ngày tháng năm

Thứ Ba, 12 tháng 4, 2016

"Đường quyền" Tuyên Ngôn Giáo Dục Kitô giáo cho những ai mất quyền giáo dục

NGUYỄN KHANG

Trong võ nghệ, người ta nắm chặt tay lại để đấm vào kẻ đang tấn công mình hầu thoát khỏi áp lực kẻ ấy.

Trên thế giới, có nhiều kẻ, nhiều chế độ đã áp đặt đường lối của mình hoặc ý thức hệ của nhóm mình lên toàn dân.

Dân cần sử dụng đến "nắm đấm" của Tuyên Ngôn Giáo Dục Kitô giáo[i], hầu đấu tranh với những chế độ cưỡng đoạt quyền giáo dục của cá nhân, gia đình, xã hội dân sự, tôn giáo.


Các nghị phụ của Thánh Công Đồng Vatican II viết tuyên ngôn giáo dục trên với xác tín rằng giáo dục có "vai trò tối quan trọng trong đời sống con người":

1. Tuyên Ngôn ngỏ lời với mọi người rằng ai ai trên thế gian này cũng "đều có quyền lợi bất khả di nhượng là phải được hưởng một nền giáo dục có thể đáp ứng cho lý tưởng của mỗi cá nhân, thích hợp với khả năng, phái tính, một nền giáo dục vừa thích nghi với văn hóa và truyền thống dân tộc, vừa mở rộng cộng đồng huynh đệ với các dân tộc khác, để phát huy tiến trình hiệp nhất và hòa bình đích thực trên thế giới" (số 1).

2. Người trẻ thì "có quyền được hướng dẫn để biết lượng định những giá trị luân lý với một lương tâm ngay thẳng, biết quý trọng những giá trị ấy với sự gắn bó của chính bản thân, đồng thời biết tin nhận và yêu mến Thiên Chúa cách hoàn hảo hơn" (số 1). Và tái nhấn mạnh rằng trẻ em "có quyền hưởng một nền giáo dục học đường thích hợp " (số 6)

3. Tuyên Ngôn ngỏ lời với các Kitô hữu: Những người con của Chúa "có quyền hưởng một nền giáo dục Kitô giáo" giúp họ "hiểu biết mầu nhiệm cứu rỗi", " ý thức hồng ân đức tin "," thờ Chúa trong tinh thần và chân lý", sống "công bình và thánh thiện", "đạt tới hoàn thiện", "viên mãn",""góp phần vào việc tăng trưởng của Nhiệm Thể","làm chứng cho niềm hy vọng","cải tạo thế giới" (số 2)

4. Tuyên Ngôn nhắc nhở cha mẹ "có quyền đầu tiên và bất khả di nhượng là giáo dục con cái. Cha mẹ được tự do trong việc chọn lựa trường học " (số 6)

5. “Xã hội dân sự có nghĩa vụ và quyền lợi trong việc tổ chức những hoạt động phục vụ cho công ích... bảo vệ và hỗ trợ cho bổn phận và quyền lợi của cha mẹ cũng như của những người đang tham gia công tác giáo dục... đảm nhận... thiết lập các trường học... theo như công ích đòi hỏi " (số 6).

6. Ngỏ lời với các cơ quan đoàn thể dân sự, Tuyên Ngôn xin họ "chú tâm đến quyền tự do tôn giáo... Đòi hỏi cho việc giáo dục con cái nơi học đường được phù hợp với các nguyên tắc luân lý và tôn giáo riêng của gia đình" (số 7).

7. " Giáo Hộiquyền thành lập và điều hành các trường học thuộc các cấp các ngành" (số 8).

Tuyên Ngôn ngỏ lời với chính quyền:

1. "Giới trẻ không bị tước mất quyền được hướng dẫn về luân lý và lương tâm" (số 1).

2. "Có trách nhiệm bảo vệ và bênh vực quyền tự do của công dân" (số 6).

3. " Phân bố công bình để phân chia những ngân khoản tài trợ chung sao cho cha mẹ có thể được thực sự tự do lựa chọn trường học cho con cái theo lương tâm" (số 6).

4. "Lo liệu cho công dân được tham dự vào các hoạt động văn hóa" (số 6).

5. "Chú ý nguyên tắc hoạt động hỗ trợ" (số 6).

6. "Mọi hình thức độc quyền trong học vấn đều trái nghịch với quyền tự nhiên của con người (số 6).

7. "Đừng làm tan loãng bầu khí thuận hòa giữa các công dân" (số 6).

8. "Đừng đi ngược lại chủ trương đa nguyên hiện đang thịnh hành tại nhiều xã hội" (số 6).

Trên đây chỉ là một vài trích đoạn của "đường quyền”' Tuyên Ngôn hầu giúp chúng ta thêm sức mạnh dấn thân giáo dục, một "công trình tuyệt vời” (Lời kết Tuyên Ngôn).

Không những "bí kíp" Tuyên Ngôn Giáo Dục Kitô giáo "tung đường quyền" (Đã làm người là tự nhiên có quyền), mà Tuyên Ngôn còn có những lời dạy nghiêm trang và điệu ru dịu dàng từ ái y như người Thầy và người Mẹ: Tuyên ngôn biết ơn sâu xa những người dấn thân giáo dục. Tuyên ngôn nhớ đến các tư thục Công giáo, các phân khoa thần học. Tuyên ngôn dăn dò phải hợp tác, liên đới với các trường không Công giáo...


[i]: Tuyên Ngôn về Giáo Dục Kitô giáo Gravissimum Educationis được đức Giáo Hoàng Phaolô VI ban hành tại Rôma ngày 28 tháng 10 năm 1965. Tuyên ngôn là một trong nhiều thành quả của Công Đồng Vaticanô II.

Xin tìm đọc Thánh Công Đồng chung Vaticanô II, trang 441-461, bản dịch tiếng Việt, phân khoa thần học Giáo Hoàng Học Viện Thánh PIÔ X, Đà lạt, VN 1972

Page

Blogger Tips and TricksLatest Tips And TricksBlogger Tricks