Những bức
họa đã được kiểm tra bằng X quang nhiều năm qua, nhưng đôi khi kỹ thuật cũ có
thể được sử dụng theo cách mới – và cho thấy những manh mối mới về những điều
bí ẩn cũ.
Joris Dik
và nhóm của ông thuộc ĐH Kỹ thuật Delft
quyết định dùng X quang để kiểm tra bức họa này. Trở lại thập niên 1990, X
quang đã được sử dụng để khám phá hình ảnh bên dưới tĩnh vật: Hai người đàn ông
đang vật lộn. Nhưng có sự giới hạn. Van Gogh đã viết cho người anh em của ông
về bức họa hai người vật lộn, nhưng chưa rõ là một bức họa, vì chưa đủ chi tiết
và có một số khác biệt giữa tĩnh vật và các tác phẩm khác của Van Gogh, có tĩnh
vật khác danh sách chính thức các bức họa của Van Gogh năm 2003.
Một vấn
đề là X quang được hấp thu bằng những kim loại mạnh như chì. Các bức họa thế kỷ
XIX dùng chì trong các mảng trắng. Rọi X quang một bức tranh thì người ta sẽ
thấy những chỗ màu trắng, nhưng sẽ làm nghẽn những cái bên dưới.
Dik quyết
định dựa vào hiện tượng khác: Huỳnh quang (fluorescence). Kỹ thuật này được gọi
là Macro Scanning X-ray Fluorescence Spectrometry, hoặc MA-XRF. Fluorescence xảy
ra khi X quang (hoặc bất kỳ bức xạ điện từ nào) đều đụng vào một nguyên tử hoặc
phân tử. Nguyên tử chính sẽ hấp thu năng lượng và tái phát bức xạ, ở bước sóng
thấp, và mỗi nguyên tố phát xạ ở bước sóng khác nhau.
Dik cho biết: “Các bức họa thế kỷ XIX, người ta có thể
thấy toàn bộ bảng tuần hoàn. Nhưng trước khi thấy chúng, chẳng hạn thủy ngân, phát
quang ở bước sóng đặc trưng và được dùng trong thủy ngân sulphur (Hgs), tạo
thành vôi màu vermillion. Nó cho chúng ta thấy màu sắc”.
Quy luật
này cũng ẩn sau huỳnh quang: Ánh sáng phát ra bởi chất khí trong bóng đèn thực
sự là tia cực tím, nhưng nó đụng một chất bên trong lớp kiếng tái phát ra với
bước sóng mà người ta có thể nhìn thấy.
Các mảng
màu trong bức họa phát xạ ở bước sóng X quang, không thể nhìn thấy. Nhưng với thiết
bị hình ảnh thì người ta có thể thấy và làm giảm các nguyên tố trong mảng màu. Biết
điều này, có thể đoán màu gì đã được dùng.
Khi nhóm
của Dik nhìn vào bức họa “Still Life With Meadow Flowers and Roses”, họ có thể
thấy không chỉ các nguyên tố trong các mảng màu, mà còn thấy cấu trúc của nét
cọ vẽ. So sánh với lá thư Van Gogh đã viết, người ta thấy có chứng cớ thuyết
phục.
Dik nói
rằng ông muốn dùng kỹ thuật này đối với các họa phẩm khác ở Bảo tàng viện chính
ở New York, Phòng triển lãm Quốc gia ở Washington, D.C. và Bảo tàng viện Nghệ
thuật Đương đại.
Máy quét có
thuận lợi khác về các thiết kế ban đầu: Có thể di chuyển. Nghĩa là các bức họa
có thể được kiểm tra tại chỗ. Dik nói rằng trường đại học đang hợp tác với một
công ty để xây dựng một bản sao của máy quét. Ông nói: “Kỹ thuật này được chúng tôi phát triển theo hướng thực tế”.
TRẦM THIÊN
THU (Chuyển ngữ từ Discovery News)
All Rights Reserved ®
___________________________________________________________________________________________________________
Mr NGUYỄN VĂN ĐÔNG
: 118/62 Bạch Đằng, P. 24, Q. Bình Thạnh, TPHCM
Tel: (+84) 908.277511 – TramThienThu@Gmail.com,
TramThienThu@Musician.org