Một ngày đẹp trời của mùa Xuân, nắng nhẹ, không mưa lất phất và lạnh lẽo như thường có của mùa Xuân xứ Huế. Người Huế có thói quen Tết đến nhà nào cũng có hai chậu cúc vàng trước cửa, nên con đường đến trường tôi hôm nay đẹp lạ thường: hoa vàng trải dài đến ngút tầm mắt. Ủa, bình thường tôi vẫn đi con đường này mà sao nay lại chú ý đến nó kỹ thế? Hôm nay có chuyện vui? Đúng vậy, trường tôi - cả thầy và trò- vừa làm việc thiện! Chúng tôi đã chuẩn bị đón “phái đoàn” của một hội người khuyết tật ở tỉnh nào đó ngoài miền Bắc đến giao lưu…
Ban đầu tôi nghĩ: Lại làm từ thiện! Chỉ là phong trào! Và miễn cưỡng chuẩn bị một ít tiền để đóng góp. Nhưng khi đoàn đến, chỉ một nhóm ít người, có lẽ đây là lần đầu tiên tôi nhìn gần những con người như thế: họ không lành lặn, người thiếu mắt, kẻ thiếu tay hoặc thiếu chân; họ đứng đó, trước mắt chúng tôi, họ hát, họ đọc thơ, kể chuyện…những khổ đau, mất mát tuôn trào từ những lời thơ, giọng hát của những mảnh đời kém may mắn. Chúng đã thực sự làm chúng tôi xúc động, cả sân trường, mấy trăm em học sinh yên lặng, trầm tư, không như những giờ sinh hoạt ngoài trời khác. Không khí như lắng xuống, thầy trò đều nghẹn ngào khi những đau khổ của đồng loại chạm đến tim. Các đại diện lớp đem phần quà của mình đến bỏ vào thùng quyên góp. Nhiều cá nhân khác tự nguyện chạy đến bỏ thêm vào thùng, ban đầu còn lác đác, có nhiều em đã thò tay vào túi rồi rút ra, ngập ngừng…và dứt khoát chạy đến bên thùng tiền. Tôi biết, đó là tiền để dành ăn quà vặt. Quả thật, giờ ra chơi hôm đó không thấy các em chạy đến các hàng quán, một giờ ra chơi mà sân trường không có rác! Tôi thấy vui vì các em đã rất quảng đại, dám cho hết, không chừa!
Đoàn đi rồi mà tôi còn ngậm ngùi, không biết số tiền nhận được có đủ cho chi phí cả đoạn đường dài, chiếc xe quá cũ kỹ có bị nằm lại dọc đường không? Có còn gì cho những người yếu ớt hơn đang chờ ở nhà???
Người ở lại, người ra đi, có chút bùi ngùi vương trong mắt, thầm chúc cho nhau được nhiều niềm vui hơn.
Vẫn trong không khí mát lành của mùa Xuân, chúng tôi chuẩn bị cuộc dã ngoại ngày mồng Tám tháng Ba. Thầy Hiệu trưởng tuyên bố ưu tiên cho phụ nữ, chuyến đi này các cô không đóng góp! Hay quá (vỗ tay)! Và Thầy nói tiếp: Hôm trước, dịp đón phái đoàn, trường chúng ta đóng góp được x triệu đồng, tôi đã tìm hiểu trước, biết trường Y cho họ n triệu thôi, nên tôi đã trích lại một số…và chỉ cho họ cũng n triệu thôi! Với lại trường Y lớn hơn trường mình mà cũng cho n triệu chớ mấy!!! Số tiền đó, chi cho cuộc dã ngoại hôm nay và mấy Thầy góp thêm (vỗ tay)! Hoan hô, Thầy mình khôn quá, đúng là “có tâm còn phải có tầm”. Câu cửa miệng của Thầy! Riêng tôi, tôi nhớ là mình đã rất bàng hoàng, không tin mình vừa nghe thấy điều gì. Tôi nhớ là mình đã không vỗ tay! Đâu rồi những giọt nước mắt? Đâu rồi những lời phát biểu đầy tâm tình thương mến xót xa dành cho những con người đau khổ? Tại sao trong sự dâng trào cảm xúc thương yêu như thế mà vẫn còn tỉnh táo để đo lường tính toán được? Tại sao lại vỗ tay trước sáng kiến vô tâm như thế? Các cô mau quên vậy sao, chỉ vì một chút lợi lộc? Đã cho sao còn lấy lại? Số tiền đó có thể giúp được nhiều bữa ăn cho người nghèo!
Trong khi đó, thật là đau lòng khi phải chứng kiến những thức ăn thừa mứa của ngày đi chơi: dưa hấu bổ ra vứt lăn lóc cả nửa quả, nhiều quả quýt bóc ra rồi vứt đó, trái cây, bánh bột lọc, vỏ chai bia… tấp vào các gốc cây thông của đồi Thiên An, một không gian xinh đẹp dành cho việc tìm sự thư thái tâm hồn. Mà đúng là thanh thản thật, người ta vẫn vô tư, vừa ăn không nổi, ai cũng kêu no, nhét không vô nữa, vậy mà khi về lại kéo nhau vào quán làm tập hai và vài két bia lại được để bên cạnh.
Ưu tiên ai? Chỉ có cái bụng là ưu tiên.
Con xin lỗi Chúa, xin lỗi người anh em của con vì con đã không làm gì.
Ban đầu tôi nghĩ: Lại làm từ thiện! Chỉ là phong trào! Và miễn cưỡng chuẩn bị một ít tiền để đóng góp. Nhưng khi đoàn đến, chỉ một nhóm ít người, có lẽ đây là lần đầu tiên tôi nhìn gần những con người như thế: họ không lành lặn, người thiếu mắt, kẻ thiếu tay hoặc thiếu chân; họ đứng đó, trước mắt chúng tôi, họ hát, họ đọc thơ, kể chuyện…những khổ đau, mất mát tuôn trào từ những lời thơ, giọng hát của những mảnh đời kém may mắn. Chúng đã thực sự làm chúng tôi xúc động, cả sân trường, mấy trăm em học sinh yên lặng, trầm tư, không như những giờ sinh hoạt ngoài trời khác. Không khí như lắng xuống, thầy trò đều nghẹn ngào khi những đau khổ của đồng loại chạm đến tim. Các đại diện lớp đem phần quà của mình đến bỏ vào thùng quyên góp. Nhiều cá nhân khác tự nguyện chạy đến bỏ thêm vào thùng, ban đầu còn lác đác, có nhiều em đã thò tay vào túi rồi rút ra, ngập ngừng…và dứt khoát chạy đến bên thùng tiền. Tôi biết, đó là tiền để dành ăn quà vặt. Quả thật, giờ ra chơi hôm đó không thấy các em chạy đến các hàng quán, một giờ ra chơi mà sân trường không có rác! Tôi thấy vui vì các em đã rất quảng đại, dám cho hết, không chừa!
Đoàn đi rồi mà tôi còn ngậm ngùi, không biết số tiền nhận được có đủ cho chi phí cả đoạn đường dài, chiếc xe quá cũ kỹ có bị nằm lại dọc đường không? Có còn gì cho những người yếu ớt hơn đang chờ ở nhà???
Người ở lại, người ra đi, có chút bùi ngùi vương trong mắt, thầm chúc cho nhau được nhiều niềm vui hơn.
Vẫn trong không khí mát lành của mùa Xuân, chúng tôi chuẩn bị cuộc dã ngoại ngày mồng Tám tháng Ba. Thầy Hiệu trưởng tuyên bố ưu tiên cho phụ nữ, chuyến đi này các cô không đóng góp! Hay quá (vỗ tay)! Và Thầy nói tiếp: Hôm trước, dịp đón phái đoàn, trường chúng ta đóng góp được x triệu đồng, tôi đã tìm hiểu trước, biết trường Y cho họ n triệu thôi, nên tôi đã trích lại một số…và chỉ cho họ cũng n triệu thôi! Với lại trường Y lớn hơn trường mình mà cũng cho n triệu chớ mấy!!! Số tiền đó, chi cho cuộc dã ngoại hôm nay và mấy Thầy góp thêm (vỗ tay)! Hoan hô, Thầy mình khôn quá, đúng là “có tâm còn phải có tầm”. Câu cửa miệng của Thầy! Riêng tôi, tôi nhớ là mình đã rất bàng hoàng, không tin mình vừa nghe thấy điều gì. Tôi nhớ là mình đã không vỗ tay! Đâu rồi những giọt nước mắt? Đâu rồi những lời phát biểu đầy tâm tình thương mến xót xa dành cho những con người đau khổ? Tại sao trong sự dâng trào cảm xúc thương yêu như thế mà vẫn còn tỉnh táo để đo lường tính toán được? Tại sao lại vỗ tay trước sáng kiến vô tâm như thế? Các cô mau quên vậy sao, chỉ vì một chút lợi lộc? Đã cho sao còn lấy lại? Số tiền đó có thể giúp được nhiều bữa ăn cho người nghèo!
Trong khi đó, thật là đau lòng khi phải chứng kiến những thức ăn thừa mứa của ngày đi chơi: dưa hấu bổ ra vứt lăn lóc cả nửa quả, nhiều quả quýt bóc ra rồi vứt đó, trái cây, bánh bột lọc, vỏ chai bia… tấp vào các gốc cây thông của đồi Thiên An, một không gian xinh đẹp dành cho việc tìm sự thư thái tâm hồn. Mà đúng là thanh thản thật, người ta vẫn vô tư, vừa ăn không nổi, ai cũng kêu no, nhét không vô nữa, vậy mà khi về lại kéo nhau vào quán làm tập hai và vài két bia lại được để bên cạnh.
Ưu tiên ai? Chỉ có cái bụng là ưu tiên.
Con xin lỗi Chúa, xin lỗi người anh em của con vì con đã không làm gì.