ngày tháng năm

Thứ Tư, 30 tháng 3, 2016

Tiếng nức nở của người chồng có vợ nhiễm HIV

Hạt Nắng

Cho đến bây giờ, trong đầu tôi vẫn hằn những tiếng khóc của anh. Tiếng khóc ấy đã chạm vào lòng tôi. Tôi phải làm, phải làm nhiều hơn nữa, dù là an ủi hay truyền dịch, tiêm thuốc, thay băng, tôi vẫn muốn được làm cho họ – những con người đáng thương…

“Áo xưa dù nhàu, cũng xin bạc đầu, gọi mãi tên nhau…”

Mỗi lần gặp anh – chồng của một phụ nữ bị bệnh HIV/AIDS đang trải qua những ngày đau khổ cuối đời – tự dưng lòng tôi lại nhớ đến câu hát này.

Sau giờ làm, tôi tức tốc chạy ngay về nhà anh chị vì sáng nay, tôi nhận được cuộc điện thoại của anh báo chị đang “lấy hơi lên”. Giọng anh khàn khàn, nghèn nghẹn, có lẽ anh lại khóc. Và cũng có lẽ do những ngày qua, sự lo lắng, chật vật gạo tiền để chăm lo cho đàn con ba đứa đã khiến anh kiệt sức.

Thứ Ba, 29 tháng 3, 2016

Dấu Đinh trong Đôi Mắt…

Nguyễn Kim Ngọc
(cảm tác theo bài viết cùng tên của MBC)


Thuở lên 10, lén đi hôn chân Chúa
Biết Chúa là ai ? chỉ thèm nắm bỏng thôi
Lết lết, quì quì, lấm lét tuổi thơ ơi
Có dáng một người, chết cong queo, ghê quá !
Thấy người ấy: máu me, nghiêng đầu, quẹo cổ
Mấy lỗ đinh thơm nức mùi dầu
Trái tim tuổi thơ, thổn thức, hôn Chúa lần đầu
Thấy sờ sợ, thương thương và vương vấn
Có ông Chúa nào chết chi mà tơi tả !
Thương tích đầm đìa, máu me, nghe hơi lạ !
Rồi tuổi thơ nào cũng vụt chóng qua mau

Mười mấy năm sau, như một phép mầu
Ông Chúa thuở nào bỗng xót thương dang tay rộng mở
Đón người con nhỏ lén hôn chân Chúa thuở xa xưa
Ban ơn thánh, ngàn cảm mến, nói sao cho vừa
Để mỗi năm được hôn chân Chúa thật thênh thang
Và những tưởng mình đã sống thiên đàng
Có chút vênh vang, thấy mình đã rất ngoan

Rồi một chiều ngày thứ Sáu năm nay
Đến ngồi chờ tại một phòng khám nhỏ
Bỗng thấy bao người ngồi khép nép co ro
Bao vết đinh đâm thấu suốt cuộc đời
Tang thương quá, chỉ còn giọt nước mắt chơi vơi
Bơ vơ qua, giữa giòng đời oan nghiệt

Ôi Chúa ơi ! con tưởng mình đã rất là oanh liệt
Sáng, tối, cầu kinh, đi lễ, đi thờ
Nhưng sống dửng dưng, tim đã rất ơ hờ
Giữa những mảnh đời đau thương vụn vỡ ở chung quanh

Nhưng hôm nay, con chợt thấy Chúa nhân lành
Đang co quắp, gầy gò, ngồi sát cạnh bên con
Con muốn run lên, hôn chân Chúa như hồi còn thơ dại
Nhưng không phải nụ hôn lên tượng Chúa với vòng gai
Nhưng là những vết thương nơi người anh em sầu khổ

Chúa ơi xin giúp con đừng "sống đạo nhà thờ"
Biết noi gương Chúa, sống trọn vẹn, đừng mộng mơ

Chủ Nhật, 27 tháng 3, 2016

Dấu đinh trong đôi mắt...

Mẩu Bút Chì

Hơn ba mươi năm trước, tôi lên mười. Vì hiếu kỳ, tôi mon men, lọ dọ theo chân đám bạn Công Giáo vào nhà thờ hôn chân Chúa, và cũng là để được nhón một nắm bỏng nếp. Tôi nhìn ngang, ngó dọc, nhướng mắt vào cỗ áo quan nhìn "ông Chúa" nằm quẹo cổ, mắt nhắm nghiền, đầu đội vòng gai, máu me bê bết. Tôi hồi hộp, lóng tai nghe người ta gẫm đàng Thánh Giá. Rồi cũng xếp hàng, cũng quỳ gối. Có cái gì đó linh thiêng chạm vào lòng tôi. Quỳ trước đôi bàn chân tẩm đầy dầu thơm, tim tôi đập loạn xạ. Bắt chước người ta hôn vào lỗ đinh sâu hoắm đầy vết máu, tôi rợn cả người. Lấy được một nắm bỏng, mà sao lòng tôi chẳng vui. Thế là cả ngày hôm ấy, tôi cứ mãi nghĩ ngợi về "ông Chúa": làm Chúa gì mà tội quá!...

Mười lăm năm sau,"ông Chúa" ấy thương xót tôi, nhớ đến tôi và tôi được ơn trở lại. Thế là hằng năm, tôi đường đường chính chính đi hôn chân Chúa. Tôi ở lại trong nhà thờ hằng giờ, có khi ngắm hết mười bốn chặng đàng Thánh Giá cũng chưa muốn ra. Những người quen biết đều khen tôi sốt sắng, mộ đạo. Tôi vui lắm. Tất cả diễn ra với tôi rất đều đặn, nhịp nhàng. Tôi thấy mình đạo đức và đẹp lòng Chúa.

Thứ Bảy, 26 tháng 3, 2016

Chuồn chuồn hay Ớt đỏ?

Mẩu Bút Chì

Hơn vài lần tôi đã nghe câu chuyện về bài thơ hài cú "Chuồn Chuồn Ớt". Thế nhưng lần nào câu chuyện ấy cũng để lại trong tôi nhiều suy nghĩ.

Hài cú (Haiku) là một thể thơ truyền thống độc đáo của người Nhật, niêm luật rất chặt, và đặc biệt rất ngắn, thường chỉ có mười bảy âm tiết được chia vào ba câu. Ban đầu đây chỉ là loại thơ mang tính hài hước, bông lơn. Nhưng sau đó, nhờ công của nhà thơ thiên tài Basho (1644-1694), hài cú đã trở nên loại thơ sang trọng, mang tính triết lý, chiêm nghiệm suy tư về cuộc sống con người. Một giai thoại kể rằng, ngày nọ Basho đi cùng với người học trò của mình - sau này là nhà thơ nổi tiếng Kikaku - hai thầy trò băng qua một cánh đồng đầy những con Chuồn Chuồn Ớt đang lao vụt qua, chàng trai trẻ liền làm ngay một bài hài cú:

Hỡi chuồn chuồn đỏ
Đôi cánh rứt
Ồ những trái ớt!

Thứ Tư, 23 tháng 3, 2016

Chính trị và truyền thông

Thuận Kiệt

Từ 16/3/2016 đến 19/3/2016 báo Tuổi Trẻ phát hành loạt bài với chủ đề “Giới trẻ có quan tâm đến thời cuộc?”, cụ thể:

Bài viết đầu tiên (16/3/2016) phác thảo bức tranh tổng thể, đưa ra con số thống kê 51,8% các bạn trẻ quan tâm đến “đường lối phát triển đất nước” và 48,2% quan tâm “các chính sách quốc phòng, an ninh của đất nước”.

Ba bài viết trong 3 ngày từ 17 đến 19/3/2016 đã cảnh báo, nêu lên những điều cần phải có để các bạn trẻ nói riêng và người dân nói chung quan tâm nhiều đến thời cuộc, cụ thể hơn là quan tâm đến chính trị:
  • Làm chính trị là phải “cool” – lôi cuốn, hấp dẫn và thân thiện: Chính trị là việc làm cho người khác vui hơn, cuộc sống ý nghĩa hơn. Nhà nước nên lập luật cho bạn trẻ chơi trong “sân chơi chính trị” và cùng chơi với họ, chứ đừng nói là quản lý họ.[1]
  • Giáo dục để biết quan sát, phân tích, phê phán và hun đúc lấy chính kiến, nếu không chính chúng ta sẽ trở thành đám đông hành động thiếu suy nghĩ, a dua như con cừu Panurge.[2]
  • Thông tin chính xác, không thêm bớt, cũng không che giấu.[3]
  • Tham gia, thảo luận các vấn đề chính trị hay thời cuộc. Đây là quyền và nghĩa vụ của mỗi công dân.[4]

Tham gia hay không cần tham gia

Can Đê


Một xã hội sẽ phát triển theo hướng nào nếu các cá nhân chỉ biết đến lợi ích của mình và gia đình mình? Liệu một gia đình có thể an toàn, có thể phát triển, có thể thành toàn, trong một xã hội thiếu sự liên đới như thế không?

Trong một buổi sinh hoạt, giáo viên định gợi mở, nhắc học sinh hướng về xã hội, hướng về những người chung quanh, nên đã đặt câu hỏi: “Chúng ta có nhận được gì từ xã hội không? Chúng ta có cần nhớ ơn xã hội không? Chúng ta có cần đóng góp gì cho xã hội không?”

Và rồi, bên cạnh những câu trả lời bình thường, giáo viên này nhận được một câu trả lời với thái độ đặc biệt: “Không! Xã hội Việt Nam này không làm gì cho em, em không cần phải nhớ ơn xã hội, em chỉ cần nhớ ơn cha mẹ em” – Em học sinh lớp 11 giơ tay, đứng lên trả lời lễ phép, nhưng thái độ và giọng điệu, không che giấu được vẻ bức bối.

Đó là câu trả lời theo tôi là thật nhất trong các câu trả lời giáo viên nhận được ở buổi sinh hoạt ấy. Theo nghĩa, câu trả lời mang cảm xúc thật sự sâu sắc của người trả lời.

Page

Blogger Tips and TricksLatest Tips And TricksBlogger Tricks