ngày tháng năm

Thứ Sáu, 20 tháng 4, 2012

Âm mưu kiểm soát nhân loại của tập đoàn Monsanto – kỳ 1

Để thực hiện mơ ước gầy dựng Monsanto trở thành “ông trùm” trong ngành công nghiệp lương thực, họ gạ gẫm những người nông dân trồng loại hạt giống biến đổi gen không có khả năng nảy mầm trong mùa tới, bất kể thực phẩm trưởng thành sẽ có chứa nhiều độc tố. Từng bước, họ âm mưu khống chế nhân loại và không ngần ngại làm bất cứ điều gì.

Lai lịch của tập đoàn Monsanto

Sau hơn 30 năm dày dạn kinh nghiệm trong ngành công nghiệp thực phẩm, John Francis Queeny bỏ tiền túi mở một đại lý phân phối nước giải khát ở St Louis, Missouri, vào năm 1901. Sau đó ít lâu, Monsanto dần trở thành xưởng sản xuất hóa chất với mối hàng đầu tiên là chất đường hóa học bán cho Công ty Coca-Cola.

Từ năm 1919-1940, Monsanto đã bành trướng sang tận châu Âu, sản xuất nhiều sản phẩm hóa chất như acid sulfuric, acid salicylic, aspirin, nhựa tổng hợp, các chất diệt cỏ DDT… và cả loại chất độc da cam từng được Mỹ rãi xuống trong chiến tranh Việt Nam. Đến năm 1940 Monsanto lọt vào top 10 công ty hóa chất lớn nhất Hoa Kỳ.

Năm 1982, các nhà nghiên cứu của Monsanto bắt tay vào nghiên cứu thực phẩm biến đổi gen và từ năm 2000 họ trở thành “ông trùm” cung cấp các loại hạt giống biến đối gen trên toàn thế giới.

Ước tính món lợi béo bở trong ngành thực phẩm, Monsanto đã đăng ký bản quyền các loại hạt giống. Theo đó, khi nông dân gieo trồng hạt giống của Monsanto, cây lớn lên và ra trái (hạt), nông dân không được quyền bán những hạt giống đó bởi nó thuộc bản quyền của Monsanto.

Trong hai năm 2004-2005, hãng Monsanto đã khởi kiện nhiều nông dân ở Canada và Mỹ vi phạm quyền sở hữu khi đem bán những thành quả được gieo trồng từ hạt giống biến đổi gen. Nhiều nông dân bào chữa rằng hạt giống được gió mang đến từ miến đất kế bên nhưng tòa án Canada bác bỏ lời biện minh và ra lệnh tiêu hủy những cây trồng trái phép. [1]

Năm 2005, Monsanto có được bằng sáng chế về kỷ thuật sinh sản và chăn nuôi heo, họ tuyên bố sẽ có quyền sở hữu tất cả những con lợn được sinh ra nếu chúng lớn lên có liên quan đến phương pháp của họ. Tổ chức Hòa bình xanh (Greenpeace) lập tức lên tiếng lật tẩy trò ma mãnh của Monsanto khi nói rằng “phương pháp Monsanto” chỉ là cách chăn nuôi heo thông thường. [2]

Từ năm 1997 – 2008, Monsanto lớn mạnh thêm khi tiến hành thâu tóm thêm nhiều doanh nghiệp kinh doanh hạt giống, hóa chất, sinh học… trên toàn thế giới. Với doanh thu 10,5 tỷ USD vào năm 2010, tập đoàn được tạp chí Forbes liệt vào top những doanh nghiệp lớn trong năm.

Thành công của Monsanto cũng đi kèm với tai tiếng, từ năm 1980 đến nay, họ đã bị các tòa án “trên thế giới và tại Mỹ xử phạt hàng chục lần vì quảng cáo dối trá, hối lộ, che giấu những nghiên cứu có hại cho cộng đồng, đổ rác thải nguy hại ra môi trường…” [3]

Những sản phẩm kinh dị

Nhiều chuyên gia lên tiếng về sự nguy hại của thực phẩm biến đổi gen (GMF – Genetic Modification Organism) như sức khỏe của người sử dụng, biến đổi môi trường, sự phụ thuộc vào công ty cung ứng giống… nhưng vì khoản lợi nhuận kết xù các công ty như Monsanto đang tìm mọi cách khuyên các Chính phủ trên thế giới đưa GMF vào trồng đại trà.

Không những thế, Monsanto còn cố tình để nông dân mãi phụ thuộc vào các sản phẩm của mình. Chẳng hạn, giống đậu nành Roundup Ready chỉ có thể sống được nếu dùng thuốc diệt cỏ Roundup của nhà sản xuất Monsanto, hay loại ngô DEKALB C919 chỉ trồng được một lần và nông dân sẽ phải phụ thuộc vào nhà cung ứng giống bởi vì chúng đã bị Monsanto “cắt tiệt” khả năng nảy mầm.

Đáng sợ hơn, để giống cà chua có khả năng sống được ở vùng khí hậu lạnh giá, Monsanto đã trích gen loài cá sống ở vùng Bắc cực rồi cấy vào cây cà chua. Kết quả là sự ra đời của giống “cà lai cá” (fish tomato), một thứ quái thai giữa thực vật và động vật đã làm bùng nổ những tranh cãi về khía cạnh đạo đức của ngành khoa học biến đổi gen. [4]

Năm 1970, hãng Monsanto cho ra đời loại thuốc diệt cỏ cực mạnh có tên “Round Up” và quảng cáo chúng “rất tốt cho môi trường”. “Round Up” là tiền thân của chất độc da dam, loại thuốc diệt cỏ mạnh nhưng cực độc cho con người. Các nhà khoa học đã chứng minh, “Round Up” có liên quan đến bệnh ung thư bạch cầu và làm chết tế bào gốc của con người vì nó tồn tại trong sản phẩm nông nghiệp đến 5 tháng sau khi được phun xịt trên cánh đồng [5]. Ngoài ra, thiên nhiên đã phản ứng lại bằng việc phát sinh “các loại cỏ cực hại” khác có khả năng kháng các chất diệt cỏ, như loài cỏ Amaranthus pahmeri đang mọc lan tràn trên các cánh đồng ở bang Arkansas.

“Giống Amaranthus pahmeri mỗi ngày có thể tăng trưởng đến 5cm và đạt đến chiều cao tới 2m, với hình dạng kỳ quái và những cái rễ cứng tới nỗi có thể làm gãy cả lưỡi máy cày. Loại cỏ này chịu được độ nóng cao trong thời tiết hạn hán kéo dài, sinh sản ra hàng ngàn hạt và hệ thống rễ có thể hút hết chất dinh dưỡng trong đất. Một số nhà nông đã bắt buộc phải bỏ đất của mình. Cỏ này là “con hoang” không chờ đợi của những hạt giống biến đổi gien Roundup Ready của hãng Monsanto.

Đến nay, ngoài bang Arkansas, sự xâm lấn của cỏ amaranthus palmeri ở các vùng trồng cây GM cũng đã được xác nhận ở các bang Georgia, Carolina Nam, Carolina Bắc, Tennessee, Kentucky, New Mexico, Mississipi và mới đây là ở Alabama và Missouri. Người ta cũng đã thấy hiện tượng này ởTrung Quốc,Ireland, Tây Ban Nha hayCanada.” [5]

Tháng 08 năm 2010, Monsanto đệ trình đơn đăng ký bản quyền cá frankenfish, được lai tạo từ gen cá hồi AquAdvantage với một loài lươn biển, lên Cơ quan an toàn thực phẩm Mỹ (FDA) [6]. Mặc dù được xác định là có chứa chất IGF-1 gây tác động đến ruột, tiến tuyền liệt và vú nhưng cá AquAdvantage vẫn được các nhà quản lý Hoa Kỳ cho phép bày bán. [7]

Sưu tầm.
——–

Page

Blogger Tips and TricksLatest Tips And TricksBlogger Tricks