ngày tháng năm

Chủ Nhật, 19 tháng 6, 2016

“Tình yêu được ghi khắc trong chính bản chất của Giáo hội”

Bình luận của Chiara Lubich về Thông Điệp “Thiên Chúa Là Tình Yêu”
Đan Quang Tâm dịch

“Thiên Chúa là Tình Yêu”. Ta phải cảm thấy hết sức biết ơn Đức Giáo Hoàng Bê-nê-đic-tô từ giây phút tiêu đề của thông điệp đầu tiên của ngài được loan báo! Ngài nhóm lên trong ta ngọn lửa hy vọng – hy vọng rằng lời loan báo lớn “Thiên Chúa là Tình Yêu”, rằng từ “tình yêu" đã đem lại “vẻ huy hoàng ban đầu”, có thể tuôn tràn đến vô hạn, như một hòn đá ném xuống nước và làm lan tỏa những vòng tròn càng lúc càng lớn hơn. Sự quan tâm của giới truyền thông đại chúng, ngay cả trước khi thông điệp được trình bày và sự quan tâm hiện nay còn nhiều hơn nữa, là một lời tiên tri về những gì sẽ đến.

“Thiên Chúa là Tình Yêu” chắc chắn là lời Chúa Giê-su muốn nói ngày hôm nay trong thiên niên kỷ mới này.

Thứ Ba, 14 tháng 6, 2016

“CON NGƯỜI SỐNG KHÔNG CHỈ NHỜ CƠM BÁNH” (Mt 4:4)

Đình Vượng



Tôi được gợi ý viết bài chia sẻ với bạn đọc xoay quanh chủ đề “Xây dựng môi trường lao động mang tính nhân văn”. Tôi không biết phải viết như thế nào với một chủ đề thoạt xem rất thời sự, phong phú, đa dạng và rất gần gũi với cuộc sống vì có liên quan đến ‘cơm áo gạo tiền”. Chủ đề gợi ý có rất nhiều chuyện để nói, nhiều vấn đề cần bàn bạc. Ở đây, xin được chia sẻ với bạn châm ngôn đặc biệt của các đan sĩ dòng thánh Biển Đức và dòng Xitô “Ora et Labora – Cầu nguyện và Lao động”; và một biểu tượng rất sát với chủ đề này ở loại sách “Học làm người” của Nhà sách Khai Trí trước 1975.

Thứ Hai, 6 tháng 6, 2016

LAO ĐỘNG GHI DẤU ẤN NHÂN VĂN TRÊN CÕI TẠO THÀNH

Lm. P.X. Nguyễn Văn Nhứt, O.P.

“Lao Động Là Vinh Quang”

Đã có thời, sau khi nhà cầm quyền cộng sản thu tóm cả giang sơn về một mối, khẩu hiệu này được tuyên truyền, học tập và thực hiện trong hầu hết mọi lãnh vực của đời sống người dân, với mục tiêu tận dụng tất cả những thành quả họ sản xuất được.  Ai dốc sức xả thân quên mình làm việc, bất kể trong nhà máy hầm hập lò nung, mịt mù khói bụi, hay trên cánh đồng nắng xém mặt, rét cóng tay; hoặc bụng rỗng mà cứ phải gò lưng, căng mắt đọc, ghi chép, cân đo những số liệu, những đề án, hoặc họng khô mà vẫn gắng liên tục gào lớn trên bục giảng hay trên sân khấu… ai kiên trì phấn đấu không ngưng nghỉ như vậy đều được “truy tặng” danh hiệu “anh hùng lao động”.
Ngược lại, kẻ bị cáo buộc là lười biếng lao động chẳng những phải chịu phê bình,  kiểm điểm, mà còn bị trừng phạt, bị cưỡng chế đi làm việc tay chân tại các trại lao động cải tạo.

ĐỨC GIÁO HOÀNG PHANXICÔ NÓI VỀ PHẨM GIÁ LAO ĐỘNG [1]

John A. Coleman | 20 tháng 11 năm 2013

Đinh Quang Bàn dịch



Tôi được một nhóm lao động Công giáo ở San Francisco yêu cầu nói về lập trường của Giáo hoàng Phanxicô về phẩm giá lao động. Đó là một trong ba vấn đề xã hội nổi bật trong các bài giảng và các cuộc phỏng vấn đức giáo hoàng. Một trong những vấn đề đó là môi trường và sự suy thoái môi trường. Ngài đã nói về chủ đề này nhiều lần, bao gồm bài giảng dịp nhậm chức giáo hoàng của ngài. Có tin đồn rằng ngài sẽ viết một thông điệp xã hội về môi trường. Về chủ đề đó, đức Phanxicô kế tục phong cách của Giáo hoàng Bênêđictô trong cố gắng liên kết sinh thái môi trường với chủ đề sinh thái “con người”, chủ đề này cũng sẽ đề cao đề tài lao động. Một chủ đề xã hội thứ hai đức giáo hoàng đã thường xuyên đề cập là vấn đề di cư cưỡng bức. Bạn có thể nhớ lại ngài đã đi đến Lampadusa gần Sicily gặp những người nhập cư bất hợp pháp bằng đường biển. Một lần nữa, sự di cư cưỡng bức đó có liên quan với tình trạng thiếu cơ hội tìm được việc làm ở quê nhà.

TÓM TẮT CHƯƠNG LAO ĐỘNG TRONG SÁCH TÓM LƯỢC HỌC THUYẾT XÃ HỘI CỦA GIÁO HỘI

Lm. Phan Tấn Thành O.P.


Các chữ viết tắt:

LĐ: Lao động

GHXH: Giáo huấn xã hội của Giáo hội

TLHT: Sách Tóm lược Học thuyết Xã hội của Giáo hội

XH: xã hội

Thông điệp:

LE: Laborem exercens; CA: Centesimus annus.

Hiến chế:

GS: Gaudium et spes.



Trong sách TLHT đề tài lao động được bàn chương 6, được phân ra làm 7 đoạn:
1.   Khía cạnh Kinh thánh (số 255-266)
2.   Giá trị ngôn sứ của Thông điệp Rerum novarum (số 267-269)
3.   Phẩm giá lao động (số 270-286)
4.   Quyền làm việc (số 287-300)
5.   Những quyền lợi của người lao động (số 301-304)
6.   Tình liên đới giữa những người lao động (số 305-309)
7.   Những vấn đề mới (res novae) của thế giới lao động (310- 322)

Page

Blogger Tips and TricksLatest Tips And TricksBlogger Tricks