ngày tháng năm

Thứ Bảy, 23 tháng 1, 2016

XÂY CÔNG LÝ, DẶM ĐƯỜNG THỨ NHẤT PHẢI ĐI

Đăng Đan

Dại gì mà nói về công lý với chính quyền, nhỡ họ hiểu lầm mình chống họ. Thôi thì cứ nói về
những thảm thương dân tộc thì chính quyền bớt lo toan?

Thảm thương về tai nạn giao thông: Mỗi ngày theo thống kê của Ủy ban An toàn giao thông quốc gia, 2012 có khoảng hơn 30 đám tang các nạn nhân tai nạn giao thông.

Thảm thương về dịch nhiễm HIV/AIDS, cùi, lao, phong đòn gánh, bệnh dại, sốt xuất huyết do muỗi, thương hàn, sốt rét...

Thảm thương về mất đất đai, oan sai, tù đầy, thất nghiệp...

Thảm thương trên rừng dưới biển, trong thành phố ngoài miền quê.

Nhưng xin thưa cùng những người đang co rúm vì sợ hãi, bàn về những thảm thương, trong nhiều trường hợp, vô hình trung là đề cập đến vấn đề công lý. Chuyện thảm thương là chuyện thương cảm – yêu thương và cảm động trước thảm cảnh và bi kịch của tha nhân. Trong nhiều trường hợp, những thảm cảnh như vậy là do thiếu vắng công lý, công bằng.

XÂY NGÔI NHÀ VIỆT NAM BẰNG VẬT LIỆU CÔNG LÝ

Nguyễn Đan

Giáo dân chúng tôi học Giáo huấn Xã hội Công giáo, thấy hay quá, xúc động quá, bèn xin đi phổ biến, ấy vậy mà có người sợ chúng tôi như sợ “tà”.

Người ta sợ chúng tôi là thành viên của Ủy ban Công lý và Hòa bình mà người ta hiểu lầm là Ủy ban Đòi Đất (đòi đất là đụng đến hiến pháp, đụng đến nhà cầm quyền). Thế là người ta xin chúng tôi hai chữ bình yên.

Người ta sợ chúng tôi đến xứ đạo mà lại luận bàn chính trị. Mà nhà nước đang sợ người dân “ly dị ly thân” với họ. Thế là người ta xin chúng tôi hai chữ bình yên.

Người ta sợ chúng tôi không sâu sắc lắm về Giáo huấn (mấy giáo dân này đâu có bằng thần học, nhỡ nói sai thì cứ là dẫn người khác xuống hố cả lũ).Thế là người ta xin chúng tôi hai chữ bình yên.

Vậy mà Giáo huấn cứ bàn về công lý, về chính trị, về “ưu tiên mục vụ” là “giảng dạy và phổ biến Giáo huấn Xã hội. Đó là một phần trong sứ mạng loan báo Tin Mừng của Giáo Hội” (TLHT, 7).

Giáo huấn còn khẳng định: “Tình yêu Kitô giáo sẽ đưa chúng ta tới chỗ TỐ CÁO, ĐỀ NGHỊ và DẤN THÂN vào những dự án văn hóa và xã hội” (Sđd, 6).

Giáo huấn quả quyết: CÔNG LÝ -- cùng với SỰ THẬT, TỰ DO và TÌNH YÊU -- là bốn giá trị căn bản để xây dựng xã hội: “Tất cả các giá trị xã hội đều có trong phẩm giá con người, những giá trị này giúp con người phát triển đích thực. Các giá trị cốt yếu này là: sự thật, tự do, công lý và tình yêu. Thực hành các giá trị này là phương cách chắc chắn và cần thiết nhằm đạt đến sự hoàn thiện cá nhân và một cuộc sống xã hội mang tính nhân bản hơn” (Sđd, 197).

Hãy sử dụng vật liệu cao cấp Công lý để xây dựng ngôi nhà Việt Nam chất lượng cao.

THA NHÂN LÀ HỎA NGỤC: LÀM SAO HÓA GIẢI?

Minh Hiền

Từ “NGƯỜI KHÁC LÀ HỎA NGỤC”...

“Tha nhân là hỏa ngục” là câu nói nổi tiếng của triết gia hiện sinh Jean-Paul Sartre người Pháp thế kỷ 20.

Đôi khi tôi cũng tức giận vợ con, đồng nghiệp, đồng đạo. Lúc ấy thấy họ dễ ghét nhường bao. Tức họ quá, tôi phạm tội chửi thề. Có khi tức khí cành hông, tôi xuất chưởng ra chiêu "thượng cẳng chân hạ cẳng tay". Nặng hơn thì chia tay, ly thân, ly dị vợ. Ở cơ quan thì tố cáo người ấy hoặc đâm sau lưng cho nó thân bại danh liệt. Ở nhóm đạo thì tôi sẽ bỏ nhóm để khỏi nhìn thấy cái mặt mẹt. Ở dòng tu, chịu không thấu cái hỏa ngục ấy thì về với thế gian.

Thứ Ba, 5 tháng 1, 2016

"THƯA THẦY, BỎ THẦY THÌ CHÚNG CON BIẾT ÐẾN VỚI AI? THẦY MỚI CÓ NHỮNG LỜI ÐEM LẠI SỰ SỐNG ÐỜI ÐỜI" (Ga 6, 68)

Chiara Lubich
Ðan Quang Tâm
dịch

Khi các đoàn lũ dân chúng tuốn đến với Người, Ðức Giê-su nói về Nước Thiên Chúa (Xem Lc 9, 11). Người dùng lời nói giản dị, những dụ ngôn lấy từ cuộc sống hàng ngày, ấy vậy mà các lời của Người có sức lôi cuốn đặc biệt. Dân chúng say mê những lời giảng dạy của Người, "vì Người giảng dạy họ như một Ðấng có thẩm quyền, chứ không như những kinh sư của họ" (Mt 7, 29). Cũng vậy, khi các vệ binh đền thờ được phái đi bắt Người được các thượng tế và người Pha-ri-sêu hỏi tại sao không điệu Người về, thì họ trả lời: "Xưa nay chưa hề đã có ai nói năng như người ấy" (Ga 7, 46).

NẾU CHÂN ANH LÀM CỚ CHO ANH SA NGÃ…

Chiara Lubich
Đan Quang Tâm dịch

"Nếu chân anh làm cớ cho anh sa ngã, thì chặt nó đi; thà cụt một chân mà được vào cõi sống còn hơn là có đủ hai chân mà bị ném vào hỏa ngục"


Đây là những lời làm ta sững cả người. Đức Giêsu bảo ta hãy chặt chân, chặt tay và móc mắt nếu chân ta, tay ta, mắt ta khiến ta phạm tội. Hẳn rằng những lời này có đầy đủ sức mạnh của một thanh gươm hai lưỡi (xem Dt 4,12), nhưng ta biết rằng không được hiểu theo nghĩa đen. Ý nghĩa muốn nói ở đây là trước bất kỳ dịp tội nào, ta phải sẵn sàng khước từ tất cả, kể cả những gì và những người mà ta rất yêu dấu, còn hơn để mất đi điều thực sự quý giá: "được vào cõi sống", nghĩa là được hiệp thông với Thiên Chúa và được cứu độ.

20 TƯ TƯỞNG CỦA CHIARA LUBICH

Đan Quang Tâm

Vài lời giới thiệu của người dịch về tác giả:

“Quyển sách ánh sáng Thiên Chúa đang viết trong linh hồn tôi có hai khía cạnh: Một trang sáng chói về tình yêu mang tính nhiệm mầu: Hợp nhất. Một trang sáng chói về sự đau khổ mang tính nhiệm mầu: Đức Giêsu bị bỏ rơi. Đó là hai mặt của cùng một đồng tiền”.

Chiara Lubich đã viết mấy dòng trên ngày 30 tháng 3 năm 1948. Qua mấy lời vắn tắt này, chị đã diễn tả rõ ràng các yếu tố căn bản trong linh đạo của mình, một nền linh đạo hợp nhất và hiệp thông, đã và đang ảnh hưởng đến cuộc đời của hàng triệu người khắp thế giới.
Chiara Lubich sinh ngày 22 tháng 1 năm 1920 tại Trento, Ý và mất ngày 14 tháng 3 năm 2008. Là một nhà lãnh đạo tôn giáo và nhà văn nổi tiếng quốc tế, bà là người sáng lập và là chủ tịch Phong Trào Focolare (có mục đích hợp nhất mọi người thuộc nhiều tôn giáo và tín ngưỡng khác nhau, nhất là giữa những người Kitô hữu) hiện nay đang có mặt tại 182 nước.
Một số tư tưởng của Chiara Lubich mà chúng tôi trích dịch, lấy từ quyển sách nhỏ có tên No Thorn Without a Rose: 99 Sayings by Chiara Lubich (Trong Gai Lại Có Hoa Hồng: 99 Tư Tưởng của Chiara Lubich).

Page

Blogger Tips and TricksLatest Tips And TricksBlogger Tricks