ngày tháng năm

Thứ Bảy, 24 tháng 8, 2013

Gánh nặng và trách nhiệm

Lê Minh

Thông điệp Caritas in Veritate (Tình Yêu trong Sự Thật, viết tắt là CIV) được ban hành đã 4 năm. Để cho thông điệp được sống chứ không bị bụi thời gian phủ mờ, mời bạn suy nghĩ một câu của CIV liên quan đến phát triển dân tộc, rồi đối chiếu ý tưởng này vào Việt Nam xem sao.

Đức Bênêđictô viết: “Vì các dân tộc là những người xây dựng cho những tiến triển của chính họ, chính họ là những người đầu tiên phải nhận gánh nặng và trách nhiệm” (CIV, 47).

Tôi lâu nay ngóng chờ người nước khác đến giúp Việt Nam, còn tôi khoanh tay đứng nhìn hoặc trùm chăn xin được yên thân (mà tôi cứ những tưởng là “thiên ân”).

Tôi thờ ơ với vận mệnh dân tộc, mặc kệ nó ra sao thì ra. "Vận nước nổi trôi" thì nhằm nhò gì đến tôi? Xin dành cho những người "khéo dư nước mắt".

Vậy mà Đức Bênêđictô XVI thúc đẩy tôi đưa tay ra giúp đỡ đồng bào mình, đưa vai ra nhận trách nhiệm đắp xây công lý, liên đới, bổ trợ và sống trong sự thật cho đồng bào, dân tộc mình, không chờ người nước khác.

“Ai cũng chọn việc nhẹ nhàng, gian khổ biết về phần ai?” Vâng, thì gánh với vác.

Nhưng thằng tôi lý sự (cùn) vẫn cố cãi chày cãi cối:
Trong hoàn cảnh Việt Nam còn là quốc gia một đảng, việc tôi đưa vai ra gánh vác các việc lớn lao ở tầm mức vĩ mô, coi bộ chưa được đâu. "Rằng hay thì thật là hay..."

Thế còn kế hoạch nhỏ thì sao? Thôi thì nhỏ làm việc nhỏ vậy.

Tôi sẽ tập làm công lý, bổ trợ, liên đới, sự thật trong những mối quan hệ vi mô kiểu “thế giới nhỏ bé của Đồng Cam Lộ” (Le Petit Monde de don Camillo) tại nơi tôi đang sống hoặc có mặt như các nhóm nhỏ, xứ đạo, công sở, đường phố...

Tôi tin tôi sẽ không bị bỏ rơi, vì CIV cũng kêu gọi sự giúp đỡ của người nước khác: “Nhưng họ (ở đây là người Việt Nam tôi), không thể làm được, NẾU NHƯ BỊ BỎ RƠI” (CIV 47). 

Đến nhà báo NVL tiếng là "vô thần" mà cũng phải thừa nhận: "Aide-toi et le ciel t'aidera" (Có tự giúp mình thì trời mới giúp cho).

Tôi nhớ Trịnh Công Sơn khuyên: “Tôi ơi đừng tuyệt vọng”.

Tôi nhớ lời Chúa ủi an: “Thầy đây, đừng sợ”.

Tôi sẽ gạt nước mắt, đứng phắt dậy, cùng một số người ưu tư công lý, đưa vai ra “nhận gánh nặng và trách nhiệm” xây dựng lại Việt Nam, khởi đầu bằng những bước nhỏ. 






TẬP SAN SỐ 9


Tải file PDF

Thứ Năm, 22 tháng 8, 2013

KINH THÁNH VÀ LUÂN LÝ

Lm Giuse Phan Tấn Thành 

“Kinh Thánh và luân lý” là tựa đề của một văn kiện của ủy ban Giáo hoàng về Kinh Thánh, được xuất bản năm 2008. Sau khi trình bày lịch sử vấn đề (Nhập đề), chúng tôi sẽ tóm tắt nội dung của văn kiện gồm hai phần chính, và đưa ra vài nhận xét trong phần kết luận. 
Nhập đề 

Mối tương quan giữa Kinh Thánh và luân lý có thể được bàn dưới nhiều khía cạnh: khía cạnh lịch sử, khía cạnh lý thuyết, khía cạnh thực hành. 

1/ Dưới khía cạnh lịch sử, có thể đặt câu hỏi như thế này: quan điểm của Kinh Thánh về luân lý như thế nào? Thế rồi người ta sẽ lần lượt rảo qua các giai đoạn của lịch sử Israel để trình bày sự tiến triển trong Cựu ước (a/ trước thời quân chủ; b/ thời quân chủ; c/ các ngôn sứ; d/ thời lưu đày; e/ sau thời lưu đày) cũng như những luồng tư tưởng nổi bật (Torah; Đệ-nhị-luật; Các nhà hiền triết). Một cách tương tự như vậy, trong Tân ước, người ta lần lượt tìm hiểu quan điểm luân lý của Đức Giêsu Nadarét với những chủ để nổi bật (Nước Thiên Chúa; Hoàn tất lề luật; giới răn yêu thương; trở nên môn đệ), thánh Phaolô (đời sống trong Thánh Linh; Tự do và lề luật; con người mới). Một thí dụ của lối tiếp cận này có thể nhận thấy nơi cuốn Nuovo Dizionario di Teologia Morale[1] (Từ điển thẩn học luân lý) xuất bản bên Ý. Không nói ai cũng đoán được, phương pháp này không dễ áp dụng, bởi vì một đàng, các bản văn của Kinh Thánh hiện nay đã được viết đi viết lại nhiều lần (Ngũ thư không phản ánh hoàn toàn trung thực thời buổi ông Môsê), đàng khác mỗi học giả có khuynh hướng dừng lại ở vài tư tưởng then chốt (chẳng hạn như: giao ước) và bỏ qua những tư tưởng khác. 

Chủ Nhật, 18 tháng 8, 2013

Đối thoại đại kết về vấn nạn “Anh chị em ruột của Đức Giêsu”

Lm. Antôn Nguyễn Ngọc Sơn, HKK

Lời mở

Công đồng Vaticanô II (1962-1965) đã cổ vũ việc đối thoại đại kết để hợp nhất toàn thể các Kitô hữu qua Sắc lệnh Unitatis Redintegratio (HN) ban hành ngày 21-11-1964 và mở ra Tuần lễ “Cầu nguyện cho sự hiệp nhất” hằng năm từ 18-1 đến 25-1. Thượng Hội đồng Giám mục XIII vào tháng 10-2012 tại Rôma cũng đã nhắc nhở chúng ta về việc đối thoại đại kết này ở các số 72 và 125 của Tài Liệu Làm Việc (TLLV).

Tại Việt Nam cũng như ở nhiều nơi trên thế giới, người ta thấy có những cuộc tranh luận gay gắt về một số khác biệt giữa Công giáo và các hệ phái Kitô giáo khác, nhất là về vấn nạn “Anh chị em ruột của Đức Giêsu Kitô”: “Thật vậy, tất cả đều xưng mình là môn đệ của Chúa Kitô nhưng lại cảm nghĩ và đi theo những đường lối khác nhau như thể chính Chúa Kitô bị phân rẽ vậy (x.1Cr 1,3). Quả thực sự phân rẽ này hiển nhiên vừa trái ngược với ý muốn của Chúa Kitô vừa là gương xấu cho thế giới và phương hại cho công cuộc rất thánh thiện là rao giảng Phúc Âm cho mọi thụ tạo” (CĐ.Vat. II, Sắc lệnh Unitatis Redintegratio, số 1) (THĐGM, TLLV, số 125).

Trong tinh thần đối thoại để đóng góp vào công cuộc hợp nhất Kitô hữu, chúng tôi giới thiệu câu giải đáp cho vấn đề gây tranh cãi này theo sự khích lệ của THĐGM: “phải tiếp tục có những cố gắng một cách thuyết phục để chứng tỏ mọi Kitô hữu đều hợp nhất trong việc chỉ cho thế giới thấy sức mạnh tiên tri và biến đổi của sứ điệp Phúc Âm” (TLLV, số 72).

Bài này được trình bày gồm các phần chính sau đây:

1. Vấn đề anh chị em ruột của Đức Giêsu Kitô

2. Câu trả lời từ phía Giáo Hội Công Giáo

3. Lời giải đáp theo hướng đối thoại đại kết.

Chủ Nhật, 11 tháng 8, 2013

“Chân Lý Sẽ Giải Thoát Chúng Con”(Ga 8:32)

Lm P.X. Nguyễn Văn Nhứt, O.P.

Đối với Ki-tô hữu, tự thân lời dạy của Chúa Ki-tô—như câu trích dẫn Tin Mừng theo Thánh Gio-an được dùng làm tiêu đề bài viết nầy--đã là chân lý. Đón nhận lời Chúa Ki-tô, con người được giải thoát khỏi sai lầm, dối trá, sợ hãi, và cái chết.

1. Chân Lý Giải Thoát Khỏi Sai Lầm

Nguyên nhân của sai lầm là do con người không biết hoặc biết không đến nơi đến chốn.
Hiểu biết là nhu cầu, là khát vọng tự nhiên của con người. Con người muốn khám phá những bí ẩn của vũ trụ vạn vật và của chính bản thân mình. Khát vọng mạnh mẽ đó trở thành tiền đề cho tiến bộ của khoa học. Mỗi một khoa học, khoa học tự nhiên hay nhân văn, là một câu trả lời cho vấn nạn “tại sao?” từng được nêu lên trong lịch sử phát triển của con người. Ngày nào tính hiếu kỳ của con người chưa được thỏa mãn, ngày ấy khoa học vẫn còn lý do tồn tại và hoàn thiện.

Khi phát biểu về mối tương quan nhân quả giữa tình hiếu kỳ của con người và việc tồn vong của khoa học, là đã mặc nhiên nhìn nhận tình trạng bất cập của khả năng trí tuệ, công cụ duy nhứt con người sử dụng để khám phá thế giới bên ngoài và thế giới nội tâm. Chấp nhận chân lý nầy, con người được giải thoát khỏi sai lầm kép sau đây:

Tình yêu trong Sự thật, cốt lõi của Học thuyết Xã hội Công giáo

Đan Quang Tâm

“Caritas in veritate là nguyên tắc xây dựng nên học thuyết xã hội của Hội Thánh, một nguyên tắc hành động theo các tiêu chí định hướng cho hành động luân lý” (Thông điệp Caritas in Veritate, sau đây gọi tắt là CiV, 6). Một đóng góp quan trọng của Đức Bênêđictô XVI cho huấn quyền về xã hội của Hội Thánh là giới thiệu và triển khai ý tưởng “tình yêu trong chân lý” như là nhân đức cốt lõi trong giáo huấn xã hội Công giáo. Tuy nhiên, không nên nghĩ rằng sự nhấn mạnh này về tình yêu của Đức Bênêđictô đi chệch hướng giáo huấn xã hội truyền thống. Đức Gioan XXIII dạy rằng tình yêu “tóm lược toàn bộ giáo huấn và hoạt động Hội Thánh” (Thông điệp Mater et Magistra, 6). Mặc dù các giáo hoàng từ Đức Lêô XIII trở về sau đều cho rằng nguyên chỉ có công bằng thì chưa đủ để lập nên trật tự xã hội, mà cần phải có thêm tình yêu, nhưng chỉ có Đức Bênêđictô mới đặt tình yêu ở vào tâm điểm của học thuyết xã hội Công giáo. Ngài nhận rằng tình yêu là nguồn lực độc đáo của toàn bộ học thuyết xã hội, có vị trí còn cao hơn đức công bằng xã hội, vốn từ lâu đã được xem là nhân đức cốt lõi của giáo huấn xã hội Công giáo.

Đức Giáo Hoàng Benedict XVI nói Đức quốc xã cho thấy mối nguy hiểm khi quyền lực tách khỏi luật tự nhiên

Tác giả David Kerr 
Đan Quang Tâm dịch

Đức Thánh Cha đọc diễn văn trước Quốc hội Đức 
Berlin, Đức, 22 tháng 9 năm 2011 / 04:49 pm (CNA/EWTN News) .- Đức Giáo Hoàng Benedict XVI nói với Quốc hội Đức ngày 22 tháng 9 rằng quá khứ Đức Quốc xã của nước này vạnh rõ các mối nguy hiểm của việc quyền lực tách rời khỏi một nền luân lý khách quan bắt nguồn từ luật tự nhiên.

"Chúng ta đã thấy quyền lực tách khỏi lẽ phải như thế nào, quyền lực chống lại lẽ phải và nghiền nát lẽ phải như thế nào, khiến cho nhà nước trở thành một công cụ phá hủy lẽ phải", ngài nói với quốc hội, được gọi là Bundestag trong tiếng Đức.

Đức Giáo Hoàng đã mô tả chế độ Đức Quốc xã như “một băng cướp có tổ chức ở trình độ cao", "có khả năng đe dọa cả thế giới và đưa thế giới đến bờ vực thẳm".

Thứ Sáu, 9 tháng 8, 2013

ĐẮNG LÒNG

Anmai, CSsR 

Công trình thi công vườn Đức Mẹ đang thi công còn quá nhiều ngổn ngang. Đứng trên lầu trên nhìn xuống, người anh em ghé tai tôi "Cuộc đời nó cũng đầy ngổn ngang như thế".

Vâng ! Cuộc đời nó còn quá nhiều ngổn ngang. Ngày mỗi ngày còn đó quá nhiều dang dở.

Qua các phương tiện thông tin đại chúng, không thể yên lòng với những đứa trẻ sơ sinh sau khi chích vaccin ngừa bệnh lại ra đi mãi mãi.

Cú sốc chưa nguôi thì người ta lại khám phá ra bệnh viện kia xài chung kết quả xét nghiệm cho bệnh nhân. Theo điều tra, tháng 8 năm 2012, bốn “cặp” bệnh nhân đã được nhân viên bệnh viện đó phát cho cùng một kết quả xét nghiệm máu. Ðó là bà M, và bé Q; bé D và ông M; cụ S và bé A; cụ C và T... Dư luận lấy làm lạ, không hiểu vì sao nhân viên phòng thí nghiệm của bệnh viện đó lại phát chung một bản kết quả cho từng cặp bệnh nhân gồm một già và một trẻ.

Cũng theo điều tra, kết quả xét nghiệm đã được copy để phát cho các bệnh nhân phổi, viêm ruột thừa, viêm hậu môn... Người ta còn tính ra, từ tháng 7, 2012 đến tháng 5, 2013, trên 1,000 phiếu xét nghiệm đã được copy để phát cho ít nhất 2,000 người xài chung. Tính trung bình cứ một cặp bệnh nhân thì xài chung một kết quả xét nghiệm. Cũng có trường hợp, 4 bệnh nhân đã nhận được cùng một bản kết quả xét nghiệm máu trả ra đúng 9 giờ 3 phút sáng ngày 19 tháng 2 năm 2013.

Làm giàu trước mặt Chúa… Một vấn đề nhức nhối!!!

CN Thường Niên 19 - năm C. 

Lung Linh

Trích Tin Mừng Chúa Giêsu Kitô theo Thánh Luca.

"Các con hãy thắt lưng, hãy cầm đèn cháy sáng trong tay, và hãy làm như người đợi chủ đi ăn cưới về, để khi chủ về gõ cửa, thì mở ngay cho chủ. Phúc cho những đầy tớ nào khi chủ về còn thấy tỉnh thức: Thầy bảo thật các con, chủ sẽ thắt lưng, đặt chúng vào bàn ăn, và đi lại hầu hạ chúng. Nếu canh hai hoặc canh ba, chủ trở về mà gặp thấy như vậy, thì phúc cho các đầy tớ ấy.

Các con hãy hiểu biết điều này là nếu chủ nhà biết giờ nào kẻ trộm đến, ắt sẽ tỉnh thức, không để nó đào ngạch nhà mình. Cho nên các con hãy sẵn sàng: vì giờ nào các con không ngờ, thì Con Người sẽ đến".

Phêrô thưa Người rằng: "Lạy Thầy, Thầy nói dụ ngôn đó chỉ về chúng con hay về mọi người?" Chúa phán: "Vậy con nghĩ ai là người quản lý trung tín khôn ngoan mà chủ đã đặt coi sóc gia nhân mình, để đến giờ phân phát phần lúa thóc cho họ? Phúc cho đầy tớ đó, khi chủ về, thấy nó đang làm như vậy. Thầy bảo thật các con, chủ sẽ đặt người đó trông coi tất cả gia sản mình. 

Nhưng nếu đầy tớ ấy nghĩ trong lòng rằng: "Chủ tôi về muộn", nên đánh đập tớ trai tớ gái, ăn uống say sưa: chủ người đầy tớ ấy sẽ về vào ngày nó không ngờ, vào giờ nó không biết, chủ sẽ loại trừ nó, và bắt nó chung số phận với những kẻ bất trung. 

Nhưng đầy tớ nào đã biết ý chủ mình mà không chuẩn bị sẵn sàng, và không làm theo ý chủ, thì sẽ bị đòn nhiều. Còn đầy tớ nào không biết ý chủ mình mà làm những sự đáng trừng phạt, thì sẽ bị đòn ít hơn. Vì người ta đã ban cho ai nhiều, thì sẽ đòi lại kẻ ấy nhiều, và đã giao phó cho ai nhiều, thì sẽ đòi kẻ ấy nhiều hơn".

Trong bài Tin Mừng này có 3 nhóm nhân vật:

1. Nhóm thiểu số: bê bối 
2. Nhóm đại đa số: không bê bối, trung tín nhưng lại thiếu khôn ngoan
3. Nhóm đặc biệt: biết mình có đèn cháy sáng trong tay

Tiêu chuẩn phân biệt quản lý bất trung và bê bối: cầm đèn cháy sáng trong tay.

Có một người Thiên Chúa sai đến tên là Gioan (5)

Vũ Khởi Phụng, CSsR

VRNs (08.08.2013) – Sài Gòn – DÂN CHÚA ÐÔNG ÂU MỘT THỜI BÃO TÁP

Vào thời Công Ðồng Vatican II họp, Ðức Giáo Hoàng Gioan XXIII đặc biệt quan tâm dến tình hình Liên Xô nói riêng, các nước Xã Hội Chủ Nghĩa nói chung. Ai chẳng biết đi vào quá trình cách mạng chuyên chính vô sản xã hội chủ nghĩa là Giáo Hội đi vào một chặng đường dài cực kỳ nguy hiểm và gian khổ mà hình như không thấy lối ra. Chỉ nguyên Liên Xô đã là một đất nước mênh mông bất tận, sau Thế Chiến Thứ Hai lại thêm các nước Ðông Âu, rồi cả Ðại Lục Trung Hoa, lan sang Bắc Triều Tiên và Bắc Việt Nam. Ðến thời Ðức Giaon XXIII thì lại thêm Cuba ở châu Mỹ. Ðoàn chiên của Chúa như những con thuyền bị ném vào bão táp chẳng biết số phận ra sao. Khổ ải là dĩ nhiên rồi, nhưng cả đến tin tức cũng bặt luôn. Thế giới bên ngoài đã coi khối các nước Xã Hội Chủ Nghĩa như ở sau một bức màn sắt, rất ít có gì lọt được ra ngoài. Nhìn sang phía đó chỉ thấy một cõi âm u bí hiểm, có vẻ vĩnh viễn không thay đổi, không tín hiệu. Ðôi bên bức màn sắt chỉ hiệp thông với nhau một cách thiêng liêng, bằng lời cầu nguyện chứ có thể làm gì khác?

Page

Blogger Tips and TricksLatest Tips And TricksBlogger Tricks