỚI AI ?

(Ga. 6, 54a. 60 – 69)

“Bỏ Thầy con biết đến với ai ?
 Thầy mới có những lời đem lại sự sống”

 (c. 68)

Có thật Thầy là Đấng con phải theo,
hay chỉ là câu nói đầu môi chót lưỡi,
có thật Thầy là Đấng phải tìm kiếm,
hay chỉ là những lời dệt gấm thêu hoa ?

Một ngày con dành bao nhiêu giờ cho Chúa,
danh mục điện thoại của con gồm những ai,
đâu là địa chỉ con hay tìm viếng,
câu chuyện hàng ngày con hay nói cái gì ?

Lm. Vinh Sơn Phạm Trung Thành, dcct.
Chúa nhật 21 TN. B.

Chủ Nhật, 26 tháng 8, 2012

Vấn đề đức tin

(Chúa nhật XXI TN, năm B) 


Tin hay không tin là “chấp nhận” hoặc “từ chối”. Một “biên độ” rất mong manh. Rất đơn giản, nhưng cũng rất phức tạp. Sự giằng co đó luôn xảy ra, thế nên cần phải đứt khoát mau mắn. Chỉ trong tích tắc mà các vị tử đạo dám dứt khoát khước từ sự sống để bước theo Đức Kitô. Bởi vì “chỉ có một Chúa, một niềm tin, một phép rửa” (Ep 4:5). Bổn phận của chúng ta là TIN YÊU và THỜ KÍNH chỉ MỘT THIÊN CHÚA mà thôi! 

CON BIẾT ĐẾN VỚI AI?

Giê-Su ơi, 

Ngày xưa người Do Thái đi theo Giê-su, họ chứng kiến bao nhiêu phép lạ Người làm, họ tin tuyệt đối rằng Người chính là Đấng Cứu Thế đến cứu dân tộc Do Thái. Niềm tin của họ mạnh mẽ đến nỗi khi Đức Giêsu trốn đi, họ vẫn đuổi theo sát nút, họ xuống thuyền đi Ca-phac-na-um tìm Người. Nhưng khi họ nghe Đức Giê-su bảo: “Ai ăn thịt và uống máu tôi, thì được sống muôn đời”, đám đông đã bỏ Chúa và một số môn đệ cũng bỏ Chúa mà đi…. 

Giê-su yêu kính, ngày hôm nay chúng con cũng chẳng khác chi các môn đệ của Ngài, biết bao nhiêu người đã theo đạo, đã chịu Phép Rửa mà họ vẫn bỏ một cách ngon lành, vì họ không còn tin vào Chúa nữa! Không tin thì làm sao thấu hiểu được mầu nhiệm của Ngài “Đây là mầu nhiệm đức tin”, lời của Linh mục đọc lúc truyền phép Thánh Thể. Thử hỏi có bao nhiêu người cảm nghiệm được điều đó? Như con đây hay bị lo ra chia trí, đến nỗi con phải kêu xin Ngài mỗi lần đến dự lễ…

Chớ lệ thuộc giá trị vật chất!

TTCT - Nhà nhiếp ảnh Mỹ 30 tuổi Tyler Shields đã gây tranh cãi ầm ĩ khi công bố một bộ ảnh chụp cảnh dùng máy cưa tơi tả rồi thiêu hủy những món thời trang rất đắt tiền trước mắt bạn gái của mình - người đẹp Francesca Eastwood, ái nữ 19 tuổi của ngôi sao điện ảnh Clint Eastwood.

Khi cuộc triển lãm đó được tổ chức tại Nga, báo Tuần Lễ đã chuyện trò với Francesca Eastwood.

Tác phẩm gây sốc của Tyler Shields - Ảnh: blogmodaon.blogspot.com
* TUẦN LỄ: - Một trong những đề tài khiến bạn trai của bạn gây tranh cãi nhiều nhất - tiêu hủy những đồ vật xa hoa. Do đâu mà có đề tài ấy?

Thứ Sáu, 24 tháng 8, 2012

BỎ THẦY CHÚNG CON BIẾT ĐẾN VỚI AI?

"Thưa Thầy, bỏ Thầy thì chúng con biết đến với ai? Thầy mới có những lời đem lại sự sống đời đời" (Ga 6,68) 

Những lời này là của tông đồ Phêrô trả lời cho Đức Giêsu sau khi Người đã giảng dạy tại hội đường Caphácnaum (Ga 6,22-59). Ở đó Đức Giêsu đã tuyên bố rằng Người là bánh hằng sống từ trời xuống và, liên hệ đến bí tích Thánh thể, mà Người ban cho Hội Thánh, Người khẳng định người ta có nhu cầu được bồi dưỡng bằng bánh này, nghĩa là, bằng mình và máu Người, sẽ được hy sinh trên thập giá để thế giới được sống (6,51). Lời của Đức Giêsu đã khiến các người nghe cảm thấy cực kỳ chướng tai, nhưng sự chia rẽ cũng lan nhanh giữa hàng ngũ các môn đệ nữa, nhiều môn đệ đã thôi không đi theo Người.

BẾN XƯA

Cha yêu dấu, 

Thấm thoát đã hai mươi năm con mới trở về đây để nhìn lại quãng đường của mười chín năm về trước, với bao kỷ niệm thân thương … 

“Lối xưa , bến cũ con về . 
Với bao kỷ niệm con hằng khắc ghi. 
Vì đâu con phải ra đi? 
Nếu không con lại mất đi Tình Ngài. 
Tình yêu Cha vẫn đoái hoài. 
Yêu con Cha mãi miệt mài đỡ nâng. 
Tình Cha luôn bảo kết thân. 
Những ai Cha chọn… xin vâng lời Ngài” 

Cha ơi, nhớ hồi con mới ra trường đầu năm 1973 con được vào cư xá bệnh viện để ở, nơi đây đã giúp con lớn lên từng ngày trong cung cách phục vụ người bệnh và chính nơi đây Cha đã dẫn đưa con gặp được Con của Ngài trong sự lén lút, dè chừng (1975). Mỗi chiều sau giờ làm việc, con nhanh nhanh chạy xe đạp đến DCCT để phụ lớp học với Cha Henri, con cũng không để ý sự theo dõi của lãnh đạo, con cứ lầm lủi bước đi theo Ngài trong sự phó thác trọn vẹn. Con cám ơn Cha đã thương con rất nhiều trong giai đoạn cực kỳ khó khăn ấy.

Đối chất ma quỷ

Với những câu chuyện thật của những người và những ngôi nhà bị “ma ám”, cuốn “Exorcism: Encounters with the Paranormal and the Occult” (Trừ quỷ: Đọ sức với Siêu linh và Huyền bí) là sách mà bạn không thể bỏ xuống sau khi đọc vài trang. Nhưng khác với những cuốn tiểu thuyết tiêu biểu về ma quái, ma cà rồng, và những ngôi nhà ma ám, cuốn sách này hoàn toàn đáng tin vì là sách được viết bằng ngòi bút “sắc bén” của LM Jose Francisco C. Syquia, giám đốc Văn phòng Trừ quỷ của TGP Manila (Archdiocese of Manila Office of Exorcism), và được viết theo giáo lý Công giáo. 

Tôi đã đọc cuốn sách này vài năm trước nhưng rồi để nó “ngủ yên” trên kệ sách. Tới một ngày cuối tháng Hai, lúc chúng tôi nghi là gia đình của con trai tôi là “đích nhắm” của ma quỷ. Tôi không an tâm. Đứa cháu nội yêu dấu của tôi là Juan Lorenzo bị “nhắm” tới. Là bà nội, tôi sẽ làm gì? Tôi cầu nguyện nhiều, dâng những việc hy sinh cho Chúa – và lấy sách của LM Syquia để được hướng dẫn. 

Thứ Năm, 23 tháng 8, 2012

ĐIỂM HẸN GIÊ-SU

Giê-su yêu dấu, 

Chiều nay rước lễ xong con xuống hàng ghế cuối để cám ơn về những ân ban mà Ngài đã thương gởi đến cho con. Con cũng cầu nguyện cho ba em được nhận Bí Tích Rửa tội và Thêm sức hôm qua. Nhìn các bạn đi lễ, tuy không đông như các nhà thờ khác, nhưng đều đặn mỗi ngày chỉ ngần ấy người, đa số là người lớn tuổi, bên nam le te có mấy người. 

Cám ơn Giê-su đã chọn cho con chốn ở gần nhà thờ, gần chợ, gần bệnh viện, gần tuyến xe về miền Tây, quê của con. Ngày xưa con xin Giê-su một căn nhà nho nhỏ với những điều kiện ấy, giờ nhìn lại y như rằng và thỉnh thoảng con nhớ đến và hằng cảm tạ ơn Ngài.

Tản mạn về… Thằng Cuội

Mỗi dịp Trung Thu về, gọi là Tết Nhi Đồng, chắc hẳn rất ít người không biết ca khúc “Thằng Cuội” của cố NS Lê Thương (*): Bóng trăng trắng ngà, có cây đa to, có thằng Cuội già, ôm một mối mơ. Cuội ơi! Ta nói Cuội nghe, ở cung trăng mãi làm chi? 

Bài này khá xưa (không biết “xưa” là bao nhiêu năm), tôi đã biết và hát khi tôi còn nhỏ, nhưng ngày nay vẫn phổ biến. Giai điệu nhẹ nhàng, ý tưởng ngộ nghĩnh, rất thích hợp với nhi đồng. Ngày xưa, dù còn nhỏ (dĩ nhiên chưa hiểu hết) nhưng tôi cũng đã rất “ấn tượng” (theo nghĩa bình thường của một thiếu nhi) với ca khúc này. Lý do là tôi cứ cố gắng hiểu mà không thể hiểu thấu. Phải nói rằng tôi cảm thấy đó là ý tưởng thật “độc đáo” – với thâm ý khâm phục thực sự, mà chỉ ráng hiểu mà không hiểu, vậy mới “độc đáo”! 

Gói Ô-mai

Không mấy ai thèm để ý tên thật của cô bé có mái tóc ngắn mà người ta chỉ biết đó là Ô Mai, cũng không mấy ai nhắc đến tên “cúng cơm” của cô bé có mái tóc dài mà người ta chỉ nhớ đó là Bồ Câu. Riết thành quen, như nickname thời @ vậy. 

Cô bé tóc ngắn là con nhà giàu, vừa học giỏi vừa… đẹp gái. Cô bé tóc dài là con nhà nghèo nhưng cũng học giỏi và xinh xắn. Khó tin mà có thật. Cả hai đều dễ thương và hiền thục, hiền như… (khó mà ví được), ừ, hiền như… bồ câu vậy đó. Nếu phải chọn một trong hai làm hoa khôi của trường thì không phải dễ. Khác gì Thúy Vân và Thúy Kiều, không “mười phân vẹn mười” thì cũng “chín phân rưỡi” chứ chẳng ngoa. Cả hai lại hòa hợp tâm tính, một điều hiếm thấy xưa nay. 

Bồ Câu tần ngần nhìn tấm thiệp sinh nhật. Chiều mai, 17 giờ. Thời gian ngắn dần. Bồ Câu đắn đo mãi. Bạn bè đều là con nhà khá giả thì hẳn quà sẽ là những thứ giá trị gấp nhiều lần của Bồ Câu. Tặng bạn món quà giá trị vật chất thì hoàn cảnh không cho phép, mà tặng món quà thường thì… 
– Chị Hai ơi, mẹ dặn chị chuẩn bị đồ để sáng mai về quê đó. 

Thứ Tư, 22 tháng 8, 2012

“Bầu” Kiên - sự cảnh tỉnh cho những ai còn ý định “xây nhà trên cát”

Trong giai đoạn khủng hoảng kỳ đầu của giai đoạn đổi mới (1997 – 2000) ở Việt Nam pha trộn sự khủng hoảng tài chính của một số nước Châu Á. Công ty Minh Phụng – EPCO bị điều tra và Tăng Minh Phụng bị bắt truy tố về tội lừa đảo, lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản xã hội chủ nghĩa. Theo quy định của Ngân hàng Nhà nước vào thời điểm đó, một doanh nghiệp chỉ được vay vốn không quá 10% vốn tự có, để có thể được vay vốn, Minh Phụng đã thành lập hàng loạt công ty con, câu kết với các quan chức ngân hàng sử dụng trên 40 pháp nhân để vay vốn. Tính đến khi xảy ra vụ án, Minh Phụng đã thực hiện trên 600 hợp đồng tín dụng với 7 ngân hàng, với tổng dư nợ hàng ngàn tỷ đồng và hàng chục triệu USD.

Khủng hoảng tài chính năm 2012 với việc đóng băng thị trường bất động sản và nợ xấu giữa liên ngân hàng kèm theo đó là tình trạng bất ổn trong nội bộ đảng. Việc lợi dụng các chính sách điều chỉnh để thâu tóm lẫn nhau trên thị trường tài chính mà dư luận mới đây cho rằng, người đứng đằng sau là ông Nguyễn Đức Kiên, một trong những người giàu nhất Việt Nam và là cổ đông của rất nhiều ngân hàng hiện nay.

Thứ Ba, 21 tháng 8, 2012

Đức Mẹ là ai ?

Nếu bạn là Kitô hữu, nhất là bạn lại là người Công giáo, và được hỏi “Đức Mẹ là ai?” thì chắc bạn “phì cười” và cho rằng tôi hỏi một câu quá ngớ ngẩn. Vâng, đúng vậy. Vì chắc hẳn ai cũng biết rõ Đức Mẹ là ai rồi: Là Mẹ Thiên Chúa, thụ thai bởi phép Chúa Thánh Thần, sinh Con mà vẫn còn đồng trinh,… Vả lại Đức Mẹ không hề “xa lạ” với các Kitô hữu, cách riêng với người Công giáo, và đặc biệt là người Việt Nam. 

Thế nhưng… không phải chỉ như vậy mà còn có điều “đặc biệt” hơn, điều mà chưa ai biết. Đó là… 

Một nhạc sĩ Công giáo (xin được giấu tên), thuộc TGP Saigon, đã viết bài “Ôi Mẹ La Vang”. Bài này đã được thu âm vào CD, có bán ở các nhà sách Công giáo, và “lạ” là cũng được phát “vô tư” trên loa phóng thanh tại linh địa La Vang. Nghe giọng ca thì đoán có lẽ ca sĩ hát bài này là Thanh Sử. Ca từ phần mở đầu, và cũng là điệp khúc và được “láy” lại nhiều lần, thế này: “Ôi Mẹ La Vang, Mẹ là Chúa cả thiên đàng… Ôi Mẹ La Vang, Mẹ là Chúa cả muôn loài…”. 

DÂNG LỜI CẢM TẠ (TIẾP THEO)

Lạy Chúa Giê-su, 

“Xin chân thành cảm tạ, tình thương Chúa thắng oai khiên. Xin chân thành cảm mến, hồng ân Chúa thắng nguy nan. Ca tụng danh Chúa bao lẫy lừng, xin chân thành cảm tạ. Cho toàn dân sống trong tình thương, xin chân thành cảm mến…” 

Giê-su ơi, Ngài không để con bị thất nghiệp, Ngài tạo cho con có công ăn việc làm từ sáng sớm cho đến lúc về khuya. Vậy mà con không thấy mệt, còn trẻ và khỏe hơn lúc chưa về hưu nữa là khác. Bởi vậy người tin Chúa thường hay nói: theo Chúa không có tuổi hưu, được việc làm hoài nếu ta biết đón nhận trong niềm tin và phó thác. 

Thứ Hai, 20 tháng 8, 2012

Đức Mẹ đã được vinh danh tại Thế Vận Hội Luân Đôn 2012

London, England, 10/08/ 2012. - Những ai có dịp theo dõi chương trình truyền hình của hệ thống NBC tại Hoa Kỳ vào ngày 10 tháng 8 năm 2012 đều thấy cảnh nữ lực sĩ người Ethiopia, Meseret Defar, đã biểu lộ đức tin của mình ngay sau giây phút vượt qua lằn ranh cuối để chiếm huy chương vàng trong cuộc thi chạy 5000m tại Thế Vận Hội Mùa Hè 2012 tại Luân Đôn.

Khi được biết mình thắng huy chương vàng trong cuộc tranh tài Thế Vận Hội, các lực sĩ thường biểu lộ xúc động của mình bằng cách ôm mặt khóc. Nhưng nữ lực sĩ Meseret Defar đã biểu lộ cách khác. Nàng lấy hình Đức Mẹ Hằng Cứu Giúp để sẵn trong áo chạy đua, úp lên mặt mình, hôn hình Đức Mẹ. Nàng khóc với Đức Mẹ và thành khẩn cảm ơn Mẹ. Nàng đã đưa hình Đức Mẹ cho các ống kính truyền hình ghi hình Đức Mẹ như một cử chỉ vinh danh Mẹ Hằng Cứu Giúp.

Về linh địa La Vang

LA VANG (Quảng Trị, 15-8-2012) – Linh địa La Vang (1) là Trung tâm Thánh Mẫu Quốc gia Việt Nam. Dù chưa một lần đến nhưng chắc hẳn người Việt Công giáo nào cũng đã từng nghe nói và quen với hình ảnh Đức Mẹ La Vang, với trang phục truyền thống Việt Nam là áo dài và khăn đóng, tay bồng Con Trẻ Giêsu. Đặc biệt là linh đài có hình những chiếc nấm. La Vang là nơi không chỉ phải chịu cái nóng như lửa đốt mà còn chịu tang tóc vì lửa đạn một thời chiến cuộc. 

Phải nói ngay và phải “thẳng thắn thành thật tự thú” rằng nếu không “dính líu” tới cộng đoàn Lòng Chúa Thương Xót của TGP Saigon thì có thể chẳng bao giờ tôi được đặt chân tới linh địa La Vang (Hải Phú, Hải Lăng, Quảng Trị). Rất có thể đó là sự quan phòng của Thiên Chúa – tôi nghĩ vậy. 

Không chỉ vậy, tôi còn được biết một số địa danh lịch sử nổi tiếng khác. Trước tiên là nhà thờ Mằng Lăng, nơi có hang tử đạo của Thánh Anrê Phú Yên (vị tử đạo tiên khởi của Giáo hội Việt Nam), với câu nói để đời của vị thánh trẻ này: “Hãy giữ nghĩa cùng Đức Chúa Giêsu cho đến hết hơi, cho đến hết đời”. Một chủng sinh trẻ 19 tuổi mà có tư tưởng thật lạ và tuyệt vời biết bao! Một câu nói nhẹ nhàng nhưng đủ sức xoáy vào lòng mỗi người Công giáo, phải suy nghĩ nhiều và phải xem lại chính đức tin tôn giáo của mình. 

CỨ TÌM THÌ SẼ THẤY

Giê-su yêu kính, 

“Con muốn đi tìm Ngài trong buổi sớm, ánh bình minh lên cao chiếu rạng ngời, cõi trần gian say sưa con miệt mài. Ngài ở đâu…”… Con không biết Ngài ở đâu? 

Buổi sáng sớm hôm nay con quyết đi tìm Ngài, con không biết địa chỉ chính xác Ngài ở đâu, nhưng con tin rằng: 

“Cứ xin thì sẽ được, cứ tìm thì sẽ thấy…” ( Mt 7,7)” 

Giê-su ơi, trên con đường sang quận bảy, con cứ xin Giê-su cho con gặp được cha Gioan-kim trong bài viết “Xin Tri Ân” hôm tháng năm, 2012. Các sơ Vinh Sơn giới thiệu với cha về bài viết của con, con có gửi cha hai quyển sách, giờ con định gửi thêm cho cha ba quyển, nhưng con không biết làm sao gửi cho cha, vì sơ không còn làm việc bên ấy nữa. Con hỏi sơ khác số điện thoại của cha, sơ không có , thành thử muốn gặp mà không hẹn trước sợ cha không có nhà. Vả lại cũng không biết cha ở đâu mà tìm?! 

KHÔN NGOAN NHẬP THỂ VÀ BÁNH HẰNG SỐNG

CHÚA NHẬT XX THƯỜNG NIÊN - NĂM B 
Cn 9,1-6; Ep 5,15-20; Ga 6,51-58 

Ba tuần trước, ta nghe đọc trình thuật của Thánh Gioan về một trong những dịp Đức Giêsu cho hàng ngàn người ăn bằng mấy cái bánh và vài con cá. Như trong các trình thuật khác, ta thấy rằng có một sự ê hề dẫy tràn. Chẳng những đủ cho người ta ăn – mà phần dư thừa để lại cũng nhiều, ngay cả sau khi ai nấy đều ăn no. 

Từ sau ngày hôm nay trở đi, ta sẽ nghe thêm một bài trích từ Chương sáu Phúc âm Thánh Gioan. Đức Giêsu tiếp tục đưa ra mối liên quan đến điều Người hứa về “bánh hằng sống” và câu truyện Cựu Ước về việc Thiên Chúa nuôi dân Israel ăn trong sa mạc. Người bồi dưỡng cuộc sống của họ nơi sa mạc. Người bồi dưỡng cuộc đời của họ về mặt thể lý và Đức Giêsu sẽ bồi dưỡng chúng ta về mặt tâm linh. 

Chủ Nhật, 19 tháng 8, 2012

ĐÂU LÀ Ý CHÚA

(Êph. 5, 15 – 20)

“… tận dụng thời hiện tại,
 vì chúng ta đang sống những ngày đen tối.
 Vì thế, anh em đừng hóa ra ngu xuẩn,
 Nhưng hãy tìm hiểu đâu là ý Chúa.”
(c. 16 và c. 17)

Thánh Kinh khẳng định: “chúng ta đang sống những ngày đen tối”,
kêu gọi con tận dụng thời hiện tại,
hãy tìm kiếm: đâu là ý của Chúa ?

Lời Chúa đưa ra ba đề nghị :
 - Không để cuốn vào những đam mê trần thế.
 - Luôn cầu nguyện và chúc tụng Chúa,
 - Sống tâm tình tri ân của người con trong mọi tình huống cuộc đời.

Lạy Chúa :
 - Xin giữ con dửng dưng với thế gian (tiền bạc, quyền lực, thể xác, …)
 - Nâng tâm hồn luôn hướng lên cùng Chúa để ngợi khen,
 - Giữ con ở lại trong Chúa Kitô mà cảm tạ.

Vì “chúng ta đang sống những ngày đen tối”.

Lm. Vinh Sơn Phạm Trung Thành, dcct.
Chúa nhật 20 B.
19/08/2012

Thứ Bảy, 18 tháng 8, 2012

Chuyện khôn, dại

(Chúa nhật XX TN, năm B) 


Ngay trong cuộc sống đời thường cũng luôn có nhiều “chuyện lạ”, nhưng mỗi chuyện đều có những mức độ “lạ” khác nhau, thậm chí là khác hẳn. Tốt cũng “lạ”, xấu cũng “lạ”. Vì vậy mà cần phải tỉnh táo, biết phân biệt cái gì đúng hoặc cái gì sai. Đó là người thông minh và khôn ngoan. Chúa Giêsu dạy cách xử sự: “Thầy sai anh em đi như chiên đi vào giữa bầy sói. Vậy anh em phải khôn như rắn và đơn sơ như bồ câu” (Mt 10:16). 

Sự khôn ngoan rất quan trọng trong mọi trường hợp. Kinh thánh cho biết: Đức Khôn Ngoan đã xây cất nhà mình, dựng lên bảy cây cột, hạ thú vật, pha chế rượu, dọn bàn ăn và sai các nữ tỳ ra đi. Đức Khôn Ngoan còn lên các nơi cao trong thành phố và kêu gọi: “Hỡi người ngây thơ, hãy lại đây!” (Cn 9:4). Với người ngu si, Đức Khôn Ngoan bảo: “Hãy đến mà ăn bánh của ta và uống rượu do ta pha chế! Đừng ngây thơ khờ dại nữa, và các con sẽ được sống; hãy bước đi trên con đường hiểu biết” (Cn 9:5-6). 

BÁNH HẰNG SỐNG

Lạy Chúa Giê-su Thánh Thể, 

Con Cám ơn Chúa rất nhiều, qua bao tháng năm con nguyện gẫm thứ năm của Năm Sự Sáng. 

“Chúa Giê-su lập bí tích Thánh Thể. Ta hãy xin cho được sốt sắng tham dự thánh lễ và rước Mình Máu Thánh Ngài” 

Con lần hạt mỗi ngày với ý nguyện ấy, thành thử bây giờ con cũng đỡ đỡ. Bài con viết về “Bánh Trường Sinh” năm 2011, con thấy được quyền năng của Chúa qua Bí tích Thánh Thể. Ma quỷ đâu có sợ chúng con (con người), nhưng nó sợ Mình Thánh Chúa trong chúng con kinh khủng. Còn chúng con thì trơ trơ ra đó khi rước Chúa vào lòng mỗi ngày, mà chẳng cảm nhận Chúa ngự vào trong thân xác mình gì cả, đi tìm Chúa đâu đâu, chẳng bao giờ chịu tâm sự với Chúa, để Chúa thui thủi một mình, xin Chúa tha tội cho chúng con nha Chúa. 

Phụ nữ Việt Nam: Những xót xa thời hiện đại

Văn học Việt Nam từ xa xưa đã tốn bao giấy mực để viết về phẩm giá và thân phận người phụ nữ. Phẩm giá thật cao quý thuộc loại “mai cốt cách, tuyết tinh thần”. Tuy nhiên, thân phận họ thì hẩm hiu, thiệt thòi, thấp mọn, hay lam hay làm. Họ thầm lặng như những cái bóng nhưng đẹp lung linh với các nhân đức cao quí như vị tha, hy sinh, chịu khó... 

Phụ nữ Việt Nam ngày xưa là nạn nhân của các tư tưởng phong kiến mang tính cách áp đặt như “nhất nam viết hữu, thập nữ viết vô” (một con trai kể là có, mười con gái có cũng như không), “cha mẹ đặt đâu con ngồi đó”. Là phụ nữ thì không được học hành, không được tham gia “việc làng, việc nước”, nhưng phải gồng gánh việc gia đình và nuôi chồng, nuôi con ăn học (như bà Tú Xương “nuôi đủ năm con với một chồng”!). Những tư tưởng ấy, nói chung, “trói chân” người phụ nữ trong nhà, không cho chị em ra ngoài xã hội hoạt động.

Thứ Sáu, 17 tháng 8, 2012

Trái tim nhân hậu

Chân phước Mẹ Têrêsa Calcutta cả đời đấu tranh cho giá trị nhân phẩm của những con người nghèo khổ nhất, đã nêu gương luân lý làm cầu nối các khoảng cách về văn hóa, giai cấp và tôn giáo. Một con người có vóc dáng nhỏ bé nhưng lại có trái tim “cực đại” và đầy lòng nhân ái. Bà nói: “Ngay cả những người giàu cũng khao khát tình yêu, muốn được quan tâm, muốn có ai đó thuộc về mình”

Cha mẹ của bà là người Albani. Bà sinh ngày 26-8-1910 tại Shkup (nay là Skopje), thuộc Cộng hòa Nam Tư (Macedonia), trước đó là Yugoslavia, với tên “cúng cơm” là Agnes Gonxha Bojaxhiu. Bà là con út trong 3 người con. Lúc bà 7 tuổi, cha của bà bị giết, nên bà quan tâm chính trị. Tuổi thiếu niên, bà là thành viên của nhóm bạn trẻ trong giáo xứ, gọi là nhóm Tương tế Tôn giáo (Sodality), dưới sự hướng dẫn của một linh mục Dòng Tên, bà cảm thấy quan tâm việc truyền giáo. Lúc 17 tuổi, bà gia nhập Dòng Nữ tử Loreto ở Ai-len, một dòng chuyên về giáo dục, rồi bà được gởi tới Bengal năm 1929 để vào nhà tập. Bà chỉ lõm bõm tiếng Anh nhưng vẫn khấn lần đầu, với tên dòng là Têrêsa (chọn theo tên của Thánh Têrêsa Hài Đồng Giêsu). 

DÂNG LỜI CẢM TẠ

Giê-su yêu dấu, 

“Xin dâng lời cảm tạ, hồng ân Thiên Chúa bao la. Xin dâng lời cảm mến, hòa theo tiếng hát dâng lên. Đôi bàn tay Chúa nâng đỡ con, xin dâng lời cảm tạ. Cho đời con vững một niềm tin, xin dâng lời cảm mến…” 

Giê-su ơi, còn gì hạnh phúc cho bằng khi con biết phó thác đường đời cho Chúa. Ngày một tháng tám vừa qua, con tròn năm năm đóng tiền bảo hiểm xã hội để đủ hai mươi năm được nhận lương hưu trí. Con vẫn nhớ ngày cuối cùng trong bệnh viện, mừng tiệc tiễn đưa những người đến tuổi phải nghỉ việc! Thế mà nay đã hơn năm năm rồi, nhanh quá Giê-su ơi!.

Thứ Năm, 16 tháng 8, 2012

Sơ yếu lý lịch - Giáo huấn Xã hội Công giáo

VĂN MINH TÌNH THƯƠNG 
Nước Chúa và Hội Thánh 
Nền Nhân Bản Toàn Diện Liên Đới 

  1. TÊN GHXHCG: Tập hợp giáo lý, Tổng hợp giáo lý cập nhật về xã hội, kho tàng giáo lý, thần học luân lý. 
  2. NGÀY SINH: Cùng thời với lúc hình thành Hội Thánh. Rõ ràng hệ thống từ 1891 (Thông điệp Tân Sự). 
  3. TÊN CHA MẸ: Thiên Chúa, Đức Giêsu Cứu thế, Chúa Thánh Thần. 
  4. CƠ QUAN CHỦ QUẢN: Hội Thánh Công giáo, Huấn Quyền (Giáo Hoàng, Công Đồng, Giám mục). 
  5. NGUỒN GỐC SINH THÀNH: Mạc khải Thánh Kinh, Truyền Thống Hội Thánh, Đức Tin và Lý Trí. 
  6. TƯ TƯỞNG: Tập trung vào Mầu nhiệm đức Kitô và mầu nhiệm con người, phẩm giá, luân lý. 
  7. TÍNH NẾT GHXHCG: Đối thoại, tiếp thu triết học và các khoa học xã hội nhân văn. 
  8. TƯ CÁCH GHXHXHCG: Suy tư có nguyên tắc, phán đoán có tiêu chuẩn, hành động có hướng dẫn. Do đó: Phát biểu "Đáng tin, cụ thể, thích đáng". 
  9. NHIỆM VỤ CHÍNH: Công bố, tố cáo, làm chứng. 
  10. TUYÊN NGÔN: Cư xử kiên định, không nói suông, không bỏ bê thực tại trần gian, không xa lạ xã hội, không lạc đề, không tùy tiện. 
  11. NƠI CÔNG TÁC: Nơi tiếp xúc giữa TIN MỪNG và XÃ HỘI: Lương tâm cá nhân, cơ quan công cộng. 
Cam đoan trích đúng từ GHXHCG chương hai: Sứ mạng của Hội Thánh và của Giáo huấn Xã hội Công giáo.

Tâm hồn tôi cải thiện dần nhờ Kinh Thánh và Giáo huấn Xã hội Công giáo

Bạn sẽ trách tôi : "Cải thiện nhờ đọc Kinh Thánh chớ đâu phải nhờ Giáo Huấn?" "Kinh Thánh quí hơn vàng, Giáo Huấn quí như bạc". Bạn còn bảo "Các cha xứ có bao giờ khuyên giáo dân học GHXHCG đâu? Cha chỉ khuyên ta đọc Lời Chúa". 

Ba năm trước, tôi không biết thân thưa với bạn về ơn ích khi học GHXH. Nay đã có thể một chút thân thưa, nhờ ba năm đi học GHXHCG: 

Tối nào tôi cũng đọc Lời Chúa, nhưng trong Kinh Thánh không có những từ ngữ đương thời như "toàn cầu hóa tình liên đới; tội xã hội; trục ác; bổ trợ; nhân quyền; chủ nghĩa duy tương đối; chủ nghĩa cộng sản; phát triển toàn diện; nhân bản liên đới; văn minh tình thương..."

Đức Giám mục Kon Tum thăm làng Đăk Pnan

GpKt, 15.8.2012: Tình hình sống đạo của Giáo phận Kon Tum đang bị Chính Quyền làm khó dễ nhiều nơi, nhất là những vùng sâu vùng xa.

Chúa Nhật 12.8.2012 vừa qua Đức cha Micae Hoàng Đức Oanh, Giám mục Kon Tum đã ban bí tích Thêm sức cho trẻ em của một giáo xứ thuộc huyện Đak Hà, tỉnh Kon Tum, nơi trước đây cha Luis Nguyễn Quang Hoa bị côn đồ đánh.

Được biết nhà cầm quyền lấy lý do đường sạt lỡ không cho đi, nhưng Đức Giám Mục vẫn bằng mọi cách đến nơi cần phải đến, để thi hành trách nhiệm mục tử của mình.
Đường khó đi thì dân sẽ làm cho xe đi được, nếu mục tử đến vì dân
Đức giám mục Kon Tum ban phép Thêm Sức cho thiếu nhi vùng Đăk Hà

Điệp khúc buồn của người yếu thế

SGTT.VN - Viện phí tăng, người bệnh đã phải chi trả nhiều hơn trước đây, nhưng chất lượng dịch vụ y tế thì chưa được bảo đảm cải thiện bằng một cam kết chính thức nhân danh một cơ quan quản lý, một người có trách nhiệm và có thẩm quyền. Người mua nhà đã nộp tiền, nhưng chờ mãi không thấy chủ dự án giao nhà; được hỏi đến, thì chủ dự án nêu ra đủ thứ lý do mà bản thân không giải quyết được. Người dân vùng quy hoạch treo vật vã với cuộc sống bấp bênh và lo lắng về tương lai vô định, trong khi nhà đầu tư và cả nhà chức trách đều đủng đỉnh trong việc triển khai đề án quy hoạch...

Xếp cạnh nhau các câu chuyện ấy và những chuyện tương tự có thể thu thập được khá nhiều từ các mặt báo, người ta dễ có cảm giác đang nghe một điệp khúc buồn kể về tình thế của những con người lép vế và bị ép uổng bởi những người mạnh hơn nhờ có nhiều tiền và thế lực. Điệp khúc vang lên càng thường xuyên trong không gian, cũng như trong thời gian và càng dai dẳng, thì cũng có nghĩa là bất công xã hội càng phổ biến, đáng quan ngại.
Ông Nguyễn Văn Ái - nông dân xã Mỹ Phú, Thủ Thừa, Long An - nhổ cỏ trên thửa ruộng nằm trong khu quy hoạch sân golf vừa được xóa bỏ. Ảnh: Ngọc Hậu/TT

Thứ Tư, 15 tháng 8, 2012

TẬP SAN SỐ 2


ĐỨC MARIA, NGƯỜI ĐANG YÊU VÀ ĐÁNG YÊU

Trong Thông điệp Deus Caritas Est (Thiên Chúa là Tình Yêu), Đức Thánh Cha Bênêđíctô XVI đã mệnh danh Đức Maria là “một người đang yêu” và cầu nguyện “Xin dậy chúng con biết Người và yêu mến Người để tất cả chúng con cũng có thể trở thành những người yêu đích thực” (số 41)

Thế nào là một người đang yêu? Có những dấu hiệu nào để nhận biết? Xin vắn tắt nêu những dấu hiệu chính. 

Dấu hiệu thứ nhất của người đang yêu có thể tìm thấy là việc người đó vui vẻ chịu cực chịu khổ vì người mình yêu. Sau khi thiên thần truyền tin người chị họ Êlisabét đang mang thai, Maria vội vã lên đường chẳng quản ngại đường xa, có lẽ phải mất đến bốn ngày đàng. Đức Bênêđíctô viết tiếp: “Mẹ đã ở lại nhà bà “độ ba tháng” (Lc 1,56), để giúp đỡ bà trong giai đoạn cuối cùng của việc mang thai. Trong dịp thăm viếng này, Mẹ đã cất cao lời kinh “Magnificat anima mea Dominum” (Linh hồn tôi ngợi khen Đức Chúa) (Lc 1,46)”. Mẹ hát tiếp: “thần trí tôi hớn hở vui mừng vì Thiên Chúa, Đấng cứu độ tôi”. “Hớn hở vui mừng” giữa gian khổ là dấu hiệu chắc chắn của một tâm hồn bừng cháy lửa yêu thương. Thánh Augustinô viết: “Khi yêu, người không cảm thấy những khó khăn, hoặc giả có khó khăn thì người ta đâm ra yêu chính sự khó khăn đó. Công việc của những người đang yêu thì không bao giờ cực khổ”. 

Đức Maria Ngợi Ca Chúa


Lời người dịch: Trong bài viết dưới đây, Cha John Hardon suy niệm về Kinh Magnificat của Đức Maria, bàn về tâm tình tri ân của Mẹ đối với Thiên Chúa, lời Mẹ ngợi ca Quyền Năng, Sự Thánh Thiện và Lòng Thương Xót của Người, Thiên Chúa là Sự Thương Xót nghĩa là thế nào, Đức Maria so sánh số phận của những người khiêm nhường và những kẻ kiêu căng và Mẹ bảo ta như thế nào về việc Thiên Chúa giữ lời hứa của Người. Chúng tôi thêm vào bài ca Magnificat dưới đây để người đọc dễ theo dõi.

Bài Ca "Ngợi Khen" (Magnificat) (Lc 1, 46-55)
Đoạn 1
(46) "Linh hồn tôi ngợi khen Ðức Chúa,
(47) thần trí tôi hớn hở vui mừng
vì Thiên Chúa, Ðấng cứu độ tôi.
Đoạn 2
(48) Phận nữ tỳ hèn mọn,
Người đoái thương nhìn tới;
từ nay, hết mọi đời
sẽ khen tôi diễm phúc.
(49) Ðấng Toàn Năng đã làm cho tôi
biết bao điều cao cả,
Danh Người thật chí thánh chí tôn!
(50) Ðời nọ tới đời kia,
Chúa hằng thương xót những ai kính sợ Người.
Đoạn 3
(51) Chúa giơ tay biểu dương sức mạnh,
dẹp tan phường lòng trí kiêu căng.
(52) Chúa hạ bệ những ai quyền thế,
Người nâng cao mọi kẻ khiêm nhường.
(53) Kẻ đói nghèo, Chúa ban của đầy dư,
người giàu có, lại đuổi về tay trắng.
Đoạn 4
(54) Chúa độ trì Ít-ra-en, tôi tớ của Người,
(55) như đã hứa cùng cha ông chúng ta,
vì Người nhớ lại lòng thương xót
dành cho tổ phụ Ápraham
và cho con cháu đến muôn đời”.

Thứ Ba, 14 tháng 8, 2012

ĐỨC MARIA HỒN XÁC LÊN TRỜI

Đức Maria Hồn Xác Lên Trời nghĩa là sau cuộc đời tại thế, Đức Maria cả hồn lẫn xác được mang lên Trời. Khác với những vị thánh khác, Đức Mẹ lên Trời không chỉ với linh hồn mà còn với thân xác vinh hiển. Vào ngày 1 tháng 11 năm 1950 Đức Giáo hoàng Piô XII đã định tín giáo thuyết này là "tín điều được Thiên Chúa mạc khải" . 

Mẹ Thiên Chúa ngay từ giây phút hoài thai đã không vướng tội tổ tông. Do đó Mẹ không phải đợi chờ, như chúng ta, để được phục sinh vào ngày sau hết. Mẹ ở với Người Con Thần Linh của mình trong cùng thân xác – mặc dù nay ở trong vinh quang chói lọi – mà Mẹ đã ban cho Người tại Nagiarét. Người đã lên Trời trong thân xác bốn mươi ngày sau khi phục sinh. Mẹ được mông triệu với thân xác lên Trời sau khi Mẹ hoàn tất những ngày tại thế của Mẹ, vào khoảng mười lăm năm sau. 

Trong khoảng một ngàn bốn trăm năm, Lễ Đức Mẹ Hồn Xác Lên Trời được cử hành vào ngày 15 tháng 8. Nay ngày này là một trong những ngày lễ buộc đối với Hội Thánh hoàn vũ (Giáo luật Điều 1246), vào ngày này "tín hữu buộc phải tham dự thánh lễ, và hơn nữa, kiêng làm những công việc hay hoạt động làm ngăn trở sự thờ phượng Thiên Chúa, sự hưởng niềm vui riêng của ngày của Chúa, hoặc sự nghỉ ngơi cần thiết cho tâm trí và thân xác" (Giáo luật Điều 1247).

Đối thoại với người không cùng ngôn ngữ

VRNs (14.08.2012) - VRMI - Có lần chúng tôi kể chuyện hai anh sinh viên trên xe đò về Đắc nông “đối thoại” với một ông Tây. Ông Tây nhìn hai anh và nói một tràng mà hai anh không nghe ra, không biết là tiếng gì. Thế là hai anh nhìn nhau và rồi một anh đưa tay lên ngang cổ và làm động tác đưa dao cắt vào cổ. Ông Tây nghĩ là hai anh doạ giết mình nên lập tức ngừng nói. Nhưng ý anh sinh viên ấy chỉ muốn nói: “Biết chết liền”.

Chuyện tưởng như đơn giản ấy có thể có những ý nghĩa khác nhau cho người nghe. Là những người được mời gọi lên tiếng cho công lý bình an, chúng ta vẫn thường nghe: phải đối thoại với thế giới, với con người chung quanh mình.

Còn hơn là một cuộc đối thoại thông thường, Hội Thánh muốn con cái mình nhận ra sứ mạng rao giảng Tin Mừng Cứu độ, như phần đầu của Giáo huấn Xã Hội viết rõ:

“Vào lúc khai nguyên Thiên Niên Kỷ Thứ Ba, Hội Thánh không mệt mỏi để công bố Tin Mừng mang ơn cứu độ và sự tự do đích thực đến cho các thực tại trần thế. Giáo Hội nhớ lời thánh Phaolô nói với môn đệ Timôthê của mình: “Hãy rao giảng Lời Chúa, hãy lên tiếng, lúc thuận tiện cũng như lúc không thuận tiện; hãy biện bác, ngăm đe, khuyên nhủ với tất cả lòng nhẫn nại và chủ tâm dạy dỗ. Thật vậy, sẽ đến thời người ta không còn chịu nghe giáo lý lành mạnh, nhưng theo những dục vọng của mình mà kiếm hết thầy này đến thầy nọ, bởi ngứa tai muốn nghe. Họ sẽ ngoảnh tai đi không nghe chân lý, nhưng hướng về những chuyện hoang đường. Phần anh, hãy thận trọng trong mọi sự, hãy chịu đựng đau khổ, làm công việc của người loan báo Tin Mừng và chu toàn chức vụ của anh” (2 Tm 4,2-5).” (GHXHCG, số 2)

Hết gạo chạy rông mới coi trọng nông dân

"Nghề nông tác động tới an ninh và an toàn thực phẩm, lương thực, tác động trực tiếp tới thiên nhiên, đó là một nghề quan trọng mà những người lười biếng, kém hiểu biết không được làm. Đứng từ quan niệm như thế thì vị thế người nông dân phải khác hẳn" - TS Đặng Kim Sơn, Viện trưởng Viện Chính sách và Chiến lược Phát triển Nông nghiệp, Bộ NN&PTNT.

TS Đặng Kim Sơn.
Lười biếng, kém hiểu biết thì không được làm nông dân

PV: - Có 1 câu chuyện cổ nói về người nông dân giàu kinh nghiệm nên khi thỏa thuận chia phần thì thần Sét (hoặc con gấu) dù đòi phần ngọn, phần gốc hoặc đòi cả phần gốc lẫn phần ngọn thì đều thua anh nông dân nhưng ở thời đại kỹ trị này, trí thông minh và láu cá đã thay thế kinh nghiệm nên dù anh nông dân đòi phần ngọn, phần gốc hay đòi cả gốc lẫn ngọn thì anh ta cũng vẫn thua thiệt. Xét theo chiều hướng phát triển này thì, theo ông, có cách nào giúp người nông dân đỡ thiệt thòi được không?

TS Đặng Kim Sơn: - Câu trả lời là bản thân người nông dân trong xã hội mới phải là người nông dân thông minh. Thứ nhất, họ phải là người nông dân chuyên nghiệp. Ngày nay, không thể coi nghề nông là nghề cha truyền con nối, sinh ra trên mặt ruộng là biết làm nông và ai cũng có thể làm được.

Chủ Nhật, 12 tháng 8, 2012

Phải Có Lòng Xót Thương Và Tha Thứ Cho Nhau

Đức tin Công giáo thôi thúc người đàn ông tha thứ cho kẻ
giết vợ và con gái mình
Phải đối xử tốt với nhau, phải có lòng thương xót và biết tha thứ cho nhau, như Thiên Chúa đã tha thứ cho anh em trong Đức Kitô (Ep 4,32) 

Thánh Phaolô viết thư cho cộng đồng tại Êphêxô. Ông mô tả đời sống Kitô hữu là một đời sống hiệp nhất và bác ái. Sau khi liệt kê những thứ mà tình yêu Kitô giáo dẫn đưa ta đến chỗ tránh xa: gian dối, trộm cắp, bất lương v.v., ông bảo ta những điều mà tình yêu Kitô giáo thúc đẩy ta thực hiện. Và một trong những thái độ đầu tiên mà tình bác ái thúc bách ta phải có đối với mọi người là nhân hậu, cảm thông, có lòng thương xót và biết tha thứ cho nhau.

ĐƯỢC CỨU THOÁT KHÔNG PHẢI BẰNG MỘT CÔNG THỨC NHƯNG NHỜ MỘT CON NGƯỜI

CHÚA NHẬT XIX THƯỜNG NIÊN - NĂM B 
1 V 19,4-8 ; Tv 33 ; Ep 4,30–5,2 ; Ga 6,41-51. 

Một lần nữa, như ta đã nghe trong Chủ nhật tuần trước, ta nghe một sứ điệp với lời hứa sẽ được dưỡng nuôi trong cuộc hành trình phía trước. Điều này đặc biệt rõ rệt trong đoạn văn trong Sách Các Vua quyển thứ nhất. Trong sứ điệp này, ta nghe câu chuyện về Ngôn sứ Êlia hành trình trong sa mạc. Điều quan trọng là xem thấy bối cảnh câu chuyện diễn ra.

THẾ NÀO LÀ CẦU NGUYỆN?

Cầu nguyện là lắng tai nghe tiếng Chúa nói với ta
Cầu nguyện là tiếp nhận những gì Chúa muốn ban cho
Cầu nguyện là đón nhận ơn tha thứ từ nơi Chúa
Cầu nguyện là quy hướng về Chúa mọi việc ta làm
Cầu nguyện là để Chúa chiếm ngự linh hồn mình

Cầu nguyện là tưởng nghĩ đến Chúa với tâm tình thân mật thiết tha
Cầu nguyện là tìm hiểu rằng ta được Chúa thương yêu giữ gìn coi sóc
Cầu nguyện là liên lạc với Chúa như với người thân mến yêu thương
Cầu nguyện là để mình chìm đắm trong Chúa; là biển cả yêu thương

Cầu nguyện là đi vào cảnh thinh lặng
Cầu nguyện là mến thương trò chuyện với Chúa
Cầu nguyện chỉ là việc hiệp nhất với Thiên Chúa
Cầu nguyện là tin rằng Thiên Chúa luôn luôn có lý
Cầu nguyện là gỡ tấm màn để nhìn thấy dung nhan Thiên Chúa

HÃY ĐẾN MÀ XEM

Giê-su yêu kính, 

Tháng sáu vừa qua, con được chị bạn mời đi gặp Giê-su vào đầu tháng tám trong vòng mười ngày… Con phân vân suy nghĩ một chút, xem con có kẹt chương trình nào không? Cuộc gặp này chắc hay lắm, nên chị mới mời con như vậy…? Con nghĩ thế và quyết định đăng ký với chị LL và sau đó chị về VN gặp con và cho con chương trình điểm hẹn Giê-su. 

Giê-su ơi, con mãi trông chờ và con nghĩ rằng Giê-su sẽ giao sứ vụ gì cho con đây, nên Ngài mới tạo điều kiện cho con gặp Ngài. Con còn nhớ ngày xưa ông Gioan thấy Chúa đi ngang qua, ông giới thiệu Chúa Giê-su cho hai môn đệ của mình: 

“Đây là Chiên Thiên Chúa” (Ga. 1, 36) 

Hai môn đệ nghe ông nói, liền theo Chúa Giêsu… Con đây cũng vậy, con bằng lòng đăng ký liền, Giê-su thấy con theo Ngài mà Giê-su còn giả bộ hỏi: 

“Con tìm gì thế?” (Ga 1, 38) 

Giê-su hỏi làm con quê quá, không dám nói thật lòng là con đi theo Ngài, nên con mới hỏi trớ: 

“Thưa Giê-su, Ngài ở đâu?” 

Giê-su cũng không tha, Ngài không cho địa chỉ, Ngài còn bảo con: 

“Đến mà xem”( Ga.1, 39) 

Thứ Sáu, 10 tháng 8, 2012

Người Amish: Những giá trị riêng và lề thói cổ xưa ngay giữa lòng nước Mỹ

Ở nước Mỹ hiện đại với xe hơi, nhà cao tầng và lối sống đầy tiện nghi, công việc đồng áng được cơ giới hóa tối đa, ấy vậy mà có những cộng đồng của người Amish sinh sống ở đây lại nhất định không theo lối sống văn minh hiện đại, cương quyết giữ lấy lề thói cũ, tự túc, tự cường, dùng sức lao động trong công việc đồng áng và họ được tự do phát triển ở một nước Mỹ đa dạng về sắc tộc, có những tiến bộ về khoa học, kỹ thuật, công nghệ được coi như hàng đầu của thế giới. Câu Chuyện Nước Mỹ hôm nay mời quí vị nghe tường thuật về lối sống an bình cuả người Amish qua báo chí Mỹ và qua cuộc phỏng vấn một cư dân người Mỹ sống gần cộng đồng của những người này tại phía bắc bang New York.
Người Amish sinh sống trong các cộng đồng khá biệt lập của riêng họ tại các bang Pennsylvania, Ohio, New York, Indiana và một số nơi khác ở nước Mỹ cũng như Canada. Về dân số tại Bắc Mỹ, các cộng đồng này giờ đây gồm khoảng 250 ngàn người. Đây là nhóm người thuộc giáo phái Ki-tô cổ từ thế kỷ thứ 16 tại châu Âu. Nhóm Amish đông đầu tiên từ châu Âu đến Hoa Kỳ định cư năm 1730 gần quận Lancaster, bang Pennsylvania. 
Không có nhà nào được nối với mạng điện mà họ dùng đèn đốt khí để thắp sáng

Bẩn !

Bẩn là dơ, là không sạch. Bẩn có nhiều dạng và nhiều mức độ: Ô nhiễm môi trường là bẩn, ô nhiễm không khí là bẩn, ô nhiễm thực phẩm là bẩn, ô nhiễm nguồn nước là bẩn, ô nhiễm quản lý là bẩn, ô nhiễm tư tưởng là bẩn, ô nhiễm ánh mắt là bẩn, ô nhiễm lương tâm là bẩn, ô nhiễm giáo dục là bẩn, ô nhiễm âm nhạc là bẩn, ô nhiễm văn chương là bẩn,… Ô nhiễm nào cũng bẩn, cũng xấu, cũng có hại! 
Các phương tiện thông tin đại chúng hằng ngày đưa tin về các loại bẩn. Nào là thịt thối, heo siêu nạc; nào là thuốc tăng trọng, cà-phê là đậu nành trộn với hàng chục loại hóa chất; nào là giá làm bằng đậu bẩn, trái cây được kích thích bằng hóa chất; nào là phở chứa phoóc-môn, nước tương (xì dầu) chứa chất 3-MCPD, sữa chứa melamine,… Cơ man nào mà kể. Đó là dạng bẩn thực phẩm gây hại cho cơ thể, có thể sinh ung thư! 
Chỉ nói riêng về thực phẩm thôi cũng đã thấy có nhiều mối nguy hiểm đe dọa tính mạng con người hằng ngày, tính đến mức từng giây. Dạng bẩn nào cũng nguy hiểm, nhưng dạng bẩn nguy hiểm và độc hại nhất là “lòng người bẩn”, là “lương tâm bẩn”. Tất cả sẽ không bẩn nếu lòng người không nhiễm bẩn, nếu lương tâm trong sạch. Có thể nói rằng mọi thứ bẩn đều bắt nguồn từ “lương tâm bẩn”, vì từ đó dẫn tới nhiều hệ lụy khác! 
Chúa Giêsu đã xác định: “Không có cái gì từ bên ngoài vào trong con người lại có thể làm cho con người ra ô uế được; nhưng chính cái từ con người xuất ra, là cái làm cho con người ra ô uế” (Mc 7:15). Có thể hiểu “cái từ con người xuất ra” theo cả nghĩa đen và nghĩa bóng. Ngoại tại và nội tại đều cần thiết một môi trường trong sạch, không bị ô uế! 

TRẦM THIÊN THU 
All Rights Reserved ®

Ai sẽ dựng lại cơ đồ?

Trong một lần tôi theo anh em đi xuôi một chuyến xuống miền nam Trung bộ, từ Cửa Lò chúng tôi vào Hà Tĩnh. Khi xe ngang qua cầu Bến Thủy, cây cầu gần đây có nhiều câu chuyện thương tâm, một hành khách chỉ cho tôi xem một cái am thật to, trong đó có nhiều cái am nhỏ và cho biết đó là nơi người ta tìm ra được chiếc xe khách bị lũ cuốn trôi chết hàng chục mạng người năm trước. 

Khi xe lên cầu từ hướng Nghệ An vào Hà Tĩnh, chúng tôi phải một phen kinh hoàng. Cầu Bến Thủy bắc ngang qua sông Lam, làm ranh giới tự nhiên của hai tỉnh Nghệ An và Hà Tĩnh, cầu được xây dựng có lằn đường riêng cho xe hai bánh, phần giữa cầu dành cho xe nhiều bánh. Khi người lái xe của chúng tôi có ý định vượt mặt một chiếc xe tải lớn, bỗng bên kia đầu cầu một thanh niên không đội mũ an toàn chạy xe hai bánh với tốc độ cao, phóng thật nhanh lên cầu vào phần đường của xe hơi rồi lao thẳng vào đầu chiếc xe tải, trong giây lát xe và anh ta văng xuống đường sau cú va chạm thật mạnh vào đầu xe tải ngược chiều, trước mắt chúng tôi anh giẫy vài cái rồi nằm bất động, máu từ từ chảy ra ở mắt, mũi, miệng và tai… Chắc chắn chết! Ai cũng nói vậy. Sau vài phút kinh hoàng, mọi hành khách trên xe đều bàn tán xôn xao, nhiều người còn cố nhoài người ra cửa xe nhìn lại hiện trường tai nạn thảm khốc. 

Thứ Năm, 9 tháng 8, 2012

Vui buồn mùa tựu trường

Sau những ngày hè, học sinh lại chộn rộn chuẩn bị bước vào năm học mới. Có vài cách gọi “sự kiện” này: Tựu trường, khai giảng, nhập học. Nói đầy đủ là “khai giảng niên học mới”. 

Giã từ mùa Hạ để bước vào mùa Thu, chia tay kỳ nghỉ hè để bắt đầu năm học mới. Một chút lưu luyến mùa hè quyện lẫn trong nỗi rạo rực vào năm học mới… 

Trong truyện ngắn “Tôi Đi Học”, nhà văn Thanh Tịnh hồi tưởng buổi tựu trường: “Hằng năm cứ vào cuối Thu, lá ngoài đường rụng nhiều và trên không có những đám mây bàng bạc, lòng tôi lại nao nức những kỷ niệm hoang mang của buổi tựu trường”. 

Khung cảnh thật đẹp với “lá rụng” và “những đám mây bàng bạc” để ông phải “nao nức với những kỷ niệm”, dù ông đã xa tuổi học trò. Ông tâm sự: “Tôi không thể nào quên được những cảm giác trong sáng ấy nảy nở trong lòng tôi như mấy cành hoa tươi mỉm cười giữa bầu trời quang đãng”. Ông so sánh “những cảm giác” kỳ lạ trong buổi sáng tựu trường của một học sinh nhỏ như “mấy cành hoa tươi mỉm cười”, đặc biệt là mấy cành hoa tươi đó nở “giữa bầu trời quang đãng”. Cách so sánh của ông rõ ràng khiến người đọc có thể hình dung ra không gian và thời gian. Hay và độc đáo quá! 

Xin lỗi, chúng tôi đều... không chọn bạn!

1. Đứng trên sân khấu là thí sinh mang cái tên khá phổ biến - Người nghèo. Các giám khảo quyền lực, cũng như format chương trình Giọng hát Việt - ngồi quay lưng lại sân khấu. Tuy nhiên, khác một chút với Giọng hát Việt, game show Sinh tồn này có đến 5 giám khảo quyền lực: Điện - Nước - Viện phí - Gas - Xăng. Hãy tưởng tượng một game show tương tự như The Voice - Giọng hát Việt, chương trình truyền hình đang thu hút rất nhiều quan tâm. Tạm đặt cho 'game show' tưởng tượng này cái tên Sinh tồn.

Sân khấu Game show The Voice - Giọng hát Việt. Ảnh: Nguyễn Trung Hải/ VOV
Không một giám khảo nào bấm chiếc chuông "Tôi chọn bạn" - đồng nghĩa là Chúng tôi - toàn bộ ban giám khảo - đều không đồng ý cho thí sinh cơ hội đi tiếp.

Có vẻ đây đang là kịch bản xảy ra giữa đời thực, khi chỉ cách đây vài ngày, 3 giám khảo quyền lực Viện phí - Gas - Xăng vừa đồng loạt tăng giá. Kết hợp với "cặp đôi hoàn hảo" Nước - Điện đã tăng chỉ mới hồi đầu tháng trước, 5 vị giám khảo này đã hội ngộ "tuyệt vời" để trở thành bộ ngũ độc quyền.

Chàng trai bán rong với giấc mơ cà phê Việt

Tự nhận mình là quả thông khô lăn mãi trên đường đời, Nguyễn Duy Biểu đang khởi nghiệp bằng cách không giống ai: bán cà phê dạo trên những con phố cổ Hà Nội.

Từ vài tuần nay, người dân quanh khu phố cổ Hà Nội thường xuyên bắt gặp hình ảnh lạ. Một chàng thanh niên trẻ tuổi còng lưng trên chiếc xe đạp với thùng xốp lớn ở phía sau, gắn biển cà phê dạo và lẳng lặng đi khắp các con phố nhỏ. Xôi chè, khoai sắn bán rong họ thấy đã nhiều, nhưng từ trước đến nay, người thủ đô hầu như chưa gặp ai bán dạo cà phê. Điều lạ hơn nữa, ít ai biết rằng Nguyễn Duy Biểu, người bán rong đang lầm lũi đạp xe kia từng tốt nghiệp ngành mỹ thuật.
Học ngành mỹ thuật, nhưng Nguyễn Duy Biểu lại ước mơ lập nghiệp bằng con đường bán cà phê dạo. Ảnh: Anh Quân
"Anh ơi cho một cốc đi" - người khách từ trong một cửa hàng nhỏ trên phố Ấu Triệu gọi với ra. Ngay lập tức, Biểu dừng xe, dựng chiếc bàn di động gắn trên ghi đông rồi thoăn thoắt pha chế. Chưa đầy một phút sau, chiếc cốc giấy đựng cà phê arabica mát lạnh được trao cho khách. "Anh thấy đã vừa chưa" - Nguyễn Duy Biểu không quên hỏi phản hồi của khách hàng và rạng rỡ khi nhận lại lời khen ngợi.

Page

Blogger Tips and TricksLatest Tips And TricksBlogger Tricks