ngày tháng năm

Thứ Bảy, 21 tháng 4, 2012

Âm mưu kiểm soát nhân loại của tập đoàn Monsanto – kỳ 2

Thuốc diệt cỏ Round Up của Monsanto
Tai họa rình rập [8] 

“Trong bài viết vừa được phát hành ngày 7-6 vừa qua, trang web của tổ chức phi chính phủ Earth Open Source tiết lộ rằng Roundup – thuốc diệt cỏ bán chạy nhất thế giới hiện nay của Monsanto – chính là một trong những nguyên nhân gây dị tật bẩm sinh ở con người. Song, đau lòng thay, bí mật này đã được giấu trong suốt hơn 30 năm qua. 

Bài viết có tựa đề “Roundup and birth defects: Is the public being kept in the dark?” do một nhóm các nhà khoa học, nhà nghiên cứu quốc tế công bố. Bài viết kết luận ngành công nghiệp hóa chất và các nhà quản lý đã biết sự thật này từ những năm 1980 và 1990, nhưng họ không công bố rộng rãi cho công chúng. 

Bài viết tiết lộ rằng, glyphosate, một thành phần hoạt chất của Roundup, là nguyên nhân gây dị tật bẩm sinh cho các con vật trong phòng thí nghiệm. Ủy ban châu Âu (EC) ít nhất được biết sự thật này từ năm 2002, khi đó họ ngưng phê duyệt Roundup chứa glyphosate. Thay vì công khai, một số cơ quan chức năng đã đánh lừa công chúng bằng những dối trá về độ an toàn của glyphosate.

Chỉ mới năm ngoái, Văn phòng Bảo vệ người tiêu dùng và an toàn thực phẩm Liên bang Đức (BVL) còn nói với EC rằng “không có bằng chứng về sự quái thai” đối với glyphosate. Tuyên bố của BVL nhằm để bác bỏ kết luận của một nghiên cứu độc lập do các nhà khoa học người Argentina công bố trước đó chỉ ra rằng Roundup và glyphosate gây dị tật ở ếch, gà với nồng độ thấp hơn nhiều nồng độ thuốc sử dụng trên những cánh đồng trong nông nghiệp. 

Cuộc nghiên cứu này được tiến hành sau khi người ta nhận được nhiều báo cáo cho thấy tỷ lệ dị tật bẩm sinh và bệnh ung thư bùng phát mạnh ở khu vực Nam Mỹ – nơi đang phát triển đậu nành biến đổi gen (GM) Roundup Ready cùng với thuốc diệt cỏ Roundup có chứa glyphosate của Monsanto. Trong một số trường hợp, những hiệu ứng này xảy ra ở liều thấp. 

Claire Robinson, đồng tác giả của bài viết được NGO Earth Open Source công bố cáo buộc: “30 năm che giấu của ngành công nghiệp hóa chất và các nhà quản lý đã đẩy công chúng vào vòng nguy hiểm. Roundup không chỉ được nông dân sử dụng trên những cánh đồng mà còn được những người làm vườn đưa vào trong vườn cây sân trường hay những nơi công cộng, một phần vì những “đảm bảo dối trá” về sự an toàn của loại thuốc diệt cỏ này”. 

Báo cáo trên được đưa ra chỉ vài tháng sau khi một số nhà nghiên cứu Mỹ cũng phát hiện những vụ mùa biến đổi gien có sử dụng thuốc diệt cỏ Roundup có chứa vi khuẩn pathogen có thể gây sẩy thai ở động vật. 

Trong một lá thư gửi Bộ trưởng Nông nghiệp Mỹ Tom Vilsack, Don Huber, nhà nghiên cứu bệnh học thực vật, cựu giáo sư của ĐH Purdue (Mỹ), đã cảnh báo Roundup – loại thuốc diệt cỏ được dùng phổ biến ở Mỹ và trên toàn thế giới, có thể sản sinh ra “một mầm bệnh siêu nhỏ có thể gây bệnh cho chính cây trồng, vật nuôi và cả con người”. 

Theo ông, mầm mống loại bệnh này liên quan đến việc sử dụng glyphosate, thành phần chủ yếu của Roundup. Mầm bệnh được tìm thấy với mật độ cao ở đậu và ngô Roundup Ready, loại ngũ cốc được sử dụng làm thức ăn cho gia súc. Các thử nghiệm khoa học cũng chỉ ra sự hiện diện của những sinh vật này trong lợn, trâu bò và các loại vật nuôi bị bệnh khác. 

Huber viết: “Tôi tin rằng chúng ta đang đối mặt với mối đe dọa độc nhất và vô cùng nguy hiểm. Bệnh này cần được coi là trường hợp khẩn cấp”. 

Âm mưu thâu tóm 

Trong một bộ phim tài liệu có nội dung về tương lai của ngành lương thực, đạo diễn Deborah Koons Garcia cho rằng đang có nhiều công ty như Roundup mong muốn kiểm soát cả thế giới bằng cách đăng ký độc quyền sáng chế các hạt giống, đưa cả nhân loại vào tròng bằng thứ thực phẩm biến đổi gen độc địa. 

Hàng chục năm nay, Monsanto từng bước thâu tóm nhiều công ty giống cây trồng trên toàn thế giới, đăng ký bản quyền hàng ngàn loại hạt giống, gia súc, cá… có xuất xứ nhiều nơi trên thế giới. Đáng chú ý, luật Mỹ ghi nhận những gì sinh ra từ “bản quyền” của Monsanto đều thuộc về Monsanto, dù đó là lai tạo tự nhiên. 

Năm 1998, Percy Schmeiser, một nông dân người Canada chuyên trồng cây Canola bị hãng Monsanto khởi kiện vì “tội ăn cắp các hạt giống Canola GMO”. Trước tòa, Schmeiser không thể giải thích vì sao cây Canola của mình bị lai tạo với cây Canola của Monsanto và thua kiện, ông phải chịu phí tổn hơn 100 ngàn USD và bị buộc phá sạch toàn bộ vườn Canola mới lớn. [9] 

Thừa thắng xông lên, “từ năm 1998-2000, Monsanto đã gởi đơn kiện đến 9000 nông dân Hoa Kỳ và buộc tội họ ăn cắp hạt giống rau cải GMO (bắp, bông cải, đậu nành,..)” [10]. Đáng chú ý đây lại là giống rau truyền thống bị lai tạo với giống GMO và họ cũng phải chịu bồi thường và tiêu hủy hết thành quả gieo trồng của mình. Và mọi chuyện chỉ êm đẹp khi các nông dân buộc dùng hạt giống của Monsanto. 

Trong những năm 2008-2010, Monsanto đã gây tai tiếng lớn ở Ấn Độ khi bán loại hạt giống bông vải có giá cao cho nông dân nhưng vụ mùa lại bị thất bát. Nhiều gia đình vay nợ lãi suất cao mua hạt bông vải GM đã phải tự tử vì phá sản. Thay vì bồi thường cho nông dân, người đại diện Monsanto tiếp tục “dụ dỗ” họ mua hạt giống lai tạo thế hệ kế tiếp nhưng người dân đã biểu tình chống lại và nổi khùng đốt cháy trụ sở Maharastra Seeds, một công ty con của Monsanto. 

Năm 2002, để che dấu những tác động xấu đến môi trường của giống bông vải biến đổi gen, Monsanto đã hối lộ 50.000 USD cho một quan chức cấp cao của Bộ môi trường của Indonesia. 

Sau tuyên bố cải thiện năng suất giống đậu nành trồng ở Argentina lên đến 173% vào năm 2002, đến năm 2004, nhiều nông dân ở vùng đất Nam Mỹ đã phải bỏ đất đai của mình ra đi vì bạc màu. 

Những người chống lại Monsanto 

Lòng tham không giới hạn của Monsanto đã làm các nhà hoạt động môi trường phải chú ý, nhất là có thông tin cáo buộc tập đoàn khổng lồ này đã tung tiền vận động hành lang các chính gia Mỹ, giúp họ che dấu các hoạt động kinh doanh phi đạo đức và loại bỏ những tổ chức cá nhân chống đối họ. 

Theo thông tin từ Wikipedia, nhiều quan chức cấp cao của Bộ Nông Nghiệp, Bộ Môi Sinh (EPA) và Cơ Quan An Toàn Thực Phẩm (FDA) Mỹ đã từng làm việc cho Monsanto như Linda Fisher - Phó bộ trưởng của EPA, Clarence Thomas – Chủ Tịch Tòa Tối Cao Hoa Kỳ, Margaret Miller – Phó Giám Đốc FDA… và điều này được cho là các yếu tố tác động đến sự thắng kiện của Monsanto trong các vụ tranh chấp pháp lý. 

Tổ chức “Những Người bạn của Trái đất – Quốc tế, Via Campesina, và Chống Monsanto” đã tố: « Nơi nào có bàn tay của Monsanto, là nơi đó các hạt giống địa phương bị biến thành bất hợp pháp, tính chất đa dạng sinh học bị mất đi, đất đai bị ô nhiễm, nông dân và tá điền bị nhiễm độc, bị liệt vào diện tội đồ, bị trục xuất khỏi mảnh đất của họ. » [12] 

Sự đấu tranh của các tổ chức môi trường đã dẫn đến quyết định cấm cà tím biến đổi gen BT ở châu Âu; chuyện dân Haiti xuống đường từ chối hảo tâm tặng hạt giống từ Monsanto dù gặp khủng hoảng lương thực sau động đất; hoặc liên minh vì Chủ quyền Thực phẩm đang khuyến khích các nước không theo gương của Nam Phi, vốn đã áp dụng công nghệ OGM “bất chấp thực tế là các giống cây chuyển gen có liên can không kháng được hạn hán hoặc úng lụt”, như từng được quảng cáo. 

Tuy nhiên, dù đã giành được một số thành công như kể trên, cuộc đấu tranh của nông dân vẫn phải tiếp diễn vì các đại tập đoàn như Monsanto không hề chịu bó tay. Bản báo cáo lên án “một cuộc tấn công chưa từng thấy của giới kinh doanh nông nghiệp dưới chiêu bài « nền kinh tế xanh mới », sẽ được thúc đẩy nhân hội nghị thượng đỉnh Rio+ 20 vào tháng Sáu tới đây. 

Một ví dụ cụ thể tại Pháp. Vào giữa tháng Ba 2012 vừa qua, chính phủ Pháp đã quyết định tạm thời cấm trồng loại bắp ngô chuyển gen Monsanto – ký hiệu MO 810, để « bảo vệ môi trường ». Thế nhưng không đầy 2 tuần sau, ngày 29/03, các hiệp hội sản xuất bắp ngô chủ chốt tại Pháp đã đệ đơn kiện để đòi hủy bỏ nghị định nghiêm cấm do chính phủ ban hành, viện lẽ rằng quyết định đó không có cơ sở khoa học vững chắc. 

Tổng hợp từ Internet 


——– 





Page

Blogger Tips and TricksLatest Tips And TricksBlogger Tricks