ngày tháng năm

Thứ Bảy, 25 tháng 1, 2014

Đọc các dấu chỉ của thời đại

Cao Nguyên lược dịch
Đan Quang Tâm hiệu đính

2011 là năm kỷ niệm 50 năm Thông Điệp Mater et Magistra của Đức Giáo Hoàng Gioan XXIII, và cũng là các dịp kỷ niệm các thông điệp khác tròn nhiều thập niên. Để vinh danh những dịp kỷ niệm này, Hội đồng Công bằng Xã hội Công giáo Úc đã chuẩn bị một số tài liệu học hỏi sẽ được gửi đến các giáo xứ, các nhóm công bằng xã hội và các trường học tại Úc trong suốt năm này.

Các tài liệu này có tựa đề là Đọc các Dấu chỉ Thời đại. Trong Mater et Magistra, Đức Giáo Hoàng Gioan XXIII dẫn lại cụm từ “các dấu chỉ thời đại” của Đức Pi-ô XII và đã sử dụng cụm từ này để mời gọi giáo hội đổi mới trong đời sống của chính mình và trong sự can dự của mình vào thế giới bằng cách “đọc các dấu chỉ thời đại”. Trong các bài viết của mình, ngài đã bắt đầu đọc các dấu chỉ hy vọng và ưu tư của thời đại ngài.

Trong Mater et Magistra ngài xác định quy trình về Xem, Xét, Làm là một phương thức đọc và ứng đáp các dấu chỉ thời đại.
Có ba giai đoạn thông thường ta nên theo khi thực hành các nguyên tắc xã hội. Trước tiên, ta xem lại tình huống cụ thể; thứ hai, ta hình thành một sự phán đoán về tình huống đó dưới ánh sáng của chính các nguyên tắc này; thứ ba, ta quyết định xem các tình huống nào có thể và nên được thực hiện để áp dụng các nguyên tắc này. Đây là ba giai đoạn thường được diễn tả trong ba thuật ngữ: xem, xét, làm.
1. Xem 
  • Xem, nghe, và trải nghiệm thực tại được sống của các cá nhân và cộng đồng 
  • Đặt tên cho những gì đang diễn ra khiến bạn lưu tâm 
  • Cẩn thận và cố ý kiểm tra các dữ liệu hàng đầu của tình huống. Những người trong tình huống này đang làm gì, cảm thấy gì, và nói gì? Điều gì đang xẩy ra với họ và bạn/họ ứng phó như thế nào? 
2. Xét

Từ ‘xét’ được sử dụng ở đây theo nghĩa tích cực – phân tích tình huống và thực hiện một xét đoán dựa trên thông tin thu thập được về tình huống đó.

Điều này gồm hai phần chính yếu
i. phân tích xã hội.
ii. suy tư thần học.

3. Làm

Hoạch định và thực hiện các hành động nhằm mục đích chuyển đổi, cải tạo các cấu trúc xã hội bất công, gây đau khổ.

Bạn có thể truy cập thêm các nguồn lực giúp tìm hiểu phương pháp việc xem, xét, làm tại website Hội đồng Công lý Xã hội Công giáo Úc: Australian Catholic Social Justice Council.

Quy trình Xem, Xét, Làm 

Quy trình này có ý nghĩa như sau: SEE (xem), JUDGE (xét: phân tích; suy tư thần học), ACT (làm)
Đức hồng y Cardijn và Phương pháp Xem, Xét, Làm 

Khi nói về phương pháp xem, xét, làm, Đức Giáo Hoàng Gioan XXIII lôi kéo sự chú ý đến tư tưởng của vị Hồng y người Bỉ Joseph Cardijn (1882–1967), khi còn là một linh mục đã thi hành công tác mục vụ cho các công nhân nghèo và đã thành lập Hội Thanh Lao Công. Hồng y Cardijn, một trong những Nghị phụ của Công đồng Vatican II, đã phát biểu về văn kiện sẽ được ban hành với tên gọi Tuyên ngôn về Tự do Tôn giáo. Tự do tôn giáo, ngài nói, “tự bản thân nó không phải một cứu cánh. Tự do tôn giáo là một phương tiện cần thiết để giáo dục về tự do theo ý nghĩa đầy đủ nhất, điều này dẫn đến tự do nội tâm.”

Tự do nội tâm này, ngay cả nếu nó tồn tại trong mầm mống như là một quà tự nhiên trong mọi tạo vật con người, đòi hỏi một sự giáo dục lâu dài có thể được tóm lược trong ba từ: xem, xét, làm. (Do Stefan Gigacz dịch từ tiếng Pháp, ngày 5-10-2010. Xem tại http://www.josephcardijn.com/religious-liberty.)

Quy trình chu kỳ mục vụ đã trở thành một phương thức đầy tiềm lực về cách đọc các dấu chỉ thời đại và tham gia hành động vì công lý theo một phương thức có khả năng làm biến đổi.

Bước 1: XEM
Bạn biết gì về vấn đề này hoặc bạn đã quan sát gì?
Các dữ kiện cụ thể nào bạn có thể dẫn ra về vấn đề hoặc kinh nghiệm này?
Bạn đã biết hay quan sát gì?
Bạn cảm thấy như thế nào khi đối diện vấn đề hay kinh nghiệm này?
Vấn đề/Kinh nghiệm này đánh động bản thân bạn như thế nào?
Bước 2: XÉT
Xét đoán bao gồm:
a. Phân tích xã hội
Phân tích xã hội giúp chúng ta có được một bức tranh hoàn chỉnh hơn về tình huống xã hội bằng cách khảo sát các mối tương quan lịch sử và cấu trúc của tình huống đó. Trong bước này, chúng ta cố tìm ra ý nghĩa của thực tại mà chúng ta đã xem ở Bước 1.
  • Tại sao tình huống này lại tồn tại?
  • Những nguyên nhân gốc rễ là gì?
Để trả lời các câu hỏi này, chúng ta cần xem:
Các yếu tố kinh tế:
Ai sở hữu?
Ai kiểm soát?
Ai trả tiền?
Ai nhận được?
Tại sao?
Các yếu tố chính trị:
Ai quyết định?
Họ quyết định vì ai?
Các quyết định được làm như thế nào?
Ai bị loại ra khỏi tiến trình?
Tại sao?
Các yếu tố xã hội:
Ai bị bỏ ra ngoài?
Ai được đưa vào?
Tại sao?
Các yếu tố lịch sử:
Các sự kiện quá khứ nào ảnh hưởng đến tình huống ngày hôm nay?
Các yếu tố văn hóa:
Các giá trị nào là hiển nhiên?
Người ta tin vào điều gì?
Ai ảnh hưởng đến những điều người ta tin?


































Phân tích xã hội giúp chúng ta trong việc định danh “trung tâm của vấn đề” mà rồi ta dùng để suy tư thần học.

b. Suy tư thần học
Suy tư thần học thăm dò kinh nghiệm và phân tích sâu hơn, trong sự đối thoại với truyền thống tôn giáo.
Từ cuộc đối thoại này chúng ta thu được những hiểu biết và ý nghĩa mới.
Hai nguồn tài liệu quan trọng của truyền thống này là Kinh Thánh và Giáo huấn xã hội Công giáo
Chúng phục vụ như thế nào với tư cách thước đo cho kinh nghiệm này?
  • Các đoạn Kinh Thánh nào có thể giúp chúng ta diễn giải kinh nghiệm này?
  • Các giá trị Kinh Thánh giúp chúng ta như thế nào để xem thực tại này theo một phương  thức khác?
  • Giáo huấn xã hội Công giáo nói gì về vấn đề này? Các nguyên tắc chính nào của GHXHCG áp dụng vào tình huống này? (Ví dụ: nhân phẩm, công ích, nhân quyền, lựa chọn người nghèo.)
                           
        
                                 
Các hiểu biết
từ việc suy tư thần học
dẫn đến
các tư tưởng về hành động.
 
Bước 3: LÀM
Từ thông tin của bạn (Xem)…
và phân tích và suy tư thần học (xét)…
việc làm nào cần thực hiện?
 o    để thay đổi hoàn cảnh?
 o    để giải quyết các nguyên do gốc rễ?
Nếu không có việc làm rõ ràng, thì cần phải nghiên cứu thêm điều gì?
    • Bạn sẽ chuyển đổi các cấu trúc và các mối tương quan tạo ra tình huống này như thế nào?
    • Bạn có thể hành động như thế nào để trao quyền cho những người kém thế trong tình huống này?
    • Bạn sẽ đánh giá tính hiệu quả của việc làm của bạn như thế nào?

Thông tin lấy lại từ:  http://ghxhcg.com/article.aspx?id=2333



Page

Blogger Tips and TricksLatest Tips And TricksBlogger Tricks