ngày tháng năm

Thứ Bảy, 25 tháng 1, 2014

HIẾN CHƯƠNG CÁC QUYỀN CỦA GIA ĐÌNH

Thành Thi chuyển ngữ, Hiệp Thông số 80 (tháng 1 & 2 năm 2014)

ĐƯỢC TÒA THÁNH CÔNG BỐ VÀO NGÀY 22 THÁNG MƯỜI NĂM 1983 CHO MỌI NGƯỜI, MỌI TỔ CHỨC VÀ MỌI NHÀ CHỨC TRÁCH CỐ LIÊN QUAN ĐẾN SỨ MẠNG CỦA GIA ĐÌNH TRONG THẾ GIỚI NGÀY NAY. 

LỜI MỞ ĐẦU 

Xét vì: 

A. Các quyền của con người, dù là những quyền của cá nhân, đều có chiều kích xã hội và được thể hiện một cách tự nhiên và chủ yếu trong gia đình; 

B. Gia đình được đặt trên nền tảng hôn nhân vốn là sự kết hợp mật thiết và bổ túc cho nhau giữa một người nam và một người nữ, sự kết họp này được thiết lập bằng giao ước tự nguyện, bày tỏ công khai về mối dây liên kết hôn nhân bền vững và rộng mở cho việc thông truyền sự sống. 

C. Hôn nhân là định chế tự nhiên, duy nhất được ủy thác về sứ mạng thông truyền sự sống.

Đọc các dấu chỉ của thời đại

Cao Nguyên lược dịch
Đan Quang Tâm hiệu đính

2011 là năm kỷ niệm 50 năm Thông Điệp Mater et Magistra của Đức Giáo Hoàng Gioan XXIII, và cũng là các dịp kỷ niệm các thông điệp khác tròn nhiều thập niên. Để vinh danh những dịp kỷ niệm này, Hội đồng Công bằng Xã hội Công giáo Úc đã chuẩn bị một số tài liệu học hỏi sẽ được gửi đến các giáo xứ, các nhóm công bằng xã hội và các trường học tại Úc trong suốt năm này.

Các tài liệu này có tựa đề là Đọc các Dấu chỉ Thời đại. Trong Mater et Magistra, Đức Giáo Hoàng Gioan XXIII dẫn lại cụm từ “các dấu chỉ thời đại” của Đức Pi-ô XII và đã sử dụng cụm từ này để mời gọi giáo hội đổi mới trong đời sống của chính mình và trong sự can dự của mình vào thế giới bằng cách “đọc các dấu chỉ thời đại”. Trong các bài viết của mình, ngài đã bắt đầu đọc các dấu chỉ hy vọng và ưu tư của thời đại ngài.

Trong Mater et Magistra ngài xác định quy trình về Xem, Xét, Làm là một phương thức đọc và ứng đáp các dấu chỉ thời đại.
Có ba giai đoạn thông thường ta nên theo khi thực hành các nguyên tắc xã hội. Trước tiên, ta xem lại tình huống cụ thể; thứ hai, ta hình thành một sự phán đoán về tình huống đó dưới ánh sáng của chính các nguyên tắc này; thứ ba, ta quyết định xem các tình huống nào có thể và nên được thực hiện để áp dụng các nguyên tắc này. Đây là ba giai đoạn thường được diễn tả trong ba thuật ngữ: xem, xét, làm.

Thứ Năm, 23 tháng 1, 2014

NGUYÊN TẮC BỔ TRỢ - LIÊN ĐỚI TRONG CƠ CẤU QUẢN TRỊ VÀ SỨ MẠNG BÁC ÁI CỦA CARITAS

Bài chia sẻ của Michael Tâm, SJ
tại Trung Tâm Mục vụ Giáo phận Đà Lạt,
nhân ngày kỷ niệm 5 năm thành lập Caritas
Đà Lạt, 20.09.2013

Blog minh họa
Dẫn nhập

Theo “Tóm lược học thuyết xã hội của Giáo hội Công giáo”, giáo huấn xã hội [1] của Giáo hội Công giáo có bốn nguyên tắc “trụ”: phẩm giá con người (human dignity), công ích (common good), bổ trợ (subsidiarity) và liên đới (solidarity) [2]. Đây là bốn nguyên tắc căn bản có tính trường tồn và phổ quát của tất cả các tương quan con người trong thực tại xã hội. Đi xa hơn, hai nguyên tắc liên đới và bổ trợ là “hai mặt của cùng một thực tại” trong tương quan xã hội con người: cá nhân, cộng đồng, thiết chế xã hội, nhà nước và các tổ chức quốc tế.

Bài chia sẻ này sẽ được trình bày theo hai phần. Phần một, nguyên tắc bổ trợ và nguyên tắc liên đới trong tương quan xã hội hỗ tương giữa cá nhân và cộng đồng, giữa cộng đồng nhỏ và cộng đồng lớn. Phần hai, áp dụng nguyên tắc bổ trợ và nguyên tắc liên đới trong cơ cấu tổ chức và sự phục vụ người nghèo của tổ chức Caritas giáo phận.

Thứ Hai, 13 tháng 1, 2014

TỰ DO CỦA BẠN, TỰ DO CỦA TÔI

Cát Minh

…”Vợ chồng em cưới nhau cũng lâu rồi mà sao không sinh con đi? - Có con cái vướng bận lắm chị ơi, tụi em muốn được tự do tận hưởng hạnh phúc đã, “kế hoạch” rồi vài năm nữa có con cũng chưa muộn mà chị”.

…”Chị thấy biện pháp ‘sàng lọc thai nhi trước khi sinh’ của nhà nước cũng đúng đó chứ. Thử hỏi nếu em có một đứa con khuyết tật em sẽ khốn đốn thế nào. Một đứa trẻ khuyết tật là gánh nặng cho gia đình và cả xã hội. Mình nên tự chủ trong chuyện này.”

…“Sao con cứ bỏ nhà đi hoài thế? - Ở trong Làng gò bó quá, đi chơi internet một chút thôi mà về mẹ cũng la. Con muốn được đi tự do giống như mấy bạn kia”.

…“Ai nói là nước Mỹ tự do chứ anh thì không nghĩ vậy, làm gì cũng bị luật cưỡng chế: xây nhà không được quyền thiết kế theo ý mình; ra đường vứt một tí rác thôi mà cũng bị cảnh sát phạt; nói lớn tiếng cũng bị cánh sát nhắc nhở;… Cứ sống như Việt Nam mình mà lại hóa hay, được tự do làm nhiều thứ mình muốn”.

TẬP SAN SỐ 11


Thứ Năm, 2 tháng 1, 2014

“Xin dạy chúng con đếm tháng ngày mình sống…” (TV 90)

Lm Giuse Nguyễn Hữu An

Năm 2013 đã trôi qua. Ngày 01.01.2014 là thời gian khởi đầu một năm mới. Năm cũ kết thúc để lại dấu ấn 12 tháng đã trôi qua. Thời gian là một vòng tròn, tuần hoàn đều đặn trong đó, 60 phút trong một giờ, 24 giờ trong một ngày, 7 ngày trong một tuần... cứ lặp đi lặp lại. Nhưng thời gian là một đường thẳng gồm những sự kiện, phút, giờ, ngày, tháng, năm riêng biệt, mỗi đơn vị trôi qua trong một chuỗi nối tiếp nhau không bao giờ kết thúc. Thời gian đang xoay vần từ những ngày đông chí đến lập xuân, để bắt đầu một mùa xuân mới. Rõ ràng là thời gian đang qua đi, và thời gian không bao giờ trở lại. Thời gian luôn luôn mới, và thời gian không thể luân hồi.

Nếu không gian là môi trường chứa đựng vạn vật thì thời gian là môi trường chứa đựng sự thay đổi của muôn loài. Một đóa hoa từ lúc nở đến lúc úa tàn cần một khoảng thời gian nào đó tùy loại. Một đời người từ lúc sinh ra cho đến lúc qua đời cũng cần một khoảng thời gian nào đó. Như vậy sự thay đổi của vạn vật trôi trên dòng thời gian lịch sử.

Thời gian là chiều kích tự nhiên của đời người và người đời. Thời gian gắn liền với thân phận mỗi người. Sống trong thời gian là có một khởi đầu và sẽ có một kết thúc.

Page

Blogger Tips and TricksLatest Tips And TricksBlogger Tricks