ngày tháng năm

Thứ Bảy, 28 tháng 11, 2015

CÔNG ÍCH

Có một người trong các kinh sư đã nghe Đức Giê-su và những người thuộc nhóm Xađốc tranh luận với nhau. Thấy Đức Giêsu đối đáp hay, ông đến gần Người và hỏi: "Thưa Thầy, trong mọi điều răn, điều răn nào đứng đầu? " Đức Giêsu trả lời: "Điều răn đứng đầu là: Nghe đây, hỡi Ítraen, Đức Chúa, Thiên Chúa chúng ta, là Đức Chúa duy nhất. Ngươi phải yêu mến Đức Chúa, Thiên Chúa của ngươi, hết lòng, hết linh hồn, hết trí khôn và hết sức lực ngươi. Điều răn thứ hai là: Ngươi phải yêu người thân cận như chính mình. Chẳng có điều răn nào khác lớn hơn các điều răn đó." (Mc 12,28-31)

Các đoạn dưới đây trích từ Thông điệp Caritas in Veritate:

“Yêu ai là mong muốn điều tốt cho người đó và thực hiện các bước có hiệu quả để đảm bảo điều đó. Ngoài điều thiện hảo của cá nhân, có một điều tốt có liên quan đến cuộc sống trong xã hội: công ích. Đó là điều tốt của “tất cả chúng ta”, bao gồm các cá nhân, gia đình và những nhóm trung gian cùng nhau làm thành xã hội [4]. Đó là một sự thiện được tìm kiếm không phải vì bản thân nó, nhưng cho những người thuộc cộng đồng xã hội và có thể theo đuổi hữu hiệu điều tốt trong đó. Mong muốn công ích và cố gắng hướng đến công ích là một yêu cầu của công lý và bác ái” (7).

“Hoạt động kinh tế không thể giải quyết được mọi vấn đề xã hội thông qua việc chỉ áp dụng lô-gích thương mại. Điều này cần phải được hướng đến việc theo đuổi công ích, mà cộng đồng chính trị nói riêng cũng phải chịu trách nhiệm. Do đó, ta phải nhớ rằng sự mất cân bằng trầm trọng nảy sinh khi hành động kinh tế, vốn được quan niệm chỉ như một động cơ để tạo ra sự giàu có, bị tách khỏi hành động chính trị, vốn được xem là một phương tiện để theo đuổi công bằng thông qua việc tái phân phối” (36).

“Không thể nào có vấn đề phát triển nếu thiếu những con người nam nữ ngay chính, thiếu những nhà tài chính và các chính trị gia có lương tâm hướng đến các yêu cầu của công ích” (71).

Câu hỏi suy tư

1. Thực tâm yêu ai có nghĩa là gì? Yêu tất cả xã hội là gì?

2. “Công ích là gì”? Tại sao công ích là một yêu cầu của công bằng và bác ái?

3. Bạn có nghĩa rằng lương tâm của bạn được “hướng đến các yêu cầu của công ích”? Làm thế nào bạn có thể đào tạo lương tâm của bạn tốt hơn để nhạy bén với thiện ích của tất cả mọi người?

4. Vai trò của bạn là gì, với tư cách một người Công giáo và một người quan tâm đến sự an lạc của người khác, đang hoạt động vì công ích?

Đan Quang Tâm

Tài liệu tham khảo: Caritas in veritate Individual Reflection Guide www.usccb.org/jphd/.../caritas_in_veritate-individual-guide.pdf

Page

Blogger Tips and TricksLatest Tips And TricksBlogger Tricks