ngày tháng năm

Thứ Tư, 30 tháng 5, 2012

ĐỒNG HÀNH CÙNG LỚP HỌC HỎI GIÁO HUẤN XÃ HỘI CÔNG GIÁO: QUYỀN LAO ĐỘNG

Quí độc giả rất thương mến! Lần trước, Mẩu Bút Chì (MBC) đã có dịp giới thiệu đến quí vị phần “những khía cạnh Thánh Kinh của lao động”, trích từ chương VI – LAO ĐỘNG của sách Tóm lược Học thuyết Xã hội của Giáo Hội (TLHT). Hôm nay vẫn tiếp tục chương sách này, MBC xin được giới thiệu một số nội dung của đề mục Quyền Lao Động. Như đã nói, trong khuôn khổ những bài viết ngắn, MBC không nhằm tóm tắt chương sách, mà chỉ nêu ra một số điểm đáng chú ý trong phần bài học cùng những ý kiến (mang tính cá nhân) cũng như những trải nghiệm thực tế của mỗi thành viên trong lớp khi nhìn vấn đề dưới ánh sáng của Giáo huấn Xã hội Công giáo ( GHXHCG).

Lao động là một quyền căn bản và là một điều tốt cho loài người, một điều vừa hữu ích, vừa xứng đáng với con người, vì đó là một phương cách thích hợp cho con người bày tỏ và nâng cao phẩm giá của mình. Giáo hội tuyên bố lao động có giá trị không phải chỉ vì lao động luôn luôn là một điều thuộc về con người, mà còn vì tự bản chất lao động là một điều cần thiết. ( số 287 TLHT)

Cánh diều

Mùa hè gắn liền với những cánh diều tuổi thơ tuyệt vời. Đặc biệt là ở những miền quê bình dị. Thế nhưng cánh-diều-giản-dị chỉ còn trong ký ức xa ngái…

Ngày xưa, tuổi thơ tôi vô cùng giản dị, nhưng thắm đượm “chất quê hương”. Tôi thường tự tay lấy giấy vở hoặc giấy báo để dán lại thành hình vuông, dán thêm thanh tre thẳng theo đường chéo của hình vuông và một thanh tre uốn vòng cung theo hai cạnh hình vuông, thế là thành thân diều. Đuôi diều là mấy dải giấy dán nối dài hoặc hình sợi xích.

Những buổi chiều lộng gió, tôi thỏa chí chạy ra cánh đồng rộng phía sau lũy tre làng để thả con diều giấy theo gió bay lên cao, càng cao càng thích. Chơi diều và đá dế là trò chơi tuổi thơ của những đứa trẻ vùng quê, hoặc chỉ là chơi khăng hay bắn bi mà thôi. Vô cùng giản dị. Trời tối mà vẫn chưa muốn kéo diều xuống. Có khi để diều bay cả đêm, nhất là những đêm trăng sáng. Mê lắm!

TÌNH NGÀI


Cha yêu quý ơi,
  Anh chị em chúng con xin thưa với Cha như thế nầy:

  “….Đã mấy mùa qua lang thang giãi dầu, tìm một an vui, tìm một nương náu, có thấy gì đâu? Có thấy gì đâu? Phù vân đấy thôi, hư vô một màu.!!!
….Hãy tiếp nhận con trong giây phút nầy, đừng để cô đơn, lạnh lùng u tối….. bàn tay Chúa đâu, con đang tìm Ngài…”

Cha ơi! đây là những lời kêu  cứu của người chồng đang nuôi vợ, nằm trên giường bệnh chờ bàn tay Chúa dẫn đưa… !!

Vợ anh là một bệnh nhân suy thận giai đoạn cuối mà con đã trình Cha qua những bài viết trước.
Cha biết không, lúc còn khỏe, trẻ, vợ  anh không bao giờ nghĩ đến Cha, mặc dầu  anh là người Công giáo…

. Bây giờ, trong giây phút cuối đời tự nhiên vợ anh đòi theo đạo, vợ Rửa tội “chui” hôm 12/04/12, Cha cho em được tỉnh táo vài ngày…Và sau đó em bắt đầu suy kiệt dần, chạy thận không được… em đòi về nhà chờ chết… Em chẳng chịu ăn uống chi cả, truyền dịch cũng không, còn  thêm tiêu chảy liên miên, làm sao mà sống nổi đây Cha?

Tiếng Van Xin Của Thai Nhi Trong Bụng Mẹ

Con run rẩy van xin trong bụng mẹ
Đừng bắt con mất tiếng khóc chào đời!
Ngày lại ngày … hồi hộp … mẹ cha ơi!
Xin nghĩ lại cho con quyền được sống
Con khao khát nhìn bầu trời cao rộng
Được lớn lên hít thở khí thuận hòa
Được học hành đỗ đạt với người ta
Được nhìn thấy mẹ cha cười hạnh phúc
Xin đừng để xác thân con rữa mục
Chiều nghĩa trang lạnh tím hắt hiu buồn
Hoàng hôn rơi từng giọt … buốt hơi sương …
Lạy cha mẹ, cho con quyền được sống
Clara Hàn Lệ Thu

Thứ Ba, 29 tháng 5, 2012

Phép tính đau xót ở nghĩa trang hài nhi

VietNamNet - Xót thương cho những hài nhi bị bỏ rơi người dân làng Đồi Cốc (xã Thanh Xuân, huyện Sóc Sơn, Hà Nội) đã lặng lẽ thu nhặt, đem về chôn cất. Nghĩa cử cao đẹp ấy được người tiếp nối suốt hơn chục năm qua.

Thiện nguyện tiếp nối

Gọi là “tiếp nối”, bởi công việc này không phải chỉ do một, hay một vài người làm. Nhiều gia đình trong thôn, vợ mất thì chồng thay vợ, mẹ yếu thì con thay mẹ, chị bận thì em thay chị… hay hàng xóm bảo nhau cùng nhau làm.

Cả làng chung tay, chung sức, có người còn bỏ công sức đi khắp các bệnh viện, phòng khám trong vùng, xin lại những thai nhi sau khi bị nạo hút để đưa về an táng.

Không quản sớm hôm, xa xôi, bất cứ lúc nào trong làng cũng có người túc trực để đón nhận những hài nhi bất hạnh.
Những ngôi mộ hài nhi tại nghĩa trang Đồi Cốc. Mỗi ngôi mộ này là nơi an nghỉ của hàng trăm hài nhi. Tổng số hài nhi ở nghĩa trang ước tính lên tới 50 – 70 nghìn.
“Ban đầu là do một vài người dân chứng kiến cảnh các “em” bị vứt bỏ trong bệnh viện, rồi nay nghe chuyện có cháu bị bỏ rơi ngoài đống rác, mai nghe chuyện có em bị để lại ven đường… quá thương xót các em nên họ nhặt, xin đem về.

Thứ Hai, 28 tháng 5, 2012

Tường trình từ xưởng may đen

VietNamNet - Sau ba tháng lao động nhọc nhằn ở xưởng may đen, một phụ nữ bị ho ra máu kéo dài, bị sụt 15 kg nhưng vẫn phải đi làm. Để "giải cứu", chồng chị phải bán nhà nộp 1.000 USD cho người môi giới.
Chị Nguyễn Thị Thược kể lại cuộc sống ở xưởng may đen tại Nga.
Trở về từ xưởng may đen bên Nga đã nửa năm nhưng chị Nguyễn Thị Thược (34 tuổi, xã Đông Sơn, Đông Hưng, Thái Bình) vẫn chưa hết khiếp hãi khi nghĩ tới ba tháng sống trong xưởng may đen. "Chúng tôi làm hùng hục và bị đối xử như những con vật, bị ốm cũng không tha" - chị Thược cho hay.

Thánh Thần hiện xuống

Thánh Thần ơn Chúa chí cao,
Giê-su ban tặng khi quay về trời.
Tình yêu Thiên Chúa tuyệt vời,
Cứu con ra khỏi cảnh đời trầm luân

Hồn con nhiều nỗi gian truân!
Lòng con luôn mãi bâng khuâng, khóc thầm.
Chúa ơi! Con nhớ không nhầm?
Ngày con xin đến, để tầm Thánh Kinh.
Thánh Thần xin Đấng Phục Sinh,
Chiếu soi con bước, theo đường quang vinh..
                                         Giờ đây con mãi nguyện xin,
                       Xin Người ngự xuống cứu tinh gian trần.
All! Alll - Tạ ơn Chúa
26.05-2012
Con ElizabethCC

CÓ MỘT LINH ĐẠO CHO GIÁO DÂN ?

Giáo Dân là thành phần đông đảo, có người nói chiếm tới 98% trong Giáo Hội nhưng lại không có một nền Linh Đạo nào cả.

“Cách nay vài tháng tôi hỏi Linh Mục Nguyễn Thái Hợp về những tài liệu về Linh Đạo Giáo Dân, ngài bảo: cho đến bây giờ các sách Linh Đạo đều do Giáo Sĩ viết cả, vì thế nếp sống tu trì luôn là chuẩn mực cho đời sống tâm linh. Muốn có những tài liệu về Linh Đạo Giáo Dân thì chính các anh phải viết lấy” ( Nguồn: Trần Duy Nhiên – Maranatha số 10 ngày 3/7/2004 ).

Chủ Nhật, 27 tháng 5, 2012

Kinh tế đoàn sủng

Não trạng cho rằng đoàn sủng chỉ dành cho các “đấng bậc” đã thay đổi và ngày nay ta có thể nói đến đoàn sủng của người tín hữu giáo dân, kể cả trong lĩnh vực kinh tế. Với cái nhìn ngôn sứ, trong Thông điệp xã hội Caritas in Veritate của ngài, Đức Bênêđictô XVI đề cao loại hình doanh nghiệp“kinh tế hiệp thông” như một giải pháp cho tình hình khủng hoảng kinh tế mang tính toàn cầu. 

Phân phối lợi nhuận theo Kinh tế Hiệp thông
· 33,3% để giúp đỡ những người túng thiếu; 
· 33,3% để phát triển doanh nghiệp; 
· 33,3% để phổ biến "văn hóa tặng cho" 

TRONG CÙNG MỘT THẦN KHÍ, TẤT CẢ ANH EM CHỈ LÀ MỘT TRONG ĐỨC KITÔ


CHÚA NHẬT CHÚA THÁNH THẦN HIỆN XUỐNG
Cv 2,1-11; 1 Cr 12,3b-7.12-13; Ga 20,19-23
  

Sự kiện Thánh Luca cho ta hai trình thuật rất khác nhau về cuộc Thăng thiên của Đức Giêsu thiết tưởng không nên bỏ qua. Vào cuối Phúc âm của mình, có vẻ như Luca muốn ta tin rằng biến cố Thăng thiên diễn ra vào chiều Chủ nhật Phục sinh, sau khi Đức Giêsu hiện ra cho mười một Tông đồ và hai môn đệ vừa mới trở về sau cuộc gặp gỡ với Người tại Emmau. Trong bài trình thuật đó, Đức Giêsu bảo những người tụ họp ở đó rằng: “Phần Thầy, Thầy sẽ gửi cho anh em điều Cha Thầy đã hứa. Còn anh em, hãy ở lại trong thành, cho đến khi nhận được quyền năng từ trời cao ban xuống” (24,49).

Gió-Lửa-Nước


(Chúa Nhật Hiện Xuống, năm B)

Gió, Lửa và Nước “bộ ba độc đáo” gồm những thứ mềm nhất và bình thường nhất, nhưng đó lại là những thứ mạnh nhất và quan yếu nhất trong cuộc sống, ba thứ ấy mạnh đến nỗi không gì có thể cưỡng lại.
GIÓ có thể tiếp nhận, thổi bay và chuyển hóa mọi thứ, dù những thứ xấu xa và dơ bẩn nhất. Gió luôn tự hào, không buồn khổ hay tủi nhục. Gió có dung tích rộng lớn, gọi là Đại Phong, có khả năng di động và chuyển hóa phi thường.
LỬA có thể tiếp nhận và đốt cháy mọi thứ, dù những cái xấu xa và dơ bẩn nhất. Lửa không vì thế mà cảm thấy buồn tủi, chán chường, hoặc ghen ghét. Lửa có dung tích rộng lớn, gọi là Đại Hỏa, có khả năng thiêu đốt và chuyển hóa tất cả mọi thứ.
NƯỚC có thể tiếp nhận và rửa sạch mọi thứ, dù những cái xấu xa và dơ bẩn nhất, người ta có đổ xuống nước mọi thứ nhưng nước vẫn bình thản, không lệ thuộc hoặc cảm thấy oán hờn, tủi nhục. Nước cũng có dung tích rộng lớn, gọi là Đại Thủy, có khả năng di động và chuyển hóa kỳ diệu.

Thứ Bảy, 26 tháng 5, 2012

Ra Đi -Tha Thứ

Khi nói về Chúa Thánh Thần, ta thường nghĩ đến bảy ơn Người ban qua bí tích Thêm Sức. Ta như người lãnh nhận một cách thụ động. Và những ơn Người ban chẳng ảnh hưởng gì đến đời sống ta. Đó thực là một quan niệm sai lầm tai hại. Thực ra, Đức Chúa Thánh Thần là nguồn sự sống mãnh liệt, là sự trẻ trung của Giáo Hội, là năng lực đổi mới thế giới. Hãy đọc lại bài đọc I, ta sẽ thấy sức mạnh đổi mới của Người mãnh liệt như thế nào. Người như luồng gió cường tráng. Người như ngọn lửa bừng bừng. Luồng gió và ngọn lửa ấy đã khơi dậy nguồn năng lực tiềm ẩn nơi những bác thuyền chài thất học, biến họ thành những con người thay đổi thế giới. Nhận lãnh ơn Đức Chúa Thánh Thần là nhận lãnh sứ mạng hành động. Hôm nay, Chúa Giêsu tóm tắt sứ mạng hành động đó qua 2 nhiệm vụ: Ra đi và Tha thứ.

AI CÓ LÝ ?

Một phóng viên phỏng vấn một số khán giả vừa xem một bộ phim nổi tiếng: “Bạn thấy bộ phim này thế nào?”

Người thứ nhất trả lời: “Phim rất hay. Tôi sẽ xem lại lần nữa để thưởng thức hết cái tinh tế của nó.”

Người thứ hai nói: “Tôi coi được khoảng hai mươi phút thì đã chán lắm rồi. Ráng coi cho hết vì tiền vé hơi mắc.”

Người thứ ba đáp: “Nói chung thì cũng tạm tạm. Nhưng tôi thích bộ phim tôi coi lần trước hơn mặc dù nó không nổi tiếng như phim này.”

Cùng một bộ phim nhưng mỗi người mỗi cảm nhận riêng. Ai đúng hơn ai?

Thứ Sáu, 25 tháng 5, 2012

THÁNH THẦN TÁC ĐỘNG

LỄ HIỆN XUỐNG

Đức Hồng Y Carlo Martini nói: “Kinh nghiệm của Lễ Hiện Xuống (Cv 2,3-13) chính là Tin Mừng truyền thông”.

Truyền thông là làm cho con người có khả năng để nghe để hiểu, có khả năng để loan báo và có khả năng để chuyển thông một sứ điệp. Trong ngày Lễ Hiện Xuống, Chúa Thánh Thần đã khai thông mọi tương giao, phá vỡ bức tường đã bị đóng kín từ sự kiện tháp Babel. Truyền thông Tin Mừng chính là mang tin vui đến cho mọi người.

Năm Thánh 2000, Đức Hồng Y Phanxicô Xaviê Nguyễn Văn Thuận giảng tuần tĩnh tâm cho Giáo Triều Rôma, trong bài giảng “Hãy nhận lấy Chúa Thánh Thần”, ngài kể về tác động của Chúa Thánh Thần như một ân ban chuyển thông ánh sáng và niềm tin cho anh chị em người Hmong.

Tử đạo và cuồng tín

- Tớ mới đọc báo sáng nay. Lại có thêm một vụ đánh bom tự sát làm chết nhiều người tại một khu chợ. Lần này khác mấy lần trước: do một cô gái. Cậu nghĩ sao về tin này?

+ Nói thật là tớ vừa phục vừa tức. Phục vì cô ta dám liều chết cho tôn giáo của cô ấy. Tức vì cô ta làm chết những người vô tội.

- À, tớ nghe nói là bên đạo của cậu cũng tôn thờ những người chết cho đạo, hình như tớ nghe người ta gọi là các thánh ‘tử đạo’ gì gì đó, đúng không?

+ Ừa, nhưng nói luôn để cậu rõ. Đạo tớ chỉ tôn thờ một mình Thiên Chúa thôi. Còn tất cả các vị thánh và cả Đức Mẹ nữa thì không tôn thờ, mà chỉ tôn kính.

- Nhưng tớ thắc mắc không biết các thánh tử đạo của cậu có gì khác với những kẻ cuồng tín liều chết vì tôn giáo của họ kia không? Cả hai cũng vì tôn giáo mà chết thôi, đúng không?

***

Bạn thân mến, bạn nghĩ sao về vấn đề này?

THÁNH CẢ

“Nguyện xin Thánh Cả Giu-se quyền cao sang, rày đang no đầy ơn phúc trên thiên đàng. …” 

Lạy Thánh cả Giu-se là cha nuôi của Chúa Giê-su cũng là cha của con. Con biết cha từ lúc con học Giáo lý, nhưng ít khi nào con cầu nguyện cùng cha. 

Cha là mẫu gương khiêm nhường, sống âm thầm, thinh lặng để lắng nghe tiếng Chúa. …… cha cũng thường thân thưa với Chúa như Mẹ Maria : 

“Này tôi là tôi tớ Chúa, tôi xin vâng như lời Thiên Thần truyền”(Lc1,38). 

Cha ơi, bây giờ trên thiên đàng cha luôn dõi mắt trông coi những đứa con mà Chúa giao phó… cha cứ lẳng lặng giúp đỡ, chỡ che nó, cho dù nó không bao giờ nghĩ đến cha của nó đang yêu thương nó biết dường nào, phải không cha? 

Thứ Năm, 24 tháng 5, 2012

CHO RỪNG LẠI XANH


Thời gian gần đây, dư luận xôn xao về việc các thợ rừng tìm được ba cây sưa trị giá hàng trăm tỷ đồng. Chỉ trong một sớm, một chiều, họ nhà sưa làm một cuộc lên ngôi ngoạn mục, từ một loài cây chắc chỉ có người trong nghề mới biết rõ giá trị trở thành loại cây “hot” nhất, được Vua biết mặt, Chúa biết tên và cả phó thường dân cũng biết, dẫn đầu bảng những cây rừng có giá trị kinh tế cao khủng khiếp! (không biết cây sưa có cảm ơn lâm tặc đã có công lớn đưa mình lên hàng ngôi sao không?!) Và thế là một làn sóng người lớp lớp tiến vào rừng mang theo giấc mộng sớm trở thành tỷ phú, bỏ lại làng xóm vắng vẻ tiêu điều chỉ còn phụ nữ và trẻ em, kéo theo một số hệ lụy: có những nhóm người vào rừng tìm sưa thì lại có những tốp khác vào rừng tìm người lạc, có những người mắc võng quanh thân cây sưa nằm ngủ để canh chừng và có cả sáng kiến mặc “váy” bê tông cho gốc sưa. Có họa sĩ còn đề nghị nên vẽ hoa lá cành trên váy bê tông cho bắt mắt để gây sự chú ý cho bà con để mắt coi chừng dùm!

THẰNG NHÓC

Tôi bước vào bưu điện Bình thạnh (Saigon). Một thằng nhóc cầm xấp vé số đến gần tôi. Gầy đét. Cáu bẩn. Xốc xếch. Giọng nói trống không và cộc lốc, khô như ngói: “Mua đi!”. Tôi dửng dưng lắc đầu. Nó “cọ” xấp vé số vào tay tôi, giọng vẫn khô khốc: “Mua đi!”. Khẽ lắc đầu, tôi bỏ thư vào thùng rồi đến quầy lãnh bưu phẩm.
Vài người khác cũng đang lãnh. Tôi ra ngồi chờ ở chiếc bàn gần đó. Một lúc sau, nó lại xuất hiện đưa xấp vé số cho 2 phụ nữ đang đứng làm thủ tục gởi bưu phẩm. Vẫn giọng điệu cũ: “Mua đi! Mua đi!”. Không ai mua. Giọng nó càng ra vẻ “thảm não”. Nó lăn ra đất. Tiếng khóc khô như gió nồm. Đến một giọt nước mắt cá sấu cũng không có. Tôi bắt đầu nghi ngờ “sự nghèo khổ” của nó. Những người “được mời” đều tỏ vẻ ngần ngại. Ngay cả phụ nữ có gương mặt đôn hậu nhất cũng bỗng trở nên “lạnh như tiền” và bỏ đi.

Thứ Tư, 23 tháng 5, 2012

GIÁO HUẤN XÃ HỘI CỦA GIÁO HỘI VỀ KINH TẾ

*** Chữ viết tắt 
KT = Kinh tế 
GHXH = Giáo huấn xã hội của Giáo hội 
GLCG = Sách Giáo lý của Hội thánh Công giáo 
GS = Hiến chế Gaudium et spes (Vui mừng và hy vọng) của công đồng Vaticanô II 
TLHT = Sách Tóm lược Học thuyết Xã hội của Giáo hội 
XH = xã hội 
Các thông điệp: CA = Centesimus annus. CV = Caritas in veritate. SRS = Sollicitudo rei socialis. 

Chúng tôi sẽ chia bài này làm hai mục: 1/ Tóm lược nội dung chương Bảy của Sách TLHT. 2/ Nhận xét.

Đấng Phục Sinh về cùng Chúa Cha

Thứ Bảy áp lễ Thăng Thiên: Đấng Phục Sinh về cùng Chúa Cha 

Lời mở

Bài Tin Mừng hôm nay (x. Ga 16,23-28) chứa đầy những lời an ủi và hy vọng trước khi Chúa Giêsu lên trời để đưa chúng ta vào không gian mầu nhiệm của Thiên Chúa, sống tình gia đình siêu nhiên với Chúa Cha như con cái và với hết mọi loài thụ tạo như anh chị em. Thật vậy, Đức Giêsu đã nói: “Chính Chúa Cha yêu mến anh em vì anh em đã yêu mến Thầy và tin rằng Thầy từ Thiên Chúa mà đến. Thầy từ Chúa Cha mà đến và Thầy đã đến thế gian. Nay Thầy lại bỏ thế gian mà đến cùng Chúa Cha” (Ga 16,27-28).

Trong ít phút này, chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu Chúa Giêsu Phục Sinh lên trời để đưa chúng ta về cùng Chúa Cha nghĩa là gì và mời gọi ta sống mầu nhiệm này như thế nào.

1. Lên trời là gì?

"Kỳ quan sinh thái" của Bí thư tỉnh Hải Dương

SGTT.VN - Khu nhà vườn trên diện tích đất hơn 5.000 m2 được người dân xã Ninh Thành, huyện Ninh Giang, tỉnh Hải Dương hết sức ngưỡng mộ đối với độ hoành tráng và kiến trúc tuyệt đẹp. Đó là cơ ngơi của gia đình ông Bùi Thanh Quyến, bí thư tỉnh Hải Dương.

Khu nhà vườn của bí thư tỉnh ủy Hải Dương. Ảnh: giaoduc.net.vn 
Giá trị thực của khu vườn này sẽ còn là dấu chấm hỏi cần có một cuộc kỳ công để tính toán, và theo ước tính nó sẽ là những con số không nhỏ. Chỉ riêng những cây gỗ quý hàng trăm năm tuổi có giá hàng vài triệu đô la và những khối đá quý có kích thước đồ sộ và quý hiếm cũng đủ để bị… lóa mắt. Đó là đánh giá về khối tài sản của toàn bộ khu nhà vườn từ những công nhân xây dựng ở đây và người dân địa phương.

Khu nhà vườn hiện đại này tọa lạc ở một vùng quê nghèo của huyện Ninh Giang, tỉnh Hải Dương, được thiết kế thành một quần thể nhà vườn hoành tráng với những kiến trúc lạ mắt những sẽ khiến cho những ai lần đầu đến đây phải choáng ngợp…

Mỹ: bán trứng phụ nữ như bán hàng

TT - Thị trường mua bán trứng phụ nữ đang bùng nổ ở Mỹ. Và phụ nữ gốc Á có thể bán trứng của mình với mức giá lên đến 10.000-20.000 USD, thậm chí 100.000 USD.

Để có con, nhiều gia đình Mỹ sẵn sàng chi hàng chục ngàn USD mua trứng - Ảnh: Reuters
Luật pháp Mỹ cấm bán nội tạng người nhưng bán trứng phụ nữ thì hợp pháp. Dù vậy, các bệnh viện và công ty luôn lựa chọn ngôn từ cẩn thận. Trên giấy tờ, các vụ mua bán trứng được gọi là “hiến tặng”. Và người mua trả tiền cho “người hiến tặng” để bù đắp thời gian và sự mạo hiểm của họ. Một thị trường trứng phụ nữ đầy sôi động đang tồn tại ở Mỹ.

Cũng giống như quy luật của các thị trường hàng hóa khác, cung và cầu quyết định giá cả trứng phụ nữ. Các cô gái da màu thường chỉ nhận được khoảng 6.000 USD cho mỗi lần bán trứng. Ngược lại, phụ nữ gốc Á có thể nhận tới 10.000-20.000 USD. Nếu như họ có bằng đại học, chỉ số thông minh cao còn nhận được nhiều tiền hơn nữa.

Thứ Ba, 22 tháng 5, 2012

Điều gì xảy ra trong Lễ Ngũ Tuần ?

Một trong những sự kiện quan trọng nhất được ghi lại trong Kinh thánh xảy ra vào ngày Lễ Ngũ Tuần là Chúa Thánh Thần ngự xuống trên các Tông đồ, và kỷ nguyên Giáo hội khởi đầu.

Có vài điều đặc biệt xảy ra vào chính ngày Lễ Ngũ Tuần. Đó là:

Lời tiên tri nên trọn

Lời tiên tri đã nên trọn vào ngày Lễ Ngũ Tuần: “Khi đến ngày lễ Ngũ Tuần, mọi người đang tề tựu ở một nơi, bỗng từ trời phát ra một tiếng động, như tiếng gió mạnh ùa vào đầy cả căn nhà, nơi họ đang tụ họp. Rồi họ thấy xuất hiện những hình lưỡi giống như lưỡi lửa tản ra đậu xuống từng người một. Và ai nấy đều được tràn đầy ơn Thánh Thần, họ bắt đầu nói các thứ tiếng khác, tuỳ theo khả năng Thánh Thần ban cho” (Cv 2:1-4). Điều nên trọn là lời tiên tri của Chúa Giêsu và Thánh Gioan Tẩy giả nói về việc Chúa Thánh Thần đến. Thánh Gioan Tẩy giả nói trước về Chúa Giêsu: “Tôi, tôi làm phép rửa cho các anh trong nước để giục lòng các anh sám hối. Còn Đấng đến sau tôi thì quyền thế hơn tôi, tôi không đáng xách dép cho Người. Người sẽ làm phép rửa cho các anh trong Thánh Thần và lửa” (Mt 3:11).

BỔN PHẬN LÀM LÀM CHỨNG CHO TIN MỪNG CỦA MỌI KITÔ HỮU


CHÚA NHẬT VII PHỤC SINH - Năm B
Cv 1,15-17.20a.20c-26; 1 Ga 4,11-16; Ga 17,11b-19


Bên cạnh việc nghe câu truyện về Matthia thay thế Giuđa, ta còn nghe Thánh Luca bảo ta rằng tất cả các biến cố này đã và đang xảy ra để ứng nghiệm kế hoạch và ý định của Thiên Chúa. Đây là phần đầu bài diễn từ của Thánh Phêrô mà ta tìm thấy trong Công vụ Tông đồ và ông đã chứng tỏ rằng Thần Khí Đức Giêsu đã ban cho ông vào ngày Chủ nhật Phục sinh đã soi sáng làm cho ông hiểu biết.
Thiên Chúa đã nói Lời của Người cho con người qua dòng lịch sử; thật vậy, Người đích thân  đã bước vào lịch sử để đối thoại với loài người và để mạc khải cho loài người biết kế hoạch của Người về ơn cứu độ, công lý và tình huynh đệ. Trong Đức Giêsu Kitô, Con Thiên Chúa làm người, Thiên Chúa đã giải thoát ta khỏi tội lỗi và chỉ cho ta thấy con đường ta phải đi và đích điểm phải phấn đấu để đạt tới (Sách Tóm lược HTXHGH, 17).
Nhóm Mười Một thấy rằng cần phải tìm một tông đồ thứ mười hai. Điều này thật ý nghĩa. Điều còn quan trọng hơn là các tiêu chí các ông lập ra. Sự lựa chọn người kế vị phải được hướng dẫn bởi sự kiện người đó đã ở cùng các ông và chứng kiến lời nói và việc làm cho Chúa Giê-su kể từ khi Người được làm phép rửa cho đến ngày Người phục sinh. Các Tông đồ ý thức rằng việc đã chứng kiến và chia sẻ sứ vụ công khai của Chúa Giêsu là thiết yếu đối với công việc mà các ông sắp đảm nhận. Thánh Phaolô cũng nói rõ trong các thư của mình; sự kiện Chúa Giêsu hiện ra với ông là đủ để khiến ông trở thành chứng nhân cùng với các Tông đồ.

Chôn sống

“Chôn một người đang còn sống có là tội ác không?” 


Giữa dòng đời đang trôi chảy với mọi sự được coi là bình thường, nó tự hỏi như thế vì chợt giật mình nhận ra một vấn đề, một vấn đề rất thường nhưng lại rất hại, có chi tiết nhỏ nhưng hậu quả lại to. Nó thấy rợn người dẫu rằng đối với một kẻ vô tâm thì cái rợn người ấy chỉ là biểu hiện của một sự nhạy cảm quá đáng. Ngày xưa nó cũng thế. Nhưng gần đây, chứng kiến một biến cố, nó chợt nhận ra điều quý giá nhất của cuộc đời một con người và từ đó nó hạ quyết tâm sống nghiêm túc cái gọi là tương quan. 

Biến cố thay đổi cách nhìn cách sống của nó là một điều vẫn diễn ra mỗi ngày trên trần gian này. Chẳng có gì lạ dưới ánh mặt trời, người ta vẫn nói vậy. Nhưng nó thì khác. 

Thứ Hai, 21 tháng 5, 2012

Để hưởng ứng “nhận định” của Uỷ ban Công lý & Hoà bình

Cha Matthêu Vũ Khởi Phụng, 
Dòng Chúa Cứu Thế
VRNs (20.05.2012) - Minnesota, USA – Tuy đang ở nước ngoài, đêm nào tôi cũng bỏ ra hằng mấy giờ để theo dõi tin tức trong nước. Nhìn vào đâu cũng thấy bức xúc, từ những khó khăn về kinh tế tài chính đến những bất ổn trong xã hội, từ những tệ nạn của thời cuộc đến cơn khủng hoảng tinh thần, văn hóa, nhân văn, kể cả cơn khủng hoảng tâm linh đang thách đố các tôn giáo. Càng bức xúc lại càng cảm thấy trân trọng từng lời nói, từng hành động, từng thái độ của những ai có tâm hồn, và có can đảm đứng lên đương đầu với các tiêu cực nhằm duy trì và xây dựng một xã hội nhân ái. Trong tâm trạng đó, tôi lấy làm mừng được đọc “Nhận định một số tình hình tại Việt Nam hiện nay” của Ủy Ban Công Lý và Hòa Bình thuộc Hội Ðồng Giám Mục Việt Nam ngày 15/5/2012 vừa qua.

Doanh nghiệp xã hội

Ngày 16.5.2012 hội thảo công bố báo cáo nghiên cứu “Doanh nghiệp xã hội ở Việt Nam: khái niệm, bối cảnh và chính sách” đã được Viện Quản lý kinh tế Trung ương, Hội đồng Anh và CSIP (Trung tâm hỗ trợ sáng kiến phục vụ cộng đồng) tổ chức (ảnh).


Nhà nước rất quan trọng và có vai trò quyết định đến sự phát triển của đất nước. Tuy vậy, nhà nước chỉ có thể, và chỉ nên làm những việc quan trọng (giữ an ninh quốc gia, trật tự xã hội, tạo môi trường pháp lý, bảo vệ quyền tài sản tư nhân, buộc thực thi các thỏa thuận tư nhân và có thể tạo cơ sở hạ tầng cứng như đường sá, thúc đẩy giáo dục, nghiên cứu khoa học) và có rất rất nhiều việc nên để khu vực tư nhân và khu vực xã hội dân sự đảm nhiệm. Nhiều vấn đề xã hội nhức nhối mà nhà nước tự mình không thể giải quyết nổi, thì khu vực tư nhân, khu vực xã hội dân sự có thể góp phần tích cực, trong đó các doanh nghiệp xã hội có vai trò ngày càng quan trọng.

TRỜI MỚI (2)


Giê-su yêu quý, Chiều cuối tuần nầy con được tham dự nhóm chia sẽ bài Tin Mừng Chúa Nhật, lễ mừng “Chúa  lên Trời” hay còn gọi “Chúa Thăng Thiên”.

Chúa Giê-su về cùng Đức Chúa Cha để dọn chỗ cho chúng con… vì nhà Cha ta có nhiều chỗ ở… Thật vậy, chỗ ở thì bao la, nhưng liệu lòng tin còn trên trái đất nầy hay không?!!.

Giê-su kính yêu:
 “Ai tin và chịu phép rửa, sẽ được cứu độ; còn ai không tin thì sẽ bị kết án. Đây là những dấu lạ sẽ đi theo những ai có lòng tin: nhân danh Thầy họ sẽ trừ được quỷ…. Và dùng những dấu lạ kèm theo mà xác nhận lời các ông rao giảng “
 (Mc 16 16-20)
Giê-su ơi, nếu lời rao giảng của con có được phép lạ kèm theo, thì con tin chắc rằng Chúa cùng hoạt động với con rồi phải không Giê-su? Nhưng nếu… con sẽ làm cho Chúa đau khổ biết chừng nào!!

Thứ Bảy, 19 tháng 5, 2012

Nữ hoàng


Tôi chẳng còn nhỏ dù chưa hẳn lớn. Đang lớn. Tôi mới độ tuổi “bẻ gãy sừng trâu” mà thôi. Khó chịu khi “bị” gọi là cô bé nhưng cũng chẳng ưa gì khi “được” tôn là… chị. Ngược đời và bướng bỉnh vậy đó. Thời gian như chạy nước rút. Thế mà đã mười năm rồi. Anh có giận Nữ Hoàng không?
o0o
Vốn năng động nên tôi chẳng ưa gì mấy “ông” lầm lì, cả ngày chẳng thèm nhếch môi lấy nửa lời. Tôi từng “thề độc” là không bao giờ chịu đội trời chung chứ đừng nói chi “hảo tâm” mà hé ngăn tim cho loại người như vậy. Đời làm gì có loài hoa nào cho ong Vò Vẽ!
Chẳng hiểu sao ba má tôi “rước” cái “anh thầy” mặt còn búng ra sữa ấy về nhà dạy kèm cho thằng Út nhà tôi nữa. Dĩ nhiên “người ấy” hơn tôi có đến dăm bảy lần mùa Thu lá úa, dám chưa có mảnh tình rách nào vắt vai! Nó học đâu đến nỗi mà phải kèm với cặp chi cho “rách việc” không biết. Người ta ít ra cũng có cái tướng, đằng này thì… Thánh Thần Thiên Địa ơi, người như cá hố, đã vậy tóc lại để dài, trông càng “tê-nặng” (tệ). Thấy mà… “thương” luôn. Gương mặt “hãm tài ấy thấy “dễ xa nhau” ghê đi! Tôi thử liếc xem “anh thầy” có nhìn tôi mỗi lần tôi xuất hiện hay không nhưng vô ích. Không phản ứng nào xảy ra. Xí! Làm bộ làm tịch. Có hỏi chắc gì “được” tôi trả lời? Bản tính tự ái bẩm sinh của con gái trong tôi trỗi dậy cực mạnh. Tôi “ném” cho “anh thầy” hàng loạt những “tia mắt cực nóng”, hơn cả các nhà thôi miên, hơn cả dạng “những con mắt mang hình viên đạn”!
Lâu ngày quen mắt, nhìn đỡ “gai” dần. Cứ giờ tôi đi học về là giờ “anh thầy” lên lớp cho thằng Út. Lên lầu thì tôi phải đi qua nơi hai thầy trò “làm việc”. Chiếc cầu thang “độc đạo” ấy vô tình trở thành đồng lõa với thời điểm tôi lên lầu. Khó chịu mấy cũng phải cắn răng ráng mà chịu!

Tôi đi hành hương kính viếng Áo Thánh Chúa

Tunica Christi - Áo Thánh Chúa, chiếc áo mặc trong không có đường khâu của Chúa Giêsu, một di tích thánh quan trọng vào bậc nhất của Kitô giáo nói chung và của Giáo phận Trier (CHLB Đức) nói riêng, được trưng bày từ ngày 13.4. đến ngày 13.5.2012 cho các khách hành hương từ khắp giáo phận và khắp thế giới đến kính viếng nhân dịp kỷ niệm năm thứ 500 (1512-2012) Áo Thánh Chúa được trưng bày công khai.

Trong thời gian trưng bày này, hằng ngày và hằng giờ tại hàng trăm nhà thờ to nhỏ cũng như các nhà nguyện của các giáo xứ hay của các Tu Viện ở thành phố Trier, vốn được coi là „Roma thứ hai“, đều được liên tục cử hành Thánh Lễ cho các khách hành hương. Và lịch trình phân chia cử hành Thánh Lễ tại các nhà thờ cho các phái đoàn hành hương trong cũng như ngoài nước đã được bố trí từ cả năm trước đó.

Khoảng cách vô tình

Cây khô tưới nước cũng khô 
Người nghèo đi tới nơi mô cũng nghèo 

Câu ca dao buồn quá, nhưng đó lại là một “nỗi buồn thực tế” mà hầu như con người không thể lý giải! 

Cuộc sống có nhiều loại khoảng cách và nhiều kiểu khoảng cách. Có thể là thời gian, không gian, giai cấp, địa vị, trình độ, quan niệm,… Có những khoảng cách hữu hình và có những khoảng cách vô hình, đặc biệt và nguy hiểm nhất là “khoảng cách vô tình”. 

Liên Hiệp Quốc vẫn kêu gọi các nước giàu giúp các nước nghèo để rút ngắn “khoảng cách”, chính phủ các quốc gia cũng kêu gọi người giàu chia sẻ với người nghèo để “xóa đói, giảm nghèo”. Đây là trách nhiệm chung của xã hội, mỗi người phải ý thức trách nhiệm ấy và tích cực hành động để thực sự có thể rút ngắn tối đa các khoảng cách trong xã hội, nhiều vĩ nhân thế giới đã thực hiện như vậy. 

Mọi thời, mọi nơi và mọi lúc, khoảng cách giàu – nghèo là khoảng cách vừa vô hình vừa hữu hình, rất rõ nét. Có những người may mắn ngay từ khi lọt lòng mẹ, cuộc sống luôn ung dung tự tại, không hề phải lo toan nhiều, họ “sướng từ trong trứng sướng ra”. Nhưng có những người khổ từ nhỏ, thậm chí có người tới hơi thở cuối cùng vẫn không có nụ cười mãn nguyện, không được chút thảnh thơi. Người Việt ta thường nói: “Kẻ ăn không hết, người lần không ra”. Một ẩn số vô cực! 

Xây dựng một chế độ đền bù đất đai hợp lý

Bài 1: Tạo thế bình đẳng giữa các bên trong thương lượng 

SGTT.VN - Theo một báo cáo chính thức gần đây của tổ chức Lương thực và nông nghiệp của Liên hiệp quốc (FAO) có tựa đề “Cưỡng bách mua đất và đền bù” (có thể tham khảo tại: http://www.fao.org/docrep/011/i0506e/i0506e00.htm), thì giải toả đất đai là một hoạt động nhà nước rất dễ bị lạm dụng và do đó, dễ tạo ra bức xúc ở những người bị chèn ép, dẫn đến xung đột xã hội và rối ren. 

Chủ đầu tư dự án đã bỏ túi khoản chênh lệch địa tô hàng ngàn tỉ đồng từ dự án sân golf An Phú, quận 2, TP.HCM.
Trên cơ sở đúc kết kinh nghiệm thu thập từ thực tiễn của các nước, FAO đưa ra một số khuyến cáo được cho là hữu ích đối với nhà chức trách công trong việc hoàn thiện chính sách và bộ quy tắc ứng xử trong quan hệ giải toả đất đai và đền bù. Từ các khuyến cáo này, kết hợp với tình hình thực tế của nước ta, PGS.TS Nguyễn Ngọc Điện gợi ý những cách thức để xây dựng một chế độ đền bù đất đai hợp lý hơn so với hiện nay, nhằm giảm thiểu những căng thẳng trong xã hội. Sài Gòn Tiếp Thị xin giới thiệu. 

Thứ Sáu, 18 tháng 5, 2012

Về mức độ thái quá trong thông tin tội ác, nhưng bất cập trong thông tin bạo lực công quyền

SGTT.VN - Chưa bao giờ số lượng cũng như mức độ tội ác lại gia tăng như lúc này, cũng chưa bao giờ chuyện thông tin về tội ác lại lạnh lùng như lúc này. Nếu là người quan tâm, hẳn phải xem xét mối tương quan giữa tội ác và chuyện thông tin tội ác. 

Đơn cử trường hợp gây án của hai học sinh phổ thông ở thị trấn Trà Mi, Quảng Nam, đã có đến mấy chục tờ báo giấy, báo mạng, báo hình, báo tiếng cùng đồng loạt đưa tin bài với những tít có nội dung rùng rợn như: Học sinh đâm chết bảo vệ; Phạm kỷ luật, học sinh đâm chết bảo vệ trường; Chân dung hai “sát thủ” lớp 10; Bị bảo vệ phát giác, hai học sinh giết người diệt khẩu... Chỉ riêng với trường hợp gây án này, ở góc độ người tiếp nhận thông tin, dù là người dày dạn cũng khó thoát được ám ảnh huống gì là tuổi trẻ. 

Từ góc nhìn tổng quan về xã hội thông tin, nếu một tội ác ở mức độ giết người được thông tin bùng nổ đồng loạt, giựt gân, câu khách thì tất nhiên chính thông tin về tội ác cũng là một tội ác khi giết chết những thông tin nhân bản khác. 

Khi nào thì việc đưa tin những vụ án giết người được gọi là hội chứng thông tin cái ác? Không cần phải là nhà tội phạm học hoặc nhà làm luật cũng biết rằng, đó là khi cái ác được thông tin không với mục đích định hướng dư luận về nguyên nhân thủ ác, phân tích hậu quả điều ác, nhất là thức tỉnh được các giá trị về tánh thiện, đạo đức, luân lý... để cả cộng đồng cùng ý thức phòng ngừa và giảm thiểu hành vi, mức độ thủ ác. 

Khi nào thì việc đưa tin những vụ án giết người được gọi là gây ra hiệu ứng phạm tội giết người? Không cần phải là người thấu thị cũng biết khi tội ác được đưa tin một cách vô cảm, hành vi giết người được mô tả chi tiết hấp dẫn, giựt gân như là những phiên bản phim xã hội đen thì hẳn nhiên tội ác sẽ trở thành hiệu ứng copy dây chuyền. 

Chưa lúc nào Việt Nam có các phương tiện thông tin đa dạng và cập nhật nhanh bằng lúc này. Nếu mức độ tội ác giết người và những tội ác nghiêm trọng khác được tha hồ thông tin, tha hồ cạnh tranh trong đưa tin thì khác gì xem tội ác là đề tài để kinh doanh, quảng cáo, lăngxê như một loại hình giải trí, một kiểu tạo mốt, tạo sao? Người ta có thể đưa ra dẫn chứng về trường hợp quái gở của các fan hâm mộ kẻ thủ ác Lê Văn Luyện ở Bắc Giang cướp tiệm vàng, giết ba mạng người trong đó chặt tay cả trẻ con. Thế nên những công dân tiếp nhận thông tin không thể thoát khỏi tình trạng bị nhồi nhét tội ác đủ kiểu, đủ mọi tầm mức khiến phải ngơ ngác hoang mang: tương lai mình và con em mình sẽ ra sao! Theo đà này thì xã hội Việt Nam này sẽ ra sao? 

Nếu một ngày nào đó vừa mở mắt thức giấc, con người bị tràn ngập thông tin giết người với đủ mọi lý do, từ vụn vặt cho đến quy mô thì hẳn nhiên không ai bỏ trốn vô rừng, vô hang mà chính xã hội này đã trở thành nơi hoang dã ác nghiệt. Một xã hội thông tin càng hiện đại thì hẳn nhiên càng có trách nhiệm bồi đắp nền móng các giá trị nhân văn, đạo đức, luân lý. Mức độ tội ác của mỗi thời đại mỗi khác, nhưng dù ở mức nào thì một xã hội thông tin lành mạnh cũng phải ở trên cái ác, để thực thi trách nhiệm lương tri của tánh thiện. 

GIAO CẢM 


... nhưng bất cập trong thông tin bạo lực công quyền. Trong khi báo chí tỏ vẻ thái quá khi đưa tin về tội ác, thì những hành vi bạo lực trong một sự kiện cưỡng chế đất đai lại chỉ được phát lộ khi xuất hiện đoạn clip của một chứng nhân ẩn danh nào đó ghi lại đầy đủ cảnh nhân viên thừa hành công vụ đánh hội đồng những người không có hành vi phản kháng... Một bên là hệ thống chính thống vô tình cổ xuý cho cái ác, còn bên vạch trần cái ác lại là một kênh thông tin... ẩn danh. Chưa hết, việc đến nay tác giả đoạn clip đó không dám ra mặt càng cho thấy sự đổ vỡ lòng tin vào tính công minh của luật pháp. Mà khi người ta không còn tin hệ thống pháp luật có thể bảo vệ mình, thì bạo lực, trong đó có bạo lực công quyền, càng dễ lộng hành. HỒ TRẦN 


THÁNH GIOAN PHAOLÔ II BÌNH LUẬN VỀ THÔNG ĐIỆP RERUM NOVARUM

Thông điệp Rerum Novarum (Tân Sự), ra đời cách nay hờn 120 năm, được xem là bức thông điệp xã hội đầu tiên của Giáo Hội. Chúng tôi mời các bạn đọc phần tóm lược về thông điệp và phần bình luận sâu sắc của Thánh Giáo hoàng Gioan Phaolô II nhân kỷ niệm 100 năm ngày ban hành thông điệp, trong đó ngài đưa ra nhận định và cũng là phương dược cho mọi vấn đề xã hội: “Giáo huấn xã hội của Giáo hội là một bộ phận không thể thiếu được trong sứ điệp Kitô giáo. Không thể có bất kỳ giải pháp nào cho “vấn đề xã hội” mà ở ngoài Phúc âm”

Tóm lược Thông điệp Rerum Novarum 
Thông điệp thời danh Rerum Novarum nay đã trên 120 tuổi 
Thông điệp Rerum Novarum (Tân sự) do Đức Giáo hoàng Lê-ô XIII ban hành ngày 15 tháng 5 năm 1891, đề cập đến tình trạng của giai cấp công nhân. Ngài đưa ra câu trả lời của Giáo hội Công giáo cho cuộc xung đột xã hội đã phát sinh theo sau cuộc công nghiệp hóa và đã dẫn đến sự trỗi dậy của chủ nghĩa xã hội. Đức Giáo hoàng nói rằng trong khi nhà nước đề cao công bằng xã hội bằng cách bảo vệ các quyền lợi của công dân, Giáo Hội phải lên tiếng về những vấn đề xã hội để giảng dạy các nguyên tắc xã hội đúng đắn và bảo đảm sự hài hòa giữa các giai cấp. Ngài nhắc lại một giáo huấn vốn đã có từ lâu trong Giáo Hội về tầm quan trọng của các quyền tư hữu, nhưng nhìn nhận rằng hoạt động tự do của các lực lượng thị trường phải chịu sự kềm chế của những xem xét, ràng buộc về luân lý.

Chúa về trời, con vào đời

(Chúa Nhật Thăng Thiên, năm B) 


Chúa Giêsu vinh hiển về trời, còn chúng ta phải hiên ngang vào đời để làm chứng về Đức-Kitô-chịu-chết-và-phục-sinh, về Tình Yêu Vô Biên của Thiên Chúa, về Lòng Thương Xót của Ngài. Chúa Giêsu về trời là bảo chứng chắc chắn chúng ta cũng sẽ được về trời. Với hy vọng đó, chúng ta có thể can đảm và kiên trì vượt biển-đau-khổ-trần-gian để cặp Bến Bình An Thiên Quốc. 

Khoảng trầm tư Nắng Mưa


Có những đêm thâu trằn trọc không ngủ. Có những bữa ăn không thấy ngon miệng. Có những chiều ngồi nhìn xa xăm. Có những khi ngờ nghệch đối diện với chính mình. Có những lúc thẫn thờ ngồi nhìn trang giấy. 
Hình như có điều gì đó cứ bâng khuâng, cứ buồn buồn, cứ đeo đẳng và khó tả. Tôi lại viết. Viết theo phản xạ. Viết để tự giải thoát. Viết cho tôi hay cho ai? Viết cho những gì xa ngái, trống vắng? Viết những điều mơ hồ, không có thực? Tình yêu lớn lao, nỗi nhớ trừu tượng, mà con người lại quá hữu hạn! Tôi vẫn miệt mài đi tìm gặp chính mình. Bạn hay tôi khó hiểu? Tôi hiểu chưa đúng ý bạn nên tôi tự lao mình vào sa mạc chăng? 

Thứ Năm, 17 tháng 5, 2012

SẮC HẠ VÔ THƯỜNG

Lung linh nắng Hạ pha lê
Hòa chung sắc Phượng đón đưa tháng ngày
Ve ru điệu nhạc mê say
Mùa thi bất chợt nghĩ suy học trò
Ít nhiều thì cũng lắng lo
Chút mơ mộng, chút trầm tư tuổi hồng
Miên man sắc Hạ vô thường
Lưu ly nắng sớm, mênh mang mưa chiều


TRẦM THIÊN THU
Tháng Năm – 2012

TRỜI MỚI (1)

Lạy Chúa, gần sắp lễ Thăng Thiên rồi, Chúa Giê-su về trời, và .. 
“….Chúa cho con trời mới đất mới… đường đời con đổi mới… “ 

Giêsu ơi, 
Thỉnh thoảng con lại hát thầm những lời nầy, lòng con rạo rực một niềm vui, vui vì con đầy Chúa, không còn một khe hở nào để sự dữ xâm chiếm tâm hồn con nữa… 

Thật sự lúc đó hồn con như bay bổng… chắc cũng giống ba môn đệ lên núi được thấy Chúa Giê-su hiển dung.. 

Cha yêu dấu, 
“Tình yêu của Thiên Chúa đối với chúng ta được biểu lộ như thế nầy: Thiên Chúa đã sai Con Một đến thế gian để nhờ Con Một của Người mà chúng ta được sống” ( 1Ga 4,9 ) 

Và sống dồi dào: 

“ Phần tôi, tôi đến để cho chiên được sống và sống dồi dào” (Ga 10, 10) 

Sự chết, chuyển hóa nhờ Ơn Ban

Lòng anh em đừng xao xuyến,
Hãy tin vào Thiên Chúa và tin vào Thầy.
(Ga 14, 1)


Người Việt Nam chúng ta thường nói: “ Chưa thấy quan tài, chưa đổ lệ” để chỉ những người thiển cận, chậm hiểu, chậm tin. Nói đến quan tài là nói đến cái chết, điều mà mỗi người đều phải qua. Có sanh, có tử, vậy mà sự chết luôn luôn là một hình ảnh kinh hoàng cho con người, không ai muốn nghĩ tới, đừng nói chi muốn nhìn thấy trong cuộc đời mình.

Nhưng trước sự chết, Chúa Giêsu đã có thái độ thật rõ ràng: “Thầy nói cho anh em là bạn hữu của Thầy được biết: Anh em đừng sợ những kẻ giết thân xác, mà sau đó không làm gì hơn được.” (Lc 12, 4). Đối với Ngài, cái chết của thân xác không chấm dứt được Sự Sống lớn lao mà Thiên Chúa đã ban cho loài người, chỉ có Thần Khí mới dẫn con người vào được con đường của Sự Sống vô biên nơi Thiên Chúa. Thần Khí mới làm cho sống, chứ xác thịt chẳng ích lợi gì (Ga 6, 63). Chúa Giêsu đã muốn bày tỏ cho con người biết có một đời sống khác lớn lao hơn đời sống của xác thân: Đời sống tinh thần, đời sống siêu việt của con người bất tử nhờ Ơn Ban của Thiên Chúa. Ngài muốn nói cho nhân loại biết qua cái chết và Phục Sinh của Ngài.

Những hoang mang tiếp theo việc Obama tuyên bố ủng hộ “hôn nhân đồng tính”

Hôm thứ Tư, Obama, người đã từng viện dẫn Kinh Thánh để chống lại việc coi “hôn nhân đồng tính” ngang hàng với hôn nhân truyền thống - giữa một người nam và một người nữ - trong cuộc tranh cử tổng thống 4 năm về trước, thì nay lại cũng viện dẫn Kinh Thánh để ủng hộ cho “hôn nhân đồng tính”.

Giải thích cho lập trường bất nhất này của mình, Obama nói rằng tư duy của mình đã “tiến hóa”. Obama đã nói với một giọng điệu thương cảm rất điêu luyện về kịch nghệ, chỉ chút xíu nữa là rơi nước mắt.

Trước diễn biến này, Đức Hồng y Timothy Dolan, chủ tịch Hội Đồng Giám Mục Hoa Kỳ, đã ra tuyên bố chỉ trích lập trường của Tổng thống Barack Obama về hôn nhân đồng tính. Ngài nói rằng ngài cầu nguyện cho tổng thống và chính quyền của ông "hành động một cách đúng đắn để duy trì và bảo vệ hôn nhân như sự hợp nhất của một người đàn ông và một người nữ."

Thứ Tư, 16 tháng 5, 2012

Tình yêu phong phú của Đấng Phục Sinh

Chúa nhật 6 PS - B

Lời mở

Chúa Nhật này có thể gọi là tuần cuối cùng để ta suy niệm về mầu nhiệm sống lại của Chúa Giêsu Kitô, tuần sau sẽ là mầu nhiệm Chúa Lên Trời. Vì là tuần cuối nên Giáo Hội muốn dẫn ta đến mầu nhiệm sâu thẳm nhất, diệu kỳ nhất của mùa này: Đấng Phục Sinh chính là Thiên Chúa Tình Yêu. Do đó, trong bài đọc II (1Ga 4,7-10) thánh Gioan xác định: “Anh em hãy yêu thương nhau vì tình yêu bắt nguồn từ Thiên Chúa. Phàm ai yêu thương thì được Thiên Chúa sinh ra và người ấy biết Thiên Chúa. Ai không yêu thương thì không biết Thiên Chúa vì Thiên Chúa là tình yêu. Tình yêu Thiên Chúa đối với chúng ta được biểu lộ như thế này: Thiên Chúa đã sai Con Một đến thế gian để nhờ Con Một của Người mà chúng ta được sống” (1Ga 4,7-8).

Hơn nữa, hôm nay lại là Ngày của Người Mẹ để chúng ta hướng về những người mẹ thân yêu của mình, bày tỏ lòng hiếu thảo, kính yêu, dù mẹ có già yếu, bệnh hoạn, tật nguyền. Mẹ đã sinh ra ta, nuôi dưỡng ta nên người, dạy ta biết yêu mến Chúa. Chúng ta hãy xin Chúa đổ tràn tình yêu và ân sủng Chúa cho người mẹ của mình.

“gapchuagiuadoi”

Giê-su yêu quý, 

Blog “gapchuagiuadoi” làm con cảm nhận một cái gì đó rất thân thương và gần gũi. Xã hội thời nay ít ai quan tâm đến người khác, bao sự việc nơi nầy, nơi kia, con người vô tâm, mắc bệnh “trầm kha” trước những thảm trạng xãy ra trên đường … Những câu chuyện ấy khác chi “Dụ ngôn người Sa-ma-ri” …. Người tư tế, Lê-vi đã thấy, tránh qua bên kia mà đi.. 

Thứ Ba, 15 tháng 5, 2012

7 thói quen của Nhóm Học hỏi Giáo huấn Xã hội Công giáo



Dưới đây là 7 thói quen mà Nhóm Học hỏi Giáo huấn Xã hội Công giáo (GHXHCG) chúng tôi đã và đang duy trì trong mấy năm qua. Xin được chia sẻ cùng các bạn đang thao thức học tập “tìm một con đường, tìm một lối đi”.

Nhận định về một số tình hình tại Việt Nam hiện nay

Chủ trương đổi mới đã giúp Việt Nam hòa nhập vào dòng chảy chung của nhân loại và đưa đất nước từ một nền kinh tế nghèo nàn đến một trong những nước có tăng trưởng kinh tế cao nhất châu Á. Tiến trình hội nhập được cụ thể hóa qua việc Việt Nam trở nên thành viên của khối ASEAN, tham gia APEC, gia nhập WTO. Việt Nam cũng đã thiết lập quan hệ ngoại giao với nhiều quốc gia, tham gia vào nhiều tổ chức quốc tế và thu hút đầu tư của nhiều tập đoàn nước ngoài. Xã hội ngày càng trở nên năng động, sáng tạo và nhìn chung có vẻ giàu có hơn. Nhưng tình hình gần đây cho thấy nền kinh tế Việt Nam đang mất định hướng, thiếu tính bền vững và nhân bản, vì đổi mới kinh tế không song hành đổi mới chính trị, cũng như tăng trưởng kinh tế không nối kết với phát triển xã hội và phát triển con người toàn diện. 

Thư chung hậu Đại hội Dân Chúa năm 2010 mời gọi tất cả các thành viên của Giáo Hội Công giáo tại Việt Nam cố gắng nhận diện và phân định “hiện trạng xã hội Việt Nam dưới ánh sáng đức tin”. Chính trong viễn tượng đó, Ủy ban Công lý và Hòa bình thuộc Hội đồng Giám mục Việt Nam muốn bày tỏ một vài thao thức, suy nghĩ và nhận định về tình hình Đất nước, vừa với tư cách công dân, vừa với tư cách Kitô hữu. 

TGP Sài Gòn: Phổ biến Giáo huấn của Giáo Hội về xã hội

 VRNs (15.05.2012) – Sài Gòn – Hôm nay, ngày 15.05.2012, một tập san lưu hành nội bộ, như giáo huấn của Giáo hội dành riêng cho con cái mình mang tên: GIÁO HUẤN XÃ HỘI CÔNG GIÁO do Ban Mục Vụ Công Lý – Hoà Bình Tổng Giáo Phận Sài Gòn thực hiện, chính thức được phổ biến.

VRNs xin chào mừng sự kiện này và trân trọng giới thiệu lời mở đầu do cha Giuse Maria Lê Quốc Thắng, Trưởng Ban Mục Vụ CL_HB Tổng Giáo Phận Sài Gòn, viết cho Tập san này.

Một trong những trách nhiệm hàng đầu của Ban Mục vụ Công Lý Và Hòa Bình (CLHB) thuộc Tổng Giáo Phận Sài Gòn là đào sâu Giáo huấn xã hội của Giáo Hội và nỗ lực phổ biến cũng như áp dụng học thuyết ấy trên phương diện đời sống cá nhân cũng như đời sống cộng đồng. Đặc biệt trước tình hình nhiều bất công, đói nghèo đã và đang sẩy ra trong các mối tương quan từ môi trường sống và làm việc của người dân thành phố cũng như của Đất nước. Làm sao để tất cả cần phải ngày càng thấm nhuần tinh thần Tin Mừng. Theo như Đức Hồng Y Tổng Giám Mục đã chỉ thị trong Lời Chủ Chăn tháng 5/ 2011 khi quyết định thành lập Ban Mục Vụ CLHB : “Nhiệm vụ của Ban Mục Vụ Công Lý và Hoà Bình giáo phận là nghiên cứu, đào sâu, và phố biến Giáo huấn của Giáo Hội về xã hội”.

Tiến sĩ Nguyễn Quang A: “Tôi tự hào vì đã trải qua khá nhiều thất bại”

Tvn - Đó đích thực là một câu nói rất... Nguyễn Quang A - cái tên khá quen thuộc trong giới doanh nhân, học giả và bạn đọc.

Tiến sĩ Nguyễn Quang A. Tranh: Hoàng Tường
Họ biết đến ông không phải với tư cách là một kỹ sư, một doanh nhân, như đáng ra phải thế, mà là với tư cách một dịch giả, một nhà báo với những cuốn sách và bài viết khá ấn tượng. Thế giới phẳng, Bằng sức mạnh tư duy, Sự bí ẩn của tư bản, Sự khốn cùng của chủ nghĩa lịch sử, Xã hội mở và những kẻ thù của nó... Đó chỉ là một số trong gần 20 cuốn sách ông đã dịch. Có thể nói thuật ngữ "thế giới phẳng" chỉ xuất hiện một cách phổ biến ở nước ta hiện nay sau khi cuốn The World Is Flat của Thomas L. Freedman được ông chuyển ngữ và cho xuất bản năm 2005. Còn các bài viết của ông trên các báo, các trang mạng bao giờ cũng lôi cuốn bạn đọc ngay từ cách đặt vấn đề rất trúng đến những phản biện đầy thuyết phục để đi đến việc giải quyết vấn đề một cách rốt ráo nhất, hiệu quả nhất.

Hương Vị Của Khói

"Tình liên đới không phải là một thứ xa xỉ phẩm được thêm vào tương quan giữa người với người hoặc như một thứ tô điểm phụ thuộc cho nhân cách của tôi, mà là đòi hỏi thiết yếu của ơn gọi làm ngưòi. Tôi càng nên người hơn khi tôi sống cho tha nhân. Tôi càng trở nên phong phú hơn khi tôi trao ban... "


Ðể đả phá tính ích kỷ, người Ả Rập thường kể câu chuyện như sau: 

Tai một khu phố nọ, có không biết bao nhiêu cửa hàng ăn uống mọc lên. Hương vị bốc lên từ các cửa hàng này thu hút những người giàu lẫn kẻ nghèo. Những người giàu đến đây để thưởng thức những của ngon vật lạ, còn những người nghèo thì chỉ mong ăn được chút cơm thừa canh cặn hay cùng lắm là chỉ để hít thở được hương vị thơm ngon bốc lên từ các nhà bếp... 

Một biến cố không thể nào quên: Sứ điệp Phatima của ngày 13 tháng 10

Tháng 5 Dương lịch, tháng hoa để dâng kính Đức Mẹ. Chúng ta nhớ đến ngày 13/5/1917, liên tiếp trong sáu tháng liền Đức Mẹ đã hiện ra “Trên cây Sồi ở làng Phatima xa xôi”. Lần đầu tiên với ba đứa trẻ chăn cừu. Ngày 13/5/1917 đã phán ra những lời tiên tri não nùng, trong số đó có lời tiên tri về nước Nga sụp đổ, Nga Hoàng (hay là Liên Xô cũ) và những lời đe dọa về một chiến tranh tàn khốc cùng vơi lời năng lần hạt Mân côi. Ngày 13/10/1917 Đức Mẹ hiện ra lần cuối cùng và một sự lạ xảy ra trước đám đông 100.000 nghìn người: “Sự lạ của mặt trời múa nhảy”. 

Năm 2008, Đức Cha Macxong đã kể lại một cách phấn khích, dựa vào bản tường trình của chị Lucia.

Lần hiện ra sau hết: Đức Cha Macxong viết: ngày 13/10/1917, là một ngày quyết định vì chính trong ngày đó ba trẻ chăn chiên đã loan báo:

TÍCH NIÊN KIM NHẬT


Đức Gíáo hoàng Lêô XIII
Ngày này (15.5.) năm xưa (1891) Đức Giáo hoàng Lêô XIII ban hành thông điệp thời danh Rerum Novarum, thông điệp xã hội đầu tiên của Giáo hội Công giáo, mở ra một “con đường mới” cho Giáo hội (Tóm lược HTXHCG, 87). Thuật ngữ này làm ta nhớ đến bài tân ca của Thánh Augustinô: “Đường mới khách đường mới hát khúc tân ca”. Người Đông phương chúng ta thì có câu: Đường xa thiên lý bắt đầu bằng bước chân đầu tiên. Đức Lêô đã đi những bước đầu tiên trên “con đường thiên lý” đó và tất cả chúng ta đều là “khách đường mới”.
Ngày 15.5 đã trở thành một cột mốc quan trọng đến nỗi hầu như cứ đúng “ngày này năm xưa” nhiều thập niên sau, các người kế vị Đức Lêô đều ban hành một văn kiện kỷ niệm:
  • Đức Piô XI ban hành Thông điệp Tứ thập niên ngày 15.5.1931
  • Đức Gioan XXIII ban hành Thông điệp Mẹ và Thày ngày 15.5.1961
  • Đức Phaolô VI ban hành Tông thư Bát thập niên ngày 14.5.1971
  • Đức Gioan Phaolô II ban hành Thông điệp Lao động Con người ngày 14.9.1981 (lẽ ra phải là vào ngày 15.5.1981 nếu hai ngày trước đó đã không xảy ra biến cố ngài bị mưu sát tại Quảng trường Thánh Phêrô)
  • Đức Gioan Phaolô II ban hành Thông điệp Bách chu niên ngày 1.5.1991
Để kỷ niệm 121 năm ngày ban hành Thông điệp Rerum Novarum, chúng tôi mời các bạn đọc bài “Tình trạng bi đát của công nhân” trích từ quyển Một Cái Nhìn Mới về Học Thuyết Xã Hội Công Giáo của Hervé Carrier, S.J., do Giáo sư Nguyễn Đăng Trúc và các đồng sự dịch, Định Hướng tùng thư xuất bản tại Pháp năm 2000, phân tích và giới thiệu về thông điệp này.Lêo XIII,  Rerum Novarum (15.5.1891)[1]

Page

Blogger Tips and TricksLatest Tips And TricksBlogger Tricks