ngày tháng năm

Thứ Tư, 14 tháng 3, 2012

Buồn hay vui khi Trung Quốc sẽ không còn công nhân lương rẻ


Buồn hay vui khi Trung Quốc sẽ không còn công nhân lương rẻ

Lời của Nhóm cổ vũ ‘Compendium’: Qua ‘Góc nhìn của GHXHCG’ về bài viết dưới đây, cụ thể câu 302 và 303 trong cuốn “Tóm lược Học thuyết Xã hội của Giáo hội Công giáo”: Con người muốn được ‘người’ hơn, thì tất cả các tổ chức chính trị, kinh tế, xã hội…phải lấy ‘con người’ là mục đích chứ không phải là phương tiện.   

Khi phó chủ tịch nhà nước Trung Quốc Tập Cận Bình (Xi Jinping) đã đến thăm Hoa Kỳ vào những ngày đầu năm con rồng này, Tổng thống Obama đã lập lại những lời khen ngợi là China đã có nhiều trò chơi khá hơn trong nền kinh tế thế giới. Phó Tổng thống Joseph R. Biden Jr cũng ca bè theo những câu tràn đầy tình cảm để nói với ông Tập Cận Bình là Mỹ và Trung Quốc sẽ hợp tác tốt đẹp chỉ nào (Trung Quốc) biết “chơi đẹp” với nhau (như hiện giờ)…

Nhưng trong khi trợ cấp công nghiệp của Trung Quốc, cùng với các chính sách thương mại, tiền tệ bị định giá thấp, và chuyện thiếu thực thi quyền sở hữu trí tuệ (intellectual property law) , vẫn còn là những chuyện gắn điểm lợi thế cho Hoa Kỳ, thì phía Trung Quốc có ít nhất, một trong những lãnh vực, mà trong đó sân chơi có vẻ như là khá chậm chạp để tạo sự công bằng (chơi đẹp) với nhau, đó là giá cả của tiền lương công nhân, hay nói theo ngôn ngữ Trung Hoa hiện tại là họ có một “mặt bằng” lao động giá rẻ (cheap labour levelling).
Công nhân lao động rẻ của Trung Quốc từ trước nay vẫn là một yếu tố bất khả chiến bại tạo lợi điểm cho Trung Quốc để làm cho các cuộc chơi công bằng, trở thành không công bằng, trên sân chơi của cạnh tranh giá thành sản phẩm, nhưng có vẻ như hiện tại Trung Quốc không còn nắm lợi điểm này lâu hơn nữa, do vậy mà Phó Tổng thống Biden của Mỹ mới nói rằng ­”the two countries could cooperate ‘only if the game is fair’.” (Hai nước chỉ hợp tác khi cuộc chơi được công bằng)

Trung Quốc hiện đang trải qua tình trạng thiếu công nhân thời vụ (casual labours), do đó giá sàn (giá thấp tận cùng) của mặt bằng lao động (rẻ) đang bị ép phải nhích lên cao một chút. Hiện tượng thiếu công nhân lao động ở một đất nước với dân số 1 tỷ ba này có vẻ như là một nghịch lý, dân đông như vậy sợ không đủ việc cho họ làm chứ sao lại có tình trạng dư việc thiếu người? Ấy vậy mà chuyện thiếu công nhân tại các nhà máy trung Quốc lại thể hiện khá rõ ràng trong những tuần trước Tết Nhâm Thìn vừa qua, kéo dài qua đến hai tháng đầu năm mới.
Hơn 100 triệu công nhân nhà máy ở Trung Quốc là những nông dân di cư từ nông thôn. Trước Tết họ quay về quê để ăn Tết với gia đình, và sau Tết đã không muốn trở lại nhà máy nữa. Dỗ dành những nông dân trở lại lực lượng công nhân đô thị với mặt bằng tiền lương giá rẻ đã được chứng minh là ngày càng khó khăn.
Năm nay cũng đã không có ngoại lệ. Sau lễ hội Hoa Đăng mùa xuân chính thức đánh dấu sự kết thúc của kỳ nghỉ 15 ngày của giới công nhân, nhiều thành phố công nghiệp kỹ nghệ trên khắp đất nước Trung Quốc vẫn còn phải đối mặt với tình trạng thiếu hụt công nhân nghiêm trọng. Để thu hút công nhân mới và giữ lại các công nhân có tay nghề cũ, một số nhà máy xí nghiệp đã tung ra nhiều món tiền thưởng khá lớn để tuyển công nhân mới và quyến dụ công nhân cũ trở về làm việc lại. Và trong nhiều ngành nghề, việc tăng lương từ 10 đến 30% đã trở thành tiêu chuẩn.
Mặc dù tất cả những điều này, các thành phố như Bắc Kinh, Thẩm Quyến và Quảng Châu vẫn còn hàng trăm hàng ngàn công nhân nhất quyết ca bài … một đi không trở lại trong chuyến về quê ăn Tết vừa qua. Tỉnh Sơn Đông bị mất 1/3 lực lượng công nhân toàn tỉnh, và Hồ Bắc cũng mất mát hơn 600.000 công nhân. Trong những ngày đầu năm 2012, chính phủ Trung Quốc phát hành một báo cáo mô tả sự thiếu hụt công nhân sau mùa xuân này, báo cáo này ngoài việc nêu rõ rệt số lượng mất công nhân nhiều hơn so với trong những năm qua, còn là một dự đoán cho tình trạng sơ tán (chạy trốn đi chỗ khác) của thợ nhà máy này sẽ lâu dài hơn và rộng hơn trong nhiều phạm vi.
Có nhiều yếu tố đã làm thành nền tảng cho “tai họa công nhân” một thảm hại cho ngành sản xuất đang gắn kết với Trung Quốc. Người ta thấy rằng cho đến nay, Trung Quốc đã có thể đạt được một sự tăng trưởng kinh tế thật ấn tượng của họ, bằng cách chuyển số lượng lớn nông dân vào làm các công việc phi nông nghiệp ở nhà máy. Trong vài năm qua nhiều chuyên gia kinh tế đã cảnh báo rằng Trung Quốc có thể đạt đến hiệu ứng “Lewis Turning Point”.
(Lewis Turning Point là lý thuyết của nhà kinh tế Athur Lewis (1915-1991) về sử dụng lực lượng dư thừa từ nông thôn để tạo sản phẩm giá rẻ sẽ dẫn đến hiệu quả tiền lương bắt đầu tăng nhanh.)
Đồng thời, cũng trong lúc này dân số của Trung Quốc đã được ổn định với trạng thái lão hóa, theo nghiên cứu đến năm 2020 đất nước của họ sẽ có hơn 200 triệu người trên 60 tuổi. Hơn nữa, cộng thêm việc chi phí sinh hoạt trong đô thị gia tăng, cùng với các điều kiện cải thiện rõ rệt ở các vùng nông thôn của Trung Quốc cũng được khuyến khích nhiều v.v… sẽ là những yếu tố để người công nhân di cư muốn trở về quê để tìm kiếm những cơ hội làm việc tại nhà hay chỉ loanh quanh trong quê của mình.
Ngoài ra một tình trạng thiếu thốn về số lượng của công nhân đang có sẵn, vấn đề công nhân Trung Quốc cũng đang tiếp tục làm trầm trọng thêm, bởi một sự thay đổi trong chất lượng, và tính chất công việc của giới công nhân thợ thuyền tại Trung Quốc ngày nay.
Công nhân làm việc với thiết bị bảo hộ tối thiểu! 
 Đối với thế hệ cũ khi cộng sản Trung Quốc còn chưa đổi mới hay kinh tế thị trường (theo định hướng…) như hiện tại, hầu như không có một nhà máy hay quản đốc công nhân, giám đốc xí nghiệp nào gặp chuyện khó nuốt với công nhân như bây giờ. Những người thời đó đã từng chứng kiến, hay phụ huynh họ đã từng chứng kiến sự lãnh đạo chuyên chế dưới ngọn cờ hồng của đảng và các thảm họa kinh hoàng trong giới thợ thuyền qua các bước Đại nhảy vọt của cuộc Cách mạng Văn hóa. Công nhân thợ thuyền trong thời buổi đó là những người cầm ngọn cờ đầu tiên phong trong mô hình cộng sản, họ được hò hét là làm theo khả năng – hưởng theo nhu cầu … Có nghĩa là bị vắt kiệt đến giọt nước (hay giọt máu) cuối trong khả năng làm của họ và nhu cầu hưởng của họ chỉ là một góc nhỏ như rác trong những gì mà giới công nhân thợ thuyền ở Mỹ – giới nô lệ bị chủ bốc lột tàn ác – kiếm được.
Theo báo cáo từ các thống kê chính thức của chính phủ, 70% người di cư ra khỏi nông thôn tìm việc làm hiện nay dưới 30 tuổi. Điều đó có nghĩa là họ là thành viên của thế hệ sau những năm 80. Gọi theo thuật ngữ hoa mỹ của Trung Quốc ngày nay thì họ là những tài nguyên dân tộc lớn lên trong sự hồi sinh thần kỳ của nền kinh tế của quốc gia…
Và vì vậy họ không bao giờ có kinh nghiệm của sự thiếu thốn, hay không có cơ hội trải nghiệm các bước Đại nhảy vọt của Cách mạng Văn hóa… Họ không nếm được hương vị cay đắng của uất nghẹn tràn đầy trong cái gọi là đạo đức đấu tranh của giới thợ thuyền ở một vài thế hệ trước.
Trong quá khứ, giới công nhân của Trung Quốc chỉ biết có được một việc làm tận lực, ngày đổi lấy hai bát cơm độn khoai sắn để không bị đói là họ đã luôn miệng cám ơn đảng và nhà nước quang minh lãnh đạo lắm rồi… Hôm nay dù công nhân có nguồn gốc nông thôn họ cũng có những hiểu biết trong một trạng thái tương đối an toàn đủ để bắt đầu biết kén chọn.
Mức lương cao hơn, quyền lợi công nhân phải cơ bản hơn, điều kiện làm việc phải tốt hơn và công việc ít tính trâu ngựa hơn. Đây chỉ là vài nét khởi đầu của những đòi hỏi loại giá bèo trong nhu cầu của công nhân Trung Quốc hôm nay, nhưng lại là thứ khá tốn kém xa xỉ cho các sản phẩm giá thành rẻ còn được tiếp tục ra đời.
Đối với Trung Quốc, đã trải qua ba thập niên cuối cùng xây dựng đất nước trên mặt sau của lực lượng công nhân giá rẻ mà không phải trả quá nhiều sự chú ý đến phúc lợi của giới thợ thuyền. Tất cả các điều này là một phương cách thám hiểm dò dẫm cho một định hướng kinh tế, và cũng là một chiến lược lớn để Trung Quốc cầm chắc lợi thế của họ trong trò chơi công bằng ở sân chơi quốc tế bấy lâu nay.
Cũng không có gì đáng ngạc nhiên khi sau cuộc họp với Tập Cận Bình phó Chủ tịch nhà nước Trung Quốc hồi trung tuần tháng Hai năm 2011 vừa qua, Tổng thống Obama xuất hiện tại một hội nghị kinh tế ở Milwaukee đã mạnh dạn kêu gọi giới công nhân sản xuất: “Hỡi các bạn thợ thuyền! Thời điểm (hết thất nghiệp) cho giới công nhân nhà máy của Mỹ đã đến…”
Cách đây không lâu một tuyên bố như vậy sẽ được coi là nói chuyện… Tề Thiên, một điều không tưởng, nhưng hiện tại, qua hiện tượng chi phí công nhân của Trung Quốc tăng, có vẻ như nước Mỹ sẽ là nơi đi đầu trong chuyện trở lại một sân chơi công bằng trong các trò chơi sản xuất là một điều sẽ được thực hiện sớm hơn dự kiến.

Dzũng Trinh, Sydney

Page

Blogger Tips and TricksLatest Tips And TricksBlogger Tricks