ngày tháng năm

Thứ Tư, 9 tháng 12, 2015

CƠN KHỦNG HOẢNG TRONG GIÁO HỘI

LONG THÀNH

Trước thềm Đại Hội Dân Chúa, xin hãy chân thành nhìn lại chính mình, hoán cải và vươn lên, rồi bắt tay xây dựng Giáo Hội bằng những đóng góp phù hợp với khả năng của mình, đồng thời cũng biết nhẫn nại và khiêm tốn đê Chúa Thánh Thần hoạt động canh tân Giáo Hội, đổi mới địa cầu.

Những phân hóa trong xã hội và Giáo Hội Việt Nam hiện tại

Xã hội Việt Nam đang trong con khủng hoảng kinh tế, nằm trong cuộc đại khủng hoảng kinh tế toàn cầu. Không biết việc nhìn nhận của mình có quá bi quan, nhưng tôi thấy hình như Giáo hội Việt Nam cũng đang trong cơn khủng hoảng. Hầu chắc, đây không phải khủng hoảng niềm tin vào Thiên Chúa, nhưng là khủng hoảng về tương quan và sự tin tưởng lẫu nhau giữa các thành phần trong Giáo Hội.

Từ cuối năm 2007, kinh tế thế giới bước vào suy thoái, rồi dần dần ảnh hưởng đến kinh tế Việt Nam. Đổng thời khi đó, Giáo Hội Việt Nam cũng xuất hiện hai sự kiện vừa đáng tự hào, lại vừa không thiếu những xót xa lo âu, đó là chuyện Tòa Khâm Sứ và Giáo Xứ Thái Hà ở Hà Nội. Rồi rất nhiều các sự kiện đáng buồn và đau lòng khác cứ nối tiếp nhau xảy ra ở khắp nơi như hiệu ứng những quân cờ Domino vậy.

Gẩn 3 năm nay, những ai chịu khó theo dõi thông tin, đặc biệt là những thông tin truyền thông trên phương tiện phổ biến và tự do nhất hiện nay là Internet, thì phải nói là ngụp lặn trong những dòng thông tin trái chiều về Hội Đồng Giám Mục Việt Nam. Bênh vực thì cũng có một số, nhưng phê bình, chê bai, than trách, phiền giận... thì nhiều vô số kể. Không biết bao nhiêu bài viết, lời bình về hàng Giáo Sĩ, về từng cá nhân các Giám Mục và Linh Mục đã được đăng tải trên các trang mạng.

Sở dĩ có làn sóng thông tin cuồn cuộn được đăng tải như vậy, cũng là xuất phát từ thực tế những sự kiện đáng buồn, thậm chí rất đau lòng đã và đang xảy ra cho và trong Giáo Hội Việt Nam. Những sự kiện này thế nào, xảy ra làm sao thì hầu như mọi người đã rõ. Tuy nhiên, một sự thật là chính những sự kiện đó cộng với làn sóng thông tin trên mạng đã đặt các thành phần Dân Chúa trong Giáo Hội Việt Nam vào một tình trạng hết sức căng thẳng và bi đát...!

Hàng Giáo Phẩm, đặc biệt là các Giám Mục có vẻ đang bị chia rẽ phân hóa nặng. Một số vị bị cho là "mũ ni che tai" để được yên thân, một số vị thì bị cho là đang thỏa hiệp với sự dối trá và gian ác của thế quyền, thậm chí có những vị còn bị cho là con cờ trong tay thế quyền đang thao túng và là người của thế quyền cài cắm vào giữa hàng Giáo Phẩm, để thực hiện mưu đồ muốn biến Giáo Hội Việt Nam thành một thứ Giáo Hội quốc doanh theo tôn chỉ "'Phúc Âm, Dân Tộc, Chủ Nghĩa Xã Hội". Kinh hãi thay...!

Trong Giáo Dân, những người trí thức thì viết bài và lên tiếng góp ý, phê bình... và cả phiền trách hàng Giám Mục; những người bình dân thì từ bán tín bán nghi, chuyển thành giận dỗi, rồi đâm ra hoang mang lo sợ; những người trẻ bức xúc và công khai giương bích chương, biểu ngữ ủng hộ mẫu Mục Tử mà họ mong muốn. Cả Giáo Hội rơi vào bầu khí nghi kỵ mất tin tưởng lẫn nhau, đặc biệt giữa Giáo Dân và hàng Giáo Phẩm. Tất nhiên, trong một hoàn cảnh như vậy, Giáo Hội Việt Nam khó tránh khỏi sự phân hóa nặng nề và đang lan rộng như nhận định của Đức cha Bùi Tuần trong bài viết mới đây "Góp ý với Đại Hội Dân Chúa".

Công tâm mà nói, uy tín của Hội Đồng Giám Mục Việt Nam đã suy giảm trầm trọng. Còn gì buồn hơn khi con chiên không còn tin tưởng ở chủ chăn của mình. Ai cũng biết: mất niềm tin là mất tâ't cả. Về khía cạnh trần thê' mà suy, có thể nói Giáo Hội Việt Nam mấy năm nay đang ở vào thời kỳ bi đát nhất trong vòng 100 năm trở lại.

Phải làm gì khi Giáo Hội rơi vào khủng hoảng?

Bình tâm mà xét, không phải chỉ Giáo Hội Việt Nam bây giờ mới bị khủng hoảng, nếu nhìn xa hơn vào trong lịch sử của Giáo Hội Toàn Cầu, chúng ta sẽ biết đến những cuộc khủng hoảng khác đã từng xảy ra rất dữ dội. Và những cuộc ly giáo thường xảy ra vào thời kỳ Giáo Hội bị khủng hoảng. Việc ly khai của Martin Luther lập ra giáo phái Thệ Phản (còn gọi là Cải Cách) vào thế kỷ 16 là một điển hình.

Lịch sử cho biết, Giáo Hội Công Giáo vào thế kỷ 16 đã rơi vào cuộc khủng hoảng trầm trọng. Một trong những yếu tố gây ra khủng hoảng thời đó có nét tương đồng với Giáo Hội Việt Nam bây giờ, đó là uy tín của hàng Giáo Phẩm giảm sút ghê gớm. Theo Cha Nguyễn Cao Siêu, Dòng Tên, trong bài giảng lễ Thánh I Nhã (Ignatio de Loyola) tại Nhà Thờ Hiển Linh, hàng Giáo Phẩm thời đó sống rất phóng túng và bất xứng. Thậm chí cả Đức Giáo Hoàng cũng từng có mấy người con trước khi lên ngôi. Và một trong những vị thân thích của Đức Giáo Hoàng được phong chức Hồng Y khi mới 25 tuổi. Rồi tệ nạn mua bán ân xá diễn ra như thể trao đổi hàng hóa. Chính vì phản đối điều này mà Linh Mục Luther đã đoạn tuyệt với Giáo Hội Công Giáo.

Nói về việc phải hành xử thế nào khi Giáo Hội bị khủng hoảng, người viết không dám lạm bàn, nhưng chỉ xin đưa hai hình ảnh đối nghịch nhau trong Giáo Hội thế kỷ 16, và một hình ảnh trong đó râ't đáng để chúng ta suy nghĩ học tập.

Đứng trước cơn khủng hoảng của Giáo Hội thế kỷ 16, Luther đã phản ứng bằng việc phê phán lối sống phóng túng của hàng Giáo Phẩm, kịch liệt phản đối việc mua bán ân xá, và cuối cùng là ly khai, đoạn tuyệt với Giáo Hội Công Giáo, lập ra giáo phái Cải Cách.

Ngược lại với hình ảnh trên, là chàng hiệp sĩ I Nhã. Sau khi đã từ bỏ ý định theo đuối vinh hoa phù phiếm thế gian, I Nhã quyết tâm trên đường phụng sự Chúa, cũng đã nhìn thấy những bất toàn của Giáo Hội, nhưng ngài không chỉ trích Giáo Hội. Ngài chọn lối sống ở lại trong lòng Giáo Hội và tìm cách canh tân Giáo Hội bằng đời sống thánh thiện, cầu nguyện và lời rao giảng về Đức Kitô. Mặc dù Đức Giáo Hoàng có nhiều khuyết điểm, I Nhã vẫn coi ngài là đại diện Chúa Kitô, và chấp nhận được ngài sai đi bất cứ đâu, làm bâ't cứ việc gì xét thấy có thể vinh danh Chúa và lợi ích các linh hồn hơn. Người nhiệt thành yêu mến Giáo Hội, thì cũng thường hay phản ứng mạnh mỗi khi Giáo Hội gặp một vấn nạn căng thẳng. Dẫu sao, thái độ này vẫn được xem là tích cực, hơn hẳn sự dửng dưng, bàng quang như người ngoài cuộc. Cũng phải thừa nhận rằng, phản ứng của con người đôi khi do trạng thái của tâm lý và tình cảm quá bức xúc, mà thành ra quá đáng và cực đoan.

Một thái độ, một quyết tâm, một dấn thân

Trước tình trạng Giáo Hội Việt Nam hiện nay, chúng ta cũng nhận thây có nhiều sự phản ứng rất nhiệt tình. Trong đó, nhiều người chủ trương phải nói sự thật, dẫu cho đó là sự thật đau lòng, như người ta phải phẫu thuật khối u ác tính để cho thân thê Giáo Hội nên lành mạnh. (Xin mở ngoặc: hy vọng khôi u này lành tính, phẫu thuật xong thì khỏi, chứ nê'u ác tính mà đụng dao kéo vào thì chết sớm hơn!)

Có thể nói hầu như tất cả mọi người, ai cũng đều yêu mến Sự Thật, tuy nhiên, khi nói sự thật thì vẫn cần phải giữ được tinh thần yêu mến và xây dựng, tuyệt đối không ác ý, thì việc nói lên sự thật đó mới mang lại lợi ích phổ quát.

Thiết nghĩ, chúng ta có thể chọn học tập theo cách hành xử của Thánh I Nhã. Chân thành nhìn lại chính mình, hoán cải và vươn lên, rồi bắt tay xây dựng Giáo Hội bằng những đóng góp phù hợp với khả năng của mình, đồng thời cũng biết nhẫn nại và khiêm tốn để Chúa Thánh Thần hoạt động canh tân Giáo Hội, đổi mới địa cầu.

Page

Blogger Tips and TricksLatest Tips And TricksBlogger Tricks