ngày tháng năm

Thứ Hai, 19 tháng 9, 2016

Laudato Si’: Tiếng than khóc của trái đất và tiếng than khóc của người nghèo

Đinh Quang Bàn

Thông điệp Laudato Si’ nói về “sự chăm sóc ngôi nhà chung” và cảnh báo sự suy thoái môi trường gây tác hại khôn lường, đặc biệt trên đời sống những người nghèo khổ nhất. Những trích đoạn dưới đây lấy từ thông điệp, do Đinh Quang Bàn thực hiện và chuyển dịch.

“Tôi muốn nhìn nhận, khích lệ và cám ơn tất cả những ai bằng muôn vàn cách thế đang nỗ lực bảo vệ ngôi nhà chung mà chúng ta đang cùng chia sẻ. Tôi đặc biệt tri ân những ai không mỏi mệt tìm cách giải quyết những tác động bi đát của sự suy thoái môi trường trên đời sống của những người nghèo nhất thế giới (13)”.

Môi trường suy thoái dẫn đến thảm cảnh các di dân phải tha phương cầu thực, đi tìm đất sống:

“Có một sự gia tăng bi thảm số di dân chạy trốn cảnh nghèo khó vì môi trường càng ngày càng suy thoái. Họ không được các công ước quốc tế nhìn nhận là người di tản; họ gánh chịu sự mất mát cuộc sống mà họ đã bỏ lại sau lưng, không được hưởng bất kỳ sự bảo vệ pháp lý nào. Tiếc thay, trước sự đau khổ này, thái độ dửng dưng đang diễn ra khắp thế giới. Thiếu ứng đáp trước những thảm kịch này của anh chị em chúng ta là dấu chỉ sự mất ý thức trách nhiệm đối với người đồng loại mà mọi xã hội dân sự đều đặt nền tảng trên đó” (25).

Ông đồ vẫn ngồi đó, qua đường chẳng ai hay

Nguyễn Khang

Thời xưa ở Hà Nội, có ông đồ già ngồi ở hè phố viết câu đối “bày mực tàu giấy đỏ bên phố đông người qua”, nhưng người ta đổ xô chuộng đồ Tây, mải chen lấn đi mua hàng hiệu của Pháp, bỏ quên ông đồ! Các tiếng rao ơi ới hút mắt người trên phố, còn mấy ai ngồi xuống bàn luận với ông đồ già?

Hồi xa xưa ấy, có những ông đồ còn giữ được sự hiền triết khôn ngoan, giúp người Việt suy tư sâu xa, dạy người Việt cách ăn nết ở. Như cụ đồ Trần Tế Xương rất mong chuyện giáo dục, ăn ở cư xử "cho ra cái giống người".

Chủ Nhật, 18 tháng 9, 2016

Thứ Sáu, 9 tháng 9, 2016

Xóa nghèo thông tin


Nguyễn Khang

Có một quyển sách thật khó tính, cứ hỏi hoài: Liệu ti-vi phim ảnh có làm cho con người tốt hơn không?

Hỏi: Quyển ấy tên gì?

Thưa: Quyển Tóm lược Học thuyết Xã hội Công Giáo, trong đó các số 414-416 có nói về “Thông tin và dân chủ”.

Ti-vi, phim ảnh, sách báo, internet... đã bị quyển ấy phê phán thế này:

- Người thì “giàu thông tin”, người thì “nghèo thông tin”. Có lẽ do vấn đề phân phối thông tin? Việt Nam được Đảng kiểm soát toàn bộ, kiểm luôn truyền thông! Ở Việt Nam, đi ra ngõ, hỏi mười người về Hoàng Sa, Trường Sa ra sao, có lẽ rất ít người biết rõ nguồn cơn mất đảo. Có những người Việt Nam là dân “ba không”: Không hiểu tình hình, không rõ sự kiện, không chọn được giải pháp cho nước non nhà.

- Do ham lợi nhuận, muốn hái ra tiền nên có những loại truyền thông phóng đại tin tức, khai thác xì-căng-đan để người ta ùn ùn mua báo này, vào mạng kia. Đó là những dạng truyền thông “tư ích” cho không phải “công ích”.

Thứ Năm, 8 tháng 9, 2016

Bí Mật Sự Thánh Thiện của Mẹ Teresa

Brandon Vogt (người chuyển ngữ: Con Sóng Nhỏ)



JIMMY VÀ CHÚA GIÊSU

Một thời gian nào đó trong những năm đại học, tôi bắt đầu gặp gỡ tiếp xúcvới một nhóm những người vô gia cư cả nữ lẫn nam tại một hồ nước địa phương. Tôi đến thăm họ một hai lần một tuần, thường là xách theo ít thực phẩm, và chúng tôi trò chuyện hàng giờ về cuộc sống, đức tin, bóng đá, liệu việc bay hay tàng hình là loại siêu lực tốt hơn.

Nhưng một ngày kia, khi chúng tôi đang ngồi tại bàn ăn ngoài trời, một người đàn ông lạ trước đây tôi chưa hề gặp mặt bước tới. Anh trông mệt mỏi và lôi thôi lếch thếch, có lẽ là người vô gia cư, anh ngồi xuống đối diện tôi. Anh nhìn tôi chằm chằm mà chẳng nói năng gì.

Thứ Tư, 7 tháng 9, 2016

Chủ Nhật, 4 tháng 9, 2016

Mẹ Teresa, Chứng nhân Tình yêu


Một Linh Mục đã có nhiều năm làm tuyên úy cho giới trẻ đã giới thiệu với chúng tôi mẩu tin dưới đây (dường như ngài muốn chúng ta hãy đưa tin và viết về những đề tài, những điểm sáng trong cuộc đời tranh tối tranh sáng ngày hôm nay), có thể đọc online tại 
http://www.asianews.it/news-en/Some-15,000-people-line-up-in-Tokyo-to-attend-film-festival-about-Mother-Teresa-17810.html

Liên hoan phim về cuộc đời Mẹ Teresa

Ngày 6 tháng 3 năm 2010, Hãng tin AsiaNews.it đưa tin: 

“Khoảng 15.000 người xếp hàng tại Tokyo để xem liên hoan phim về Mẹ Teresa. Sự kiện này cử hành một trăm năm ngày sinh của vị Chân Phước sinh tại Anbani. Liên hoan gồm có bảy phim, diễn ra khắp thế giới, rất đông người xem tại Nhật. Việc chiếu phim sẽ kéo dài đến cuối tháng 4”.

TOKYO (Bản tin Hãng Thông Tấn Công Giáo Asianews ) – Hơn 15.000 người Nhật tụ tập để xem bảy bộ phim nói về Mẹ Teresa, được chiếu trong chương trình liên hoan phim cử hành ngày sinh lần thứ 100 của Mẹ. Nhiều Kitô hữu, ái mộ công việc của Mẹ, cũng đi xem. Phim được chiếu tại Sảnh Điện Ảnh thuộc Viện Bảo Tàng Nhiếp Ảnh Tokyo. Vì nhiều người rất quan tâm nên sự kiện sẽ lại được tiếp diễn vào ngày 29 tháng 3 năm 2010.

Được mời đến xem phim, nhiều người Công Giáo mời bạn bè thuộc các tôn giáo khác cùng đến. “Khi tôi đọc một quyển sách về Mẹ, tôi thực sự ngạc nhiên về nghị lực của Mẹ ! Tôi sửng sốt”, chị Haruko Tsukihana, 40 tuổi, nói. Bằng cách xem những phim này, “tôi nhận thấy Mẹ vẫn còn đang gửi đi một thông điệp, mặc dù Mẹ đã qua đời”.

Chị nói thêm: “Tôn giáo có một hàng rào cao phải vượt qua”, và “Kitô Giáo [ ... ] đối với tôi dường như là một tôn giáo của giới thượng lưu; nhưng cuộc đời của Mẹ thì hoàn toàn khác".

Sachiyo Hattori, một người theo Thần Đạo, 50 tuổi, bật lên khóc. “Tôi cứ nghĩ rằng tình yêu thật kỳ lạ và không thể đạt tới được. Bây giờ, tôi nghĩ tình yêu không phải chỉ có nói năng, nhưng thực sự làm những gì mình cho là cần thiết”.

Yuko Kataoka, người mời Sachiyo, nói: “Tôi luôn luôn được nhắc nhớ rằng hành động có thể là một loại cầu nguyện: phán đoán trong những tình huống khó khăn, và theo đó mà làm. Mẹ Teresa có năng lực thực hiện, và hành động cho thấy chiều sâu xác tín của Mẹ. Tôi hi vọng  theo được lời khuyên của Mẹ trong cuộc đời của tôi, và sống vui tươi”.

Hiroyuki Miyake, 31 tuổi, theo học một trường Công Giáo. “Tôi cảm động bởi qua hành động, Mẹ có thể biến ý thức hệ thành hành động. Thật tuyệt diệu được sinh vào cùng thời với Mẹ. Tôi đã tính xin nhận Bí Tích Thánh Tẩy, và việc xem phim này có thể sẽ là một bước ngoặc cho tôi”.

Sau ngày 29 tháng 3, liên hoan sẽ đến các thành phố khác của Nhật. Các trạm dừng đầu tiên sẽ là Nagoya và Osaka. Sau đó, liên hoan phim sẽ đi Kawasaki, Yokohama, Okayama và Gunma, và sẽ tiếp tục công chiếu cho đến cuối tháng 4”.

Một vài suy nghĩ về Mẹ Teresa

Học giả Nguyễn Hiến Lê sau khi nghiên cứu cũng như viết tiểu sử nhiều nhân vật danh tiếng, đã có một nhận xét thế này:  Nhiều người trong số họ, vào một thời điểm nào đó trong đời, như được thần linh dun dủi mách bảo, đã nhận ra tiếng gọi, sứ mạng của mình và cuộc đời họ từ đó về sau thay đổi hẳn.

Nhận xét này rất đúng với Mẹ Teresa. Ngày 10 tháng 9 năm 1946 trên một chuyến tàu hỏa từ Calcutta đi Darjeeling để thực hiện cuộc Tĩnh Tâm hàng năm, Mẹ Teresa nhận được "linh hứng", "ơn gọi trong ơn gọi" của mình: phục vụ người nghèo nhất trong số những người nghèo. Mẹ đã mau mắn đáp tiếng gọi ấy và trở nên vĩ đại, và năm nay cả thế giới đang tìm cách kỷ niệm 100 năm ngày sinh của Mẹ.

Tiến sĩ Stephan R. Covey, nổi tiếng nhờ thành công vang dội của quyển sách “Bảy Thói Quen của Người Thành Đạt” (The 7 Habits of Highly Effective People), khoảng 20 năm sau đã cho trình làng quyển “Thói Quen Thứ 8” (The 8th Habit). Ông được gợi hứng từ một câu Kinh Thánh để viết quyển này: đó là một câu của Thánh Phaolô nói rằng cơ thể con người gồm nhiều chi thể khác nhau nhưng tất cả chi thể hợp lại chỉ tạo thành một cơ thể duy nhất. Quyển sách dày mấy trăm trang của ông cũng có thể tóm tắt trong vỏn vẹn một câu:  Hãy tìm ra tiếng nói của bạn và hãy gợi hứng cho người khác tìm ra tiếng nói của họ. Ông tiên đoán: cá nhân nào, tổ chức nào tìm ra tiếng nói của mình và sống theo tôn chỉ của mình thì sẽ trở nên vĩ đại.

Một lần nữa, ta thấy lời tiên đoán của ông áp dụng vào trường hợp Mẹ Teresa cũng hoàn toàn chính xác.

Còn nếu sử dụng ngôn từ của Đức Giáo Hoàng Phaolô VI, ta có thể nói: Mẹ Teresa chính là mẫu gương “chứng nhân” rất cần trong Hội Thánh vào thời chúng ta, một thời đại người ta tin vào các chứng nhân hơn là tin các thầy dạy. Sở dĩ họ có tin vào thầy dạy là vì người thầy ấy đã sống đời chứng nhân.

Bằng cuộc sống dệt bởi vô vàn “hành vi đẹp làm cho Thiên Chúa”, Mẹ Teresa đã và đang cảm hóa được muôn người, và trở thành quyển Phúc Âm Sống cũng như gương mẫu Sống Phúc Âm cho hàng triệu người thuộc mọi lứa tuổi, mọi quốc tịch và mọi tôn giáo đọc.

Mẹ đã hoàn toàn sống tình bác ái huynh đệ đại đồng đến độ ngay cả người điếc cũng “nghe” được lời yêu thương của Mẹ và người khiếm thị cũng “nhìn thấy” được tình yêu ấy.

ĐINH QUANG BÀN

Thứ Năm, 1 tháng 9, 2016

Học DOCAT: Đạo đức môi trường

Nguồn: tinhdongchuacuuthe

Page

Blogger Tips and TricksLatest Tips And TricksBlogger Tricks