ngày tháng năm

Thứ Hai, 12 tháng 12, 2016

Gọi người!

Thuận Kiệt

Thêm chú thích

Gọi người xây dựng phát triển trong tư thế GIANG TAY HƯỚNG VỀ CHÚA và CẦU NGUYỆN.
Ở đây và lúc này, trên thế giới cũng như ở Việt Nam, đều cần suy tư về phát triển đích thực, phát triển có chất luân lý đạo đức ngấm vào trong mọi lãnh vực kinh tế – chính trị – xã hội – văn hoá.
Từ lời kêu gọi suy tư về phát triển đích thực của Đức Phao Lô VI, 1967, tới lời kêu gọi các Ki tô Hữu hãy lên đường xây dựng phát triển trong tư thế  “giang tay hướng về Thiên Chúa trong thái độ cầu nguyện“ của Đức Benedicto XVI, 2009, rồi lời kêu mời hướng dẫn: ”Ngay trong những thời điểm khó khăn nhất và hoàn cảnh phức tạp nhất chúng ta không những phải phản ứng cách ý thức, nhưng trước hết phải gắn bó vào tình yêu của Chúa” ( CIV 79 ).
Cụ thể, Kitô Hữu phải hy sinh đi xây tình anh em nơi mình đang sống, đi tìm những người có kinh nghiệm tâm linh, gặp gỡ những con người có thể rất chẳng oai phong nhưng rất phó thác vào sự quan phòng và lòng nhân từ của Chúa. Lại nữa, hãy nghe những chia sẻ của người dám từ bỏ mình, dấn thân đón nhận tha nhân, can đảm xây dựng công lý và hoà bình (CIV 79).

Thứ Ba, 11 tháng 10, 2016

LÒNG THƯƠNG XÓT CÓ CHỖ ĐỨNG NÀO TRONG DÂN TỘC VIỆT NAM HÔM NAY KHÔNG?

Ban Biên Tập


Quý Độc Giả kính mến,

Gần như là hậu quả của những cuộc chiến liên tục, từ quyết tâm chống ngoại xâm phương Bắc để giành lại độc lập và chủ quyền đất nước, xua đuổi các nhà nước thuộc địa tham lam, tàn ác, cho đến thảm cảnh huynh đệ tương tàn trong cuộc đối đầu Quốc-Cộng, thế hệ người Việt hiện nay bằng nhiều phản ứng—trong ngôn từ cũng như trong hành động—trước mọi biến chuyển thời cuộc, đang chứng tỏ mình là nạn nhân và đồng thời là thủ phạm của bạo lực, bất khoan dung và vô cảm.

Chưa lúc nào người Việt lại nỡ lòng thẳng tay hành xử tàn nhẫn với đồng bào của mình—xem nhau như kẻ thù không đội chung trời— trong mọi lãnh vực của đời sống.

GIA SẢN CHẮT CHIU



MẨU BÚT CHÌ

Có những điều tưởng chừng quá bé nhỏ, tầm thường, nhưng sao cứ lưu trong tâm trí, cứ ấm lên trong lòng. Có những nếp nghĩ, nếp làm đơn sơ, nhưng cứ truyền từ đời nọ đến đời kia, ăn sâu vào bản tính, tạo nên nét văn hoá riêng - như một gia sản ở mỗi con người, mỗi gia đình và mỗi dân tộc.


Càng bước xa trong hành trình cuộc đời, người ta lại thường hay ngoảnh lại chiêm ngắm ký ức. Ký ức - có lẽ cũng là nơi đọng lại những gì tinh tuý nhất của văn hoá con người. Tôi vẫn thường cảm tạ trời đã ban cho tôi những kí ức đẹp, không phải để hoài niệm, nuối tiếc, nhưng để chắt lọc, bồi đắp cho hiện tại và tương lai.

“LÒNG THƯƠNG XÓT CHÚA TRẢI MUÔN NGÀN ĐỜI”

Lm. Giu-se Phan Tấn Thành, O.P.

DẪN NHẬP
Tôi xin bắt đầu với câu chuyện từ ngữ: “thương xót” là gì? Câu trả lời đơn giản nhất là: “thương xót” là danh từ tương đương với “misericordia” trong tiếng Latinh (mercy tiếng Anh). Thế nhưng có hai khó khăn được đặt lên liên quan đến việc dịch thuật. Một đàng, từ tiếng Latinh sang tiếng Việt: “misericordia” có thể chuyển dịch ra nhiều từ khác nhau; đàng khác, tiếng Latinh “misericordia” bắt nguồn từ nhiều từ ngữ khác nhau trong tiếng Hipri của Cựu ước và tiếng Hy-lạp của Tân ước. Như vậy, chúng ta gặp phải ba điểm khó khăn khi dịch thuật: từ tiếng Latinh sang tiếng Việt, và từ hai ngôn ngữ của Kinh Thánh sang tiếng Latinh.



1. Trước hết, từ tiếng Latinh sang tiếng Việt
Chúng ta hãy lấy vài thí dụ từ bản dịch Kinh Thánh của nhóm Các Giờ Kinh Phụng Vụ. Thánh vịnh 136[2] là một bài ca ngợi các kỳ công của Thiên Chúa trong lịch sử; sau mỗi câu xướng, cộng đoàn lặp lại điệp khúc: “Quoniam in aeternum misericordia eius”, được dịch là: “muôn ngàn đời Chúa vẫn trọn tình thương”. Thánh vịnh 89 mở đầu bằng lời “misericordias Domini in aeternum cantabo”, được dịch là: “Tình thương Chúa đời đời con ca tụng”. Ở Thánh vịnh 103, 8: ”Miserator et misericors Dominus:longanimis, et multum misericors”, được dịch là: “Chúa là Đấng từ bi nhân hậu, Người chậm giận và giàu tình thương”. Trong Thánh vịnh 130 (kinh Vực sâu): “quia apud Dominum misericordia et copiosa eius redemptio”, được dịch là: “bởi Chúa luôn từ ái một niềm, ơn cứu chuộc nơi Người chan chứa”. Thánh vịnh 51 mở đầu với lời cầu: “Miserere mei Deus, secundum misericordiam tuam”, được dịch là: “Lạy Chúa, xin lấy lòng nhân hậu xót thương con”. Câu 11 nổi tiếng của Thánh vịnh 85: “Misericordia et veritas obviaverunt sibi: justitia et pax sese osculentur”, được dịch là: “Tín nghĩa ân tình nay hội ngộ, hòa bình công lý đã giao duyên”.

THIÊN - ĐỊA - NHÂN: BA CHIỀU KÍCH CỦA CUỘC SỐNG CON NGƯỜI

Lm. P.X. Nguyễn Văn Nhứt, O.P.

Sống: Một Thực Tại Kỳ Bí
Khát vọng hết sức tự nhiên và vô cùng mãnh liệt của con người là được sống, sống thật vui tươi, sống thật hạnh phúc, thật khỏe mạnh và trường thọ.  Người ta cầu mong cho chính mình, cầu chúc cho bạn bè, và tìm đủ mọi phương cách, chấp nhận mọi tổn phí tiền bạc, công sức để đạt được những ước nguyện ấy.
Quả thật, sống là một điều vô cùng quý giá, không thể đơn giản hễ có tiền bạc là người ta mua được nó, dầu bằng cái giá của cả vũ trụ nầy.


Sống tuy nhẹ nhàng, dịu êm như làn gió ban mai, nhưng rất tự lập, cương quyết, không thể đơn giản hễ có quyền lực là người ta truyền khiến được nó phải đến, ở lại hay ra đi.

THƯ CHUNG & TÌM HIỂU THƯ CHUNG HỘI ĐỒNG GIÁM MỤC VIỆT NAM GỬI CỘNG ĐỒNG DÂN CHÚA



Anh chị em thân mến,

1. Chúng tôi, Hội Đồng Giám Mục Việt Nam, họp Đại Hội tại Trung tâm mục vụ Tổng giáo phận Thành phố Hồ Chí Minh, từ ngày 3 đến 7 tháng 10 năm 2016, kính gửi lời chào thân ái đến cộng đồng Dân Chúa tại Việt Nam. Bình an của Chúa ở cùng anh chị em!
Qua những bản tường trình của các giáo phận và các uỷ ban trực thuộc Hội Đồng Giám Mục, chúng tôi vui mừng trước những thành quả mà Năm Thánh Lòng Thương Xót mang lại cho rất nhiều người cũng như các cộng đoàn qua việc học hỏi giáo lý, cử hành phụng vụ, những cuộc hành hương, các việc đạo đức và những việc lành thực thi lòng thương xót. Lòng thương xót là chủ đề được nêu cao trong Năm Thánh 2016, nhưng điều đó không có nghĩa là chúng ta chỉ sống lòng thương xót trong Năm Thánh mà thôi. Ước mong anh chị em tiếp tục sống tinh thần đó trong suốt cuộc đời, để xứng đáng là con cái của Cha trên trời, Đấng giàu lòng thương xót.

Thứ Bảy, 8 tháng 10, 2016

ĐẤNG THÁNH CỦA LÒNG THƯƠNG XÓT

Lm. P.X. Nguyễn Văn Nhứt, O.P

Một Điều Trùng Hợp Có Dự Tính
Ngày Chúa Nhựt 4 tháng 9, 2016, Đức Thánh Cha Phan-xi-cô công bố Mẹ Tê-rê-xa Can-cút-ta1 là hiển thánh được chính thức tôn kính trong toàn thể Hội Thánh Công Giáo.
Không thể nói đây chỉ là một trùng hơp ngẫu nhiên khi vị nữ tu dễ mến đã hiến trọn cuộc đời phục vụ những người nghèo khổ nhứt trong xã hội được tuyên thánh trong chính Năm Thánh Của Lòng Chúa Thương Xót.  Do đó, không sợ sai lầm khi dâng kính Mẹ Tê-rê-xa biệt danh “Đấng Thánh Của Lòng Thương Xót.”


Hành Trình Tìm Kiếm Lòng Thương Xót
Chào đời tại Skopje, Nam Tư, 27 tháng 8, năm 1910, với danh tánh của gia đình là Gonxha (Agnes) Bojaxhiu, Mẹ Tê-rê-xa là con gái út trong gia đình gồm 3 anh chị em, 2 gái một trai (2 người nữa qua đời khi còn rất bé) của Ông Nicola và Bà Dronda Bojaxhiu. Gia đình Mẹ có mức sống tương đối dễ chịu, chứ không thuộc giai cấp nông dân nghèo khổ như có nguồn tin không chính thức.

ÔNG BOB KERREY VÀ ‘LÒNG THƯƠNG XÓT’

Đình Vượng

Chuyến thăm Việt Nam của Tổng thống Barack Obama từ 23-25 tháng 5 năm 2016 được xem là chuyến đi lịch sử, đánh dấu mốc quan hệ bình thường hóa giữa Việt Nam và Hoa Kỳ. Sáng ngày 23, buổi gặp gỡ chính thức đầu tiên giữa Chủ tịch nước Trần Đại Quang và Tổng thống Obama, hai bên đã đạt một số thỏa thuận quan trọng, và buổi họp báo chiều cùng ngày, Tổng thống Obama chính thức công bố việc dỡ bỏ lệnh cấm bán vũ khí cho VN, nhưng cho biết thêm, việc mua bán vũ khí còn tùy thuộc yếu tố nhân quyền của Việt Nam. Ông cũng bày tỏ lạc quan, vui mừng khi Đai học Fulbright chính thức được nhà nước cấp phép hoạt động, thêm nữa, Đoàn Hòa bình “Peace Corps” sẽ đến giúp VN trong lĩnh vực nông nghiệp, phát triển cộng đồng, môi trường, y tế và thanh thiếu niên, trước mắt, dạy tiếng Anh và đào tạo giáo viên dạy tiếng Anh.

Thứ Sáu, 7 tháng 10, 2016

Phát triển nền sinh thái toàn diện là gì?


XÓT THƯƠNG NÀO CHỐI BỎ, HỠI GIUDA...!

Con Sóng Nhỏ




Tôi xin Người,
Đừng lặng lẽ thức thao, thềm hồn tôi đá tảng
Đừng bất chấp gió mưa, đã xơ xác thuyền lòng
Đừng gõ cửa đợi mong, đừng kiên nhẫn trông hòng...
Đừng đau đáu ngóng trông,
                              đừng mỏi mòn vô vọng
Tôi xin Người, mặc kệ tôi,
Đừng đăm đắm ánh nhin, đừng dại khờ
xao động
Đừng tha thứ khoan dung, đừng giang rộng vòng tay
Quá đủ rồi, tất cả đã xa bay...
Quá đủ rồi, tội đày đeo đẳng mãi...

ĐÔI MẮT






Thứ Tư, 5 tháng 10, 2016

SOI MÌNH TRƯỚC NĂM THÁNH LÒNG THƯƠNG XÓT


Minh Hiền

Tôi là người Công giáo Việt Nam đang bị bế tắc trăm chiều trong tư tưởng.

Nhìn ra thế giới, thấy bao nhiêu là gương sáng: Mẹ Tê-rê-sa sống cho đi, Chân phước linh mục Maxmilian Kolbe sống hy sinh, ông Gandhi sống vì người, ông Bill Gate sống chia sẻ...

Các vị ấy đã vươn tới tình yêu con người, vượt qua những cách sống vun quén cho riêng mình, chỉ cho gia đình mình, khu vực mình, đất nước mình.

Quay lại tôi, soi tôi vào Năm Thánh Lòng Thương Xót Chúa, tôi rơi vào “mặc cảm”!

- Gia đình tôi khá giả dù đất nước điêu tàn, anh em tôi thành đạt, có người đã đi du lịch năm châu bốn biển. Thế hệ chúng tôi nay lại nai lưng ra lo cho con cháu học cho thành tài, cho đi du học đợt hai. Các cháu nhỏ thì lo cho học Anh văn, học bơi, học đàn.

THỰC THI LÒNG THƯƠNG XÓT ĐỂ PHÚC ÂM HÓA XÃ HỘI (*)

Tôma Hoàng Kim Khánh


 Ánh Mắt Của Đức Giêsu Kitô
      1. Tin Mừng thánh Gio-an (Ga 8, 1-11) tường thuật: Các kinh sư và người Pha-ri-sêu dẫn một người phụ nữ phạm tội ngoại tình đến gặp Đức Giê-su và hỏi Ngài nên xử người này như thế nào.
      Đức Giê-su biết, theo luật Mô-sê thì người này sẽ bị ném đá cho đến chết, Ngài ngồi im lặng. Các kinh sư và người Pha-ri-sêu cứ hỏi mãi, Ngài bảo họ: Ai trong các ông sạch tội, thì cứ việc lấy đá mà ném trước đi. Nghe vậy, họ bỏ đi hết, chỉ còn lại Đức Giê-su, và người phụ nữ. Đức Giê-su nhìn bà và nói: Tôi cũng vậy, tôi không lên án chị. Chị về đi, và từ nay đừng phạm tội nữa!
      2. Tin Mừng thánh Lu-ca (Lc 22, 54-62) tường thuật: Sau khi bắt Đức Giê-su, đám đông điệu Ngài đến dinh thượng tế Cai-pha, Phê-rô đi theo Ngài xa xa. Đến dinh, ông ngồi lẫn trong đám đông, có người nhận ra, hỏi ông có phải là người thuộc nhóm Giê-su không. Cả ba lần Phê-rô đều chối, nhưng ở lần thứ ba, lúc ông còn đang nói, thì gà gáy, Chúa Giê-su quay lại nhìn ông

LỜI CẦU NÀO CHO TÀ QUYỀN?

Cát Nguyên

“Mọi giá trị xã hội đều nằm sẵn trong phẩm giá con người, và chúng tạo điều kiện cho con người được phát triển thực sự. Các giá trị chủ yếu ấy là sự thật, tự do, công bằng và yêu thương. Đem các giá trị ấy ra thực hành chính là phương cách chắc chắn và cần thiết để cá nhân được hoàn thiện và cuộc sống xã hội được nhân bản hơn. Các giá trị ấy chính là điểm tham chiếu không thể thiếu cho chính quyền vì họ là những người được mời gọi hãy tiến hành “cải cách có thực chất các cơ cấu kinh tế, chính trị, văn hoá và công nghệ, đồng thời tạo ra những thay đổi cần thiết trong các định chế” (Trích số 197, sách Tóm lược Giáo Huấn Xã Hội Công Giáo.   Phần tô đậm do tác giả bài viết nhấn mạnh).

Chúng ta hãy theo hướng dẫn của Giáo hội để Xem và Xét cách ứng xử của những người đang nắm quyền tại Việt Nam hiện nay.
·         Sự thật có được tôn trọng không?
·         Tự do có được tôn trọng không?
·         Công bằng có được tôn trọng không?
Ba giá trị trên xin mời độc giả tự xử dụng những điều mỗi người chúng ta biết để Xem, Xét và có câu trả lời cho riêng mình.

Xem—Xét

Tác giả chỉ xin thử lướt qua vài sự kiện có liên quan đến giá trị thứ tư: Tình yêu có được tôn trọng và sử dụng không?

Thứ Hai, 19 tháng 9, 2016

Laudato Si’: Tiếng than khóc của trái đất và tiếng than khóc của người nghèo

Đinh Quang Bàn

Thông điệp Laudato Si’ nói về “sự chăm sóc ngôi nhà chung” và cảnh báo sự suy thoái môi trường gây tác hại khôn lường, đặc biệt trên đời sống những người nghèo khổ nhất. Những trích đoạn dưới đây lấy từ thông điệp, do Đinh Quang Bàn thực hiện và chuyển dịch.

“Tôi muốn nhìn nhận, khích lệ và cám ơn tất cả những ai bằng muôn vàn cách thế đang nỗ lực bảo vệ ngôi nhà chung mà chúng ta đang cùng chia sẻ. Tôi đặc biệt tri ân những ai không mỏi mệt tìm cách giải quyết những tác động bi đát của sự suy thoái môi trường trên đời sống của những người nghèo nhất thế giới (13)”.

Môi trường suy thoái dẫn đến thảm cảnh các di dân phải tha phương cầu thực, đi tìm đất sống:

“Có một sự gia tăng bi thảm số di dân chạy trốn cảnh nghèo khó vì môi trường càng ngày càng suy thoái. Họ không được các công ước quốc tế nhìn nhận là người di tản; họ gánh chịu sự mất mát cuộc sống mà họ đã bỏ lại sau lưng, không được hưởng bất kỳ sự bảo vệ pháp lý nào. Tiếc thay, trước sự đau khổ này, thái độ dửng dưng đang diễn ra khắp thế giới. Thiếu ứng đáp trước những thảm kịch này của anh chị em chúng ta là dấu chỉ sự mất ý thức trách nhiệm đối với người đồng loại mà mọi xã hội dân sự đều đặt nền tảng trên đó” (25).

Ông đồ vẫn ngồi đó, qua đường chẳng ai hay

Nguyễn Khang

Thời xưa ở Hà Nội, có ông đồ già ngồi ở hè phố viết câu đối “bày mực tàu giấy đỏ bên phố đông người qua”, nhưng người ta đổ xô chuộng đồ Tây, mải chen lấn đi mua hàng hiệu của Pháp, bỏ quên ông đồ! Các tiếng rao ơi ới hút mắt người trên phố, còn mấy ai ngồi xuống bàn luận với ông đồ già?

Hồi xa xưa ấy, có những ông đồ còn giữ được sự hiền triết khôn ngoan, giúp người Việt suy tư sâu xa, dạy người Việt cách ăn nết ở. Như cụ đồ Trần Tế Xương rất mong chuyện giáo dục, ăn ở cư xử "cho ra cái giống người".

Chủ Nhật, 18 tháng 9, 2016

Thứ Sáu, 9 tháng 9, 2016

Xóa nghèo thông tin


Nguyễn Khang

Có một quyển sách thật khó tính, cứ hỏi hoài: Liệu ti-vi phim ảnh có làm cho con người tốt hơn không?

Hỏi: Quyển ấy tên gì?

Thưa: Quyển Tóm lược Học thuyết Xã hội Công Giáo, trong đó các số 414-416 có nói về “Thông tin và dân chủ”.

Ti-vi, phim ảnh, sách báo, internet... đã bị quyển ấy phê phán thế này:

- Người thì “giàu thông tin”, người thì “nghèo thông tin”. Có lẽ do vấn đề phân phối thông tin? Việt Nam được Đảng kiểm soát toàn bộ, kiểm luôn truyền thông! Ở Việt Nam, đi ra ngõ, hỏi mười người về Hoàng Sa, Trường Sa ra sao, có lẽ rất ít người biết rõ nguồn cơn mất đảo. Có những người Việt Nam là dân “ba không”: Không hiểu tình hình, không rõ sự kiện, không chọn được giải pháp cho nước non nhà.

- Do ham lợi nhuận, muốn hái ra tiền nên có những loại truyền thông phóng đại tin tức, khai thác xì-căng-đan để người ta ùn ùn mua báo này, vào mạng kia. Đó là những dạng truyền thông “tư ích” cho không phải “công ích”.

Thứ Năm, 8 tháng 9, 2016

Bí Mật Sự Thánh Thiện của Mẹ Teresa

Brandon Vogt (người chuyển ngữ: Con Sóng Nhỏ)



JIMMY VÀ CHÚA GIÊSU

Một thời gian nào đó trong những năm đại học, tôi bắt đầu gặp gỡ tiếp xúcvới một nhóm những người vô gia cư cả nữ lẫn nam tại một hồ nước địa phương. Tôi đến thăm họ một hai lần một tuần, thường là xách theo ít thực phẩm, và chúng tôi trò chuyện hàng giờ về cuộc sống, đức tin, bóng đá, liệu việc bay hay tàng hình là loại siêu lực tốt hơn.

Nhưng một ngày kia, khi chúng tôi đang ngồi tại bàn ăn ngoài trời, một người đàn ông lạ trước đây tôi chưa hề gặp mặt bước tới. Anh trông mệt mỏi và lôi thôi lếch thếch, có lẽ là người vô gia cư, anh ngồi xuống đối diện tôi. Anh nhìn tôi chằm chằm mà chẳng nói năng gì.

Thứ Tư, 7 tháng 9, 2016

Chủ Nhật, 4 tháng 9, 2016

Mẹ Teresa, Chứng nhân Tình yêu


Một Linh Mục đã có nhiều năm làm tuyên úy cho giới trẻ đã giới thiệu với chúng tôi mẩu tin dưới đây (dường như ngài muốn chúng ta hãy đưa tin và viết về những đề tài, những điểm sáng trong cuộc đời tranh tối tranh sáng ngày hôm nay), có thể đọc online tại 
http://www.asianews.it/news-en/Some-15,000-people-line-up-in-Tokyo-to-attend-film-festival-about-Mother-Teresa-17810.html

Liên hoan phim về cuộc đời Mẹ Teresa

Ngày 6 tháng 3 năm 2010, Hãng tin AsiaNews.it đưa tin: 

“Khoảng 15.000 người xếp hàng tại Tokyo để xem liên hoan phim về Mẹ Teresa. Sự kiện này cử hành một trăm năm ngày sinh của vị Chân Phước sinh tại Anbani. Liên hoan gồm có bảy phim, diễn ra khắp thế giới, rất đông người xem tại Nhật. Việc chiếu phim sẽ kéo dài đến cuối tháng 4”.

TOKYO (Bản tin Hãng Thông Tấn Công Giáo Asianews ) – Hơn 15.000 người Nhật tụ tập để xem bảy bộ phim nói về Mẹ Teresa, được chiếu trong chương trình liên hoan phim cử hành ngày sinh lần thứ 100 của Mẹ. Nhiều Kitô hữu, ái mộ công việc của Mẹ, cũng đi xem. Phim được chiếu tại Sảnh Điện Ảnh thuộc Viện Bảo Tàng Nhiếp Ảnh Tokyo. Vì nhiều người rất quan tâm nên sự kiện sẽ lại được tiếp diễn vào ngày 29 tháng 3 năm 2010.

Được mời đến xem phim, nhiều người Công Giáo mời bạn bè thuộc các tôn giáo khác cùng đến. “Khi tôi đọc một quyển sách về Mẹ, tôi thực sự ngạc nhiên về nghị lực của Mẹ ! Tôi sửng sốt”, chị Haruko Tsukihana, 40 tuổi, nói. Bằng cách xem những phim này, “tôi nhận thấy Mẹ vẫn còn đang gửi đi một thông điệp, mặc dù Mẹ đã qua đời”.

Chị nói thêm: “Tôn giáo có một hàng rào cao phải vượt qua”, và “Kitô Giáo [ ... ] đối với tôi dường như là một tôn giáo của giới thượng lưu; nhưng cuộc đời của Mẹ thì hoàn toàn khác".

Sachiyo Hattori, một người theo Thần Đạo, 50 tuổi, bật lên khóc. “Tôi cứ nghĩ rằng tình yêu thật kỳ lạ và không thể đạt tới được. Bây giờ, tôi nghĩ tình yêu không phải chỉ có nói năng, nhưng thực sự làm những gì mình cho là cần thiết”.

Yuko Kataoka, người mời Sachiyo, nói: “Tôi luôn luôn được nhắc nhớ rằng hành động có thể là một loại cầu nguyện: phán đoán trong những tình huống khó khăn, và theo đó mà làm. Mẹ Teresa có năng lực thực hiện, và hành động cho thấy chiều sâu xác tín của Mẹ. Tôi hi vọng  theo được lời khuyên của Mẹ trong cuộc đời của tôi, và sống vui tươi”.

Hiroyuki Miyake, 31 tuổi, theo học một trường Công Giáo. “Tôi cảm động bởi qua hành động, Mẹ có thể biến ý thức hệ thành hành động. Thật tuyệt diệu được sinh vào cùng thời với Mẹ. Tôi đã tính xin nhận Bí Tích Thánh Tẩy, và việc xem phim này có thể sẽ là một bước ngoặc cho tôi”.

Sau ngày 29 tháng 3, liên hoan sẽ đến các thành phố khác của Nhật. Các trạm dừng đầu tiên sẽ là Nagoya và Osaka. Sau đó, liên hoan phim sẽ đi Kawasaki, Yokohama, Okayama và Gunma, và sẽ tiếp tục công chiếu cho đến cuối tháng 4”.

Một vài suy nghĩ về Mẹ Teresa

Học giả Nguyễn Hiến Lê sau khi nghiên cứu cũng như viết tiểu sử nhiều nhân vật danh tiếng, đã có một nhận xét thế này:  Nhiều người trong số họ, vào một thời điểm nào đó trong đời, như được thần linh dun dủi mách bảo, đã nhận ra tiếng gọi, sứ mạng của mình và cuộc đời họ từ đó về sau thay đổi hẳn.

Nhận xét này rất đúng với Mẹ Teresa. Ngày 10 tháng 9 năm 1946 trên một chuyến tàu hỏa từ Calcutta đi Darjeeling để thực hiện cuộc Tĩnh Tâm hàng năm, Mẹ Teresa nhận được "linh hứng", "ơn gọi trong ơn gọi" của mình: phục vụ người nghèo nhất trong số những người nghèo. Mẹ đã mau mắn đáp tiếng gọi ấy và trở nên vĩ đại, và năm nay cả thế giới đang tìm cách kỷ niệm 100 năm ngày sinh của Mẹ.

Tiến sĩ Stephan R. Covey, nổi tiếng nhờ thành công vang dội của quyển sách “Bảy Thói Quen của Người Thành Đạt” (The 7 Habits of Highly Effective People), khoảng 20 năm sau đã cho trình làng quyển “Thói Quen Thứ 8” (The 8th Habit). Ông được gợi hứng từ một câu Kinh Thánh để viết quyển này: đó là một câu của Thánh Phaolô nói rằng cơ thể con người gồm nhiều chi thể khác nhau nhưng tất cả chi thể hợp lại chỉ tạo thành một cơ thể duy nhất. Quyển sách dày mấy trăm trang của ông cũng có thể tóm tắt trong vỏn vẹn một câu:  Hãy tìm ra tiếng nói của bạn và hãy gợi hứng cho người khác tìm ra tiếng nói của họ. Ông tiên đoán: cá nhân nào, tổ chức nào tìm ra tiếng nói của mình và sống theo tôn chỉ của mình thì sẽ trở nên vĩ đại.

Một lần nữa, ta thấy lời tiên đoán của ông áp dụng vào trường hợp Mẹ Teresa cũng hoàn toàn chính xác.

Còn nếu sử dụng ngôn từ của Đức Giáo Hoàng Phaolô VI, ta có thể nói: Mẹ Teresa chính là mẫu gương “chứng nhân” rất cần trong Hội Thánh vào thời chúng ta, một thời đại người ta tin vào các chứng nhân hơn là tin các thầy dạy. Sở dĩ họ có tin vào thầy dạy là vì người thầy ấy đã sống đời chứng nhân.

Bằng cuộc sống dệt bởi vô vàn “hành vi đẹp làm cho Thiên Chúa”, Mẹ Teresa đã và đang cảm hóa được muôn người, và trở thành quyển Phúc Âm Sống cũng như gương mẫu Sống Phúc Âm cho hàng triệu người thuộc mọi lứa tuổi, mọi quốc tịch và mọi tôn giáo đọc.

Mẹ đã hoàn toàn sống tình bác ái huynh đệ đại đồng đến độ ngay cả người điếc cũng “nghe” được lời yêu thương của Mẹ và người khiếm thị cũng “nhìn thấy” được tình yêu ấy.

ĐINH QUANG BÀN

Thứ Năm, 1 tháng 9, 2016

Học DOCAT: Đạo đức môi trường

Nguồn: tinhdongchuacuuthe

Thứ Bảy, 27 tháng 8, 2016

DOCAT 226-227-228. Công dân & Luật pháp

Nguồn: tinhdongchuacuuthe

DOCAT 263-264: Bền vững - một nguyên tắc xã hội mới?

Nguồn: tinhdongchuacuuthe

DOCAT 262. Có phải thế hệ hiện nay đang lấy đi những điều kiện cần cho sự sống của các thế hệ tương lai hay không?

Nguồn: tinhdongchuacuuthe

DOCAT 259. Hội Thánh phải đóng góp điều gì trong vấn đề sinh thái?

Nguồn: tinhdongchuacuuthe

DOCAT 257-258. Quản lý các thụ tạo & hành động vì sinh thái


Nguồn: tinhdongchuacuuthe

DOCAT 224-225. Giáo hội và Chính quyền

Nguồn: tinhdongchuacuuthe

Tam chứng cần tận diệt



Tôi đã dành cả tháng đọc chương “Con người và Nhân quyền” trong Sách Tóm lược Học thuyết Xã hội Công giáo, dự tính sẽ thưa trình được dăm điều mới mẻ. Bụng bảo dạ thế, nhưng viết xong lại xé vì sợ đụng chạm. Giả như tôi là người Thái Lan nhỉ?

Đến giờ thứ 25 thì tôi đã kêu vui “eurêka”: Đã tìm ra! Ba điều tìm ra từ sách Giáo huấn sẽ chẳng là gì đối với nhiều người, nhưng với tôi, bây giờ, ở Việt Nam đây, trong lòng Giáo Hội này, tôi thấy Giáo huấn như nói cho tôi những điều mới mẻ, và có thể cho vài bạn bè của tôi?

Tôi đọc báo của Nhà nước thì thấy nêu lên những “lo toan Việt Nam”. Dân tộc ta đang bị “thập diện mai phục”. Đức Tin cũng nói với tôi: Ma quỉ đang mai phục tôi và đồng bào tôi. Muốn chữa các vết thương trí mạng của dân tộc, tôi phải chống được cả ma quỉ nữa cơ. Nếu chỉ lo băng bó vết thương dân tộc mà không lo chữa bệnh của lòng tôi thì coi chừng, một ngày kia tôi có thể lại gây thêm thương đau dân tộc!

DOCAT 63-64: Về quyền con người

Nguồn: tinhdongchuacuuthe

DOCAT, 57-58: Tự do và bình đẳng



 “Các bn s biết s tht,
và s tht s làm cho các bn được t do.
Ga 8,32
      57. Con người có tự do đến mức độ nào?

Con người có tự do nhưng sự tự do của con người có một mục đích. Suy cho cùng, con người có tự do để có thể làm những điều thực sự tốt đẹp với sự hiểu biết và ý chí tự do của mình. Theo đó, sự tự do phải tuân theo luật tự nhiên và trật tự đã được thiết lập trong công trình sáng tạo (tức là ý định của Thiên Chúa khi sáng tạo thế giới). Nhờ lương tâm, chúng ta có thể nhận ra chân lý về điều lành và điều dữ. Lương tâm giống như tiếng nói của chân lý nằm trong bản tính con người, một luật tự nhiên được khắc ghi trong trái tim của mọi người (Rm 2,15). Bằng lý trí, lương tâm biết đến những giá trị tốt đẹp không thay đổi qua mọi thời đại. Chẳng hạn, lừa gạt, trộm cắp, giết người không bao giờ được coi là những điều tốt lành. Tuy nhiên, lương tâm có thể mắc phải sai lầm. Sư tự do của con người không luôn luôn hướng về những điều thực sự tốt đẹp nhưng do ích kỷ, con người thường tìm kiếm những điều chỉ trông có vẻ là tốt lành mà thôi. Vì thế, chúng ta phải luốn luôn rèn luyện lương tâm và để cho mình được hướng dẫn về những giá trị thực sự. Để có thể đạt tới những điều thực sự tốt đẹp, sự tự do của con người cũng cần đến sự giải phóng của Đức Kitô.

“Không có s t do nào ln hơn là đ mình được Chúa Thánh Thn hướng dn, không tìm cách vch kế hoch và kim soát mi s tng chi tiết, trái li đ cho Người soi sáng, hướng dn và điu khin chúng ta, dn đưa chúng ta đi đâu tu theo ý Người.
Đc Phanxicô, EG 280

58.  Giữa con người với nhau, có tồn tại những khác biệt căn bản nào không?

Không. Thiên Chúa tạo dựng con người theo hình ảnh của Người, do đó, tất cả mọi người đều được ban cho cùng một phẩm giá bất khả nhượng, không phân biệt giới tính, dân tộc, tôn giáo hay màu da. Vì thế, cần phải xóa bỏ sự bất bình đằng giữa những người thuộc những giới tính hoặc dân tộc khác nhau, để có thể đảm bảo cho sự phát triển cá nhân, cơ hội bình đằng và phẩm giá của tất cả mọi người được tôn trọng.

“Mi con vt đu bình đng, nhưng có nhng con vt bình đng hơn
(GEORGE ORWELL, Animal Farm – Tri Súc vt)

P.B. chuyển ngữ

Nguồn: www.tinhdongchuacuuthe.com


Page

Blogger Tips and TricksLatest Tips And TricksBlogger Tricks