ngày tháng năm

Thứ Ba, 31 tháng 7, 2012

Thiên Chúa có nói với chúng ta ?

Một thanh niên đã nghiên cứu Kinh Thánh vào một đêm thứ Tư. Vị linh mục chia sẻ việc lắng nghe và vâng lời Chúa. Người thanh niên thắc mắc: “Chúa có nghe con người nói không?”. Sau Thánh lễ, anh đi uống cà-phê với mấy người bạn và nói về chuyện vừa qua. Một số người nói Chúa dẫn dắt họ theo những cách khác nhau. 
Chàng thanh niên lái xe về nhà khoảng 10 giờ. Ngồi trong xe, anh ta cầu nguyện: “Lạy Chúa, nếu Chúa bảo người ta nói với con thì con sẽ nghe, con cố gắng hết sức để lắng nghe”. 
Khi anh lái xe dọc đường về nhà, anh có những ý nghĩ rất kỳ lạ, anh dừng lại mua ít sữa. Anh lắc đầu và nói lớn: “Có phải Chúa không?”. Anh không nghe tiếng trả lời và tiếp tục lái xe về nhà. Anh đắn đo và dừng lại mua thêm sữa. Anh nghĩ đến cách Samuel nhận ra tiếng Chúa và chạy đến với Eli. “Vâng, nếu là ý Chúa, con sẽ mua sữa”. Hình như quá khó để thử thách vâng lời. Anh luôn có thể dùng sữa. 
Anh dừng lại mua sữa và và tiếp tục về nhà. Anh vẫn thấy lòng hối thúc quay trở lại chỗ cũ. Nửa đùa nửa thật, anh nói: “Chúa ơi, con sẽ quay lại”. Anh quay lại mà như mình không quay lại vậy. Trời tối, hình như mọi người đã đi ngủ. Anh nhìn căn nhà vắng tanh, anh cảm thấy điều gì đó: “Hãy đi giao sữa cho người trong nhà trên con đường đó”. 
Anh mở cửa và ngồi nhìn: “Chúa ơi, người ta đang ngủ. Nếu con làm người ta thức giấc thì người ta phát điên lên”. Rồi anh mở cửa, nếu bạn thích thì tôi… chiều. Nhưng cứ yên tâm. Người đàn ông đứng đó mặc áo thun quần jeans, nhìn như mới ngủ dậy. Nhìn thấy… ngại. Chàng thanh niên đưa chai sữa và nói: “Tôi tặng anh chai sữa nè”. 
Người đàn ông lấy sữa và chạy xuống dọc cầu thang. Người phụ nữ cầm sữa vào bếp. Người đàn ông theo sau đang bế con. Nó đang khóc. Người đàn ông vừa khóc vừa nói: “Chúng tôi vẫn cầu nguyện với Chúa. Chúng tôi không còn sữa cho con, tiền thuê nhà vẫn chưa trả. Tôi chỉ xin Chúa cho con tôi ít sữa”
Người vợ từ trong bếp nói lớn: “Tôi xin Chúa sai thiên thần đem ít sữa đến. Anh là thiên thần hả?”. Người thanh niên sờ túi và rút ra ít tiền còn lại và đặt vào tay người chồng. Anh quay đi và khóc… Người đàn ông biết Chúa đã nghe lời mình cầu xin… 

TRẦM THIÊN THU (Chuyển ngữ từ Did God Tell Us) 
All Rights Reserved ®

Tặng phẩm yêu thương

Một sáng thứ Sáu, khi sắp sửa đi làm thì Bình nói với vợ rằng anh quyết định xin tăng lương. Cả ngày hôm đó Bình cảm thấy bồn chồn và lo lắng, không biết sếp có đồng ý hay không. Bình đã làm việc chăm chỉ 18 tháng qua, cũng đáng được tăng lương lắm. 
Nghĩ đến việc gặp sếp mà Bình thấy chùn bước, vì sếp có tiếng là keo kiệt. Cuối chiều hôm đó, Bình lấy hết can đảm đi gặp sếp. Bình vừa vui vừa ngạc nhiên vì sếp đồng ý cho tăng lương ngay. 
Trên đường về nhà, Bình ghé tiệm mua bộ chén kiểu mới. An, vợ anh, đã chuẩn bị bữa tối thịnh soạn với những món anh thích. Trên bàn có một tờ giấy An viết cho anh: “Chúc mừng anh yêu! Em biết anh đã được tăng lương. Em chuẩn bị bữa tối này để bày tỏ tình yêu em dành cho anh rất nhiều. Em hãnh diện về thành công của anh”. Đọc xong, Bình rất hạnh phúc có người vợ hiền đảm đang và biết quan tâm. 
Ăn tối xong, Bình xuống bếp và thấy tấm thiệp ghi: “Anh đừng lo về việc không được tăng lương. Dù sao anh cũng đáng như vậy mà. Anh vẫn là người chồng tuyệt vời của em. Em chuẩn bị bữa tối này để anh biết em vẫn rất yêu anh dù anh không được tăng lương”. 
Bình xúc động và khóc. An vẫn ủng hộ anh vô điều kiện, dù anh thành công hay thất bại. 
Nỗi sợ hãi thường giảm đi khi chúng ta biết có ai đó vẫn yêu thương mình, bất kể mình thành công hay thất bại. Sự khuyến khích mạnh nhất mà bạn nhận được chính là tình yêu Thiên Chúa. Cứ trung tín và nỗ lực hết sức, Thiên Chúa luôn đồng hành với bạn dù có biến cố gì xảy ra. Ngài không kết án bạn vì những sai lầm và thất bại của bạn đâu. Ngài chữa lành mọi vết thương và làm chúng ta nên mới. Nhận được tình yêu Thiên Chúa là lúc Ngài làm chúng ta cảm động thông qua việc hỗ trợ tích cực của người khác – Bình được An ủng hộ. 
Chúng ta có thể vượt qua nghịch cảnh nếu chúng ta biết có người đang yêu mình. Bắt đầu từ đâu? Bắt đầu bằng cách khám phá tình yêu bao la vô điều kiện của Thiên Chúa được thể hiện qua tặng phẩm là chính Đức Giêsu Kitô. Thánh Gioan viết: “Chúng ta yêu thương vì Ngài yêu thương chúng ta trước” (1 Ga 4:19). 

TRẦM THIÊN THU (Phỏng theo truyện của Louis Lapides) 
All Rights Reserved ®

Giữ lời hứa

Nhà giáo dục Carmel Wynne nói: “Khi cha mẹ không chân thật với con cái hoặc thường xuyên không giữ lời hứa, điều đó có thể phá hủy niềm tin và gây rắc rối trong các mối quan hệ”. Dạy con cái chân thật và trung thực là một trong những nhiệm vụ khó nhất đối với các bậc cha mẹ ngày nay. Dù chúng ta chấp nhận điều đó hay không, chúng ta vẫn sống trong một xã hội mà việc nói dối được chấp nhận như một phần bình thường của cuộc sống hàng ngày. Người ta cho rằng ai cũng nói dối, vậy vấn đề là gì? 

“Nói dối trắng” (nói dối vô hại) hầu như không được coi là nói dối. Nó được coi là giao tiếp không chân thật nhưng được coi là khí cụ hữu ích để thoát khỏi tình huống khó xử. Quan điểm phổ biến là “điều gây thiệt hại”. “Nói dối trắng” được dùng để làm ngơ cảm giác của ai đó hoặc tránh làm thất vọng một đứa trẻ, để ngăn chặn tình huống xảy ra, hoặc để bảo vệ một nhân viên có thể gặp rắc rối. 

Dĩ nhiên, sự thật là hầu như mọi người đều nói dối, nhưng đa số các bậc cha mẹ không biết sự dối trá lan rộng trong gia đình mình tới mức nào. Ngày nay, tôi không có ý gây “sốc” mọi người hoặc làm mọi người cảm thấy mình đang bị phê phán. Tôi chỉ có ý thu hút mọi người chú ý đến vấn đề xảo quyệt tăng lên khiến trẻ em cảm thấy không an toàn, hủy hoại niềm tin và gây rắc rối trong các mối quan hệ. Chắc hẳn ai trong chúng ta cũng biết: “Lỗ nhỏ làm đắm thuyền”.

BẰNG GIÁO HUẤN XÃ HỘI, GIÁO HỘI LOAN BÁO TIN MỪNG TRONG BỐI CẢNH XÃ HỘI NGÀY NAY

CHÚA NHẬT XVII THƯỜNG NIÊN - NĂM B 
2 V 4,42-44; Ep 4,1-6; Ga 6,1-15 

Chắc chắn chủ đề chính trong các bài đọc hôm nay là Thánh Thể nhưng thật lý thú khi ghi nhận rằng bỗng nhiên ta có một bài đọc từ sách Phúc âm Thánh Gioan thay vì Thánh Mátthêu. Thật đặc biệt lý thú khi ta hiểu rằng trình thuật thứ nhất của Thánh Mác-cô về việc hóa bánh ra nhiều theo ngay sau bài đọc Phúc âm ta có vào Chủ nhật trước… là Đức Giêsu và các Tông đồ của Người đến một nơi hoang vắng và dân chúng đi theo họ để nghe Đức Giêsu giảng dạy. 

Có những đoạn song song giữa Phúc âm và Bài đọc thứ nhất từ Sách các Vua. Trong Phúc âm Thánh Máccô, câu truyện cho đám đông ăn tiếp theo câu truyện Đức Giêsu cho con gái ông Gia-ia sống lại từ cõi chết. Trong Sách Các Vua thứ hai, câu truyện tiếp nối việc Êlisa cho con bà Su-nêm sống lại. Ở đây, như ở trong các nơi khác trong Kinh thánh, ta thấy lòng nhân từ bao la của Thiên Chúa – như ta cảm nhận trong cử hành Thánh Thể.

Thứ Hai, 30 tháng 7, 2012

Mẹ chị Tạ Phong Tần tự thiêu tại khu hành chánh ở Bạc Liêu

VRNs (30.07.2012) - Bạc Liêu – Truyền thông Chúa Cứu Thế xin báo tin Bà Đặng Thị kim Liêng đã qua đời trên xe lúc 15:35 pm, từ Bạc Liêu về Sài Gòn. Hiện nay xe cứu thương chở bà đã quay trở về Bạc Liêu. Xin quý vị hiệp ý cầu siêu cho Bà.

Bà Đặng Thị Kim Liêng, thân mẫu chị Tạ Phong Tần, đã tự thiêu ngay sau khu hành chánh thành phố Bạc Liêu, gần nhà của bà. Đây là tin do con gái bà Đặng Thị Kim Liêng, em chị Tạ Phong Tần vừa cho VRNs biết qua điện thoại.

Sự việc được tường trình như sau:

Khoảng hơn 9 giờ sáng nay, 30.07.2012, công an xã đến báo cho các con của bà Đặng Thị Kim Liêng hiện đang cấp cứu tại bệnh viện tỉnh Bạc Liêu. Khi các con của bà đến bệnh viện thì bị nhiều công an ngăn cản không cho vào, chỉ cho một người con trai của bà tên Tạ Hoà Phú được vào. Khi trở ra gặp người nhà, anh con trai này nói “cháy đen thui”. Tức khắc công an bắt anh này mang đi, và không còn ai khác là thân nhân của bà Đặng Thị Kim Liêng được vào trong bệnh viện với bà.


Những người dân ở đây cho biết đây là một tình trạng nguy hiểm, nhưng không cho biết rõ nguy hiểm như thế nào.

Lúc hơn 11 giờ trưa nay, bà Đặng Thị Kim Liêng đã được đưa ra khỏi bệnh viện tỉnh Bạc Liêu đi về hướng Sài Gòn. Hiện nay, người nhà đang bám theo xe. Xe chở bà Liêng đã qua thành phố Cần Thơ. Nếu dự đoán không nhầm, thì bà Liêng sẽ được đưa vào cấp cứu ở khoa phỏng của bệnh viện Chợ Rẫy, quận 5, Sài Gòn. Như vậy tạm thời trong lúc này bà Liêng tuy rất nguy kịch, nhưng chưa chết.

Được biết nhà cầm quyền Bạc Liêu, cụ thể là công an thường xuyên đến gia đình gây áp lực cho bà Liêng về chị Tần. Có lần họ đã mang đài truyền hình xuống để quay và yêu cầu bà phải kể tội của chị Tạ Phong Tần, nhưng bà đã từ chối. Bà cho biết, bà đi đâu, công an cũng theo dõi để khủng bố bà, dù là đi chùa hay đi siêu thị.

Chúng tôi kính xin anh chị em, tuỳ theo tôn giáo của mình, cầu nguyện và chúc lành đặc biệt cho bà Đặng Thị Kim Liêng trong những giây phút đặc biệt này.

Chúng tôi sẽ tiếp tục cập nhật tin tức này, ngay sau có tin mới.

PV.VRNs
Nguồn chuacuuthe

Chủ Nhật, 29 tháng 7, 2012

Trường luật Stanford kiến nghị bỏ điều 88

Chương trình Luật Quốc tế, thuộc Đại học danh tiếng Stanford của Hoa Kỳ, vừa gửi kiến nghị lên Nhóm Công tác về giam giữ tùy tiện của Liên Hiệp Quốc nhân danh 17 thanh niên Công giáo và Tin Lành đang bị giam ở Việt Nam.
Lá đơn nhân danh 17 người Công giáo và Tin Lành bị bắt giữ
Giáo sư Allen Weiner, Đồng Giám Đốc Chương trình Luật Quốc Tế và Đối Chiếu của Trường Luật Stanford, nhận làm luật sư cho những người đứng đơn thỉnh cầu.

Trả lời từ Hoa Kỳ, ông Allen Weiner giải thích vì sao ông tin rằng chiến dịch này sẽ có tác động đến chính quyền Việt Nam:

RIÊNG MỘT KHOẢNG CHIỀU

Buổi chiều, sau cơn mưa, tôi lặng đứng nhìn dòng người qua lại trên phố, chợt nghe lòng mình thánh thót những giọt ưu tư rỉ ra từ vết trầm bâng khuâng không tên. Rất lạ. Thứ cảm giác khó tả như những sợi nhỏ, dài, đan quyện nhau, chằng chịt như mạng nhện trong căn nhà bỏ hoang. 
Con tim mặc vẻ bí ẩn. Con người đôi khi trở nên mâu thuẫn, một loại mâu-thuẫn-hợp-lý. Thật vậy, đôi khi ta không hiểu hết chính mình. Những câu hỏi tưởng chừng đơn giản mà thành như vấn nạn. Miệt mài đi tìm mình mà vẫn không gặp, chênh vênh một cõi về. Đam mê và hoài bão cứ giằng co đêm ngày. 
Những năm gần đây, việc hiến xác cho khoa học trở nên phổ biến hơn, nhiều người đã tình nguyện làm việc này. Từ tháng 10-1997, tôi là người mang số thẻ 119. Tôi là một trong những người đầu tiên được trường ĐH Y dược TPHCM “cúng sống” ba lần. Sau đó không còn tổ chức lễ Macabê để tri ân những người hiến xác vì số người tăng lên nhanh quá đông. Từ khi thực hiện ý định này, tôi thấy mình có chút gì đó hữu ích hơn, giảm bớt ích kỷ đáng kể, cái TÔI trong tôi bớt “hung hãn” hơn xưa. 
Đời người một khoảng trăm năm 
Tưởng dài mà ngắn – Nhiều buồn, ít vui! 

Thứ Bảy, 28 tháng 7, 2012

Người đàn ông khác thường

Đây là chuyện có thật do tác giả Richard D. Ryan viết lại và đăng trên báo Christian Reader Magazine. Bạn có thể liên lạc với Richard D. Ryan qua email: onevoice_47112@yahoo.com

Một ngày bất thường trong tháng Năm. Mùa Xuân đã qua mà mọi thứ vẫn sống động qua màu sắc. Nhưng cái lạnh từ miền Bắc đã đưa cái lạnh của mùa Đông trở lại khu của người Ấn Độ. Tôi ngồi với 2 người bạn trong một nhà hàng cổ ở một góc phố. Đồ ăn ngon và người ăn cũng ngon. Khi chúng tôi nói chuyện, bên ngoài kéo sự chú ý của tôi, ở bên kia đường. Một người đàn ông đang bước đi với vẻ nặng nhọc, rất buồn và thất vọng. Lòng tôi chùng xuống. Tôi nói bạn tôi nhìn, và tôi thấy những người khác cũng nhìn về phía đàn ông kia. Chúng tôi tiếp tục ăn nhưng hình ảnh người đàn ông kia cứ lởn vởn trong đầu tôi.

YÊU NHAU TRỌN TÌNH (2)

Giê-su yêu kính, 
Cũng một vần thơ: 

“Để Tình Chúa hiển hiện khắp mọi nơi
Cho thế giới yêu nhau trọn tình người!” 

Nếu không được ơn trên ban, thì tình người cũng không được trọn vẹn và giả như ơn trên muốn ban mà loài người không chịu cộng tác, thì tình yêu cũng tan vỡ… 

Giê-su ơi, đây là một chứng từ của đôi hôn nhân ngoài Ki-tô giáo, đã hơn 25 năm không một lần to tiếng với nhau, càng sống gần nhau càng yêu thương nhau hơn, một gia đình hạnh phúc, biết dạy con lễ phép, ngoan ngoãn, học giỏi, sống tốt với ông bà cha mẹ và cô bác…

Thứ Sáu, 27 tháng 7, 2012

Nghĩ về những người lính

Mình có một người bạn là lính xuất ngũ. Bạn ấy là một cô gái tóc vàng mắt xanh trong như màu biển. Trong vòng hơn hai mươi năm nay, nước Mỹ đã nhiều lần tham chiến, nhưng chế độ quân dịch đã chấm dứt từ lâu. Thay vì vào đại học, chọn con đường học vấn để lập thân như bao nhiêu người trẻ tuổi khác, bạn mình lại xung phong đăng lính - và tham chiến ở Kuwait trong cuộc chiến vùng Vịnh lần thứ nhất.

Tại sao bạn lại chọn con đường gian khổ nguy hiểm đó khi trên đất nước của bạn nhập ngũ là một sự lựa chọn, không phải là một nghĩa vụ? Lúc đó mình rất muốn hỏi nhưng ngại ngần rồi lại thôi. Bạn kể cho mình nghe những kỷ niệm thời quân ngũ, kể về những gian nan thử thách nơi miền sa mạc ban ngày nóng như thiêu đốt nhưng ban đêm lại lạnh lẽo thấu xương. Cho dù nước Mỹ đã có truyền thống bình quyền bình đẳng từ lâu đời, con số phụ nữ tham gia quân đội vẫn là rất ít. Trong cả đại đội chỉ có một mình bạn là nữ. Ngoài những thiếu thốn bất tiện cá nhân của một người con gái sống đời quân nhân còn là sự cô đơn lẻ loi, chưa kể tới những điều bất trắc có thể đến không phải từ đối phương mà có thể là từ đồng đội. Trong vòng nhiều dặm vuông, bạn là người con gái duy nhất. Đã có không ít những vụ bạo hành đối với các nữ quân nhân xảy ra trong những hoàn cảnh như vậy. Những đêm không phải phiên gác, bạn ôm súng nằm ngủ trong lều riêng. Hễ nghe thoáng có tiếng động là bạn chĩa nòng súng dưới cằm mình, sẵn sàng đem mạng sống để đổi lấy danh dự nếu như có chuyện gì xảy ra.

THIÊN CHÚA CÓ HIỆN HỮU ?

Có khi nào bạn thắc mắc: Thiên Chúa có hiện hữu? Đây là 6 lý do để chúng ta tin Thiên Chúa thực sự hiện hữu. 

Đã có lần bạn không thích vì ai đó không thể đưa ra chứng cớ về sự hiện hữu của Thiên Chúa? Đừng nóng vội! Tôi không bắt bạn phải tin mà chỉ thật thà đưa ra vài chứng cớ về sự hiện hữu của Thiên Chúa. 

Trước tiên, hãy cân nhắc điều này. Nếu ai đó phản đối sự khả dĩ có một Thiên Chúa thì không có chứng cớ nào có thể được hợp lý hóa hoặc được giải thích. Điều đó như thể nếu ai đó không tin mình có thể đi bộ trên mặt trăng, không có thông tin nào thay đổi cách nghĩ của họ. Hình ảnh các phi hành gia đi bộ trên mặt trăng, các cuộc phỏng vấn các phi hành gia, những viên đá trên mặt trăng,… Tất cả chứng cớ đó đều vô ích vì người kia vẫn kết luận rằng người ta không thể lên mặt trăng.

YÊU NHAU TRỌN TÌNH (1)

Giê-su yêu kính, 

Con cám ơn những vần thơ khích lệ của độc giả JB. Trần Đình Tử: 

“Hãy cứ để tâm tư thành con chữ
Cho nỗi lòng tràn lên trang sách mở…
Để Tình Chúa hiển hiện khắp mọi nơi
Cho thế giới yêu nhau trọn tình người!”

Giê-su ơi, cuộc sống trên trần gian nầy chỉ là tạm bợ, sao chúng con không yêu thương nhau như Chúa yêu thương chúng con. Đâu đâu cũng gặp hận thù oán ghét, mỗi lần xem hay đọc tin tức, thì y như rằng tức chết được.!!

Chàng trai 'hư' trúng số tiền tỷ, mua nhà tặng mẹ

Nẵng đi làm thuê kiếm sống. Ảnh: Tiền Phong.
Trúng vé số độc đắc gần một tỷ đồng, Nẵng bị nhiều người lo ngại sẽ trở lại con đường ăn chơi, lêu lổng. Nhưng cậu thanh niên "chậm tiến" một thời đã dành hết số tiền mua nhà tặng mẹ, còn mình vẫn ngày ngày đi làm thuê.

Dáng nhỏ bé, thư sinh, Phan Nẵng (18 tuổi, ở đường Thái Thị Bôi, Thanh Khê, Đà Nẵng) từng bỏ học lớp 9 do hoàn cảnh gia đình khó khăn. Ông Phan Thành (ba của Nẵng) lấy tên chính thành phố của mình đặt tên cho cả 3 anh em: Phan Phố, Phan Thị Đà và Phan Nẵng. Tuy nhiên, gia cảnh nhà Nẵng lại chẳng đúng như tên thành phố đang rất phát triển.

Hiến xác cho khoa học

1. Giá trị đạo đức của việc Hiến xác 

Đã có nhiều giáo dân và Linh mục hiến xác hay đăng ký hiến xác cho khoa học. Theo truyền thống chúng ta đều mong muốn, sau khi qua đời, có được mồ yên mả đẹp. Nhưng bây giờ các đất thánh bị giải tỏa nên điều này cũng không có được. Hay ai cũng muốn hỏa táng, thì lấy xác đâu mà khoa học nghiên cứu. Biết đâu nhờ có xác hiến mà khoa học nghiên cứu được một phương thuốc chữa trị các bệnh nan y của thời đại. Điều này cho thấy sự hy sinh của người hiến xác thật cao cả. Nhờ họ mà khoa học có được những nghiên cứu mới giúp ích cho toàn thể nhân loại. Nên họ xứng đáng được xã hội trân trọng và tôn vinh và được Thiên Chúa ban thưởng – Chúa nói: Ai chỉ làm được một việc lành nhỏ như cho người môn đệ Chúa một bát nước lã còn được Chúa thưởng công – Huống chi hiến xác là một việc có ích cho toàn thể nhân loại, thì càng được Thiên Chúa thưởng công bội hậu trên Thiên đàng.

Lời nói

Ca dao Việt Nam nói: “Lời nói chẳng mất tiền mua – Lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau”. 
Lời nói “vô hình” nhưng có thể đủ sức khuyến khích người khác làm tốt, hành động đúng đắn, đồng thời cũng có thể khiến người khác nhụt chí. Lời nói có thể “nối kết” tình người và cũng có thể tạo hố chia rẽ. Thậm chí người ta cũng có thể thù hận hoặc sát nhân chỉ vì một lời nói. Lời nói có thể “giết người” mà không cần vũ khí. Điều đó chứng tỏ lời nói có tác động mạnh: “Lời nói lung lay, gương lành lôi kéo” (tục ngữ Việt Nam). 
Chiều thứ Năm, 26-7-2012, lễ Ông Bà Ngoại Gioakim và Anna là song thân của Đức Mẹ, tôi dự lễ tại một nhà thờ thuộc giáo hạt Gia Định (TGP Saigon). Lễ này là lễ dành cho thiếu nhi.

Thứ Năm, 26 tháng 7, 2012

TẬP SAN SỐ 1

                             

Thứ Ba, 24 tháng 7, 2012

Niềm tin vượt thắng bất an xã hội

VRNs (23.07.2012) – Sài Gòn – Đây là kinh nghiệm của bảy học viên lớp giáo lý Dự Tòng đặc biệt do chúng tôi phụ trách. Một người đã rửa tội từ cuối tháng 6 vừa qua (Maria Lê Diễm Mi), một người vừa được cha Giuse Đinh Hữu Thoại rửa tội tại Tam Kỳ, Quảng Nam (Mary Huỳnh Thục Vy). Sáng hôm qua, chúng tôi rửa tội cho bốn người (Matthew Rchơm Sơ, Maria Đỗ Thị Mỹ Hạnh, Geradina Lê Thị Bích Vân và Maria Nguyễn Hoàng Vi). Rồi tuần sau, nếu không có gì thay đổi, chúng tôi sẽ rửa tội cho Monica Trịnh Kim Tiến.

Đối với Maria Diễm Mi, việc rửa tội là đương nhiên, vì nhiều năm nay cô đã đi lễ đều đặn hàng tuần. Việc gặp gỡ Chúa đã làm cho cô được giải thoát trước biết bao nhiêu nguy nan trong cuộc sống. Còn đối với Monica Kim Tiến thì chúng tôi muốn giữ bí mật để kể chuyện vào kỳ sau.

Kỳ này, chúng tôi chỉ kể về năm người kia.

KHÁT VỌNG TÂM LINH

Giê-su ơi, hôm nay Chúa nhật (22-07-12) “Chúa Giê-su ra khỏi thuyền thấy một đám người rất đông, thì chạnh lòng thương, vì họ như bầy chiên không người chăn dắt. Và Người bắt đầu dạy dỗ họ nhiều điều” (Mc 6,34) 

Con cám ơn Giê-su đã chạnh lòng thương chúng con, ước chi mỗi người chúng con luôn nhận ra điều ấy. Hãy đến với Chúa để đón nhận Lời của Chúa, Lời Chúa chính là Chúa, hơn là đến để xin ơn vật chất, vì Chúa cũng bảo rằng: 

“Trước hết hãy tìm kiếm Nước Thiên Chúa và đức công chính của Người, còn tất cả những thứ kia Người sẽ thêm cho” (Mt,6, 33)

Thứ Hai, 23 tháng 7, 2012

Làm sao hạnh phúc trong hôn nhân ?

Nghiên cứu của ĐH Tây Bắc (đăng trên tạp chí Psychological Science) cho thấy rằng những người yêu nhau mà có tính chuyện “ăn đời ở kiếp” với nhau thì sẽ thỏa mãn về mối quan hệ nhiều hơn nếu họ tin một người sẽ luôn hiện diện để động viên nâng đỡ. 

Nhiều nhà nghiên cứu vẫn thắc mắc không biết điều gì làm cho hôn nhân bền vững và họ mất nhiều công sức tìm hiểu. Chỉ riêng ở Mỹ thì tỷ lệ ly hôn lên tới 50%, một con số báo động. Điều tra về vấn đề này cho thấy rằng vài tháng đầu, thậm chí vài năm đầu, có thể rất thú vị đối với các đôi vợ chồng. Đó có thể là một trong các lý do chính người ta muốn kết hôn. Tuy nhiên, trong nhiều trường hợp thì tương lai có vẻ không phải không có mây mù che khuất ánh sáng hôn nhân. Một số người thấy không thể xử lý cá tính hoặc thói quen của người bạn đời.

Vài Suy Tư về việc Tân Phúc Âm Hoá

Mở đầu
Đức Chân Phước Giáo Hoàng Gioan Phaolô II đã nhiều lần nói đến sự cần thiết việc ‘phúc âm hoá mới trong nhiệt thành, trong phương cách, trong cách diễn đạt’(Diễn từ trong Đại Hội XIX của HĐGM Mỹ Châu, 9/3/1983). Bài viết chỉ mong làm rõ khái niệm về việc tân phúc âm hoá, bằng cách tự giới hạn trong những phát biểu của huấn quyền. Sau khi làm rõ điều gì không phải là tân phúc âm hoá, sẽ nêu lên bản chất của công việc truyền giáo này bằng cách xem xét những phát biểu có ý nghĩa nhất trong triều của Đức Gioan Phaolô II.

Tội lỗi trong xã hội ngày nay

Phỏng vấn Đức Hồng Y Georges Cottier

Từ nhiều thập niên qua tục hóa lan tràn trong xã hội đã khiến cho rất nhiều người, đặc biệt là các bạn trẻ, đánh mất đi ý thức về tội lỗi trong cuộc sống con người. Có rất nhiều tội nặng như phá thai, trợ tử, lèo lái lãnh vực truyền sinh, dùng các phôi thai người để lấy tế bào gốc rồi hủy hoại các phôi thai, bất công xã hội, vi phạm các quyền con người, tạo ra các chiến tranh xung khắc để buôn bán khí giới vv... đã trở thành chuyện bình thường được tán thành, bênh vực hay gián tiếp chấp nhận. Đây là một trong các thách đố rất lớn đối với công tác tái rao giảng Tin Mừng trong thế giới ngày nay, cách riêng trong các quốc gia Tây Âu có nền văn hóa kitô, nhưng đang đánh mất đi đức tin và các giá trị kitô của mình.

Nghĩa trang của hơn 42 nghìn bào thai

Hương cầm bó nhang đang nghi ngút khói mà tôi đưa cho rồi mắt nhoà đi: "con anh cũng ở đây sao?” - giọng cô nghẹn lại. Trên đôi gò má, 2 hàng lệ khẽ trào ra. Trước câu hỏi hơi bất ngờ của Hương, tôi chẳng biết phải trả lời thế nào nên đành im lặng. "Vậy là anh còn tốt hơn khối thằng đàn ông, anh còn nhớ đến con mình mà lên đây thắp cho nó nén nhang, chứ anh ta, thậm chí anh ta chẳng cần biết đến nó nữa…!”.

Ông Trương Văn Năng thắp nén nhang cầu nguyện cho các bào thai 
Ánh nắng tàn còn vương trên đôi mắt đẫm lệ của người thiếu nữ trẻ tuổi, nghĩa trang bào thai với hàng ngàn ngôi mộ nhỏ trắng xoá không tên cô liêu, hiu quạnh đến nghẹn lòng…

Chủ Nhật, 22 tháng 7, 2012

MỤC TỬ ĐÍCH THỰC CỦA NHỮNG NGƯỜI NGHÈO

CHÚA NHẬT XVI THƯỜNG NIÊN - Năm B 
Gr 23,1-6; Ep 2,13-18; Mc 6,30-34 

“Bầy chiên không người chăn dắt” là cách Thánh Máccô mô tả đám đông theo Đức Giêsu để nghe Người giảng dạy. 

Các bài đọc hôm nay cung cấp cho ta một thanh gươm hai lưỡi. Trước hết ta nghe ngôn sứ Giêrêmia quở mắng “các mục tử” đã trốn tránh trách nhiệm đối với thành Giêrusalem. Giêrêmia không những nói đến các lãnh đạo chính trị mà còn nói đến giới lãnh đạo tôn giáo. Họ đã mất đi cái nhìn về lề luật và về tất cả những gì Thiên Chúa đã làm cho dân tộc. 

Tuy nhiên dù cơ sự có tồi tệ đến đâu, Thiên Chúa đã không bỏ “đoàn chiên của mình”. Chẳng những thế, Thiên Chúa sẽ còn giúp đỡ họ làm ăn phát đạt và thịnh vượng và sẽ sai đến một mục tử đích thực – một mục tử từ “chồi non chính trực nhà Đavít”.

CHIÊN CỦA TA

(Giê 23, 1 -6)

“Ta sẽ qui tụ đoàn chiên của Ta còn sót lại,
Ta sẽ cho xuất hiện các mục tử để lãnh đạo chúng”

Lạy Chúa, người ta đã đánh chúng con tan tác
Cả trăm phương tiện truyền thông nguyền rủa chúng con
Chúng con bơ vơ tựa hồ chiên lạc lối,
Giữa hoang địa mênh mông biết đâu tìm ?

“Ta sẽ qui tụ đoàn chiên của Ta còn sót lại.”

Vâng, xin qui tụ chúng con lại,
dẫu chỉ còn là một số sót đang thương
Nhưng chính Chúa sẽ qui tụ chúng con lại
Để từ nay, Chúa là Mục Tử dẫn đường.

Lm. Vinh Sơn Phạm Trung Thành, dcct.
21/07/2012
21 ngày sau biến cố Con Cuông.

Cháu nội

Giê-su yêu kính, 

Tối qua con đến thăm cháu nội trong câu chuyện “CHỨNG NHÂN TÌNH YỆU II“. Đứa cháu mà Giê-su đã gửi đến cho con vào những giây phút đầu đời, lúc cháu mới tượng thai trong lòng mẹ. Mẹ cháu đau khổ và khóc nhiều vì tình yêu không được yêu. Và con đã cầu nguyện cho cháu và khắc ghi Thánh Giá trên bụng mẹ cháu, để cháu được sanh ra theo Thánh ý Ngài. 

Giê-su biết không, mẹ cháu quê Củ Chi, gia đình toàn Cách Mạng… nhưng mẹ cháu luôn luôn hướng về Chúa qua sự làm chứng của con… Bây giờ cháu được ba tuổi, càng thêm tuổi càng thêm khôn ngoan. Khi thấy cha mẹ bất hòa, chính cháu đi làm hòa cho cha mẹ bằng nhiều cách mà cháu tự khám phá ra. Nhờ vậy ba mẹ cháu không sao dám li dị được .

ĐƠN GIẢN và PHỨC TẠP LÀ DO MÌNH

Khi còn nhỏ thì đơn giản, lớn lên trở nên phức tạp. 
Khi nghèo khó thì đơn giản, lúc giàu có trở nên phức tạp.
Khi thất thế thì đơn giản, lúc có địa vị thì trở nên phức tạp.
Tự nhận bản thân đơn giản, đánh giá người khác phức tạp.
Thật ra, thế giới này rất đơn giản chỉ có lòng người là phức tạp. 

Mà suy cho cùng thì lòng người cũng đơn giản, chỉ có lợi ích chi phối nên con người mới trở nên phức tạp. 
Đời người đơn giản thì vui vẻ. Nhưng người vui vẻ được mấy ai.
Đời người phức tạp thì phiền não. Nhưng người phiền não thì quá nhiều. 

Trong cuộc đời, không thể tránh khỏi những lúc buồn phiền, lo lắng, thậm chí là đau khổ. Người vui vẻ chẳng phải là không có buồn phiền, mà là người không để cho những nỗi buồn hay niềm đau khống chế mình. Thật ra, đau khổ không hề đáng sợ, mà điều đáng sợ là ngay cả trái tim cũng phản bội bản thân, mà đứng về phía đau khổ. 

Muốn có tâm trạng tốt thì cần phải quên đi những điều làm mình không vui, đừng coi trọng những mâu thuẫn, đừng để sự hiểu lầm phát sinh trong cuộc sống, mà hãy xem đó là yếu tố giúp chúng ta tạo được đời sống tâm linh của mình vững chắc hơn. Chỉ có như thế thì người khác mới thấy nỗi đau khổ của mình như gió thoảng, mây trôi mà thôi.

Sưu tầm

Giấc mơ có tiên báo tương lai ?

Họa phẩm “Ác Mộng” của họa sĩ Henry Fusell, thế kỷ 18.  
Aberfan là một làng nhỏ ở South Wales. Trong tập niên 1960 (tk 20), nhiều người sống ở đó làm việc tại một mỏ than gần đó, được xây dựng để khai thác than chất lượng cao trong vùng. Dù một số chất thải từ hoạt động khai thác mỏ được giữ ngầm dưới đất, nhiều chất thải vẫn chất đống trên các ngọn đồi quanh làng. 

Qua tháng 10/1966, cơn mưa lớn làm chất thải tràn xuống làng và thấm vào lớp sa thạch sốp (porous sandstone) ở đồi. Nhưng không ai biết nước lúc đó chảy vào vài vết nứt ngầm và biến chất thải thành than bùn. Ngay sau 9 giờ sáng ngày 21/10, sườn đồi trút xuống 500 tấn chất thải xuống làng ngay trong chốc lát. Dù một số chất thải còn ở lưng chừng đồi, phần nhiều đã đổ vào làng Aberfan và tuôn vào ngôi trường trong làng. Một số học sinh bị trôi sống trong giờ đầu hoặc lúc người ta cứu hộ, nhưng không thấy ai sống sót trồi lên. Tất cả là 116 học sinh và 28 người lớn thiệt mạng trong thảm họa đó.

Thứ Bảy, 21 tháng 7, 2012

Án oan con chuột đồng!

Sinh viên tình nguyện “mùa hè xanh” cùng nhau dọn xác chuột..
NDĐT- Hơn 180 nghìn con chuột đồng đang sống phây phây bỗng dưng chết không kịp ngáp do bị bơm ngập nước và rải khí đá! Kỳ án “cái chết con chuột đồng” có một không hai trong lịch sử vừa xảy ra tại huyện biên giới Tịnh Biên (An Giang) đang là sự kiện nóng hổi và buồn cười nhất ở miền Tây.

Chúng tôi có mặt tại khu vườn của ông Phan Văn Giỏi (ấp Xuân Bình, thị trấn Tịnh Biên, huyện Tịnh Biên, An Giang), nơi xảy ra kỳ án con chuột đồng vừa bị “hạ gục nhanh, tiêu diệt gọn” theo sự chỉ đạo của UBND tỉnh An Giang.

Xác chuột chết trương đã bốc mùi hôi thối. Xác chuột ven bờ, xác chuột dưới gốc cây, xác chuột lềnh bềnh trong nước, xác chuột “ẩn mình” trong lòng đất… đâu đâu quanh khu vườn ấy cũng đầy xác chuột. Mùi hôi thối nồng nặc, ruồi nhặng bay đầy rẫy khu vườn rộng gần nghìn mét vuông.

Sự vô cảm trong hoạt động xúc tiến thương mại?

TT - Ngày 17-7, Tuổi Trẻ có bài “Hàng Việt vẫn chưa được bảo vệ” trích ý kiến của Hiệp hội doanh nghiệp TP.HCM cho biết hội chợ hàng VN chất lượng cao tại Campuchia bị Cục Xúc tiến thương mại “huýt còi” tạm ngưng.

Vì sao lại xảy ra vấn đề này?

Người tiêu dùng chọn mua sản phẩm tại chương trình “Hàng Việt vào chợ truyền thống” do Hội Doanh nghiệp hàng VN chất lượng cao, báo Tuổi Trẻ và Vinamilk tổ chức - Ảnh: Dũng Tuấn

Trao đổi với Tuổi Trẻ, bà Vũ Kim Hạnh, chủ tịch Hội Doanh nghiệp hàng VN chất lượng cao, cho biết:

- Hội chợ này đã tạm ngưng năm 2011, nhưng năm nay doanh nghiệp quá khó khăn, cần tiếp tục đẩy mạnh việc thâm nhập các thị trường lân cận, đặc biệt trong bối cảnh hình thành khu mậu dịch tự do Asean+1. Do đó, ban chấp hành hội quyết định năm 2012 tập trung nhiều hơn cho thị trường Asean+1. Kế hoạch thực hiện chủ trương này, với các chương trình cụ thể, cả dự định tổ chức hội chợ ở Campuchia đã được hội gửi cho anh Đỗ Thắng Hải, cục trưởng Cục XTTM Bộ Công thương, để đề nghị cục cố vấn, góp ý và hợp tác từ tháng 5-2012.

Đồng xanh yêu thương

(Chúa nhật XVI TN, năm B) 

Con người rất yếu đuối. Hứa nhiều mà chẳng giữ đươc bao nhiêu. Mỗi ngày té lên té xuống bao lần. Cả đời biết bao lần ăn năn mà vẫn chưa “nên người”. Đúng là không có Ơn Chúa thì con người không thể làm được gì (Ga 15:5), và Chúa đòi buộc chúng ta phải “từ bỏ mọi sự” (Mt 10:37-39; Lc 14:26-27). Thế nên, sách Huấn ca có những lời cầu nguyện để chúng ta học hỏi: “Lạy Đức Chúa là Cha và là Chúa Tể đời con, xin đừng để mặc con chiều theo sở thích của môi miệng, đừng để nó làm con vấp ngã. Tư tưởng con, ai sẽ lấy roi sửa trị, tâm can con, ai sẽ dùng khôn ngoan dạy dỗ, để đừng dung thứ những lầm lỗi của con, cũng đừng làm ngơ trước tội con đã phạm? Bằng không, lỗi lầm của con cứ gia tăng mãi, tội lỗi của con chồng chất thêm nhiều, con sẽ quỵ ngã trước mặt đối phương và kẻ thù con đắc chí nhạo cười” (Hc 23:1-3). Rất nhiều thứ nguy hiểm vây quanh chúng ta hằng ngày, sơ sảy một chút là “mắc mưu ma chước quỷ” ngay lập tức. Vì thế, chúng ta không chỉ phải cảnh giác mọi sự mà còn phải canh chừng chính mình: “Lạy Đức Chúa là Cha và là Thiên Chúa của đời con, xin đừng để mắt con trâng tráo, xin đẩy dục vọng xa khỏi con, xin chớ để thói ăn chơi truỵ lạc thống trị con, đừng để con đắm chìm trong những dục vọng trơ trẽn” (Hc 23:4-6).

Thứ Sáu, 20 tháng 7, 2012

Giới thiệu Tự sắc Năm Đức Tin

Giới thiệu Tự sắc Năm Đức Tin (Porta Fidei) 
của Đức Thánh Cha Bênêđictô XVI 
và một số đề nghị cho Mục vụ giới trẻ 
(Bài thuyết trình tại Hội thảo do Ủy ban Giới trẻ
tổ chức tại Hải Phòng, từ 10 đến 12-7-2012) 

Sáng ngày 17-10-2011, ĐTC đã cho công bố Tông thư tự sắc Porta Fidei về Năm Đức Tin, trong đó ngài trình bày lý do, mục đích và những đường hướng chỉ đạo về việc cử hành Năm này. 

Mặc dù những năm vừa qua, liên tiếp có nhiều chương trình mục vụ khác nhau, sáng kiến Năm Đức Tin của Đức Bênêđictô XVI vẫn được hân hoan đón chào, như một việc cần thiết đáp ứng nhu cầu của Giáo Hội và thế giới hôm nay. Điều đó cho thấy nhân loại muốn trở về với những giá trị tâm linh đang có nguy cơ bị quên lãng. 

Hội đồng Giám mục Việt Nam đã đưa ra những đề nghị cụ thể để cử hành Năm Đức Tin, bao gồm những chương trình học hỏi, cử hành và những đề nghị sinh hoạt đa dạng, nhằm hưởng ứng Năm Đức Tin, đồng thời góp phần cho công cuộc truyền giáo tại Việt Nam. 

Chắc hẳn mỗi chúng ta đã có dịp tiếp cận với bản văn của Tự sắc Porta Fidei. Trong bài trình bày này, tôi xin được đưa ra mấy ghi nhận sau khi đọc bản văn quan trọng này, đồng thời đưa ra những gợi ý giúp đào sâu đời sống đức tin nơi các bạn trẻ công giáo tại đất nước chúng ta.

Padre Pio, vị đại thánh của Đức Mẹ Fatima

Cách đây đúng 125 năm, vào ngày 25.5.1887, Padre Pio, một tu sĩ Dòng Kapuziner (một chi nhánh của Dòng Phanxicô), cất tiến khóc chào đời tại xứ đạo Pietrelcina thuộc tỉnh lẻ Benevent, Kampanien, miền Nam Ý. Vì cha mẹ ngài vốn có lòng tôn kính thánh Phanxicô Assisi đặc biệt, nên khi đem con đi rửa tội, các ngài đã lấy tên thánh Phanxicô để đặt tên cho con. Và như vị đại thánh, Đấng sáng lập Dòng các Anh Em Hèn Mọn, đã từng canh tân và củng cố đức tin Kitô giáo trong thời trung cổ một cách sâu rộng và hiệu quả, Padre Pio cũng là một trong các vị đại thánh của Giáo Hội trong thời tân tiến ngày nay. Qua lời khuyên bảo và giảng dạy, qua đời sống thánh thiện và qua các hành động lạ lùng của ngài, vị tu sĩ đơn sơ thuộc Dòng Kapuziner ở San Giovanni Rotondo này đã dẫn đưa hằng triệu người trở lại với đức tin của Giáo Hội. Và thánh Padre Pio – cũng như thánh Phanxicô, Đấng sáng lập Dòng, đã được diễm phúc mang 5 dấu đanh của Chúa trên mình – rất có lòng yêu mến Mẹ Maria và hằng ngày lần hạt Mân Côi kính Đức Mẹ. Nhất là đối với Đức Mẹ Fatima, Padre Pio đã có một mối liên lạc hết sức đặc biệt. Cách đây mười năm, vào ngày 16.6.2002, Đức Thánh Cha Gioan Phaolô II đã tấn phong Padre Pio lên bậc Hiển Thánh.

Đức Cố Hồng y Phanxicô Xaviê Nguyễn Văn Thuận: chứng nhân tình yêu và hi vọng

WHĐ (19.07.2012) – Hãng thông tấn Zenit đã có cuộc trò chuyện với tiến sĩ Waldery Hilgeman, cáo thỉnh viên trong tiến trình phong chân phước cho Đức Cố hồng y Phanxicô Xaviê. Khi được hỏi về điều gì gây chú ý nhất trong cuộc đời của ngài, ông nói: “Điều đánh động tôi trong linh đạo của ngài là tình yêu liên lỉ đối với tha nhân. Ngài bị cầm tù và khi ở trong tù, ngài vẫn không ngừng yêu thương những người bách hại ngài, từ những viên chức cao nhất của chế độ đến anh lính canh thấp bé nhất”. 

Đức hồng y Văn Thuận là Tổng giám mục phó Tổng giáo phận Sài Gòn khi thành phố này bị cộng sản kiểm soát năm 1975. Không lâu sau đó, ngài bị giam giữ trong trại cải tạo suốt 13 năm. Theo tiến sĩ Hilgeman, ngài là một tù nhân phải chịu sự bất công, “theo nghĩa là đã không có sự tố cáo thực sự, cũng không có xử án, kể cả bản án. Do đó có thể nói rằng đối với chúng tôi, ngay cả việc ngài bị tố cáo về tội gì cũng là một vấn đề. Trong bối cảnh xã hội lúc bấy giờ, có nhiều khía cạnh dẫn đến việc coi vị giám mục này là người nguy hiểm cho chế độ, một chế độ trống rỗng như chế độ cộng sản. Tuy nhiên đã không có sự tố cáo chính thức nào.”

“Chuyên nghiệp hóa” bút chiến trên mạng

TTCT - Trung Quốc hiện đang sử dụng một lực lượng trên mạng chuyên đả kích các mục tiêu liên quan chính trị hoặc nhằm bênh vực chính sách chính phủ theo từng trường hợp cụ thể. 

Trong 457 triệu người hiện sử dụng Internet tại Trung Quốc, hàng trăm ngàn người 
được dùng như “lính đánh thuê trực tuyến” - Ảnh: digitaltrends.com 
Loạt tấn công khẩu chiến trên mạng vài ngày qua nhằm vào Việt Nam lẫn Philippines trong vụ xung đột biển Đông là vụ mới nhất liên quan đến lực lượng này, được biết dưới những cái tên như Ngũ Mao đảng, Võng lạc bình luận viên, Võng bình viên, Hồng mã giáp...

Bước ngoặt

M. và C. đã từng yêu nhau say đắm và sống bên nhau hạnh phúc. Nhưng bất ngờ M. ngã vào vòng tay người đàn ông khác. Tại sao và làm sao? 

M. và C. cưới nhau được sáu năm, hạnh phúc tràn đầy với thiên đường tình yêu của họ đậm chất lãng mạn. Họ chưa muốn có con vì còn muốn ổn định cuộc sống. Bạn bè đều nói họ là đôi vợ chồng lý tưởng, không như các vợ chồng khác chia tay nhau vì chuyện không đâu! 

Thật bất ngờ, M. yêu say đắm A. – một đồng nghiệp với cô. Chỉ trong vài tuần, họ đã cùng nhau lén trốn đi lập tổ uyên ương. Sau một năm vụng trộm, M. quyết định chủ động ly hôn với C. để được tự do tận hưởng hạnh phúc với người tình mới. Tuy nhiên, M. đâu biết rằng quan hệ của cô và A. chỉ là “chuyện trăng hoa”, không có gì bảo đảm. Mới chỉ “già nhân ngãi, non vợ chồng” mà họ đã cãi nhau về việc nhà, A. kiếm đủ chuyện để hành hạ M. vì “con ong đã tỏ đường đi” rồi!

Sự kiện lạ ở Macedonia

SKOPJE, Macedonia (AP) — Hằng ngàn tín hữu Chính thống giáo từ khắp Macedonia đang đổ xô hành hương về ngôi nhà thờ mà các giáo sĩ nói rằng các bức bích họa các thánh đã sáng rõ màu sắc hơn mà không thể giải thích được. 

Cha Zoran, ở nhà thờ Thánh Dimitrija tại thủ phủ Skopje, nói rằng các bức bích họa, từ lâu bị mờ đục vì khói nến, bắt đầu hiện rõ hơn vào cuối tuần, với màu đỏ và màu vàng rõ nét hơn. 
Sự kiện lạ này khiến các tín hữu đổ về ngôi nhà thờ đó trước lễ Phục sinh của Chính thống giáo vào Chúa nhật tới. Có khoảng 2/3 trong số 2,1 triệu người Macedonia đã được rửa tội để trở thành tín hữu Chính thống giáo. 

TRẦM THIÊN THU (Chuyển ngữ từ Mail.com) 
All Rights Reserved ®

Thứ Năm, 19 tháng 7, 2012

Tôi đang sống ở thời đại nào?

Những ngày này tôi thường tự hỏi : mình đang sống ở thời đại nào? 

Vốn quen nghĩ rằng trong cuộc sống, mọi việc đều diễn tiến theo logic – hợp lý và tất yếu, nhưng rốt cuộc những gì tôi nghe thấy, những gì tôi nhìn thấy lại khiến tôi ngẩn ngơ. Dường như nó đã vượt qua cả trí tưởng tượng vốn quen với những câu chuyện giả tưởng của tôi. Và nó không tuân theo bất cứ một thứ logic nào cả. 

Tôi chỉ nhìn vào những hình ảnh để tự hỏi mình: Tôi đang sống ở thời đại nào? 
Ngày 1/7 vừa rồi, trong khi ở Hà Nội không ai trong chúng tôi bị đàn áp khi đi biểu tình phản đối Trung Quốc xâm lược thì ở Sài Gòn lại xảy ra đàn áp ở các vùng lân cận. Trong khi ở Hà Nội phần lớn họ chỉ tìm cách vô hiệu hóa “mềm” một số đối tượng mà họ có thể ra tay được, thì trong Sài Gòn lại xảy ra bắt bớ, thậm chí đánh đập, cốt không để cho họ có thể nhập vào đoàn biểu tình có các nhân sĩ trí thức đi đầu. 

Chuyện ngăn chặn, bắt người có ý định biểu tình lên xe, chở ra chỗ khác thật xa trung tâm rồi thả, hoặc lấy lời khai như một tội phạm cốt để khủng bố tinh thần là chính, không còn xa lạ gì. Trò gì diễn mãi cũng sẽ nhàm. Một khi nó là nhu cầu cuộc sống thì nó cứ sẽ diễn ra, không thể giải quyết bằng việc ngăn chặn nó. Luật pháp được đặt ra cũng chỉ để phục vụ cho cuộc sống. Cuộc sống không ngừng tiến hóa thì luật pháp cũng phải điều chỉnh sao cho phù hợp với nhu cầu của nó, chứ không phải đặt ra để ngăn chặn nó, thậm chí kéo lùi sự phát triển... 

Vậy tại sao nhà cầm quyền không giải quyết những phát sinh trong cuộc sống mà cứ loay hoay tìm cách ngăn chặn nó? Thậm chí mức độ ngăn chặn ngày càng tệ hại hơn, thô bạo và trắng trợn hơn. Bịt miệng không cho dân kêu. Chính danh không được thì dung túng (người ta có quyền nghi ngờ là thuê) xã hội đen để đàn áp dân.

Hôn nhân nhãn hiệu

Nói đến hôn nhân, tình yêu luôn được mặc nhiên hiểu ngầm. Thế nhưng khi yêu, người ta dễ hiểu lầm vì thiếu lòng tin tưởng nhau. Có khi tưởng là tình yêu nhưng lại chỉ là cảm giác nhất thời. Tình yêu đôi khi lại ẩn giấu dưới những biểu cảm của sự giả tạo, tiền bạc, địa vị hoặc những lời hứa hẹn trống rỗng. Thật thú vị khi người Anh gọi tình yêu đó là “sweet nothing” (tạm hiểu là “sự ngọt ngào trống rỗng”). 

Vì một lý do phụ thuộc nào đó mà người ta chấp nhận kết hôn, ngỡ là “cũng ổn” cho xong lần, nhưng kỳ thực không như họ tưởng. Các “kiểu” hôn nhân đại loại như thế gọi là “hôn nhân nhãn hiệu”, nghĩa là hôn nhân chỉ trên danh nghĩa, thực tế là vợ chồng, nhưng bản chất còn tệ hơn “người dưng nước lã”, thậm chí như thù địch, vì “bằng mặt mà không bằng lòng”. Ngày nay càng có nhiều dạng “hôn nhân nhãn hiệu” hơn.

CHUYẾN VIẾNG THĂM

Lạy Chúa Giê-su - Lạy Thánh cả Giu-se - Lạy Mẹ Maria yêu kính, 

Chúng con gồm sáu chị em có dịp về Miền Tây thăm lại nhóm bạn Long Xuyên. Chúng con được nghỉ tại Tu viện Thánh Gia qua hai đêm rất là thú vị, vì chúng con được ở trong nhà Thánh. Chúng con thấy ấm áp tình người, tình Chúa, một tình cảm gia đình có cha có mẹ chăm sóc chúng con từng bữa ăn. Tuy đơn sơ, đạm bạc, nhưng rất là ngon và bổ ích cho cơ thể. 

Giê-su ơi, chúng con cứ từng hai người một, suốt hành trình từ Thành phố HCM xuống Long Xuyên, giống như ngày xưa Chúa sai đi từng hai người một vậy… Quả thật, rất ứng nghiệm với lời Kinh Thánh ngày Chúa nhật 15.07.2012 hôm nay, nơi phòng ăn chúng con bắt gặp câu : 

“Bất cứ ở đâu, khi anh em đã vào nhà nào, thì cứ ở lại đó cho đến lúc ra đi” ( Mc.6.10)

Con ngựa

Chuyện kể rằng, trong những con vật nuôi yêu quí của Ngọc Hoàng, ngựa được nhìn nhận là con vật đẹp và khoẻ mạnh, dầu vậy, con ngựa lại không hài lòng về chính nó. Một hôm, con ngựa thưa với Ngọc Hoàng, “Thưa ngài, ngài đã tạo con nên môt thân hình đẹp, nhưng con muốn là ngài hãy làm cho con đẹp thêm nữa.” “Ta sẵn sàng làm cho con đẹp hơn nữa, nhưng hãy cho ta biết điều gì có thể làm cho con đẹp thêm hơn?” Ngọc Hoàng đáp. Con ngựa trả lời, “Con thấy thân hình của con không cân xứng, cái cổ của con hơi ngắn, chân của con chưa cao đủ. Vậy ngài có thể làm cho cổ con dài thêm và chân của con cao thêm có được không?” Được thôi, ngay tức thì cái cổ và đôi chân của con ngựa được thay thế bằng cổ và chân của con lạc đà. Sau khi nhìn ngắm chính mình, con ngựa rất thất vọng. Nó liền hoảng hốt kêu to, “Thưa Ngọc Hoàng, con chỉ muốn làm con ngựa có cổ và chân cao, chứ không muốn mang hình dáng con lạc đà xấu sí.” “Nhưng đó là những gì con van xin ta,” Ngọc Hoàng đáp. “Vậy hãy cho con trở lại tình trạng ban đầu.” Chú ngựa van xin. Ngọc Hoàng đáp, “Nên nhớ, hãy khiêm tốn và đừng bao giờ tìm kiếm hay khao khát điều mà vị trí và chức phận của con không cho phép con có được. Nếu con chạy theo những khao khát bất tận ấy, con sẽ không biết những khao khát này sẽ dẫn con đi đến đâu. Hãy nhớ sự cân đối đã có sẵn trong con, hãy khám phá và phát triển nó thêm hoàn mỹ; đừng tưởng rằng những khao khát ấy sẽ làm con thêm hoàn mỹ.”[1]

Thứ Ba, 17 tháng 7, 2012

KINH CẦU CHO TỰ DO TÔN GIÁO

LTS. Đúng vào lúc cả thế giới Công giáo và các Tôn giáo bạn hướng lòng về Con Cuông - Nghệ An, nơi đó những người nắm giữ quyền bính xã hội đang thực hiện những biện pháp tồi tệ nhất để trấn áp quyền Tự Do Tôn Giáo. BBT CGVN nhận được bản dịch Lời Kinh dưới đây và hân hạnh kính chuyển đến toàn thể Quí Độc giả. Chân thành cám ơn Bác sĩ Nguyễn Tiến Cảnh đã có một việc làm rất ý nghĩa, khả dĩ thay cho muôn vàn lời lẽ khác. Đây chính là Lời Kinh của Công giáo toàn quốc Hoa Kỳ được đọc trong các thánh lễ Chúa Nhật và hàng ngày, hoặc mỗi khi Dân Chúa có nhu cầu bảo vệ quyền Tự Do Tôn Giáo. BBT xin đính kèm bản tiếng Anh để mọi người có thể tham khảo.

Xin chân thành cám ơn.

KINH CẦU CHO TỰ DO TÔN GIÁO

Lạy Thiên Chúa là Đấng dựng nên chúng con!

Từ bàn tay Chúa quan phòng, chúng con đã lãnh nhận quyền được sống, được tự do, và được theo đuổi hạnh phúc.

Chúa đã chọn chúng con là dân của Chúa, và ban cho chúng con quyền lợi cũng như bổn phận phải thờ phượng Chúa, là Thiên Chúa thật, duy nhất, và Con Chúa là Đức Giêsu Kitô.

Nhờ quyền năng và hành động của Chúa Thánh Thần, Chúa mời gọi chúng con phải sống đức tin giữa thế gian, bằng cách mang ánh sáng và chân lý cứu độ của Tin Mừng, đến mọi nơi trong xã hội.

Xin Chúa chúc lành cho chúng con, khi chúng con gìn giữ quà tặng Tự Do Tôn Giáo Chúa đã ban.

Xin ban cho chúng con sức mạnh khối óc và con tim, để sẵn sàng bảo vệ quyền tự do của chúng con, khi quyền đó bị đe dọa.

Xin ban cho chúng con lòng can đảm, để tuyên xưng cho mọi người được biết, vì quyền lợi của Giáo Hội và vì tự do lương tâm của tất cả mọi tín hữu.

Lạy Chúa là Cha trên trời,

BỐN VỊ MỤC TỬ

Người có tên tuổi lẫy lừng nhất trong việc đấu tranh cho dân quyền vào thập niên 50 và 60 là Martin Luther King. Ông là nhà lãnh đạo được hàng triệu dân Mỹ Châu da đen ủng hộ. Họ xem ông như vị anh hùng, người xướng ngôn đồng thời cũng là mục tử của họ. Nếu không có ông, vào những năm ấy đám dân da đen có lẽ chả khác gì đám dân bơ vơ lạc lõng được nhắc đến trong Phúc Âm hôm nay. Ðám dân này được ví như bầy cừu không ai chăn dắt. Cũng giống như Chúa Giêsu và các môn đệ Ngài thuở xưa, King và các đồng sự ông thường khó được yên thân đi tìm cho mình một chốn an bình vắng vẻ để nghỉ ngơi. Chẳng hạn, một đêm nọ, sau một ngày làm việc mệt nhoài trong vùng Montgomery thuộc bang Alabama, King leo lên giường ngủ bên cạnh bà Coretta vợ ông. Lúc này bà đã ngủ say. Nhưng ông vừa mới chợp mắt thiêm thiếp thì chuông điện thoại vang lên. Ông vội choàng dậy ngay để khỏi làm bà Coretta thức giấc. Lúc bấy giờ một giọng nói giận dữ bên đầu dây kia vọng ra: "Này anh chàng da đen, hãy nghe đây, chúng tôi không cần đến anh nữa, bắt đầu tuần tới xin ông vui lòng đừng bén mảng tới Montgomery nữa"... Nói thế rồi kẻ gọi điện cúp máy ngay. Bất thình lình bao nhiêu nỗi sợ hãi chụp xuống trên người Luther King như một toà nhà đang đổ xuống. Lòng can đảm của ông hầu như bị tiêu tan. Ông đứng dậy đi vào nhà bếp pha một ly cà phê uống cho ấm dạ, đoạn ngồi xuống lặng lẽ suy nghĩ phương cách thoát ra khỏi cảnh ngộ ở Montgomery mà không mang tiếng là một kẻ hèn nhát.

LẮNG NGHE (2)

Giê-su yêu quý, 

“Xin cho con vững bước đi vào đời truyền rao cho công lý. Xin cho con biết say mê cuộc đời làm nhân chứng tình yêu…” 

Lạy Chúa Giê-su, con được Chúa ban cho con rất nhiều ơn từ ngày con học biết kết hợp với Chúa, và Chúa muốn con làm chi cho Chúa đây? Lòng con hăng say muốn làm một cái gì đó… mà con cũng không biết con nên làm gì? 

Một lần nọ, cha Phụ trách nhóm có góp ý con: 

"Tôi thấy chị học gì mà học hoài, lớp nào cũng có chị. Chị có ơn Chúa, chị nên đi giúp người khác biết Chúa…, như tôi đây học mấy mươi năm trong nhà Dòng, cũng thế thôi…!! Tôi khuyên chị nên đi giúp người khác là tốt nhất…” 

Thánh tích Song thân Đức Mẹ

Thánh tích của Thánh Gioakim và Thánh Anna được trao cho các vị đại diện của Nhà thờ Thánh Anna, thuộc Chính thống giáo Hy Lạp, vào ngày 3-8-2007 tại Nhà thờ Mẹ Thiên Chúa Byzantine Thế kỷ X ở Chalkeon, tọa lạc tại Quảng trường Aristotelous ở Texalônica, Hy Lạp. Giáo sĩ Cherubim Apostolou, thuộc Huynh đoàn Theophileon Thánh Anna của tu viện Lavra trên Núi Athos, Hy lạp, cùng phái đoàn đã nhận thánh tích từ ĐHY Joachim Miesner, TGP Cologne (Đức), trong một nghi lễ riêng hồi năm 1997. 

Thánh Gioakim và Thánh Anna là song thân của Đức Maria, Mẹ của Chúa Giêsu. Những gì chúng ta biết về các ngài là do vài nguồn, mới đầu là Phúc Âm của Giacôbê, người con út trong bảy người con của Giuse và người vợ Salome. Mặc dù các phần văn bản được coi là xác thực, còn lại những bản sao của Phúc Âm này, rồi được thêm vào nhiều thứ mang tính dân gian, đó là lý do sách này không được tính vào bộ Tân ước.

Liệu pháp im lặng

Ảnh minh họa
Có thể số 2 là “số đẹp”. Chia vui phải có hai người, chia buồn phải có hai người, đùa giỡn phải có hai người, cãi nhau phải có hai người, tâm sự phải có hai người, khiêu vũ phải có hai người,… Không thể kéo nhau nếu không có hai đầu dây. Cuộc tranh luận cũng phải có ít nhất hai người. Chuyện gia đình cũng vậy, phải có cha hoặc mẹ và một đứa con thì mới xảy ra xung đột. 

Ca dao Việt Nam nói: “Lời nói chẳng mất tiền mua – Lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau”. Tốt cũng cái lưỡi, xấu cũng cái lưỡi. Muốn ngừng xung đột, một người phải dừng lại. Muốn ngừng “kéo co”, một người phải buông dây. Muốn ngừng tranh cãi, một người phải ngừng nói. “Một sự nhịn, chín sự lành”, tục ngữ Việt Nam thật chí lý. Có ai dám “đổ dầu vào lửa” không? Chỉ có người… điên!

Căn rễ Kinh thánh của Giáo huấn Xã hội Công giáo

Lời người dịch: Nguyên tắc nền tảng và quan trọng nhất của Giáo huấn xã hội Công giáo là nguyên tắc nhân vị. Nhân vị, còn gọi là phẩm giá con người, xuất phát từ Thiên Chúa: con người có phẩm giá cao quý vì được sáng tạo“theo hình ảnh của Thiên Chúa”. Ta đọc được điều này ngay từ những chương đầu tiên của Kinh thánh. Phẩm giá con người là cái nằm trong tận bản thể con người, là quà tặng cao quý của Thiên Chúa, chứ không phải do ta hành động, tự tạo nên. 

Giáo huấn xã hội Công giáo hiện đại thường xuyên nối kết với các thông điệp xã hội của các vị giáo hoàng. Thông điệp Tân sự năm 1891 của Đức Lêô XIII được xem là thông điệp đầu tiên đề cập đến các vấn đề xã hội. Các vị Giáo hoàng kế nhiệm đều cũng ban hành các thông điệp về các vấn đề xã hội bức bối của thời đại. 

Gần đây nhất, năm 2009, Đức Giáo hoàng Bênêđictô XVI ban hành Thông điệp Bác ái trong Chân lý. Trong thông điệp này, Đức Bênêđictô XVI nhìn xem hiện tình xã hội dưới ánh sáng truyền thống thần học Công giáo đã từ có nhiều thế kỷ. Như tiêu đề cho thấy, Đức Bênêđictô XVI đặt “bác ái tại tâm điểm của giáo huấn xã hội của Giáo hội”. Bác ái là sự thể hiện giáo thuyết. 

Dòng đầu tiên của Thông điệp Bác ái trong Chân lý diễn giải căn rễ Kinh thánh cho suy tư của ngài, phù hợp với truyền thống giáo huấn xã hội Công giáo: 

“Bác ái trong sự thật, mà Đức Giêsu Kitô đã làm chứng bằng cuộc sống trần gian của mình và nhất là bằng cái chết và sự phục sinh của Người, là động lực chính cho sự phát triển đích thực của mọi người và của toàn thể nhân loại”(1) 

Đức giáo hoàng nhìn nhận bác ái thường bị hiểu sai, bị tước đi ý nghĩa và “tách rời khỏi cuộc sống luân lý” nhưng trong cái nhìn của ngài, thì hoàn toàn ngược lại. 

“Bác ái đem lại thực chất cho mối quan hệ cá nhân với Thiên Chúa và với người gần bên; bác ái là nguyên tắc không những của các quan hệ vi mô (với bạn bè, các thành viên trong gia đình hoặc trong những nhóm nhỏ) mà còn của những quan hệ vĩ mô (xã hội, kinh tế và chính trị)” (2). 

Sự thể hiện cụ thể của tình-yêu-trong-các-mối-quan-hệ, được diễn tả một cách liên nhân vị trên cả bình diện địa phương lẫn toàn cầu, có thể truy nguyên đến bản văn Kinh thánh nền tảng là Sáng thế ký, như ta thấy dưới đây. 

Sự sống và Phẩm giá của Con Người là một chủ đề nền tảng của Giáo huấn Xã hội Công giáo. Chủ đề ấy phát xuất từ sách Sáng thế ký trong Kinh thánh Do thái. Trong chính chương đầu của Sáng thế ký, Thiên Chúa sáng tạo vũ trụ và muôn loài muôn vật: ánh sáng, vòm trời, đất khô, thảo mộc, các ánh sáng trên bầu trời, các sinh vật. Sau cùng, Thiên Chúa sáng tạo con người: “Thiên Chúa phán: Chúng ta hãy làm ra con người theo hình ảnh chúng ta, giống như chúng ta” (St 1,26). Trong mọi trường hợp, “Thiên Chúa thấy thế là tốt đẹp”. 

Fred Kammer, linh mục Dòng Tên, học giả, luật sư và nhà hoạt động, suy niệm về chương đầu của sách Sáng thế ký trong quyển sách của ông Doing Faithjustice: An Introduction to Catholic Social Thought (Nhà xuất bản Paulist, 2004). Ông mời gọi ta chú ý đến “mặc khải bộ ba của Thiên Chúa” và “Chân lý Bộ Ba của chúng ta”. Ông giải thích rằng qua sáng tạo, Thiên Chúa chia sẻ sự tốt lành của Thiên Chúa, tràn đầy trong vũ trụ được tạo thành; Thiên Chúa chia sẻ sự thống trị của Thiên Chúa và vì vậy ta có trách nhiệm quản lý, chăm sóc các tài nguyên trái đất; và “Thiên Chúa mặc khải tình ruột rà thần linh (divine kinship) với chúng ta bằng cách tự nguyện chọn lựa cư trú với cộng đồng nhân loại”. Kết quả là, chúng ta là “một gia đình tương liên với Chúa Giavê (one interdependent family with the Lord Yaheweh)” (trang 18). 

N. Rademacher, Ph.D., Phó Giáo sư, Nghiên cứu Tôn giáo 

Thư Đan chuyển dịch từ 



Thứ Hai, 16 tháng 7, 2012

4 Qui tắc Tâm Linh

Hãy đối xử tốt với chính bản thân bạn!
Hãy yêu thương với tất cả tâm hồn bạn! 
Hãy luôn hạnh phúc!

Sưu tầm

Page

Blogger Tips and TricksLatest Tips And TricksBlogger Tricks