ngày tháng năm

Thứ Tư, 30 tháng 12, 2015

TẦM NHÌN CỦA NGƯỜI KITÔ HỮU

Nguyễn Khang

Có người sợ nhìn chằm chằm vào con người. Đối với Jean Paul Sartre cho rằng "Kẻ khác là hỏa ngục cho tôi". Còn tôn chỉ phong trào Gia Đình Chúa thì lại khác: "Người khác là niềm vui, niềm vui cho người khác".

Mỗi cá nhân, nhóm hay tổ chức đều có một tầm nhìn khác nhau về con người và xã hội. Đối với cá nhân tôi, tôi xin chọn tầm nhìn "liên đới, tôn trọng và yêu mến" con người và xã hội mà GHXHCG ở số 18 đề nghị.

Lý do tôi nhìn chằm chằm vào xã hội là để thấy cho rõ các vấn nạn xã hội và cùng với anh em tôi, xem, xét và làm hay nói cách khác là suy tư, phán đoán và hành động theo tầm nhìn của Chúa và Hội Thánh.

ĐỨC CHÚA LÀ SỰ BÌNH AN


Lễ Đức Maria, Mẹ Thiên Chúa
Ngày Hòa Bình Thế giới

Ds 6,22-27; Gl 4,4-7; Lc 2,16-21
Ta bắt đầu Năm Mới với lời cầu nguyện tuyệt diệu trong Sách Dân số. “’Nguyện Đức Chúa chúc lành và gìn giữ anh em! Nguyện Đức Chúa tươi nét mặt nhìn đến anh em và dủ lòng thương anh em! Nguyện Đức Chúa ghé mắt nhìn và ban bình an cho anh em!” Quan trọng không kém lời cầu nguyện xin chúc phúc này là lời hứa của Thiên Chúa: “… và Ta, Ta sẽ chúc lành cho chúng.”

Có thể nghĩ rằng vào lúc bắt đầu một năm liệu có thể có lĩnh nhận hồng ân nào lớn lao hơn là việc được nhắc lại về lời hứa Chúa sẽ ban sự hiện diện hồng phúc cùng với hòa bình của Người không? Trong việc cử hành Ngày Hòa bình Thế giới này, ta được mời gọi cùng tham gia với tất cả mọi người có cùng niềm hy vọng; ta được mời gọi thông phần vào tất cả những gì Chúa đã hứa và đã ban cho dân Người, qua các thời đại.

HÃY ĐẾN CHIÊM BÁI VỊ VUA MỚI SINH

LỄ CHÚA HIỂN LINH

Is 60,1-5; Tv 71; Ep 3,2-3a.5-6; Mt 2,1-12

Đã có nhiều lời hứa trong Cựu Ước khi Thiên Chúa Cha nói trực tiếp với dân của Người hoặc khi Người ngỏ lời qua các ngôn sứ, điều Người thường hay làm hơn. Trong thời gian dân của Người lưu đày, Thiên Chúa Cha gửi một thông điệp hy vọng đến họ: họ sẽ hồi hương, một lần nữa họ sẽ thờ phượng trong Đền thờ tại Giêrusalem và trong thành thánh, thành phố của Đavít một lần nữa sẽ được nhìn nhận là nơi thánh, được Thiên Chúa chân thật, duy nhất chúc phúc.

Trong lễ mừng ngày hôm nay, ý tưởng huy hoàng hoành tráng và vinh quang là chủ đạo. Trong bài đọc thứ nhất, trích từ sách Ngôn sứ Isaia và Thánh vịnh Đáp ca, ta nghe nói vẻ huy hoàng sẽ được ban cho Giêrusalem bởi vì đó là nơi cư ngụ của vị Vua. Tuy nhiên, không phải bất kỳ vị vua nào mà ngôn sứ và tác giả thánh vịnh nói đến. Cả hai bài đọc và bài thánh vịnh đều nói về Vua Cứu chuộc – đấng sẽ ngổi trên ngai của Đavít xét xử, triều đại của ngài sẽ hiển trị muôn đời.

Thêm vào đó, vị Vua sẽ đến sẽ không quay lưng với những người yếu thế. Trái lại, người sẽ cứu những người nghèo khó và những người bị áp bức thua thiệt, thương xót người nghèo và cứu độ họ. Đây là vị Vua chân chính và đây là vị Vua chúng ta mừng kính ngày hôm nay khi người tự mặc khải cho thế giới.

Thánh Phaolô hiểu về vị Vua còn sâu xa hơn và bảo ta, trong Thư gửi tín hửu Êphêxô rằng không những chỉ có những người nghèo và những kẻ bị áp bức thua thiệt sẽ nhìn thấy lòng từ nhân và ơn cứu độ của Chúa Giêsu nhưng mà hiện nay dân ngoại cũng được chia sẻ hồng ân này. Bây giờ, nhờ Đức Giêsu, những ai xưa kia có thời chẳng tin kính Thiên Chúa thì cũng được ban tặng tất cả phúc lành và lời hứa đã từng được ban cho dân Israel, qua các thời đại. Nhờ Đức Giêsu, không gì có thể chia tách những ai tin ra khỏi ơn cứu độ của họ.

Trong Lễ Chúa Hiển Linh hôm nay, chúng ta được mời gọi chứng kiến giây phút mặc khải của Đức Giêsu – mặc khải kế hoạch cứu độ của Cha trên Trời – cho thế gian.

“Trong Ngài, Thiên Chúa đã hoà giải con người với mình” (Gioan Phaolô II, Tông huấn Reconciliatio et Paenitentia, 10). Chính Đức Kitô – hình ảnh của Thiên Chúa (x. 2 Cr 4,4; Cl 1,15) – đã làm cho hình ảnh và nét tương đồng với Thiên Chúa nơi con người được sáng lên đầy đủ và được thể hiện trọn vẹn. Ngôi Lời, đã trở thành người nơi Đức Giêsu Kitô, mãi mãi vẫn là sự sống và ánh sáng của nhân loại, ánh sáng soi chiếu từng người một (x. Ga 1,4.9). Thiên Chúa muốn mọi người đều được cứu độ trong một Đấng trung gian duy nhất là Đức Giêsu Kitô, Con của Ngài (x. 1 Tm 2,4-5). Đức Giêsu vừa là Con Thiên Chúa vừa là Ađam mới, tức là con người mới (x. 1 Cr 15,47-49; Rm 5,14). “Chính trong khi mạc khải mầu nhiệm Chúa Cha và tình yêu của Ngài, Đức Kitô Ađam mới đã mạc khải trọn vẹn con người cho chính họ và cho con người thấy ơn gọi cao cả nhất của họ” (Vatican II, Hiến chế Mục vụ Gaudium et Spes, 22). Trong Người, nhờ Thiên Chúa, chúng ta “được tiền định để trở nên giống hình ảnh Con Thiên Chúa, ngõ hầu Người trở thành trưởng tử giữa một đàn em đông đúc” (Rm 8,29) (Tóm lược Học thuyết Xã hội Giáo Hội Công giáo, 121).

Thánh Mátthêu là người duy nhất trong bốn Thánh Sử Phúc âm kể cho ta nghe câu truyện về “các nhà chiêm tinh đến từ phương Đông”. Người ta có thể nói rằng Mátthêu đưa câu truyện này vào vì ông muốn ứng nghiệm ba điều: thứ nhất, là để ông có thể nối kết Đức Giêsu vào những lời ngôn sứ và lời hứa của Cựu Ước, như ta đã nghe trong bài đọc một từ Sách Isaia: “Tất cả những người từ Sơ-va kéo đến, đều mang theo vàng với trầm hương, và loan truyền lời ca tụng ĐỨC CHÚA”; và từ Thánh vịnh Đáp ca: “Mọi quân vương phủ phục trước bệ rồng, muôn dân nước thảy đều phụng sự”.

Điều thứ hai Thánh Mátthêu muốn ứng nghiệm trong Phúc âm của mình là chứng tỏ rằng ngay cả việc Đức Giêsu đến cũng là chủ đề của lề luật và các ngôn sứ trong Cựu Ước, Người đến để làm mới mọi sự; Người không đến để bãi bỏ nhưng để hoàn tất tất cả những gì đã viết.

Sau cùng, Thánh Mátthêu muốn chứng tỏ rằng đức tin vào Thiên Chúa và Đức Giêsu Con của Người nay mở rộng cho tất cả mọi người – không phải chỉ để dành riêng cho dân được chọn của Cựu Ước. Lời mời gọi hãy thông phần vào Nước Thiên Chúa được ban cho bất kỳ ai tìm kiếm – nay chúng ta hết thảy đều là dân được chọn của Thiên Chúa.

Chính lời mời gọi này mà hôm nay ta mừng kính đã được mặc khải qua Đức Giêsu: “Mạc khải Kitô giáo đã chiếu ánh sáng mới mẻ cho chúng ta hiểu bản sắc, ơn gọi và định mệnh cuối cùng của con người và của nhân loại. Mỗi người đều do Thiên Chúa tạo dựng, đều được Thiên Chúa yêu thương và cứu độ trong Đức Giêsu Kitô, và sẽ tự thành toàn bản thân bằng cách thiết lập mạng lưới những quan hệ yêu thương, công bằng và liên đới với những người khác, khi tiến hành các việc làm khác nhau trong thế giới. Bất cứ hoạt động nào của con người mà giúp phát huy được phẩm giá và ơn gọi đầy đủ của con người, đẩy mạnh các điều kiện sống cho có chất lượng và giúp các dân tộc, các quốc gia liên đới với nhau, đều là những hoạt động phù hợp với kế hoạch của Thiên Chúa, Đấng không ngừng bày tỏ tình yêu và sự quan phòng chăm sóc các con cái của mình” (Sđd, 35).

Điều thú vị cần ghi nhận là các nhà chiêm tinh/các vua/các đạo sĩ đã không chỉ mang đến các lễ vật mà còn đến để chiêm bái vị vua mới sinh ra. Đây là một điểm rất có ý nghĩa vì chính các người nước ngoài này mới kính bái. Các mục đồng nghe sứ điệp của thiên thần đã không đến chiêm bái, Vua Hêrôđê hoặc triều thần tại Giêrusalem cũng không. Nay đến lượt ta có cơ hội đến kính bái. Ta không chỉ được mời gọi “đi xem”. Đúng ra, ta được mời gọi hãy đến thờ lạy và ngợi khen. Ta được mời gọi chiêm bái và ý thức rằng ơn cứu độ của ta đã được vị Vua mới sinh của ta đoạt lấy cho ta rồi.

Đức ông James M. Reinert

———————————————-
Đan Quang Tâm dịch

Ghi chú:

* Nguồn: Website Hội đồng Giáo hoàng Công lý và Hòa bình:
http://www.justpax.it/eng/home_eng.html

* Tiêu đề do người dịch đặt

Nguồn: http://conglyvahoabinh.org/hay-den-chiem-bai-vi-vua-moi-sinh/2012/01/#sthash.v8YICIYb.dpuf

KHI CẦU NGUYỆN


Chiara Lubich
Đan Quang Tâm dịch

Khi cầu nguyện, hãy vào phòng, đóng cửa lại, và cầu nguyện cùng Cha của anh, Đấng hiện diện nơi kín đáo
(Mt 6,6)

Lời này của Đức Giêsu lấy từ bài giảng trên núi, phần nói về làm phúc, cầu nguyện và ăn chay. Bắt đầu từ những tập tục này, đã luôn luôn chiếm một vị trí rất quan trọng trong đời sống đạo của Dân Chúa, Đức Giêsu giải thích thái độ nên có nơi một môn đệ đích thực của Người khi làm những việc lành này.

Như thường lệ, ngôn ngữ Đức Giêsu sử dụng rất cụ thể, bắt đầu từ đời sống hàng ngày. Bàn về cầu nguyện, mọi người đều biết quá rõ về hành vi của những người thích “đứng cầu nguyện trong các hội đường, hoặc ngoài các ngã ba ngã tư, cho người ta thấy”. Đức Giêsu nói rằng các môn đệ của Người phải làm ngược lại, hãy vào phòng, chỗ khuất nhất trong nhà, nơi chẳng có ai trông thấy và nghe thấy mình, ngoại trừ Cha.

TÔI PHẢI SỐNG HAI MỐI QUAN HỆ

Nguyễn Khang

Tôi khó lòng chỉ sống vì tôi, cho riêng tôi mà thôi. Chẳng lẽ tôi bỏ mẹ cha, vợ chồng, con cái, bạn bè, xóm làng, tổ quốc, hành tinh ...? Nếu bỏ họ, tôi cũng héo úa mà thôi. Họ chết tôi buồn hoặc khó vui. Hành tinh hết nước thì tôi chết khô. Hành tinh tan tành vì bom nguyên tử thì tôi cũng làm tro bụi mà thôi.

Tôi phải sống mối quan hệ với con người bằng cách tham gia thực thi công bằng và liên đới để "xây dựng một cuộc sống xã hội, kinh tế và chính trị theo đúng kế hoạch của Chúa, bắt nguồn từ nội tâm sâu xa của con người" (Sách GHXHCG số 41).

UỐN MÌNH THEO CHÚA

Nguyễn Khang

Sách Tóm lược học thuyết xã hội Công giáo "đề nghị" tôi phải "sống như Chúa, sống trong Chúa, sống nhờ Chúa" (số 29). Mấy vị triết gia vô thần thì khuyên tôi "giải trừ huyền thoại Chúa","Thượng đế đã chết","con người lên làm Thượng Đế".

Tôi chưa nghe lời mấy vị vô thần, vẫn còn đọc kinh, xem lễ nhưng tôi chưa có thể "sống trong Chúa, sống như Chúa, sống nhờ Chúa".Tôi có vẻ đi hàng hai.Tôi "yêu quá đời này" như Trịnh Công Sơn, tôi mong cho mấy kẻ độc tài chết quách đi cho rồi hoặc ít ra xin Chúa cho họ bị ốm nặng để bớt làm khổ người dân.

Sao tôi lại đi hàng hai? Chúa muốn tôi sống "trăm phần trăm" cho Chúa cơ mà?

Đi lục lọi hồn tôi thì thấy rằng, do tôi chưa có KINH NGHIỆM KẾT HỢP MẬT THIẾT với Chúa. Đức Kitô gọi Chúa Trời là Cha:"Áp-ba, Cha ơi". Tôi có bao giờ nghĩ cho sâu về mối quan hệ con cái với Chúa Cha?

Yêu ai thì "yêu cả đường đi".Yêu cô áo vàng thì "áo nàng vàng anh về yêu hoa cúc". Yêu cô áo xanh thì "áo nàng xanh anh mến lá sân trường". Yêu Chúa thì uốn nắn các hành vi của mình theo lòng thương xót và vô vị lợi của Chúa. Coi Chúa là tấm gương, là khuôn mẫu và tin rằng mình "không còn cô đơn, buồn khô héo trên đường đời" (Hùng Lân), mà ngược lại, được Chúa Thánh Thần an ủi mình, ban ơn cho mình, giúp mình uốn nắn hành vi.

Nếu Chúa đi trên "đường Việt Nam" thì Chúa sẽ có những hành vi gì nhỉ?

Chúa thấy đường Việt Nam sao có nhiều những người nghèo thế, những người bị gạt ra rìa và những người tội lỗi.

Chúa đã kinh nghiệm "yêu và được yêu" nên Chúa sẽ đến bên người Việt Nam, Chúa "loan báo tình thương giải phóng"cho người Việt. Chúa sẽ chia sẻ các hồng ân cho người Việt, Chúa mời gọi người Việt đi theo Chúa, Chúa làm trổ sinh những người Việt đã được phục sinh. Chúa coi những người Việt là" bạn hữu" (Ga 15,15).

Nhưng hình như Chúa không hiện ra cụ thể trên đường Việt Nam đâu. Chúa mời tôi, một người Việt Nam, hãy làm những hành vi vô cùng dễ thương ấy.

Thế là tôi phải "uốn" thôi. Uốn thì đau đấy: Đau gân cơ xương thịt đấy. "Những cơn mưa đầu mùa thường làm đau bông lúa"(Trần Long Ẩn). Nhưng sau đó, đường Việt Nam sẽ mọc những trái hạt phong phú.

Tôi ơi, xin hãy UỐN.

Thứ Ba, 29 tháng 12, 2015

LỄ THÁNH GIA THẤT: ĐỊNH CHẾ GIA ĐÌNH DO THIÊN CHÚA THIẾT LẬP LÀ NỀN TẢNG VÀ NGUYÊN MẪU CHO XÃ HỘI

Đức ông James M. Reinert

Trong bài Phúc Âm Luca hôm nay ta có trình thuật Thánh Giuse và Mẹ Maria tìm được Chúa Giêsu trong Đền Thờ, Mầu nhiệm Vui thứ năm trong Kinh Mân Côi.

Mừng lễ Thánh Gia Thất hôm nay, ta nghe đọc một số các phẩm chất phải có trong gia đình. Giáo hội luôn luôn dựa vào Kinh Thánh, lấy đó làm nền tảng để hiểu thế giới. Đặc biệt, Thánh Luca kể cho ta về gương mẫu đời sống gia đình của Thanh gia: “Sau đó, Người đi xuống cùng với cha mẹ, trở về Nadarét và hằng vâng phục các ngài. Riêng mẹ Người thì hằng ghi nhớ tất cả những điều ấy trong lòng. Còn Đức Giê-su ngày càng thêm khôn ngoan, thêm cao lớn và thêm ân nghĩa đối với Thiên Chúa và người ta” (Lc 2,50-52).

Thứ Hai, 28 tháng 12, 2015

GIA ĐÌNH ĐI LÀM CHÍNH TRỊ

Nguyễn Khang

Gia đình Việt Nam đi làm chính trị ư? Không được đâu, bất khả. Vậy mà Đức Giáo hoàng đã khuyên như thế.

Ở nước khác, gia đình đã, đang và sẽ tham gia vào chính trị một cách chính danh.

Ở Việt Nam, nghe đến chính trị thì lắm người run bắn lên!

Vậy mà Đức Thánh Giáo hoàng Gio-an Phao-lô II lại viết thế này trong Tông Huấn Gia đình 1981:

“Vai trò xã hội của gia đình còn được mời gọi diễn tả dưới hình thức can thiệp chính trị” (Familiaris Consortio, số 44).

Vậy gia đình Công giáo Việt Nam có thể cần phải “bỏ sang một bên” nỗi hiểu lầm “xuyên thế kỷ” về chính trị theo nghĩa xấu xa.

GIA ĐÌNH LÀ HẠT GIỐNG SỐNG ĐỘNG CỦA XÃ HỘI

Tín Thành

Gia đình là thành phần quan trọng, là nhân tố chính xây nên xã hội. Cho nên xã hội và gia đình có mối quan hệ mật thiết. Và sự tác động qua lại cũng như sự ảnh hưởng lẫn nhau cũng rất mạnh mẽ. Cụ thể về mối tương quan này như thế nào, chúng ta hãy dành ít phút để nhìn một cách chi tiết hơn.

GIA ĐÌNH TRONG GIÁO HUẤN XÃ HỘI CỦA GIÁO HỘI

William L. Saunders, Jr. 
Đinh Quang Bàn dịch
www.frinstitute.org/family.htm

Trước Vatican II 

Đối với Giáo Hội Công Giáo, gia đình chính là nền móng của xã hội. Vết nứt ở móng đó sau cùng sẽ làm nảy sinh các trận động đất trong xã hội. Trong thực tế, không thể có một xã hội lành mạnh mà không có các gia đình lành mạnh. Tuy nhiên, để các gia đình được lành mạnh, các thành viên gia đình phải hiểu – và sống – chính ý nghĩa những gì là gia đình.

Chắc chắn, ngày nay khó mà có một tín hữu Công giáo chẳng biết rằng gia đình là một đề tài suy tư thường xuyên của Đức Thánh cha. Chúng ta sẽ xem xét giáo huấn của Đức Thánh cha dưới đây, nhưng giáo huấn và suy tư về gia đình, không có gì ngạc nhiên, đã có trước triều giáo hoàng của Đức Gioan Phaolô II. Thật vậy, trong khi Công đồng Chung Vatican II cung cấp giáo huấn trung tâm về gia đình, thì trong giai đoạn tiền Công đồng hầu hết các nguyên tắc hướng dẫn đã được đề ra.

GIÁO HUẤN XÃ HỘI CÔNG GIÁO TRONG A CHRISTMAS CAROL

Ebenezer Scrooge là một cái tên đồng nghĩa với sự tham lam, ghét đời và phiền muộn – và đúng vậy. Nhân vật phản-diện-trở-thành-chính-diện cổ điển trong A Christmas Carol (Khúc ca Giáng sinh) của Charles Dickens làm ta dội lại tại phần mở đầu câu truyện khi ông chửi rủa nhân viên của mình, cháu trai của ông, và những người xin bố thí cho người nghèo. Nhưng sau những cuộc thăm viếng của ba hồn ma Giáng sinh, “con người kinh doanh” được thay đổi và làm cho chúng ta phấn khởi về tấm lòng tốt và sự chuộc tội của mình ở chương cuối cùng. A Christmas Carol rất nổi tiếng, đã được tái bản rất nhiều lần nên xem như có vẻ nhàm chán. Nhưng có một sự minh triết bền vững qua các trang của tác phẩm khiến cho câu truyện có ý nghĩa: câu truyện cung cấp cái nhìn sâu sắc vào bản chất con người, giá trị của con người, trị giá thực của tiền bạc, và mục đích của xã hội và ngay cả của cuộc sống. Chỉ đơn giản với tư cách là một người ngay thẳng thiện chí, bản thân ông không phải là người Công giáo, Charles Dickens rút ra nhiều nguyên tắc có giá trị vượt thời gian vào trong các chuyện ông kể, trùng khớp nhịp nhàng với các yếu tố của giáo huấn xã hội Công giáo. Sự đồng điệu của A Christmas Carol với tư tưởng xã hội Công giáo cho thấy những nguyên tắc này thực sự hiển nhiên ra sao đối với tâm trí con người, nếu tâm trí ấy biết suy nghĩ tốt.

10 ĐIỀU RĂN VỀ MÔI TRƯỜNG

Đan Quang Tâm

Đức Giám Mục Giampaolo Crepaldi, thư ký Hội Đồng Giáo Hoàng về Công Lý và Hòa Bình đã đưa ra 10 nguyên tắc rút ra từ bản Tóm Lược Học Thuyết Xã Hội của Giáo Hội Công Giáo. Dưới đây là bản toát yếu các nguyên tắc đó:

1. Con người, được tạo dựng theo hình ảnh của Thiên Chúa, được đặt trên tất cả các thụ tạo khác trên thế giới. Tuy nhiên, các thụ tạo đó phải được sử dụng và chăm sóc một cách có trách nhiệm.

2. Thiên nhiên không được giảm thiểu đi trở thành một đối tượng bị khai thác quá mức, cũng không được tuyệt đối hóa hoặc đặt trên phẩm giá con người.

3. Trách nhiệm sinh thái có liên quan đến toàn bộ hành tinh trong một nhiệm vụ chung phải tôn trọng một tập thể hài hòa, cho các thế hệ hiện tại và tương lai.

4. Trong việc xử lý các vấn đề môi trường, đạo đức và phẩm giá con người phải đặt trước công nghệ.

5. Thiên nhiên không phải là một thực tại linh thiêng hoặc thần linh, được đặt ra khỏi sự can thiệp của con người. Vì vậy, sự can thiệp của con người làm thay đổi một số đặc điểm của các sinh vật không phải là sai lầm, với điều kiện là con người biết tôn trọng vị trí của chúng trong hệ sinh thái.

6. Chính sách phát triển phải được phối hợp hài hòa với chính sách sinh thái, và mọi chi phí bảo vệ môi trường trong các dự án phát triển phải được cân nhắc, xem xét kỹ lưỡng.

7. Vấn đề xóa đói giảm nghèo toàn cầu có liên quan đến vấn đề môi trường, xin nhớ rằng của cải trên trái đất phải được chia sẻ bình đẳng.

8. Quyền được có một môi trường an toàn và sạch cần phải được bảo vệ thông qua hợp tác và các điều ước quốc tế.

9. Việc bảo vệ môi trường đòi hỏi phải có sự thay đổi trong phong cách sống, phản ánh sự tự chế và tự chủ, trên phạm vi cá nhân và xã hội. Điều đó có nghĩa là bỏ đi cái lôgích của chủ nghĩa tiêu thụ.

10. Các vấn đề môi trường cũng đòi hỏi phải có một sự đáp trả tâm linh và một nhận thức lớn hơn rằng thế giới được tạo dựng là một món quà của Thiên Chúa.



Lạy Chúa, xin giúp mỗi người chúng con biết bảo vệ môi trường nơi chúng con đang sống. Amen.

Thứ Bảy, 26 tháng 12, 2015

"Phúc Cho Ai Có Tâm Hồn Nghèo Khó, Vì Nước Trời Là Của Họ" (Mt 5,3)

Chiara Lubich
Ðan Quang Tâm
dịch

Ðức Giê-su vừa mới bắt đầu cuộc sống công khai: Người mời gọi người ta hoán cải tâm hồn, Người loan báo Nước Thiên Chúa đã gần đến, và Người chữa lành mọi loại bệnh hoạn và tật nguyền. Các đám đông bắt đầu đi theo Người. Người lên núi và bắt đầu giảng dạy cho những người tụ họp quanh Người, giải thích chương trình của Người cho một đời người trong bài giảng được gọi là "bài giảng trên núi".

Ðức Giê-su đưa ra cách tiếp cận mới mẻ ngay từ đầu bài giảng. Người loan báo rằng không phải những người giầu có, người nắm quyền hành, người có thế lực mới được xem là có phúc mà là những người nghèo khó, khiêm tốn, nhỏ bé, người có tâm hồn trong sạch, người sầu khổ và bị áp bức.

"Phúc Cho Ai Xót Thương Người, Vì Họ Sẽ Ðược Thiên Chúa Xót Thương"

Chiara Lubich
Ðan Quang Tâm
dịch

Nếu có một từ được tìm thấy trong Kinh Thánh diễn tả mặc khải về Thiên Chúa nơi Ðức Giê-su Ki-tô nhiều hơn những từ khác thì từ đó chính là từ xót thương.

Trong cuộc thần hiện uy nghiêm ở Si-nai, Chúa mạc khải cho ông Mô-sê: "Chúa là Thiên Chúa nhân hậu và từ bi… giữ lòng nhân nghĩa với muôn ngàn thế hệ" (Xh 34,6-7).

Vào buổi bình minh của ngày Ðấng Mê-si-a, Ma-ri-a loan báo với bà E-li-sa-bét rằng Ðấng Toàn Năng đã nhớ lại lòng thương xót của Người (xem Lc 1,54) và Ðấng mà mẹ đang thụ thai trong lòng làm chứng điều này. Như vậy, trong Ðức Giê-su, con Thiên Chúa và con Ðức Ma-ri-a, tình phụ tử và tình mẫu tử của Thiên Chúa kết hợp với nhau. Ðiều này được diễn tả rõ trong hai từ tiếng Do thái dùng để mô tả lòng thương xót, đó là một thái độ sâu xa của lòng tốt, của lòng nhân hậu thể hiện lòng thành tín của Thiên Chúa đối với chính Người và tình mẫu tử đối với mọi người.

Nhưng điều gì làm cho lòng thương xót trở nên mạnh mẽ cho đến nỗi vượt trội cả đức công chính (xem Lc 1,54)?

Và tại sao Ðức Giê-su lại gán cho nhân đức này tầm quan trọng cho đến mức đặt nó làm điều kiện cho ơn cứu độ cá nhân?

Thứ Bảy, 19 tháng 12, 2015

MẦU NHIỆM VUI THỨ NHẤT-THIÊN THẦN TRUYỀN TIN CHO ÐỨC BÀ MA-RI-A

ÐAN QUANG TÂM

Trong chương đầu Phúc Âm của mình, Thánh Lu-ca thuật lại biến cố Ðức Ma-ri-a được truyền tin về sứ mạng của mình: "Bà Ê-li-sa-bét có thai được sáu tháng, thì Thiên Chúa sai sứ thần Gáp-ri-en đến một thành miền Ga-li-lê, gọi là Na-da-rét, gặp một trinh nữ đã thành hôn với một người tên là Giu-se, thuộc dòng dõi vua Ða-vít. Trinh nữ ấy tên là Ma-ri-a" (c. 26 27).

Thứ Ba, 15 tháng 12, 2015

ĐỨC GIÁO HOÀNG “NĂM LẦN BẢY LƯỢT”

Nguyễn Đăng Phấn

Khi bạn cứ nhắc đi nhắc lại một điều gì, coi chừng đấy: “Đồ lải nhải” (người ta mắng bạn lắm mồm).

Bạn cứ nhắc đi nhắc lại nhiều lần nữa? “Chắc có chuyện gì đây?” (người ta phải chú tâm vì sao bạn cứ quyết tâm nói).

Quả thật, người nào cứ nói hoài về một điều, người ấy được gọi là người “năm lần bảy lượt”.

Đức Thánh Giáo Hoàng Gioan Phaolô II cũng đi con đường của ông Năm lần Bảy lượt khi có tới bảy lượt Ngài quyết tâm nói ra một điều rất hệ trọng, không nói không được: Gia đình là Giáo hội tại gia.

CÀ PHÊ SÂN NHÀ THỜ, TẠI SAO KHÔNG?

Quốc Thịnh

Gần đây, giới trẻ Giáo xứ Tân Sa Châu (TGP Sài Gòn) đã có sáng kiến tổ chức và tình nguyện phục vụ ăn sáng, uống cà phê dành cho giáo dân tại sân nhà thờ. «Quán» được đặt tên theo câu chuyện lữ khách lừng danh trong Kinh Thánh - Hội quán Emmauss - mở cửa từ 5 giờ đến 11 giờ mỗi sáng Chúa nhật.

Hội quán có các món điểm tâm giá rất bình dân từ 15 - 25 nghìn đồng, như bánh mì bò né, xúc xích paté, ốp la. Nếu chỉ dùng nước uống gồm cà phê, trà đá, sữa đậu nành, nước ngọt… thực khách chỉ cần tự bỏ tiền vào thùng.

Các bạn trẻ cho biết, mục đích của hội quán nhằm tạo nguồn tài chánh phục vụ công tác xã hội và đáp ứng nhu cầu thiết thực có chỗ để các tín hữu giao lưu. Gắn liền sinh hoạt ngoài đời với nhà thờ.

Theo các bạn trẻ, hội quán thu hút khoảng 500 khách vào mỗi sáng Chúa Nhật. Ngoài ra, hằng tháng còn có một ban nhạc Flamenco tình nguyện phục vụ tại hội quán.

Rõ ràng nhu cầu gặp gỡ, thăm hỏi nhau sau một tuần bươn chải, ngụp lặn với công việc, cuộc sống đối với tín hữu Công giáo là có thật và nó có thể được thực hiện dễ dàng sau mỗi thánh lễ Chúa Nhật hằng tuần. Tuy nhiên, trên thực tế phần lớn chỉ dừng lại ở những cuộc trao đổi chớp nhoáng ở sân nhà thờ, bãi giữ xe... Nếu muốn hàn huyên nhiều hơn, bạn bè, hàng xóm phải rủ nhau ra quán cà phê, quán ăn bên ngoài để tiếp tục nói chuyện. Có lẽ, không ít người cũng mong ước có được những Hội quán Emmauss thật gần gũi ở ngay tại sân ngôi thánh đường giáo xứ mình?

Nguồn:  Tập san Giáo huấn Xã hội số 14

“KẺ SỐNG THEO SỰ THẬT THÌ ĐẾN CÙNG ÁNH SÁNG” (Ga 3,21)

Chiara Lubich
Đan Quang Tâm
dịch

“Kẻ sống theo sự thật thì đến cùng ánh sáng”
“Sống” sự thật là gì? Ta “học” biết sự thật; ta nói sự thật… Nhưng Ðức Giê-su thì “sống” sự thật. Bao giờ mà Ðức Giê-su chẳng làm ta ngạc nhiên.

Đến như Ni-cô-đê-mô, một bậc thầy trong dân Do Thái và là một thành viên của Thượng Hội Đồng, cũng phải một phen sửng sốt. Ông đến hỏi Ðức Giê-su làm thế nào để vào Nước Thiên Chúa. Ðức Giê-su trả lời rằng phải tái sinh, nghĩa là ông phải chấp nhận sự sống mới mà Ðức Giê-su đã mang đến thế gian và hãy để cho mình được sự sống ấy biến đổi tự bên trong cho đến khi trở thành con Thiên Chúa và có như vậy mới vào được thế giới của Người. Ơn cứu độ là hồng ân từ Trên Cao, hơn là một thành quả do công lao của con người.

Ni-cô-đê-mô đến với Ðức Giê-su ban đêm, trong bóng tối, khi ra về tràn đầy ánh sáng.

GỌI HỒN GIỮA THĂNG LONG

Phạm Khiêm

Gió ào ào...
Rít...
Gào...
Cây quằn quại...
Phải hồn thiêng giận dữ ra oai?
Bao năm rồi... sao chẳng chút nguôi ngoai!

Hồn thiêng hỡi!
Sao chưa đành siêu thoát?
Vì đất nước lòng dân tan tác!
Vì người hại người đang vượt cả thiên tai!

Hôm nay đây,
Người Việt trong, ngoài
thắp nén hương lòng
lập đàn trai giữa đất Thăng Long
kỷ niệm một ngàn năm văn hiến
Chiêu hồn anh linh Lý Thái Tổ
cùng các bậc hùng anh, nữ kiệt
từng xả thân gìn giữ sơn hà
hội tụ về đây hạch tội
kẻ cõng rắn cắn gà nhà
xé mảnh dư đồ tả tơi rách nát
Ải Nam Quan, Bản Giốc. Ôi danh thác!
Dấu Phi Khanh, Nguyễn Trãi còn đâu!
Các anh hùng được ghi khắc ơn sâu
trấn giữ Hoàng Sa, Trường Sa
Sao giờ đây để vào tay gian tặc!

Sao độc lập vẫn cống triều phương Bắc?
Sao tự do người dân chẳng được than?
Sao hạnh phúc mà cuộc sống cơ hàn
cứ bám riết người dân lành chất phác?
Sống lạc lõng giữa lũ người mang tim loài quỉ ác
xây lâu đài trên bãi tha ma
Khách sạn, hí trường lộng lẫy nguy nga
mọc trên mảnh đất mồ hôi nước mắt
của bần nông ngàn đời chiu chắt...

Nhưng...
Hồn thiêng hỡi!
Hãy dằn cơn thịnh nộ!
Hãy lặng nhìn...
những trẻ thơ kiếm ăn trên hè phố
Những mẹ già còm cõi sớm mai
bới đống rác, rãnh, mương... kiếm chút sinh nhai
qua những ngày đông hàn,
hè nắng chói...

Đầy phố phường đám dân oan khóc gọi:
Đảng ơi!
Nhà Nước ơi!
Thủ Tướng ơi!
Xin cứu chúng tôi!
Tiếng kêu gào tắt nghẹn... tàn hơi...
Nhưng...
Người ngồi trên đó... vô thức, vô tình, vô cảm...
Bọn Tư bản đỏ, Cường hào mới... sinh sản...
nhanh như vết dầu loang...

Hỡi hồn oan
của “Ngày Long Trời Đêm Lở Đất!” ()
Về đây xem...
Lịch sử đang đảo lật!
Bọn địa chủ mới
cướp đất nhà chùa, nhà thờ, nhà dân...
giữa ban ngày
Chính quyền dấu mặt... đưa tay...!

Hỡi oan hồn của bao tội ác!
Huế Mậu Thân bao người oan thác!
Thuyền, bộ nhân... bỏ xác, xương khô...
Trại cải tạo trá hình xảo quyệt mưu mô...
Máu, nước mắt ngập tràn trang sử!

Hỡi hồn thiêng
Anh Hùng, Liệt Nữ!
Các con cháu Lạc Hồng
quật cường đòi Tự Do, Dân Chủ
đang bị bách hại, tù đầy,bịt miệng câm, bức tử...
Có thời nào
đất nước đầy nghịch lý, oái oăm...
đàn áp dân biểu tình chống đối ngoại xâm?!

Hỡi Hồn thiêng sông núi!
Hỡi Hùng Vương Quốc Tổ!
Nhục nước này xiết bao tủi hổ!
Hãy về đây phù trợ đàn con
quyết một lòng giải cứu quê hương
Giành lại đất đai
Bảo toàn lãnh thổ
Để Việt Nam lại cất đầu ngẩng cổ
Nhìn thế giới...

Hôm nay!

Thứ Hai, 14 tháng 12, 2015

CÁC TÍN HỮU HỢP NHẤT, ĐỂ MỌI SỰ LÀM CỦA CHUNG


Chiara Lubich
Đan Quang Tâm
dịch

Tất cả các tín hữu hợp nhất với nhau, và để mọi sự làm của chung (Cv 2,44)

Trong câu này, tác giả Tông đồ Công vụ, Phúc âm gia Luca, tường thuật ngắn gọn và có phần lý tưởng hóa cho ta về cuộc sống của cộng đoàn Kitô hữu tiên khởi tại Giêrusalem. Các Kitô hữu được trình bày như những người cùng sống với nhau tại cùng một nơi.

Nhưng đối với Luca việc cùng ở bên nhau này có nhiều ý nghĩa hơn chỉ là một cuộc họp nhóm. Đó là sự thể hiện tinh thần hợp nhất của Hội Thánh do Đức Chúa Thánh Thần đem lại. Qua đức tin và phép rửa, Đức Chúa Thánh Thần làm cho tất cả các người tin trở nên đồng tâm nhất trí trong Đức Kitô. Sự hợp nhất này được diễn tả thông qua tình hiệp thông huynh đệ và dấu hiệu trông thấy rõ nhất là việc họ để của cải vật chất làm của chung.

Tất cả các tín hữu hợp nhất với nhau, và để mọi sự làm của chung.

Vì có một số Kitô hữu đã bán đất đai và lấy số tiền bán được để cho cộng đoàn sử dụng, nên Luca nhân dịp trình bày quy tắc cơ bản truyền cảm hứng cho mọi cộng đoàn Kitô hữu: việc đặt của cải làm của chung. Cộng đoàn Kitô hữu đầu tiên tại Giêrusalem được trình bày như mô hình cụ thể phải được lưu truyền sống động bởi các cộng đoàn khác trong quá trình phát triển theo giòng lịch sử.

Tất cả các tín hữu hợp nhất với nhau, và để mọi sự làm của chung.

Ở đây xem như việc đặt của cải làm của chung phát xuất từ sáng kiến tự do của mỗi người. Các Kitô hữu vẫn còn là những chủ sở hữu các tài sản của họ. Tuy nhiên, dù tự nguyện, việc chia sẻ tài sản của mình với những ai đang túng thiếu lại là một hệ quả lôgic và tự phát của việc cùng thuộc về một thân thể Đức Kitô. Bằng cách này, tất cả quyền năng của đức tin và tình yêu Kitô giáo được thể hiện. Cộng đoàn tại Giêrusalem cung cấp một chứng từ sống động về khả năng xây dựng một thế giới mới. Đó vừa là một mô hình vửa là lý tưởng của xã hội lý tưởng mà các ngôn sứ đã tiên báo và Đức Giêsu khởi xướng, có đặc điểm là tinh thần huynh đệ đích thực giữa toàn bộ các thành viên dưới cái nhìn của cùng một Cha.

AI MUỐN LÀM LỚN GIỮA ANH EM THÌ PHẢI LÀM NGƯỜI PHỤC VỤ ANH EM (Mc 10,43)

Chiara Lubich
Đan Quang Tâm
dịch

Giacôbê và Gioan, hai trong số các môn đồ, tiến lại Đức Giêsu để hỏi Người một câu đáng ngạc nhiên. Họ muốn biết xem Người có cho phép họ được ngự trong vinh quang của Người, một ngồi bên phải và một ngồi bên trái. Thầy thì muốn họ có khả năng chịu khổ theo cách Người chịu. Khi họ hăm hở trả lời có, tự tin vào sức mình, Người giải thích rằng các chỗ ngồi mà họ mơ ước được dành cho những ai đã được Thiên Chúa chuẩn bị.

Các tông đồ khác đâm ra tức tối vì câu hỏi của Giacôbê và Gioan với Đức Giêsu và tỏ ra giận dữ với hai ông. Đức Giêsu liền gọi các ông lại và nói: "Anh em biết: những người được coi là thủ lãnh các dân thì dùng uy mà thống trị dân, những người làm lớn thì lấy quyền mà cai quản dân. Nhưng giữa anh em thì không được như vậy", và kết luận của Người là:

Ai muốn làm lớn giữa anh em thì phải làm người phục vụ anh em.

Tham vọng của hai môn đệ muốn có ghế ngối bên tay phải và tay trái của Đức Giêsu trong vinh quang của Người, cho thấy là họ vẫn còn có một ý tưởng nước mà Đức Giêsu đã lập là một vương quốc trần gian, và điều này phản chiếu suy nghĩ của người Do Thái lúc bấy giờ. Họ đã không hiểu rằng "vinh quang" chỉ có thể đạt được bằng cách đi theo con đường thương khó và chết, như Thầy của họ.

Thứ Tư, 9 tháng 12, 2015

THAM LUẬN CỦA GIỚI YTCG: GIỚI Y TẾ CÔNG GIÁO GÓP PHẦN XÂY DỰNG NỀN VĂN MINH TÌNH THƯƠNG


Trong vai trò đại diện, chúng con xin được trình kết quả góp ý cho ĐHDC của một số tín hữu ngành y Sài Gòn.

1. Kính thưa quý đại biểu Đại Hội Dân Chúa,

Khi nhìn lại suốt chiều dài lịch sử Hội Thánh Việt Nam, ta có thể đọc ra những đóng góp của tín hữu ngành y ngay từ cuối thế kỷ 16: Thừa sai kiêm thầy thuốc, dì phước kiêm bà bán thuốc cao đơn hoàn tán. Lương y cũng phải chết vì đạo. Đầu thế kỷ 20, Hội Thánh đã phục vụ người phong và lập bệnh viện trạm xá nhà hộ sinh. Thời chinh chiến khói lửa thì tín hữu ngành y cũng bị chết trên đường chăm sóc. Hết chiến tranh năm 1975 thì cũng chia nỗi đau với Hội Thánh khi phải bàn giao các cơ sở y tế và trường học cho nhà cầm quyền. Nhưng chỉ vài năm sau thì Hội Thánh lại tìm ra các giải pháp mới trong hoàn cảnh mới để giúp đỡ người bệnh, nhất là những bệnh bị nhiều người sợ hãi lây lan như phong, lao, HIV hoặc khó trị như bệnh tâm thần. Hội Thánh còn có mặt ở vùng sâu vùng xa qua các đợt khám từ thiện. Từ năm 2000, Hội Thánh lại lập những trạm xá, phòng khám từ thiện.

2. Thế rồi lại xuất hiện những vấn đề mới của thời mở cửa với đặt ra những thách đố tín hữu ngành y: Việt Nam là cường quốc về phá thai! Thống kê ước lượng có 1,4 đến 2 triệu ca nạo phá thai hằng năm ở VN, đó là chưa tính đến các ca nạo phá thai ở khối dịch vụ tư nhân. Nếu gộp chung thì phải lên tới xấp xỉ 3 triệu ca, nghĩa là cứ hơn 6 giây lại có một thai nhi bị giết ngay từ trong lòng mẹ. Tổ chức Y tế Thế giới đã xếp hạng Việt Nam chúng ta là 1 trong 3 quốc gia có tỷ lệ nạo phá thai cao nhất thế giới!

Nhiều Giáo Xứ, nhiều Dòng Tu và cả nhiều nhóm anh chị em Giáo Dân, đã âm thầm thu tập xác các thai nhi để chôn cất thành rất nhiều nghĩa trang Anh Hài trải dài trên mọi miền đất nước. Nhiều Mái Ấm, nhiều Gia Đình Tình Thương cũng đã được mở ra để tiếp đón các chị em lỡ lầm, cứu lấy được hàng ngàn cháu bé.

Tuy nhiên, con số phá thai vẫn không ngừng tăng lên, độ tuổi người đi phá thai ngày càng thấp xuống, và số người Công giáo phạm vào tội ác này không nhỏ.

Là người Công giáo, lại hành nghề y, bản thân chúng con không thể nhắm mắt làm ngơ, lại càng không thể dính líu trực tiếp hay gián tiếp đến các ca nạo phá thai. Chúng con thiển nghĩ mọi thành phần Dân Chúa cũng biết rõ thảm họa này đã đến mức báo động.

Chúng con tha thiết kính xin Đại Hội Dân Chúa, sau những ngày tràn đầy hồng ân này, hãy cùng có một tiếng nói chung, mạnh mẽ xác tín, rằng Sự Sống con người là quà tặng vô giá Thiên Chúa đã trao ban, không ai được quyền hủy hoại hoặc gây tổn thương.

Xin Đại hội Dân Chúa bằng những văn kiện của Hội Thánh, với những giáo huấn của Đức cố Giáo hoàng Gioan Phaolô II, bật lên lời kêu gọi trước hết với người Công giáo, sau nữa đến toàn thể cộng đồng xã hội, hãy Bảo Vệ Sự Sống, dứt khoát nói không với phá thai.

Chúng con xin báo một tin vui: chính Đức Thánh Cha Bênêđitô XVI sẽ chủ trì một buổi cầu nguyện cho Thai Nhi toàn thế giới ngay tại quảng trường Thánh Phêrô, Rôma vào buổi tối Chúa Nhật Thứ Nhất Mùa Vọng, ngày 28-11 tới đây. Xin toàn thể Đại hội Dân Chúa cùng hiệp thông cầu nguyện cho việc Bảo Vệ Sự Sống trên toàn cầu và riêng tại quê hương Việt Nam chúng ta, được tiến triển, giảm được tệ nạn phá thai và cứu được thật nhiều cháu bé.

3. Sự kiện Nhà nước cho phép tư nhân và ngoại quốc mở bệnh viện khiến cho giới y chúng con cũng mong mỏi có một bệnh viện Công giáo để thi thố năng lực phục vụ của mình nhưng tới nay vẫn chưa xuất hiện bệnh viện Công giáo mà chỉ có một vài phòng khám đa khoa tư nhân do người Công giáo lập nên.

Với tư duy đổi mới của xã hội hôm nay đã quan tâm cả đến lợi ích kinh tế bên cạnh chăm lo sức khoẻ của bệnh nhân. Liệu người tín hữu ngành y còn giữ được tâm tình phục vụ như Chúa mong muốn là quan tâm đến người nghèo, người bị bệnh truyền nhiễm, tâm thần và có còn chân thành, khiêm tốn phục vụ anh chị em bệnh nhân không?

Thật vậy, từ khi Nhà nước chuyển đổi sang cơ chế kinh tế thị trường, bắt đầu với thí điểm thực hiện chính sách tự thu tự chi, và nay thì gần hết các bệnh viện trong thành phố Sài Gòn đã áp dụng chính sách này, nghĩa là bệnh nhân phải thanh toán toàn bộ các chi phí khám điều trị bệnh trừ những người đã có bảo hiểm y tế.

Nên với chính sách mới, do kinh phí nhà nước cấp rất thấp, các bệnh viện phải ra sức tìm mọi cách thu nhập cho bệnh viện, để có thể trả lương công nhân viên và mọi chi phí khác, lấy tiêu chí như nâng cao chất lượng phục vụ bệnh nhân, tất cả cho bệnh nhân…, bệnh viện trở thành nơi cung cấp dịch vụ nhiều hơn là phục vụ.

Nhờ vậy, đời sống của nhân viên có khá hơn, nhưng điều đó lại ảnh hưởng đế tư tưởng con người, muốn sống an nhàn hơn, ít suy tư về đời sống tinh thần.

Dân số thành phố ngày càng tăng cao, bệnh viện trở nên quá tải, nhân viên y tế không còn đủ kiên nhẫn, để vui vẻ, hoà nhã trả lời các thắc mắc của bệnh nhân. Khó mà sẵn lòng có thái độ đón tiếp bệnh nhân ân cần như người Samaritano nhân hậu nữa.

Như vậy làm sao tín hữu ngành y thể hiện được văn minh sự sống, tin mừng tình thương trong môi trường được gọi là nhà thương? Khi khám bệnh là dịch vụ, bệnh nhân là khách hàng, có còn chỗ cho hai chữ “phục vụ” nữa không?

Và do tình trạng quá tải của các bệnh viện, các phòng khám tư được phép mở ra, thu hút các bác sĩ có trình độ chuyên môn, nên các bác sĩ làm không hết việc, chạy từ bệnh viện này qua clinic nọ, rồi qua phòng khám khác… Hậu quả là các bác sĩ thời nay bị cuốn vào cơn lốc thị trường, không có thời gian để ngơi nghỉ…, còn thì giờ đâu để tham gia sinh hoạt, học hỏi ? Liệu tâm của bác sĩ còn đủ vững để nhìn thấy Chúa nơi bệnh nhân không, hay chỉ thấy bệnh nhân như một khách hàng trôi nổi trên thị trường?

4. Kết luận

Như vậy, với xã hội đổi mới, tư duy đã thay đổi, tâm tình biến động

Giới y tế Công Giáo cần được huấn luyện, nuôi dưỡng, giúp củng cố đời sống đức tin mới có thể nhìn thấy bệnh nhân là hình ảnh của Chúa được.

Phải chăng cần kín múc thường xuyên hơn lửa mến nơi Thiên Chúa?

Phải chăng mỗi ngày cần để dành năm phút đón nhận lòng thương xót của Chúa để có thể thương xót thật bệnh nhân mình gặp hằng ngày?

Vậy hôm nay, trước mặt Đại hội Dân Chúa, giới y chúng con xin được mọi người cầu nguyện, góp ý để nhóm tông đồ chuyên biệt này được vinh dự cùng với Giáo Hội bước theo Đức Kitô, sẵn sàng nói “xin vâng” khi nghe tiếng Chúa, tiếng Giáo Hội, tiếng nhân dân kêu mời.

Cụ thể, giới YTCG sẽ:

+ Họp nhau mỗi tháng, cùng dâng thánh lễ để hiệp thông chiều thẳng đứng vươn lên Thiên Chúa. Đồng thời lấy chia sẻ Lời Chúa, chia sẻ kinh nghiệm chuyên môn, kinh nghiệm sống sứ vụ Kitô hữu làm trục ngang giữ gìn và phát triển nhóm.

+ Có những hoạt động chung để cùng nhau khơi dậy tâm tình phục vụ và truyền giáo như Chúa mong muốn.

+ Cần phối hợp các giới các ngành cùng với ngành y phục vụ người nghèo


Và xin được đề xuất:

+ Có tiếng nói danh chính ngôn thuận từ hàng Giáo phẩm để liên kết, kêu gọi mọi người tham gia vào Bảo Vệ Sự Sống, xây dựng nền văn minh tình yêu.

+ Khi chưa có bệnh viện Công giáo, cần chăng một cơ cấu, phương thức liên kết hoạt động các nhóm thiện nguyện, nhóm y xã hội với các phòng khám từ thiện, các phòng khám có nhiều nhân viên Công giáo, để cùng chung sức nâng đỡ, hỗ trợ nhau xây dựng nền văn minh tình thương.

+ Do chưa có sự phát triển đồng bộ giữa đời sống tâm linh và đời sống văn hóa xã hội của nhân viên y tế công giáo, giới y chúng con cần được linh hướng, dẫn dắt sâu sát hơn để khơi dậy lòng tin mến, giúp anh em biết nạp năng lượng thường xuyên từ Chúa mới có thể hiệp thông liên đới để phục vụ.


Vì thời gian có hạn nên chúng con xin cám ơn quý đại biểu đã hiệp thông với giới YTCG. Xin luôn nhớ đến các anh chị em bác sĩ, dược sĩ, nha sĩ, nha tá, điều dưỡng, hộ lý, nhân viên cận lâm sàng là những Kitô hữu đang cần đến sự nâng đỡ của quý vị.

Bs. Phạm Thị Chi Lan và Bs. Nguyễn Đăng Phấn

(Thay mặt giới YTCG)

NIỀM TIN TÔN GIÁO CỦA MỘT DU HỌC SINH

MINH TÂM

Để cùng hướng Đại Hội Dân Chúa sắp đến, xin chia sẻ tâm sụ của một du học sinh trẻ, với mong muốn mình luôn giữ vững và củng cố niềm tin tuyệt đối vào Thiên Chúa...

Trước khi ra đi, tôi háo hức và sung sướng khi sắp tới, mình sẽ học được biết bao kiến thức và kinh nghiệm ở một đất nước phát triển, lại mơ ước một ngày sẽ quay trở về quê hương truyền đạt kinh nghiệm cho bạn trẻ, xoa dịu phần nào nỗi đau của những người kém may mắn, xây đắp cho quê hương chưa được giàu mạnh của mình. Cho dù đó chỉ là một ước mơ bé nhỏ, tôi vẫn mơ ước đáp lại những gì Chúa đã ban cho tôi.

Tôi cũng tự tin với niềm tin tôn giáo cũng như giá trị đạo đức truyền thống dân tộc, bởi Chúa ban cho tôi được sinh ra trong gia đình mà hằng ngày bố mẹ tôi khuyến khích thực hiện giờ kinh chung của gia đình, đọc Phúc Âm mỗi ngày và siêng năng cầu nguyện với Chúa luôn. Tôi chẳng bao giờ nghĩ những cám dỗ có thể sẽ đến với mình.

CƠN KHỦNG HOẢNG TRONG GIÁO HỘI

LONG THÀNH

Trước thềm Đại Hội Dân Chúa, xin hãy chân thành nhìn lại chính mình, hoán cải và vươn lên, rồi bắt tay xây dựng Giáo Hội bằng những đóng góp phù hợp với khả năng của mình, đồng thời cũng biết nhẫn nại và khiêm tốn đê Chúa Thánh Thần hoạt động canh tân Giáo Hội, đổi mới địa cầu.

Thứ Ba, 8 tháng 12, 2015

NẾU TÔI ĐƯỢC LÀ ĐẠI BIỂU ĐẠI HỘI DÂN CHÚA

Hiện giờ thì tôi biết là khó mà được đi Sàigòn tháng 11 dự Đại Hội Dân Chúa, vì mỗi Giáo Phận chỉ cử vài đại biểu! Nhưng tôi cứ tưởng tượng xem nếu mình được là đại biểu thì tôi sẽ làm gì ?

Thưa, tôi sẽ...

MỘT GIA SẢN KHÔNG ĐƯỢC GIẢNG DẠY, KHÔNG ĐƯỢC HIỂU BIẾT ĐẦY ĐỦ

Hy vọng, nhờ Đại Hội Dân Chúa tháng 11 này sẽ khơi lên "cái học" Học Thuyết Xã Hội Công Giáo nơi hàng ngũ Giáo Dân chúng ta.

Mấy năm gần đây, câu hỏi "tại sao ?" có lẽ được nêu lên nhiều nhất trong Giáo Hội Công Giáo Việt Nam.

Trong lĩnh vực Giáo Dân thì câu chất vấn đầy xót xa chua chát, ấy là: "Tại sao người Giáo Dân chúng tôi không được đào tạo cho đầy đủ, để có thể mạnh mẽ chu toàn sứ mạng tông đồ trong vườn nho trần gian?"

"NẮNG SAIGON, ANH ĐI MÀ CHỢT MÁT..."

Kính thưa quí đại biểu Đại Hội Dân Chúa tại Sàigòn tháng 11 năm 2010 sắp tới đây, tôi là người xứ khác nhưng nhờ đôi lúc đi lễ DCCT nên tôi may mắn biết được một số việc lành phúc đức hướng về con người mà Nhà Dòng đã và đang cố gắng thực hiện...

Kính thưa quí đại biểu Đại Hội Dân Chúa tháng 11 tại Sàigòn,

Bên cạnh năm ngày hội thảo, kính mời quí vị, nếu được, bớt chút thì giờ đến thăm DCCT số 38, Kỳ Đồng, quận 3, Sàigòn. Tôi mến chốn này vì đã thấy tận mắt những việc sau đây:

1. Lớp Giáo Lý Hôn Nhân quanh năm có rất đông các cặp bạn trẻ tham dự. Họ còn tổ chức đi thăm các nhà mồ côi, viện dưỡng lão, nhà tình thưong, mái ấm...

2. Lớp tìm hiểu Đạo Công Giáo. Sau này, các tân Kitô hữu vẫn có dịp gặp mặt nhau để chia sẻ kinh nghiệm sống đời sống tâm linh mới.

3. Lớp Thánh Kinh. Tay người nào cũng cầm Kinh Thánh và đôi mắt họ sáng làm sao, vì Lời Chúa ngâm thấu vào đời họ. Nhiều người trong số họ nay đang ở các miền truyền giáo xa xôi.

4. Lớp Anh Văn dành cho các bạn khuyết tật do một thầy trợ sĩ phụ trách, thứ bảy nào cũng đông người, rập ràng phát âm...

5. Lóp Thủ Ngữ giúp các bạn trẻ muốn đến với người khiếm thị do một cô giáo bên anh em Tin Lành được mời đến dạy.

Tôi nghĩ là còn nhiều lớp khác lắm, xin anh chị nào là Giáo Dân Giáo Xứ Đức Mẹ Hằng Cứu Giúp vui lòng kể tiếp.

Bây giờ xin nói về các nhóm tôi biết được:

1. Nhóm Fiat: Các bạn trẻ vừa học vừa hành đạo: Tuần nào cũng đi thăm nơi này nơi kia, khi thì các cụ già, khi thường các bé mồ côi, các bệnh nhi ung thư, các chị em mang thai, xa hơn có thể đi thăm người bệnh phong, người tâm thần, có khi đi tĩnh tâm ở cạnh dòng suối, trong rừng, ngoài rẫy... Họ nhanh chóng đi cứu trợ khi có thiên tai nhân tai. Xin phép cho tôi gọi các bạn là "lực lượng phản ứng nhanh". Các bạn còn truyền thông cho nhau nhanh như điện qua web, qua Facebook, qua điện thoại và E-mail.

2. Nhóm Điểm Hẹn Giêsu chiều thứ năm: Nhóm to lắm, nghe đâu đã có phen lên đến gần một ngàn người. Đúng hơn có lẽ phải gọi đây là cả một chưong trình đã sống được hơn một năm nay. Mỗi tháng dâng Lễ chung với nhau một lần, thỉnh thoảng xem phim. Thường xuyên thì có các cha, các tu sĩ, đến chia sẻ hoặc giảng dạy đủ mọi đề tài và lãnh vực, từ Kinh Thánh, Phụng Vụ, Cầu Nguyện, đến Bảo Vệ Sự Sống, Truyền Thông và cả chuyện... Giao Thông ngoài đường nữa. Anh chị em Giáo Dân thì được mời đến làm chứng, kể chuyện, chia sẻ... Bên Tây bên Mỹ không biết có nhóm nào sinh hoạt tuần một lần mà số người tham dự vẫn giữ mức ngót nghét hai trăm?

3. Nhóm tìm hiểu Giáo Huấn Xã Hội Công Giáo: Nhóm nhỏ lắm chỉ gần chục người nhưng kiên trì nhẫn nại cũng đã hơn một năm. Ai cũng phái đến phiên soạn bài, có màn hình trình chiếu bài giảng và hình ảnh minh họa. Nhóm cũng đi thực tế, linh thao, trao đổi với các chuyên gia trong các lĩnh vực kinh tế, chính trị, xã hội, giáo dục, tôn giáo...

4. Nhóm Ve Chai: Nghe đâu gốc từ DCCT Vũng Tàu rồi lan đến Sàigòn. Nhóm bây giờ tổng cộng phải đến năm, sáu trăm trên cả nước, Huế, Hà Nội, Hải Phòng.... Nhóm xin đến các lễ hội để nhặt nhạnh ve chai gây quĩ giúp đỡ người nghèo. Ve Chai nhưng cũng "oai": Có cha linh hướng đồng hành đấy. Tôi có thấy hình đức Tổng Giám Mục Huế đội nón lụp xụp để không ai nhận ra, cùng đẩy một cái xe đi xin ve chai với các bạn.

5. Nhóm Hội Ngộ Ba Miền: Hằng năm cứ đến dịp Lễ Đức Mẹ Lên Trời lại tổ chức hội ngộ Huế- Sàigòn - Hà Nội. Có cả những người khuyết tật, đại diện đủ loại các Nhóm, từ Lạng Sơn cho tới tận Cà Mau sẽ gặp nhau trò chuyện chia sẻ ở Tu Viện, rồi tỏa ra đi thăm, đi gặp gỡ các Nhà Tình Thương. Rồi xoay chuyển hết Sàigòn lại lên Đà Lạt, ra Huế, ra Hà Nội, về Ninh Bình...

6. Nhóm Bảo Vệ Sự Sống: Sau khi cầu nguyện, nhóm đến các bệnh viện, phòng khám nơi có phá thai để thuyết phục thai phụ đang chờ phá thai xin họ dừng lại. Ngày nào Nhóm cũng đem về Tu Viện những mảnh thai nhi đã bị trục ra khỏi lòng mẹ. Nhóm đặt xương thịt các thai nhi trong một cái khạp to ngay dưới ảnh Chúa Thương Xót và tượng Mẹ Maria. Có nhiều nghĩa trang thai nhi rải rác trên toàn cõi Việt Nam là nhờ sự hy sinh của các anh chị BVSS.

Xin cho tôi được biết thêm các nhóm khác, vì tôi ở xứ đạo ven đô, chỉ thây được một chút "nắng Sàigòn" ở Dòng Chúa Cứu Thế, để "anh đi mà chợt mát", mát lòng, mát những nỗi thao thức và niềm hy vọng cho Dân Chúa...

Bây giờ xin nói về các phòng ốc ở Điểm Hẹn 38 Kỳ Đồng.

1. Có phòng dành cho Thiếu Nhi Thánh Thể ở sân sau Nhà Thờ: Phòng to rộng để các em có thê làm văn nghệ, được hội họp huân luyện. Có môt số Tu Sĩ trước kia là Thiếu Nhi Thánh Thể của Giáo Xứ Đức Mẹ Hằng Cứu Giúp Sàigòn. Ta có thể ngắm cảnh các em đồng phục TNTT thật đẹp, chia thành từng đội nhỏ, ngồi thành vòng tròn, tay cầm quyển sổ, quyển Kinh Thánh, vừa học, vừa hát, vừa chơi đùa vào các chiều Chúa Nhật.

2. Có Nhà Sách Đức Mẹ Hằng Cứu Giúp, nơi ta có thể mua được các sách đạo đời, tranh ảnh, tượng... Ở một góc, có thể bắt gặp các em nhỏ ngồi bệt xuống nền gạch sạch bông, say mê đọc sách xem tranh. Tôi vui mừng vì các em có một nơi đáng tin cậy về chất lượng sách, nhất là sách hình màu Kinh Thánh, hạnh các Thánh.

3. Có Nhà Hài Cốt ngay phía dưới lễ đài Phụng Vụ, nơi có nhận lưu giữ miễn phí cho cả những bình cốt của người nghèo, của người HIV vô gia đình.

4. Các phòng trên lầu cao thì tôi đoán là nơi huấn luyện đào tạo cho các Nữ Tu các Dòng về đây tu học hàng ngày. Riêng nhà sách thì còn có mấy lầu: Có nơi làm phòng ăn cho các bạn trẻ nhân viên nhà sách. Tôi có nhìn thấy có mấy bạn trẻ da ngăm ngăm đen, hóa ra là các bạn dân tộc miền núi cũng được Nhà Sách giúp đỡ cho công ăn việc làm. Có lầu dành cho Điểm Hẹn Giêsu chiều thứ năm.

5. Ngay tầng trệt có Phòng Tham Vấn Tỉnh DCCT: Phòng ở ngay sau Nhà Thờ. Hay quá: Thời buổi mà cài gì cũng phải trả tiền dịch vụ, vậy mà chỗ này không lấy tiền. Tờ quảng bá viết thế này: Nếu bạn đang bế tắc trong cuộc sống, lo âu vì mối quan hệ trong (ngoài) hôn nhân, muộn phiền vì mâu thuẫn giữa cha mẹ và con cái, bất an nơi tâm hồn, bị bỏ rơi khi đang mang thai, có vấn đề về sức khỏe... Nếu bạn cần một người chia sẻ, trợ giúp, hãy đến với chúng tôi, sáng từ 9 giờ, chiều từ 15 giờ đến 17 giờ 30 từ thứ hai đến thứ sáu.

Kính thưa quí đại biểu Đại Hội Dân Chúa tại Sàigòn tháng 11 sắp tới đây, tôi là người xứ khác nhưng nhờ đôi lúc đi lễ DCCT nên tôi may mắn biết được một số việc lành phúc đức hướng về con người mà Nhà Dòng đã và đang cố gắng thực hiện.

Tôi nhớ đến Thông điệp Caritas in Veritate của Đức Giáo Hoàng Biển Đức thứ 16, về sự phát triển nhân bản toàn diện trong BÁC ÁI và CHÂN LÝ:

"Tình yêu trong chân lý ! Chân lý mà Đức Giêsu đã làm chứng trong cuộc đời tại thế và nhất là qua cái chết và sự phục sinh của Người. Tình yêu này là ĐỘNG LỰC chính yếu cho việc phát triển đích thực mỗi người và toàn thể nhân loại. Tình yêu – Caritas – là một SỨC LỰC NGOẠI THƯỜNG, thúc đẩy con người dấn thân thật can đảm và quảng đại trong lãnh vực CÔNG LÝ và HÒA BÌNH" (Phần dẫn nhập, số 1, trang 9).

DCCT đã có những Tu Sĩ sống như thế: Có người phải chết, có người dấn thân can đảm và quảng đại trong lãnh vực công lý và hòa bình, có người hướng về giới trẻ, về các thai phụ hoang mang, về các mảnh thịt da bị phá từ trong lòng mẹ, về những người cần được tham vấn ủi an...

Xin tất cả chúng ta cầu nguyện cho Nhà Dòng. Xin Chúa và Mẹ Maria ban tràn đầy ơn Thánh cho nhà Dòng và các anh chị em Giáo Dân cộng tác. 

PHẠM THI, trước hang đá Đức Mẹ DCCT Sàigòn

CÕI NGƯỜI TA - CŨI NGƯỜI TA

PHẠM THI

Đại hội Dân Chúa là 1 trong 3 sự kiện lớn trong Năm Thánh 2010 của cộng đồng Công giáo Việt Nam
Chiều 21/11, tại Nhà thờ Chính tòa Tổng Giáo phận TP HCM (Vương cung Thánh đường Đức Bà Sài Gòn), Giáo hội Công giáo Việt Nam đã long trọng tổ chức Thánh lễ khai mạc Đại hội Dân Chúa, do Tổng Giám mục Tổng giáo phận Hà Nội, Chủ tịch Hội đồng Giám mục Việt Nam Phêrô Nguyễn Văn Nhơn làm chủ tế. Tham dự Thánh lễ khai mạc Đại hội Dân Chúa có 334 đại biểu gồm các giám mục, linh mục, tu sỹ, giáo dân đại diện cho mọi thành phần dân Chúa của Giáo hội Công giáo tại Việt Nam; cùng với khoảng 1.000 giáo dân của Tổng Giáo phận TP. Hồ Chí Minh. Đại hội Dân Chúa là 1 trong 3 sự kiện lớn trong Năm Thánh 2010 của cộng đồng Công giáo Việt Nam; trong đó Lễ khai mạc Năm Thánh đã được tổ chức thành công vào ngày 24/11/2009 tại Giáo xứ Sở Kiện, tỉnh Hà Nam; tiếp theo là Đại hội Dân Chúa diễn ra từ 21 – 25/11 tại TP HCM và Lễ bế mạc Năm Thánh kết hợp với Đại hội hành hương La Vang lần thứ 29 sẽ được tổ chức từ ngày 4 – 6/1/2011 tại Nhà thờ La Vang, tỉnh Quảng Trị. Sau Thánh lễ khai mạc, Đại hội Dân Chúa sẽ tiếp tục làm việc trong 4 ngày tại Trung tâm Mục vụ Tổng Giáo phận TP. Hồ Chí Minh. Trong các ngày từ 22 – 24/11, Đại hội sẽ tập trung thảo luận về các chủ đề gồm: Giáo hội Chúa Kitô giữa lòng quê hương Việt Nam (22/11), Giáo hội như dấu chỉ và khí cụ hiệp thông (23/11), Giáo hội Việt Nam và sứ vụ loan báo Tin Mừng (24/11). Ngày 25/11, sẽ tiến hành tổng kết và lễ hội, với Thánh lễ bế mạc Đại hội diễn ra trong tối cùng ngày./. TTXVN

Nhân đọc bản tin vê việc chuẩn bị khai mạc Năm Thánh và xem thấy hình chụp cái cũi nhốt các vị Tử Đạo Việt Nam ngày xưa vẫn còn được lưu giữ và phục chế tại Sở Kiện, Giáo Phận Hà Nội...

Truyện Kiều nói là cõi người ta sống thọ cùng lắm là trăm tuổi. "Trăm năm trong cõi người ta".

"Cũi người ta" là cái nhà tù bé nhốt một sinh vật có tên là người Công Giáo Việt Nam và sau đó là mở cũi, thả cho voi dày đạp dưới chân.

"Cũi" biểu tượng cho sự đau khổ.

"Cõi" thì chứa người, đầy những lầm lỗi và khổ đau (Đức Bênêđitô XVI, Thông điệp Thiên Chúa là Tình Yêu).

Trong "cõi người ta" ấy, có lời dặn dò của Thúy Kiều trước giờ ly biệt:

"Mai sau dầu có bao giờ

Đốt lò hương ấy, so tơ phím này

Trông ra ngọn cỏ lá cây

Thấy hiu hiu gió thì hay chị về


Hồn còn mang nặng lời thề

Nát thân bồ liễu đền nghì trúc mai

Dạ đài cách mặt khuất lời

Rảy xin chén nước cho người thác oan

Bây giờ trâm gãy bình tan

Kể làm sao xiết muôn vàn ái ân

Muôn vàn gởi lạy tình quân..."


Tử tù Công Giáo cũng dặn dò gì đó với người thân trước khi bị điệu ra pháp trường.

Các bạn có biết mấy lời của Thúy Kiều ấy đều sẽ được thực hiện tại lễ khai mạc Năm Thánh tại Sở Kiện Hà Nội ngày 23 và 24.11.2009 tới đây hay không?

Sẽ có đốt lò hương ấy:

Một ngọn đuốc cao 6 mét sẽ được đốt lên suốt Năm Thánh, cho tới ngày bế mạc 6.1.2011 tại Linh Địa La Vang.

Sẽ có so tơ phím này:

Đêm 23 tháng 11 tại Sở Kiện sẽ có văn nghệ của 10 Giáo Phận miền Bắc.

Sẽ thấy hiu hiu gió:

Chắc chắn tại Sở Kiện, sẽ có hiện diện của Chúa Thánh Thần (Tin Mừng bảo: Ở đâu có hai ba người họp nhau lấy danh ta mà cầu nguyện, thì ta sẽ ở đó).

Hồn còn mang nặng lời thề:

Dân Chúa sẽ thề sống Giáo Hội hiệp thông, mầu nhiệm và sứ vụ.

Vì phục vụ nên có thể sẽ bị nát thân bồ liễu như cô Kiều.

Cái dạ đài đón nhận những chứng nhân chính là Đài Thiên Đàng và đài "Giáo Hội".

Rảy xin chén nước cho người thác oan:

Họ sẽ được tưởng nhớ trong thánh lễ, trong lòng người.

Bây giờ trâm gãy bình tan:

Thân xác có tan nát nhưng hổn thì còn mãi với Chúa và loài người.

Muôn vàn ái ân:

Thiên Chúa là Tính Yêu.

Gởi lạy tình quân:

Chúa là nguồn hạnh phúc của chúng con.

Nhân dịp Giáo Hội tưởng niệm các vị tiền nhân đã đổ máu đào làm chứng cho Tin Mừng, tôi nghe chừng tưởng như Giáo Hội đã ngấm vào, thấm đẫm Nguyễn Du - Truyện Kiểu đến nỗi như thể Đức Tin và Văn Hóa hòa quyện vào nhau.

EM


Phạm Khiêm


Trên con đường hối hả
Bàn tay run bé nhỏ
Chìa ra giữa lòng đời
Em đi xin tuổi thơ

Em vẫn còn quá nhỏ
Vẫn còn quá ngây thơ
Mà đã phải ngày ngày
Kiếm miếng cơm manh áo

Chỉ một chút ơn đời
Một giây dừng lại thôi
Một thoáng tim lắng đọng
Là đủ giúp em rồi

Nhưng ôi! ta tiếc thay
Đó là việc ngày mai
Em đang ở hiện tại
Một ngày nữa thật dài…

Ngày nào cũng như thế
Mỗi khi trên đường về
Ta bắt gặp bóng dáng
Cho lòng chợt lạnh tê!

VÌ CHÚNG TA TỬ TẾ VÀ TỐT ĐẸP

Phạm Khiêm

Tôi muốn mang mùa xuân và niềm vui đến với mọi người ngay từ bây giờ. Tôi muốn nói với mọi người rằng nỗi buồn nào rồi cũng qua đi. Khổ đau nào rồi cũng đến ngày kết thúc.

Đừng buồn nếu chúng ta thấy mình đang sống trong một xã hội không mấy tốt đẹp. Mọi thứ u ám và ảm đạm. Nhưng không phải do con người Việt Nam chúng ta đã thay đổi và xấu đi, mà tại vì một lý do không ai ngờ tới đó là:

VÌ CHÚNG TA TỬ TẾ VÀ TỐT ĐẸP.

Người Việt Nam luôn độ lượng và giàu lòng nhân ái, không muốn làm người khác đau và bị tổn thương nhưng chính điều này khiến cho mọi người ngại nói thật, ngại va chạm và dung túng cho thói xấu leo thang. Lại thêm rất tín tâm và đề cao đạo Phật cho nên chúng ta đã nghe theo mọi giáo huấn của những người truyền đạt không đầy đủ tưởng như tha thứ là việc một người tốt phải làm cho dù có gặp oan trái, bất công, xấu xa với mình hay với người khác. Cũng chính những quan điểm sai lầm khiến cho chúng ta hiểu sự trừng phạt là độc ác, trong khi chúng ta đã làm một việc còn độc ác gấp vạn lần khi đứng yên nhìn cái ác hại người, hại mình.

Xã hội này vốn đang tốt đẹp, rồi vì sự tốt đẹp không đúng cách của chúng ta làm cho nó xấu đi. Nhưng cũng may chúng ta vẫn còn nguyên đây lòng tốt trong trái tim của mình. Như thế là tốt đẹp và may mắn lắm. Việc hiểu đúng, hiểu lại sẽ không khó khi chúng ta nhận ra sai lầm. Nó sẽ được điều chỉnh, được thực hiện rất nhanh, chỉ cần chúng ta thay đổi tư duy và suy nghĩ của mình.

Cũng may là chúng ta không biến chất. Cũng may là sự dễ dãi này đã dẫn chúng ta đến hiện trạng thực tiễn mà ai ai cũng nhìn thấy. May sao điều này là minh chứng, là bài học đắt giá cho chúng ta. Có bài học này, chúng ta nhất định sẽ hiểu mình cần gì và muốn gì.

Dẫu là đau đớn, nhưng bài học này nhất định phải trải qua, nếu không thì người tốt cứ tưởng họ chỉ cần lòng tốt là đủ mang đến một xã hội tốt đẹp. Lòng tốt chỉ có giá trị khi con người có ý thức trách nhiệm với nhau, với cộng đồng, với xã hội. Lòng tốt phải ở trong một con người mạnh mẽ, đầy bản lĩnh và tự tin, thể hiện tình yêu dành cho những điều tốt đẹp. Tình cảm tích cực đó phải luôn cháy bỏng và mãnh liệt, đến nỗi mà người ta sẵn sàng đấu tranh, sẵn sàng xả thân để bảo vệ tất cả những gì tốt đẹp mà họ yêu mến và nâng niu.

Đừng buồn vì tất cả đã qua rồi. Bài học đã được dạy rồi. Giờ chỉ cần chúng ta thực hành trong cuộc sống. Mau lên vì ở ngoài kia cánh cửa thế giới, nhân loại cũng được dạy bài học từ yêu thương....

Thứ Hai, 30 tháng 11, 2015

VẬN MỆNH TƯƠNG LAI CỦA GIA ĐÌNH SẼ LÂM NGUY NẾU THIẾU CÁC HIỀN SĨ

Lê Minh

Hiến Chế mục vụ Giáo Hội trong Thế giới Ngày nay số 15 có một câu rất thâm thúy: “Vận mệnh tương lai của thế giới sẽ lâm nguy không phát sinh ra những bậc hiền sĩ khôn ngoan”. Câu này nếu áp dụng trong hoàn cảnh “vi mô” gia đình cũng đúng, thậm chí nói được là lại càng đúng: “Vận mệnh tương lai của gia đình sẽ lâm nguy nếu không phát sinh ra những bậc hiền sĩ khôn ngoan”.

Tôi liên tưởng đến những người con gia đình Công giáo, trong nhiều cảnh ngộ, đã không có những “hiền sĩ” biết ủi an nâng đỡ đến từ Giáo Hội, và rồi, thử thách, gian truân xảy đến, hậu quả sâu xa là giữa người ấy và cha xứ, dòng tu, hội đồng giáo xứ... trở nên một vực thẳm.

BỐN NGUYÊN TẮC CHÍNH CỦA GIÁO HUẤN XÃ HỘI CÔNG GIÁO

Đan Quang Tâm

GHXHCG tóm lược các giáo huấn của Giáo hội về các vấn đề công bằng giữa các tập thể trong xã hội. Giáo huấn tìm cách đem ánh sáng Phúc âm soi chiếu trên những vấn đề công bằng xã hội nảy sinh trong hệ thống phức tạp các mối quan hệ trong đó chúng ta đang sống.

GHXHCG đưa ra một tầm nhìn về một xã hội công bằng đặt nền tảng vững chắc trên mạc khải của Kinh Thánh, lời dạy của những vị lãnh đạo trong Giáo hội tiên khởi, và dựa vào “túi khôn” thu thập được qua kinh nghiệm sống trong giòng lịch sử của cộng đồng Kitô hữu cố gắng tìm hiểu và đáp ứng các yêu cầu của vấn đề công bằng xã hội.

Thứ Bảy, 28 tháng 11, 2015

NGUYÊN TẮC NHÂN PHẨM

Mọi người sinh ra đều được tự do và bình đẳng về nhân phẩm và quyền.
Đan Quang Tâm

Phẩm giá con người hay nhân phẩm là nguyên tắc hàng đầu, nguyên tắc quan trọng nhất của Giáo huấn Xã hội Công giáo (GHXHCG). Về mặt thực hành, hãy tự hỏi: Ta có thực sự nhìn thấy nơi bản thân mình và những người khác phẩm giá siêu việt là quà tặng của Thiên Chúa không? Điều này, khi đã xác tín, sẽ đổi mới, thay đổi các quan hệ của ta về gia đình, giáo xứ, nơi làm việc và cộng đồng, môi trường trong đó ta đang sống.


GHXHCG tin rằng con người được tạo dựng theo hình ảnh của Thiên Chúa và giống Thiên Chúa (Stk 1,26-27). Bởi thế, con người có một giá trị nội tại, giá trị độc đáo. Con người có một phẩm giá siêu việt. Thiên Chúa hiện diện trong mọi người, không phân biệt chủng tộc, phái tính, nguồn gốc, văn hóa, tôn giáo, địa vị xã hội hoặc hình dạng bên ngoài.

GHXHCG khẳng định rằng tất cả mọi người phải nhìn thấy nơi mỗi người hình ảnh phản chiếu của Thiên Chúa và một tấm gương soi qua đó ta nhìn thấy bản thân mình. GHXHCG dạy ta phải tôn trọng phẩm giá đó như một tặng phẩm của Thiên Chúa.

Đây là nguyên tắc quan trọng nhất, cơ bản nhất, làm nền tảng cho các nguyên tắc khác của GHXHCG.

CÔNG ÍCH

Có một người trong các kinh sư đã nghe Đức Giê-su và những người thuộc nhóm Xađốc tranh luận với nhau. Thấy Đức Giêsu đối đáp hay, ông đến gần Người và hỏi: "Thưa Thầy, trong mọi điều răn, điều răn nào đứng đầu? " Đức Giêsu trả lời: "Điều răn đứng đầu là: Nghe đây, hỡi Ítraen, Đức Chúa, Thiên Chúa chúng ta, là Đức Chúa duy nhất. Ngươi phải yêu mến Đức Chúa, Thiên Chúa của ngươi, hết lòng, hết linh hồn, hết trí khôn và hết sức lực ngươi. Điều răn thứ hai là: Ngươi phải yêu người thân cận như chính mình. Chẳng có điều răn nào khác lớn hơn các điều răn đó." (Mc 12,28-31)

Các đoạn dưới đây trích từ Thông điệp Caritas in Veritate:

“Yêu ai là mong muốn điều tốt cho người đó và thực hiện các bước có hiệu quả để đảm bảo điều đó. Ngoài điều thiện hảo của cá nhân, có một điều tốt có liên quan đến cuộc sống trong xã hội: công ích. Đó là điều tốt của “tất cả chúng ta”, bao gồm các cá nhân, gia đình và những nhóm trung gian cùng nhau làm thành xã hội [4]. Đó là một sự thiện được tìm kiếm không phải vì bản thân nó, nhưng cho những người thuộc cộng đồng xã hội và có thể theo đuổi hữu hiệu điều tốt trong đó. Mong muốn công ích và cố gắng hướng đến công ích là một yêu cầu của công lý và bác ái” (7).

“Hoạt động kinh tế không thể giải quyết được mọi vấn đề xã hội thông qua việc chỉ áp dụng lô-gích thương mại. Điều này cần phải được hướng đến việc theo đuổi công ích, mà cộng đồng chính trị nói riêng cũng phải chịu trách nhiệm. Do đó, ta phải nhớ rằng sự mất cân bằng trầm trọng nảy sinh khi hành động kinh tế, vốn được quan niệm chỉ như một động cơ để tạo ra sự giàu có, bị tách khỏi hành động chính trị, vốn được xem là một phương tiện để theo đuổi công bằng thông qua việc tái phân phối” (36).

“Không thể nào có vấn đề phát triển nếu thiếu những con người nam nữ ngay chính, thiếu những nhà tài chính và các chính trị gia có lương tâm hướng đến các yêu cầu của công ích” (71).

Câu hỏi suy tư

1. Thực tâm yêu ai có nghĩa là gì? Yêu tất cả xã hội là gì?

2. “Công ích là gì”? Tại sao công ích là một yêu cầu của công bằng và bác ái?

3. Bạn có nghĩa rằng lương tâm của bạn được “hướng đến các yêu cầu của công ích”? Làm thế nào bạn có thể đào tạo lương tâm của bạn tốt hơn để nhạy bén với thiện ích của tất cả mọi người?

4. Vai trò của bạn là gì, với tư cách một người Công giáo và một người quan tâm đến sự an lạc của người khác, đang hoạt động vì công ích?

Đan Quang Tâm

Tài liệu tham khảo: Caritas in veritate Individual Reflection Guide www.usccb.org/jphd/.../caritas_in_veritate-individual-guide.pdf

Thứ Hai, 23 tháng 11, 2015

GIA ĐÌNH CÔNG GIÁO THỜI BẤN LOẠN YẾU DẤN THÂN?

Nguyễn Ân

Việt Nam thuộc thế giới thứ ba.

Trong gia đình thế giới thứ ba xảy ra những vấn đề gì? Thưa:

“Trong các nước thuộc thế giới thứ ba, các gia đình thường thiếu thốn những phương tiện căn bản để sống còn như thực phẩm, việc làm, nhà cửa, thuốc men, cho đến cả những tự do sơ đẳng nhất” (Tông huấn Gia đình Familiaris Consortio, 6).

AI Ở BÊN CẠNH BỆNH NHÂN HIV VIỆT NAM? VÀ BÁC SĨ KHÔ ĐẠO CẦN LÀM GÌ?

Bác sĩ NGUYỄN ĐĂNG PHẤN

Ở các nước giàu có, bệnh nhân HIV được chăm sóc như thế nào nhỉ ? Còn tôi thì xin kể chuyện Việt Nam: Chuyện một bạn trai bị ma túy và HIV hành hạ. Sau đó, mời bạn nghe chuyện bác sĩ chúng tôi.

VẪN CÒN GÓC TINH TUYỀN TRONG BỆNH VIỆN CHỢ QUÁN VÀ TRUNG TÂM MẮT SÀIGÒN

NGUYỄN ĐAN

Sau biến cố 1975, người người di tản, còn người Cộng Sản thì tiến vào Sàigòn. Các lãnh đạo Cộng Sản ngành Y thì tiến vào các Nhà Thương ở Sàigòn. Cái lạ là một số trong các vị ấy vẫn “cho phép” tượng Đức Mẹ ở lại Nhà Thương. Lý do sâu xa trong lòng họ thì chỉ có Chúa và Mẹ Maria là thấu suốt.

Bạn đau mắt ư ? Đến Nhà Thương Saint Paul (tên cũ) nay là Trung Tâm Mắt. Nằm viện mà “chiều buồn len lén tâm tư” thì xin bạn hãy lần ra “Góc Tinh Tuyền” nơi có đặt tượng Mẹ Maria. Xin Đức Mẹ làm cho mắt bạn và hồn bạn trở lại tinh khôi tinh tuyền.

Bệnh viện Nhiệt Đới (Chợ Quán) thì ôi thôi, toàn là “tử khí” của HIV, cúm, dịch tả, dịch hạch, thương hàn, bệnh dại, viêm gan siêu vi, sốt xuất huyết, uốn ván… Vậy mà tượng Mẹ Maria vẫn còn được đứng đó, “Mẹ đứng đó” không chỉ “khi hoàng hôn tím mầu” mà 24/7, tức là 24 giờ mỗi ngày và 7 ngày mỗi tuần, cứ thế mà suốt tháng này qua năm nọ, ròng rã mấy mươi năm từ trước 1975 đến giờ. Cũng như các nhân viên y tế, Mẹ luôn ứng trực cấp cứu đêm ngày.

GIA ĐÌNH KITÔ GIÁO TRONG CƠN LỐC THỜI ĐẠI

Thu Minh

Chúa nhật đến thì giáo dân chúng tôi cũng đến... nhà thờ, chính xác hơn là đến lớp trong khuôn viên nhà thờ, mở sách Giáo Huấn Xã Hội Công Giáo (GHXH), cùng nhau đọc, cùng nhau bàn luận, suy tư với nhau về các vấn đề xã hội.

Đợt đọc sách lần này về chương Gia đình có đối chiếu với thực tế làm chúng tôi đăm chiêu suy nghĩ rất nhiều.

Thứ Sáu, 20 tháng 11, 2015

TIN CẬY MẾN LÀM THÀNH BỘ BA, MẾN LỚN HƠN CẢ

Đinh Quang Bàn

Lược dịch từ Light from Many Lamps của Lillian Eichler Watson

Phaolô đang đọc một bức thư cho thư ký chép. Thư gửi cộng đoàn Kitô giáo mà ông đã thiết lập tại thành phố Hi Lạp Côrintô nổi tiếng. Thư đầu tiên ông viết cho người Corintô mà ông đã từng chung sống và làm việc giữa họ suốt mười tám tháng ròng. Tim ông ngập tràn tình yêu mến các tín hữu tại đó, những người anh em mà ông đã tận tình hướng dẫn và hết lòng giúp đỡ. Các tình cảm ấy trào dâng lên thành những lời diễm lệ.

Giả như tôi có nói được các thứ tiếng của loài người và của các thiên thần đi nữa, mà không có đức mến, thì tôi cũng chẳng khác gì thanh la phèng phèng, chũm choẹ xoang xoảng. Giả như tôi được ơn nói tiên tri, và được biết hết mọi điều bí nhiệm, mọi lẽ cao siêu, hay có được tất cả đức tin đến chuyển núi dời non, mà không có đức mến, thì tôi cũng chẳng là gì. Giả như tôi có đem hết gia tài cơ nghiệp mà bố thí, hay nộp cả thân xác tôi để chịu thiêu đốt, mà không có đức mến, thì cũng chẳng ích gì cho tôi.

ĐỨC MARIA, NGƯỜI ĐANG YÊU VÀ ĐÁNG YÊU

ĐAN QUANG TÂM
Trong Thông điệp Deus Caritas Est (Thiên Chúa là Tình Yêu), Đức Thánh Cha Biển Đức XVI đã mệnh danh Đức Maria là “một-người-đang-yêu” và cầu nguyện “Xin dạy chúng con biết Người và yêu mến Người để tất cả chúng con cũng có thể trở thành những người yêu đích thực” (số 41).
Thế nào là một-người-đang-yêu? Có những dấu hiệu nào để nhận biết? Xin vắn tắt nêu những dấu hiệu chính. 

VAI TRÒ MẸ HẰNG CỨU GIÚP TRONG GIÁO HUẤN XÃ HỘI

Đan Quang Tâm

Theo Giáo huấn Xã hội của Hội Thánh, Đức Maria đóng vai trò gì? Ta có thể tìm thấy câu trả lời trong Thông điệp Quan tâm đến các Vấn đề Xã hội được Thánh Giáo hoàng Gioan Phaolô II ban hành năm 1987 nhân kỷ niệm 20 năm Thông điệp Phát triển các Dân tộc của Chân phước Giáo hoàng Phaolô VI.

Trong thông điệp xã hội của mình, Đức Gioan Phaolô II tái khẳng định giáo huấn của Đức Phaolô VI qua các nguyên tắc xã hội được trình bày trong Thông điệp Phát triển các Dân tộc. Tại phần cuối thông điệp, ngài bàn về vai trò của Đức Maria trong công việc theo đuổi công bằng xã hội của Hội Thánh như sau:

“49. Trong năm Thánh Mẫu này, tôi đã công bố để cho các tín hữu Công giáo luôn luôn nhìn lên Đức Mẹ là Đấng đi trước chúng ta trong cuộc lữ hành đức tin; và trong sự ân cần của người mẹ, Người luôn cầu bầu cho chúng ta bên cạnh Con của Mẹ, Đấng cứu độ chúng ta, tôi muốn phó dâng cho Mẹ và cho lời cầu bầu của Mẹ, tình thế khó khăn của thế giới ngày nay, những cố gắng mà chúng ta đã làm và sẽ làm, để góp phần vào việc phát triển đích thực các dân tộc, mà vị tiền nhiệm của tôi, Đức Phaolô VI đã đề nghị và loan báo.

Thứ Tư, 18 tháng 11, 2015

XÂY DỰNG CÁC CƠ CẤU: LIÊN ĐỚI THÌ ĐƯỢC, TỘI LỖI THÌ ĐỪNG

Nguyễn Khang

Nước Việt Nam tôi đang cần người đi xây tình liên đới. Mà hay quá đi thôi, Hội Thánh cũng rất khen tặng người nào sống tình liên đới.

Hội Thánh chỉ cho người nào bối rối trước các cơ cấu tội lỗi: Hãy chống lại bằng các cơ cấu liên đới (Sách Tóm lược HTXHCG, 193).

Hội Thánh chỉ cho người nào đau đáu với vận nước nổi trôi: Hãy tái tổ chức xã hội và chính trị bằng nguyên tắc liên đới (580).

Mà trong Hội Thánh cũng thấy những điều chưa thánh!

Nhiều lúc thấy nản chí, thấy bất bình, muốn rút vào yên thân, “mặc cho con tạo xoay vần đến đâu”. Khốn nỗi tội lỗi rất kiên nhẫn tấn công, nó không ở thế phòng thủ, nó không bao giờ “về hưu, vui thú điền viên”! Nhiều ngàn năm nay, nó kiên trì tàn phá con người, nó rủ rê con người tham gia thành nhóm tội, thành định chế tội, cơ cấu tội. Băng đảng tội hoành hành suốt cả đêm ngày, rủ rê tôi tham gia, xúi tôi bỏ cuộc liên đới.

Trước những người lý sự, gân cổ hỏi: “Đâu là gốc rễ của nguyên tắc liên đới?”, Hội Thánh trả lời: Tình yêu là cội rễ của liên đới. Vì tình yêu là “luật căn bản để hoàn thiện con người và qua đó biến đổi thế giới … Tình yêu là động lực duy nhất dẫn đến sự hoàn thiện bản thân và xã hội, làm cho xã hội tiến tới sự thiện hảo" (580).

Hội Thánh “trân trọng giới thiệu tình liên đới” cho người nào muốn tham gia công cuộc phát triển và dấn thân cho công ích (582).

Hội Thánh bảo tôi hãy sống tình liên đới trong “cuộc sống xã hội” còn đầy “những mâu thuẫn và hàm hồ”. May quá, tôi tìm gặp vị TƯỚNG QUÂN LIÊN ĐỚI, đó là Đức Giê-su. “Trong Người và nhờ Người, cuộc sống xã hội, dù có những mâu thuẫn và hàm hồ, cũng có thể được tái khám phá là nơi chan chứa sự sống và hy vọng” (196).

Tướng quân Giêsu trao quân lệnh cho tôi: Dùng vũ khí đức tin, đức ái, đức cậy và đức liên đới để sống “trao ban hoàn toàn vô điều kiện, tha thứ, hòa giải, coi người thân cận là hình ảnh sống động của Thiên Chúa Cha… Yêu tha nhân…Hy sinh… Thậm chí tới mức cuối cùng là hy sinh tính mạng vì anh em” (196).

Tôi lớn lên trong chiến tranh: Thấy xác người nát tan vì đạn, thấy cả đầu người bị cắt lìa khỏi thân, thấy cây cầu sụp đổ vì mìn, thấy đường sá bị đào thành hố để ngăn lối lưu thông, thấy tù binh bị trói giật cánh khuỷu, thấy chia rẽ nơi nơi…

Tới bây giờ thì thấy hồ nghi, theo dõi, đề phòng, chia nhóm chia phe…

Nhân dịp vui mừng có Đức tân Giáo Hoàng Phanxicô, tôi sẽ vâng theo lời mời gọi từ hành động và gương mẫu của ngài: Trước những bất công gây ra bởi những cơ cấu tội lỗi, hãy sống liên đới với những người nghèo. Cụ thể, liên đới với nhóm tôi, Hội Thánh Việt Nam tôi, đất nước tôi.

Trích Tập san Giáo huấn Xã hội Công giáo số 7

NHÂN ĐỨC LIÊN ĐỚI

Bài viết của một học sinh lớp 8 người Canada

Đinh Quang Bàn dịch

“Vui mừng và hy vọng, ưu sầu và lo lắng của con người ngày nay, nhất là của người nghèo và những ai đau khổ, cũng là vui mừng và hy vọng, ưu sầu và lo lắng của các môn đệ Chúa Kitô… Vì thế, họ cảm thấy mình liên đới sâu xa với loài người và lịch sử nhân loại” (Giáo hội trong Thế giới Ngày nay, 1)

“Hết thảy chúng ta đều đồng hội đồng thuyền”. “Mình vì mọi người, mọi người vì mình.” Các thành ngữ này đều nói lên ý nghĩa của liên đới, áp dụng vào gia đình, lớp học, đội nhóm, thành phố, tỉnh và quốc gia. Chúng cũng áp dụng vào thế giới – là gia đình nhân loại. Điều xảy ra đối với một người trong chúng ta thì cũng xảy ra đối với tất cả mọi người.

Thứ Hai, 16 tháng 11, 2015

“BÍ MẬT” CẦN “BẬT MÍ” CỦA GIÁO HỘI

Đinh Quang Bàn

Sách Tóm lược Học thuyết Xã hội Giáo hội Công giáo (sách Tóm lược) than rằng giáo huấn xã hội của Giáo hội “chẳng được giảng dạy mà cũng không được hiểu biết thấu đáo” (528). Lời than khá não nùng vì sách khẳng định rằng giáo huấn xã hội của Giáo hội phải là nền tảng của một công trình đào tạo thường xuyên và cao độ, nhất là việc đào tạo các tín hữu giáo dân (531). Sách cũng bảo rằng các linh mục và chủng sinh “phải trau dồi một kiến thức toàn diện về giáo huấn của Giáo Hội” và phải “quan tâm sâu sắc đến những vấn đề xã hội trong thời đại của mình” (533).

Giáo hội là Mẹ và là Thầy: Là Mẹ hiền của tôi, là Thầy dạy tôi. Mẹ hiền để lại gia tài cho con. Thầy dạy soạn thảo cẩm nang cho trò. Thế nhưng thực tế cho thấy gia tài của Mẹ, cẩm nang của Thầy là cả một kho báu bí mật được giấu kín. Kho báu bí mật được giấu kín ấy chính là Học thuyết xã hội Công giáo, còn được gọi là Giáo huấn xã hội Công giáo.

Page

Blogger Tips and TricksLatest Tips And TricksBlogger Tricks