ngày tháng năm

Thứ Bảy, 27 tháng 10, 2012

CHÚNG TA HỌC KITÔ HỌC - Bài 1

Có người hỏi một bạn trẻ: tại sao phải học Kitô học của cha Ngọc Sơn khi mà Đức Kitô có xa lạ gì đâu. Bạn ấy trả lời rằng: Đức Kitô mà Giáo Hội dạy trong quá khứ chắc gì là Đức Kitô tự thân, thành ra có thể mình đang trông gà hóa cuốc. Kể ra câu trả lời ấy có lý. 

93% người VN chưa biết Chúa [như là Chúa] chúng tôi nghĩ là con số chính xác vì họ có thể nghĩ Chúa là cái máy ATM phát tiền, hay một cái máy tương tự phát quyền, phát công danh và như thế cũng khá bi quan. 

Vấn đề là phải bước (1): Thay đổi não trạng và cách nhìn; bước (2) là hàng ngày đọc câu kinh của thánh Augustinô: "Lạy Chúa xin cho con biết con và xin cho con biết Chúa". Biết dẫn đến lòng mến vì vô tri bất mộ. Lòng mến nuôi dưỡng đức tin. Nói như Pascal: "Dieu est sensible au coeur non à la raison" 

Năm đức tin là cơ hội chúng ta biết Chúa đúng hơn, để dấn thân sống theo giáo huấn xã hội của giáo hội Công giáo. Nhưng trước tiên chúng ta phải thay đổi não trạng và cách nhìn về Đức Giêsu Kitô, chúng tôi tham gia lớp học của cha Ngọc Sơn và trình bày lại những điều cha giảng trong lớp.

Chuyến đời

Trong xã hội loài người có rất nhiều chuyến xe, có chuyến tốt, có chuyến xấu: Xe khách, xe tải, xe buýt, xe xích lô, xe ôm, xe chở hàng, xe buôn lậu, xe tăng, xe hủ lô, xe cứu thương, xe cứu hỏa, xe hành hương, xe cứu trợ, xe cảnh sát, xe dân sự, xe hoa, xe tang,… 

Cuộc đời có nhiều chuyến xe, nhưng mỗi người chỉ có một “chuyến đời”, một chuyến duy nhất để mà sống, không thể “rút kinh nghiệm” cho chuyến nào khác. Tuy nhiên, với “chuyến đời” ấy, vấn đề không phải là dài hay ngắn, đi trên đường đất bụi mù hay đường nhựa trơn láng, đường hẹp và đầy ổ gà hay đường rộng thênh thang và đẹp đẽ, mà vấn đề là “chuyên chở” những thứ gì. 

Hai người tranh chức Phó TT Mỹ lên tiếng trong tư cách CG

Biden trái - Ryan phải
Trong chiến dịch tranh cử hiện nay giữa hai đảng Cộng Hòa và Dân Chủ, các vấn đề tôn giáo ít được nêu ra. Người ta chú trọng nhiều hơn đến các vấn đề kinh tế và ngoại giao. Nhiều người cho chuyện này rất thích hợp vì nguyên tắc tách biệt giữa tôn giáo và chính trị. Có người còn trích dẫn câu “của Xêda trả cho Xêda, của Chúa trả cho Chúa”. Câu này đã bị nhiều người mặc tình giải thích thế nào thì giải thích, đến độ của Chúa càng ngày càng bị thu nhỏ lại, còn của Xêda càng ngày càng phình ra như con ễnh ương. Buộc tôn giáo phải lui vào khu vực tư của lương tâm cá nhân. Điều mà nhất định Chúa Giêsu không muốn nói. Chưa kể chuyện này: mấy anh Cộng Hòa cũng như Dân Chủ chẳng tôn trọng cái câu muôn thuở đó của Chúa Kitô, và càng ngày càng pha mình vào việc coi thường những gì là “của Thiên Chúa” đến độ trên thực tế Thiên Chúa còn đâu để mà đòi hỏi của này của nọ. 

Tại sao người ta ít hiểu biết Đức Giêsu Kitô?

Lời mở 

Tuần này (CN thứ XX 19/8/2012), Phụng vụ mời gọi ta tiếp tục suy niệm về “Đức Giêsu là bánh hằng sống từ trời xuống” để ban sự sống kỳ diệu, vĩnh hằng cho những ai tin vào Người. Người công bố: “Như Chúa Cha là Đấng Hằng sống đã sai tôi và tôi sống nhờ Chúa Cha thế nào, thì kẻ ăn tôi cũng sẽ nhờ tôi mà được sống như vậy” (Ga 6,57). 

Nhưng muốn tin Đức Giêsu, ít ra người ta phải biết Người là ai. Vì thế, qua Bài đọc I (Cn 9,1-6), Đức Khôn Ngoan mở tiệc, dọn bàn ăn để con người có sức “bước đi trên con đường hiểu biết” và “sống khôn ngoan” như thánh Phaolô nhắc nhở trong Bài đọc II (Ep 5,15-20). Câu hỏi đặt ra cho chúng ta tuần này: Tại sao người tín hữu ít hiểu biết Đức Giêsu? Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng này, nhưng ta có thể nêu những điểm chính thuộc về lịch sử và về thời điểm hiện nay. 

Hướng dẫn học hành

Bài 1- Lời nói đầu quyển Đức Giêsu thành Nazareth của ĐGH Bênêđictô 

Tác giả: Nhóm Thần học gia Hoa Kỳ gồm Mark Brumley, M.T.S., Matthew Levering, Ph.D.,Thomas Harmon, M.A., Laura Dittus, M.A. 
Nhà Xuất bản: Ignatius Press, San Francisco, 2008 
Phiên Dịch: Nhóm Thiện Chí 

Tóm lược 

Những năm gần đây, nhiều người thực hành phương pháp gọi là phương pháp phê bình lịch sử trong việc nghiên cứu Kinh thánh đã cho rằng Đức Giêsu của lịch sử rất khác với Đức Giêsu mà Giáo Hội biết đến qua đức tin. Đức Bênêđictô XVI viết quyển Đức Giêsu thành Nazareth để trình bày Đức Giêsu của Phúc Âm là một nhân vật lịch sử đáng tin. Nói cách khác, ngài nói rằng Đức Kitô của đức tin – Đức Giêsu mà Giáo Hội công bố – là Đức Giêsu của lịch sử. 

ĐỨC GIÊSU THÀNH NAZARETH

ĐGH Bênêđictô XVI 
Bản dịch của nhóm Thiện Chí 

Lời nói đầu 

Từ lâu tôi đã ấp ủ dự định viết một quyển sách về Đức Giêsu, và nay tôi trình bày với công chúng phần đầu của quyển này. Khi tôi đang lớn lên – vào những năm 1930 và 1940 – đã có một loạt các tác phẩm đầy cảm hứng về Đức Giêsu như của: Karl Adam, Romano Guardini, Franz Michel Willam, Giovanni Papini, và Henri Daniel-Rops, đó mới chỉ là một vài tác giả mà ta có thể nêu tên. Tất cả các sách này đều dựa vào các Phúc Âm để vẽ nên chân dung Đức Giêsu Kitô. Các sách này trình bày Người là một con người sống trên trái đất, mặc dù hoàn toàn là người thật, nhưng đồng thời còn đưa Thiên Chúa đến với loài người, vị Thiên Chúa mà Người với tư cách là Con cũng là một với Ngài. Như vậy, qua con người Giêsu, Thiên Chúa đã trở nên hữu hình, và nhờ thế mắt chúng ta có thể nhìn thấy con người hoàn hảo.

Thứ Ba, 16 tháng 10, 2012

Những Ngôi Mộ Biết Đi

Vào khoảng đầu tháng 11 thì tôi được dịp đi viếng mộ ở nghĩa trang theo truyền thống đền ơn đáp nghĩa của người Công Giáo. Đi cúng mộ thì tôi đã được đi nhiều lần, nhưng chỉ đi vì tính cách cá nhân của từng gia đình nên cảm giác cũng không có được như lúc đi cùng một cộng đoàn mà điều quan trong và thú vị là có những người không hề có người thân nằm nơi đây nhưng mọi người vẫn sốt sắng tham dự và cầu nguyện. Đối với tôi (là một tân tòng) nên cảm giác của tôi lúc này rất lạ, và quá mới mẻ. Cầu cho các linh hồn thì mình cũng hay cầu trong nhà thờ hay mỗi lần cầu nguyện. Còn đi ra tận nghĩa trang thì quả thật tôi thấy vừa dễ thương vừa ngộ ngộ làm sao đó. Thấy ai cũng nhiệt tình và tôi phát hiện ra người Công Giáo cũng nhiều cách thức để tưởng nhớ tổ tiên, ông bà chứ đâu phải là hễ vào đạo thì bỏ hết ông bà như những người thuộc đạo khác nói. Trái lại cách thể hiện còn sâu sắc hơn nhiều, vì người Công Giáo còn sẵn lòng cầu nguyện luôn cho những người mà mình chưa một lần quen biết. Hay lắm, tôi chợt nghĩ rằng nếu quý vị nào chưa phải là người Công Giáo thì hãy thử một lần cùng với một cộng đoàn thuộc giáo xứ nào đó đi viếng nghĩa trang một lần thì tôi chắc chắn quý vị sẽ thay đổi cách nhìn về việc người Công Giáo đền đáp ơn nghĩa, hiếu đễ với những bậc tiền nhân, những người đã khuất.

THƯ MỤC VỤ NĂM ĐỨC TIN CỦA HỘI ĐỒNG GIÁM MỤC VIỆT NAM


HỘI ĐỒNG GIÁM MỤC VIỆT NAM 
THƯ MỤC VỤ NĂM ĐỨC TIN 

Kính gửi Cộng Đồng Dân Chúa tại Việt Nam 
Anh chị em rất thân mến trong Đức Kitô, 

Hội Đồng Giám Mục Việt Nam họp Hội nghị thường niên kỳ II-2012 tại Tòa giám mục Thanh Hóa, từ ngày 8 đến 12 tháng 10 năm 2012. Từ hội nghị này, chúng tôi xin gửi đến anh chị em lời chào chan chứa tin yêu và hi vọng. Nguyện xin ân sủng Đức Giêsu Kitô Chúa chúng ta, tình yêu của Chúa Cha và ơn thông hiệp của Chúa Thánh Thần ở cùng tất cả anh chị em. 

Trong thư này, chúng tôi muốn chia sẻ với anh chị em một vài thông tin về những sinh hoạt của Giáo Hội toàn cầu cũng như Giáo Hội Việt Nam, đồng thời cùng anh chị em suy tư về Năm Đức Tin như Đức Thánh Cha Bênêđictô XVI kêu gọi.

Tóm lược Tự Sắc Porta Fidei (CỬA ĐỨC TIN)

Bảng tóm lược này nhằm giúp các linh mục tổ chức cho các cộng đoàn giáo xứ, các giới, các tổ chức mục vụ, các tổ chức và phong trào tông đồ giáo dân, học hỏi Tự Sắc và đưa vào đời sống giáo hội, đặc biệt trong Năm Đức Tin. 

1. "Cửa Đức Tin" là cánh cửa đưa người tín hữu đi vào hiệp thông với Thiên Chúa là Tình Yêu, với Hội Thánh là mẹ hiền. Là cửa ngõ đưa các kẻ tin vào hành trình đức tin bắt đầu từ ngày lãnh bí tích Thánh Tẩy (x.Rom 6,4) cho đến hơi thở cuối cùng. 

2. Hành trình đức tin dẫn đến gặp gỡ Chúa Giêsu Phục Sinh, đón nhận ơn Chúa Thánh Thần, giúp người tín hữu tiến bước đi đến cội nguồn ánh sáng chân lý và tình yêu:

Tông thư – Tự sắc Porta Fidei


PORTA FIDEI 
Tông thư – Tự sắc 
của Đức Thánh Cha Bênêđictô XVI, 
công bố Năm Đức Tin 2012 – 2013

1. “Cánh cửa đức Tin” (x. Cv 14, 27) dẫn vào đời sống kết hiệp với Thiên Chúa, đồng thời mở ra con đường bước vào Giáo hội, vẫn luôn mở rộng cho chúng ta. Chúng ta có thể bước qua ngưỡng cửa đó khi Lời Chúa được loan báo và để cho ơn biến đổi uốn nắn tâm hồn. Bước qua cánh cửa đó là dấn bước vào một cuộc hành trình kéo dài suốt đời. Hành trình này bắt đầu bằng bí tích Rửa Tội (x. Rm 6, 4), nhờ đó chúng ta có thể gọi Thiên Chúa là Cha, và hoàn tất với việc vượt qua cái chết, tiến đến sự sống đời đời, là hoa quả sự phục sinh của Chúa Giêsu, Đấng đã dùng ơn Chúa Thánh Thần mà muốn cho tất cả những ai tin nơi Người đều được thông phần vào vinh quang của Người (x. Ga 17, 22). Tuyên xưng niềm tin nơi Chúa Ba Ngôi – Chúa Cha, Chúa Con và Chúa Thánh Thần – chính là tin vào một Thiên Chúa duy nhất, Đấng là Tình yêu (x. 1 Ga 4, 8): Chúa Cha, khi đến thời viên mãn, đã sai Con của Người đến cứu độ chúng ta; Chúa Giêsu Kitô đã chuộc tội trần gian trong mầu nhiệm sự chết và phục sinh của Người; Chúa Thánh Thần dẫn dắt Giáo hội qua các thời đại, đang khi mong chờ cuộc quang lâm vinh hiển của Chúa.

Thẩm Phán Phan Quang Tuệ: 'Làm người Mỹ do niềm tin'

LTS - Ngày 10 Tháng Mười, Thẩm Phán Phan Quang Tuệ, thẩm phán Tòa Di Trú San Francisco, tuyên thệ cho khoảng 1,200 di dân nhập tịch Hoa Kỳ, trong buổi lễ tổ chức tại Paramount Theater, Oakland, California. Sau đây là bài diễn văn bằng tiếng Anh, do ông đọc trước những công dân mới của Hoa Kỳ. Nhật báo Người Việt xin giới thiệu cùng bạn đọc. 

Thẩm Phán Phan Quang Tuệ. 
Xin chào quý vị, 

Thưa các bạn công dân Hoa Kỳ cũng như tôi, 

Thật là một vinh dự và đặc ân cho tôi được đón chào quý vị trong tư cách là công dân nước Hiệp Chủng Quốc Hoa Kỳ. Tôi thật cảm kích được là một phần của giờ phút đặc biệt này. 

Qua việc thệ nguyện trung thành với nước Mỹ sáng hôm nay, quý vị không còn giữ những liên hệ chính trị với quốc gia mà quý vị có quốc tịch trước đây. Song nếu quốc gia này đòi hỏi sự trung thành của quý vị thì quốc gia này vẫn không đòi hỏi quý vị phải tước bỏ đi văn hóa gốc của mình. Trái lại, bằng cách đem theo cũng như bảo tồn lịch sử và văn hóa của mình quý vị, sẽ làm cho nước Mỹ mạnh và phong phú hơn. 

Bài học làm khoa học có đạo đức

TTCT - Nobel y sinh học năm nay được trao cho hai nhà khoa học Shinya Yamanaka (Nhật) và John B. Gurdon (Anh) vì những khám phá liên quan đến tế bào gốc. Nhưng ý nghĩa của giải thưởng năm nay còn vượt khỏi góc độ khoa học thuần túy. 


Hai nhà khoa học này có một quá trình nghiên cứu lâu dài về lĩnh vực tế bào gốc. Năm 1958, giáo sư John Gurdon, lúc đó mới là nghiên cứu sinh, từng tạo ra một con ếch từ nhân của tế bào soma (*) của một con nòng nọc. 

Thứ Năm, 11 tháng 10, 2012

Những Khó Khăn và Thử Thách Xuất Hiện Sau Công Ðồng Vatican II

"Click" xem ý nghĩa con tem
Người Công Giáo phải ngợi khen và cảm tạ Thiên Chúa vì những thành quả của Công Ðồng Vatican II và vì các phong trào canh tân xuất phát trong Giáo Hội Công Giáo kể từ đó trở đi. Tuy nhiên, cũng có một số khó khăn và khủng hoảng theo sau công đồng. Một số người nhận định rằng, khi Ðức Gioan XXIII "mở cánh cửa" của Giáo Hội Công Giáo để "gió mới" thổi vào, thì ngoài Chúa Thánh Thần còn có một số điều phiền toái cũng theo sau. Ðức Gioan XXIII cảnh giác về sự xuất hiện của các ngôn sứ "u ám và chết chóc," nhưng chúng ta không thể ngây thơ quên đi những khó khăn trầm trọng bắt đầu gây khó khăn cho Giáo Hội Công Giáo sau Công Ðồng Vatican II.

Tóm lược hầu hết các giáo huấn trong Vatican II


Sau đây là phần tóm lược của hầu hết các giáo huấn trong Công Ðồng Vatican II. Các văn kiện này có thể chia làm hai loại: các văn kiện liên hệ đến chính đời sống Giáo Hội Công Giáo, kể cả sự tương giao với các Kitô Hữu khác, và các văn kiện liên quan đến sự tương giao giữa Giáo Hội Công Giáo và thế giới, kể cả những người ngoài Kitô Giáo.

TÔI TẬP SỐNG GIÁO HUẤN

Ảnh minh họa (nguồn internet)
Bạn bè thường gọi đùa tôi bằng cái tên rất “yêu” là “cô giáo làng”. Bởi tôi không dạy trong trường mà mở lớp dạy học tại nhà. Học trò của tôi đa phần là con nhà nghèo khó, bố mẹ các em là công nhân, thợ hồ hay buôn gánh bán bưng… Cũng có em sống côi cút với ông bà vì bố mẹ qua đời hay đã ly tan. Mười mấy năm trong nghề, tôi nghiệm ra một điều: Học trò càng nghèo thì càng chân tình, dễ thương. Suốt ngày chúng cứ ríu rít: “Mom ơi”, “mẹ à”…, nghe cũng “mát ruột” lắm! 

Từ ngày theo học lớp giáo huấn xã hội Công giáo, tôi tập tành áp dụng bốn nguyên tắc cơ bản của giáo huấn: tôn trọng nhân phẩm (còn gọi là nguyên tắc nhân vị), công ích, bổ trợ và liên đới. Đứng trước một sự kiện hay một biến cố nào đó trong cuộc sống, tôi tập xem, xét, làm dựa trên bốn nguyên tắc này. Thấy cũng hay hay. 

Muốn sạch Thủ đô thì phải ’dọn rác ý thức’

(Đời sống) - Hành động của một số em nhỏ cùng khoảng chục người Nhật cứ vào sáng chủ nhật lại cặm cụi ra nhặt rác ở Hồ Gươm khiến nhiều lớn cảm thấy xấu hổ vì hành vi vô tư xả rác của mình. Trong đó không ít người thẳng thắn thừa nhận để sạch rác thủ đô trước hết cần phải "dọn rác ý thức" của mỗi người.

Thấy nhục khi nhìn trẻ em nhặt rác Hồ Gươm

Xấu hổ trước những hành động của trẻ em cùng những người Nhật cặm cụi nhặt rác, độc giả Đỗ Tiến Dũng chia sẻ "Thật là hổ thẹn, theo tôi được biết dân tri thức giờ cũng nhiều, nhưng hoá ra lại là người có ý thức kém cỏi nhất ở Việt Nam, thấy cảnh người nước ngoài dọn dẹp rác, mà tôi thấy nhục cho dân Hà Nội".

Hình ảnh cặm cụi nhặt rác của trẻ em ở Hồ Gươm khiến nhiều lớn cảm thấy xấu hổ
Cùng với nhận xét trên, bạn Nguyễn Cường cũng cho biết "Một việc làm thật ý nghĩa dành cho ý thức bảo vệ môi trường, nhưng cũng thấy xấu hổ khi nó dành cho môi trường Việt Nam nhưng lại không xuất phát từ ý thức người Việt."

FAO: Ít người nghèo đói hơn trên thế giới


Đồ biểu về tỷ lệ người trên thế giới bị thiếu ăn từ 1990 đến 2012
Theo phúc trình về an ninh lương thực năm 2012 của tổ chức Lương Nông Liên Hiệp Quốc (FAO), con số người nghèo đói trên toàn thế giới đã giảm trong hai thập niên qua. Tuy nhiên phúc trình này cho biết là tại một số khu vực - gồm nhiều khu vực tại phía Nam Sa mạc Sahara bên châu Phi - số người nghèo đói lại gia tăng.

SO SÁNH

Khỏe không phải là nhấc lên Mạnh, mà là để Nhẹ xuống .
Kính không phải là đối với Trên, mà là xử với Dưới .
Đẹp không phải là Hút người vào, mà là giữ người ở lại .
Xấu không phải là tại gương mặt, mà ở tại Cách sống .
Khéo không phải là tạo điều To, mà là làm tốt điều Nhỏ .
Hay không phải là Ngạc nhiên , mà là sự Thú vị .
Buồn không phải là Bên ngoài , mà là ẩn Bên trong .






Mười nghịch lý thời đại.

1/- Ngày nay ta có nhà cửa to hơn, nhưng gia đình bé lại.
2/- Bây giờ là thời “thức ăn nhanh”, nhưng tiêu hóa chậm.
3/- Ta có nhiều hiểu biết hơn, nhưng kém xử sự.
4/- Thân xác to hơn, nhưng tâm hồn nhỏ lại.
5/- Ta có nội thất cao cấp, nhưng đạo đức thấp tè.
6/- Ta lên Cung trăng và trở lại, nhưng ngại băng qua đường thăm hàng xóm.
7/- Chúng ta quá vô tư và quá ít cười.
8/- Nhà cửa khang trang hơn, nhưng nhiều tổ ấm tan vở.
9/- Ta học kiếm sống, nhưng không có cuộc sống.
10/- Ta bận lo nhiều về số lượng, nhưng ít về chất lượng.

Sưu tầm

Thứ Hai, 8 tháng 10, 2012

Nhớ Chân phước GH Gioan XXIII

Năm Đức Tin khai mạc để kỷ niệm 50 năm Công đồng Vatican II (11-10-1962, CP Gioan XXIII) và 20 năm xuất bản cuốn Giáo lý Công giáo (CP Gioan Phaolô II). Nói đến Công đồng Vatican II, chúng ta nhớ nhiều tới Đức Gioan XXIII… 

Tên “cúng cơm” của ĐGH Gioan XXIII là Angelo Giuseppe Roncalli sinh tại Sotto il Monte, Ý quốc, ngày 25-11-1881, là con thứ tư trong gia đình Công giáo đạo hạnh có 14 người con, được người cha đỡ đầu truyền thụ cho lòng yêu mến Chúa và tin vào mầu nhiệm Thiên Chúa. 

Cậu Roncalli gia nhập chủng viện năm 1892, lúc 11 tuổi, gia nhập Dòng Ba Phanxicô năm 1896, gia nhập Chủng viện Giáo hoàng Rôma năm 1901, thụ phong linh mục ngày 10-8-1904, quản xứ Santa Maria ở Monte Santo, thuộc Piazza del Popolo (Rôma), rồi làm thư ký cho ĐGM Bergamo và làm giáo sư chủng viện. 

Họ đã tham gia như thế!

“…Trước khi đến giáo xứ Nam Phương, theo tôi, chúng ta nên học thuộc lòng kinh Lạy Cha để có thể đọc trước mỗi bữa ăn cùng với Cha xứ…”. 

“… Ở giáo xứ, người có chức cao nhất trong giáo xứ được gọi là Ông Chánh Trương, các bạn nhớ xưng hô cho đúng nhé…”. 

“Thư viện Mẹ La Vang năm nay thấy nghèo nàn quá, mình làm một cuộc quyên góp đi các bạn. Sách mới thì bổ sung vào tủ sách, sách cũ thì chúng ta bán, lấy tiền mua sách mới…”. 

“… Năm trước anh Kiên thay ông “từ” ở nhà thờ phụ trách kéo chuông nhà thờ vào 4h30 và 12h trưa mỗi ngày, năm nay ai xung phong đăng ký làm việc này?”. 
… 

Đó là những nội dung các bạn trẻ nói với nhau trong cuộc họp chuẩn bị chương trình Mùa hè xanh tại Nam Phương – một xứ đạo của Giáo phận Bùi Chu. 

Kiếp sau xin chớ làm…

Ảnh internet (blog minh họa)
ANTĐ - Những ngày nóng, nghe chuyện bất động sản đóng băng, hàng tồn kho “đóng cục” đã thấy ớn lạnh. Nay trời se lạnh lại nghe tin các thị trường xuất khẩu lao động cho lương “khủng” như Nhật, Hàn Quốc đang đóng băng, càng thấy cám cảnh cho phận người lao động. 

- Nghe nói thị trường Hàn Quốc chính thức “cấm cửa” lao động nước ta, sau khi đã cảnh báo từ lâu nhưng lao động bất hợp pháp của Việt Nam lên tới 11.000 người; tỷ lệ bỏ trốn vẫn trên 50%.
- Thật khó hiểu! Được “xuất ngoại”, làm việc trong điều kiện chắc chắn phải hơn đứt ở nhà, lại rủng rỉnh tiền hàng tháng gửi về “cứu trợ” vợ con, cớ sao người lao động lại bỏ trốn nhiều thế nhỉ?
- Ông không theo dõi báo chí à? Họ bỏ trốn vì phải chi trả phí quá nặng không dưới 5.000 - 10.000 USD để được cái suất đi. Khi hết hợp đồng, cộng lương, thưởng vẫn chưa đủ trả nợ nên buộc phải “chui lủi” để “cày cuốc” kiếm tiền.
- Tôi có nghe chuyện “cò” lao động vừa rỉa, vừa mổ người lao động các khoản phí, tiền; rồi chuyện “bán cái” lao động, giành giật đơn hàng của các “ông trùm” xuất khẩu… người.
- Ủy ban Các vấn đề xã hội của Quốc hội trong nhiều cuộc khảo sát đã kết luận rằng, có nhiều tiêu cực phí trong chương trình xuất khẩu lao động, nhiều người phải đóng trên cả trăm triệu đồng cho các đường dây. 
- Hình như nghe nói không chỉ Hàn Quốc, nhiều thị trường khác cũng có số người lao động bỏ trốn khá cao, vi phạm pháp luật, đánh nhau, nấu rượu…
- Ý thức người lao động cũng là một phần nhỏ, nhưng không thể nói cơ quan quản lý ngành này vô can. E rằng không chỉ một vài thị trường đóng chặt cửa đâu. Lúc đó thôi đành “xuất khẩu tại chỗ” vậy, kiếm ăn quanh quẩn “ao nhà”.
- Thân phận người lao động thì phải “vui vẻ” chấp nhận thôi. Giá như có kiếp sau thì chắc hẳn nhiều người ước mong kiếp sau xin chớ làm người… lao động. 

Tú Men 
Nguồn ANTĐ

“Xin hãy đứng đợi nhân dân mình”!

TT - Tăng trưởng kinh tế của Trung Quốc đang chậm lại. Ngày 3-10, Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) đã hạ mức tăng trưởng 2012 của Trung Quốc từ 8,7% còn 7,7%, mức thấp nhất kể từ năm 2009. Thời kỳ tăng trưởng hai con số ở Trung Quốc “sắp kết thúc”, như chuyên gia kinh tế Changyong Rhee của ADB nhận định. 

Toàn cảnh tai nạn tàu lửa ở Ôn Châu ngày 23-7-2011 - Ảnh: AFP
Sự giảm tốc này đang được nhìn nhận và đánh giá như thế nào từ bên ngoài lẫn bên trong Trung Quốc? 

Từ hiểm họa vàng đến hiểm họa trẻ! 

Nhìn từ góc độ bên ngoài, qua báo chí thế giới, dường như thời khắc này đang được cảm nhận với một dự cảm đầy lo âu! 

Tham nhũng – Nhìn từ nhân tố con người

Ai cũng biết hiện trạng tham nhũng ở Việt Nam cho đến nay đã trở thành một nguy cơ đẩy đất nước đến bên bờ vực thẳm, vì thế, không ít bậc thức giả có tâm huyết muốn đi sâu xem xét nguyên nhân của nó để tìm ra biện pháp phòng chống hữu hiệu hơn. Bên cạnh những nguyên nhân mà nhiều người đã nói như bộ máy cầm quyền độc đảng tự tung tự tác, tình trạng luật pháp lỏng lẻo, năng lực điều hành kém cỏi… dưới đây là bài viết của một cộng tác viên muốn đi sâu vào một nhân tố chưa được nói tới nhiều: nhân tố con người. BVN xin trân trọng đăng lên để bạn đọc xa gần tham khảo. 
Bauxite Việt Nam 

Tham nhũng ở Việt Nam hiện nay là hiểm họa thực sự trên con đường phát triển của dân tộc. Nó không đứng riêng rẽ trong bức tranh tổng thể chính trị, kinh tế, xã hội Việt Nam mà ngược lại, tham nhũng đã, đang thể hiện sự liên hệ ràng buộc logic giữa các vấn đề xã hội với nhau. Nó là nguyên nhân, là chủ thể trong lĩnh vực này nhưng đồng thời cũng là hệ quả, là khách thể trong lĩnh vực khác. Truy tìm căn nguyên và giải pháp của quốc nạn tham nhũng, có những bài viết đổ lỗi cho nền kinh tế thị trường; đã có nhiều bài viết đề cập đến sự cần thiết thực hiện cải cách thể chế quản lý nhà nước, đổi mới chính sách quản lý kinh tế, cũng như thay đổi khung pháp lý phòng chống tham nhũng. Liên tục từ năm 2000 đến nay, Việt Nam vẫn đều đều “lặn ngụp” trong nhóm các nước tham nhũng nghiêm trọng theo bảng xếp hạng của Tổ chức Minh bạch quốc tế (chỉ số CPI dao động từ 2,4 đến 2,9/10) [1]. Phải chăng các vụ án được phanh phui như Đề án 112, PCI, PVN, PMU18, Vinashines, Vinalines… mới chỉ là “phần nổi” của những “tảng băng chìm”, phải chăng còn tiềm ẩn đâu đó cái ung nhọt, là gốc rễ gây nên căn bệnh tham nhũng mãn tính, kéo dài âm ỉ hết năm này sang năm khác? Bài viết này xin phân tích nhân tố con người trong tham nhũng và mối quan hệ đến các lĩnh vực trọng yếu khác của xã hội.

Thứ Sáu, 5 tháng 10, 2012

Tháng Mân Côi

Hằng năm, Giáo hội Công giáo dành Tháng Mười để tôn kính Đức Mẹ Mân Côi. Theo miêu tả của tu sĩ Alan de la Roch, Dòng Đa Minh thế kỷ XV, Đức Mẹ đã hiện ra với thánh Đa Minh năm 1206 sau khi thánh nhân cầu nguyện và sám hối vì đã không thành công trong việc chống tà thuyết Albigensianism (*). Đức Mẹ đã khen ngài về sự chiến đấu anh dũng của ngài chống lại tà thuyết và trao cho ngài Chuỗi Mân Côi làm vũ khí phi thường, đồng thời giải thích cách sử dụng và hiệu quả của Chuỗi Mân Côi. Đức Mẹ bảo thánh Đa Minh rao truyền Chuỗi Mân Côi cho những người khác. 

Kinh Mân Côi có nguồn gốc từ chính Thiên Chúa, từ Kinh thánh, và từ Giáo hội. Không lạ gì khi Chuỗi Mân Côi gần gũi với Đức Mẹ và mạnh mẽ đối với Nước Trời. 

Rất nhiều người đã được ơn từ việc lần Chuỗi Mân Côi. Chân phước GH Gioan Phaolô II cũng thường xuyên lần Chuỗi Mân Côi khi ngài đi bách bộ. Nếu xem lại lịch sử, chúng ta thấy có nhiều chiến thắng nhờ Chuỗi Mân Côi. Truyền thống ban đầu đã có chiến thắng tà thuyết Anbi tại trận Muret năm 1213 nhờ Chuỗi Mân Côi. 

Hoạt động Năm Đức Tin

Các bạn thân mến, 

Nhân dịp Năm Đức Tin bắt đầu từ ngày 11/10/2012 trong toàn Giáo hội Công giáo, chúng tôi muốn thực hiện chương trình giúp tín hữu giáo dân cũng như người ngoài Công giáo tìm hiểu Đức Giêsu Kitô. Năm Đức Tin là lời mời gọi trở về với Đức Giêsu Kitô và sống đời Kitô hữu hiệu quả hơn để có thể loan báo Tin Mừng và truyền bá đức tin cho người khác. 

ĐTC Bênêđictô XVI đã khẳng định: “Trở thành Kitô hữu không phải là kết quả của một sự lựa chọn đạo đức hay của một ý tưởng cao cả, nhưng là sự gặp gỡ với một biến cố, một con người (là chính Đức Giêsu Kitô), nó đem sức sống đến cho một chân trời mới và một hướng đi có tính quyết định. Sự gặp gỡ thân mật này giúp cho các cá nhân chia sẻ mối quan hệ của Chúa Con với Cha của Người và trải nghiệm quyền năng Chúa Thánh Thần… đây là kinh nghiệm mới mẻ về Thiên Chúa của người Kitô hữu” (x. Đề cương Thượng Hội đồng Giám mục năm 2012, số 11). 

Vì thế, Năm Đức Tin tập trung vào việc tìm hiểu Đức Giêsu Kitô là ai và từ đó hiểu được Kitô hữu là ai. Chúng tôi xin giới thiệu một vài hoạt động sau:

Thế nào mới gọi là sống? Thế nào mới gọi là sống không bằng chết?

(Đào Hoa Lệ Huyền - 660/10 Điện Biên Phủ, Q.10, TP.HCM) 

Bạn Huyền thân mến, 

Câu hỏi của bạn tuy ngắn nhưng đã làm tôi suy nghĩ rất nhiều vì bạn cũng như tôi, chúng ta đang sống, nhưng nhiều khi chẳng biết sống là gì và sống như thế nào mới đáng gọi là sống. 

Nhà thơ khuyết tật Đơn Phương
1. Sống là gì? 

Nhìn vào vạn vật và nhân loại quanh ta, ta thấy nhiều thứ đang sống động chứ không bất động như hòn đá, căn nhà, chiếc xe hay thậm chí trái đất: thí dụ như cây cối, con vật nuôi trong nhà, nhất là những con người. Tất cả có một số đặc tính chung của sự sống như có sinh sản, lớn lên, trao đổi chất với môi trường bên ngoài rồi chết đi. 

Sống thế nào mới đáng gọi là sống? 

Tuy nhiên, so sánh sự sống của các loài đó, người ta lại thấy có nhiều dạng sống khác nhau: sự sống của cây cối thì cố định, của loài vật thì chuyển động, xê dịch được và của loài người lại vô cùng phong phú vì con người vừa có thể xác lẫn tinh thần, vừa sống cá nhân vừa sống tập thể chung với người khác.

Liệu người còn là vốn quý nhất?

“Người là vốn quý nhất!” – cả đấng minh quân thân dân và chí ít có một tay độc tài khét tiếng, nói thế. Tư tưởng cơ bản nhất của nhiều tôn giáo như đạo Phật, đạo Ki tô, Khổng giáo, v.v. đều lấy con người làm bản vị. Tinh thần nhân bản tràn trề trong Phật pháp, trong Kinh Thánh cũng như kinh Coran. Thường thấy những gì con người sinh ra, nghĩ ra và tiếp tục hoàn thiện đều nhân danh quyền lợi con người, kể cả bom nguyên tử. Tu thân có mục đích sâu xa là “bình thiên hạ”, “bình thiên hạ” ngày nay là sự nghiệp cái lưỡi bò. Hư thật lẫn lộn hoài khó nhận biết. “Vua nước Tề yêu ngựa, thích cưỡi ngựa nên thấy ngựa là đưa tay ve vuốt, âu yếm. Vua nước Tần thích đánh nhau nên yêu trẻ con” (theo Hàn Phi Tử). 

Nếu không có con người, không lấy con người làm vốn quý thì không tôn giáo nào, không quốc gia nào có thể tồn tại được. Cho nên dù có nghĩ như thế hay không, có thực sự vì con người hay ngược lại, vì chính bản thân mình, bất kỳ ai muốn được đi theo, được ủng hộ đều phải nói là mình yêu mình quý con người dù trong đó có không ít kẻ nói dối! Ngọn cờ nào cũng hàm chứa một chữ nhân lờ mờ phía trong, có điều là lời nói có đi đôi với việc làm hay không mà thôi, có khi giơ lên soi lại thấy ba chữ “ăn thịt người” (ý của Lỗ Tấn về lịch sử Trung Quốc).

Thứ Năm, 4 tháng 10, 2012

Sự Dấn Thân Của Tín Hữu Giáo Dân Theo Giáo Huấn Xã Hội

(Sách Tóm lược HTXHCG số 541 – 574) 

Nhiệm vụ của tín hữu giáo dân là tìm kiếm Nước Thiên Chúa qua việc gắn bó với những công việc trần gian và sắp đặt chúng theo Thánh ý Chúa. 

• Khởi Đi Từ ơn Gọi Của Các Bí Tích Khai Tâm 

Bản sắc của tín hữu giáo dân được phát sinh và nuôi dưỡng bởi bí tích Thánh Tẩy, Thêm Sức và Thánh Thể. Bí tích Thánh Tẩy làm cho con người được đồng hình đồng dạng với Đức Kitô, Con Thiên Chúa, trưởng tử của mọi loài thụ tạo, được sai đến với tất cả như là vị Thầy và là Đấng Cứu Thế. Bí tích Thêm Sức làm cho mỗi cá nhân nên giống khuôn mẫu của Đức Kitô, Đấng được sai đến để ban sự sống mới cho công cuộc sáng tạo và cho từng hữu thể qua việc tuôn trào Thần Khí của Người. Bí tích Thánh Thể làm cho người tín hữu được tham dự vào hy tế duy nhất và hoàn hảo mà Đức Kitô dâng hiến cho Chúa Cha, bằng chính xác thân Người để cứu độ thế giới. 

Người tín hữu Công giáo là những môn đệ của Đức Kitô bắt đầu với các bí tích, có nghĩa là qua những gì Thiên Chúa đã tác tạo nơi họ, ghi dấu nơi họ bằng chính hình ảnh của Đức Giêsu Kitô, Con của Ngài. Chính từ quà tặng ân huệ thần linh này, chứ không phải từ sự nhượng quyền của con người, mà phát sinh ra “munus” (ân huệ và trọng trách) ba mặt, tiêu biểu cho người tín hữu giáo dân, là tiên tri, tư tế và vương giả, phù hợp với bản tính trần thế của họ. 

LẠNH

Ảnh minh họa (internet)
Thằng bé đứng xuyên cái nhìn vào trong nhà. Người đàn ông và người đàn bà đang khua múa, lớn tiếng với nhau. Đứa bé trạc tuổi nó cách đây 5 năm đang đầm đìa nước mắt ở một góc nhà. Căn nhà có người mà nhìn như nhà bỏ hoang, có điều gì đó cô quạnh, trống trải, hoang vu… 

Sáng hôm ấy, ba mẹ nó đã lớn tiếng làm nó thức giấc. Cứ tưởng ba mẹ bàn chuyện làm ăn, nó lại ngủ thiếp đi. Cảnh êm ấm của gia đình những năm tháng qua đã đưa nó vào giấc mơ thật đẹp, đẹp như cổ tích, hạnh phúc tuyệt vời biết bao! 

Bừng tỉnh, cảm giác ớn lạnh vây quanh nó. Căn nhà không rộng lắm mà bỗng trở nên rộng rãi khác thường. Hoang vắng. Nó nhẹ bước chân đi khắp nhà. Ba mẹ đi làm sao không đánh thức nó dậy? Nó chợt nghĩ vậy. 
Có tiếng động trong căn phòng nhỏ phía cuối nhà khiến nó nổi da gà. Nó nhớ lại những câu chuyện liêu trai đã nghe mẹ kể, nó đè nén tiếng khóc và úp mặt vào tường, tấm tức… 

Tài sản mềm của nước Mỹ

Mới lập quốc hơn 200 năm, nhưng hiện nay, tài sản mềm của nước Mỹ lan tỏa khắp hoàn cầu. 

Có 5 tài sản mềm lớn nhất của nước Mỹ
Tài sản mềm của một quốc gia thường tụ hội từ nhiều nhân tố. Tài sản lớn nhất của Trung Quốc là 5 ngàn năm lịch sử và văn hóa đặc trưng của Nho giáo, thể hiện qua lối sống của 1,3 tỷ dân và hơn 100 triệu Hoa kiều. Mặt trời không bao giờ lặn trên đế chế Anh 100 năm trước, nên người Anh thường rất khôn ngoan trong những lựa chọn về chính trị, kinh tế và xã hội... vì họ đã từng trải qua bao thời vàng son cũng như khốn khổ. Hoa Kỳ thì chỉ mới lập quốc hơn 200 năm nhưng hiện nay, tài sản mềm của nước Mỹ lan tỏa khắp hoàn cầu. 

Dù đa dạng, phức tạp và có thể gây nhiều tranh cãi, trong góc nhìn của tôi, 5 tài sản mềm lớn nhất của nước Mỹ gồm có: 

Bốn câu chuyện "ngược đời" của giáo dục Mỹ

Ảnh minh họa: Internet.
Ở Mỹ, chương trình học của các trường phổ thông không chỉ khác nhau tuỳ theo các bang mà còn khác nhau tuỳ theo từng vùng, từng quận, thậm chí tuỳ theo từng trường. Rất nhiều người không biết rằng rất nhiều học sinh Mỹ không hề biết gì về thuyết Darwin. 

Trẻ em Mỹ "không cần" trường 

"Không cần" theo nghĩa đen, không phải một cách nói ví von hoa mỹ về một thực tế khác cũng ngược đời nếu so với giáo dục Việt Nam: Nhà trường chỉ là một thành phần, cho dù là một thành phần quan trọng, trong một phức hợp xã hội có nhiệm vụ giáo dục những công dân Mỹ tương lai. 

Thứ Hai, 1 tháng 10, 2012

Làm dân khó lắm, phải đâu chuyện đùa

Hình như làm dân càng ngày càng khó. Chuyện này đúng ra phải thuê một vài nhà khoa học nghiên cứu cho đến nơi đến chốn, chứ không thể phán bừa được.





Vừa rồi được nghe một vài vị cán bộ phàn nàn về dân nhiều quá, tức khắc ai cũng có cảm giác gờn gợn, nên chỉ dám dùng chữ “hình như”. Mà hình như là khó thật.

Cung điện... bêtông cho du khách balô

TTCT - Đất nước Albania ở vùng Balkan có hàng trăm ngàn boongke bị bỏ quên từ chế độ trước đây, và một dự án chung giữa Đức - Albania đã giúp mang lại chức năng mới cho những boongke này - các khách sạn giá rẻ cho dân du lịch ít tiền.
Albania có 750.000 boongke kiểu lều tuyết như thế này
Từng là một trong những quốc gia bị cô lập nhất thế giới dưới chế độ Enver Hoxha (1908-1985) vào những năm 1970 và 1980, Hoxha đã rất lo sợ bị tấn công, và cho xây hàng loạt boongke để làm chỗ trú ẩn cho người dân trong lúc khẩn cấp. Albania có 750.000 boongke kiểu lều tuyết như thế.

Page

Blogger Tips and TricksLatest Tips And TricksBlogger Tricks