Hương Huế
Tôi tình cờ nghe câu chuyện của hai người thợ, họ đang xây nhà bên cạnh, một giọng oang oang, một giọng nhỏ, không nghe rõ nhưng vẫn có thể hiểu:
-“Nhà thằng T. răng mà mau giàu dễ sợ! Có 30 cái máy cày, mới có thêm 30 cái xe…”
…
-“Thì thuê thợ làm hết, hai thằng con hắn chỉ ăn rồi đi chơi”
…
-“28, 29 tuổi cả rồi”
Nghe vậy, tôi vừa vui vừa giật mình. Vui vì có người giàu lên sẽ tạo thêm công ăn việc làm cho nhiều người khác; giật mình vì hai đứa con của ông kia: chừng đó tuổi rồi mà chỉ “ăn rồi đi chơi”, thì nó sẽ chơi những gì? Chơi hoài không chán? Chán rồi không phá?..Tự nhiên tôi lo cho tương lai của hai đứa con ông kia! Cho những đám bạn của chúng và cho cả xă hội.
ngày tháng năm
Chủ Nhật, 4 tháng 6, 2017
Thứ Sáu, 26 tháng 5, 2017
CÓ AI YÊU THƯƠNG HỌ ĐÂU?
Vũ Thị Phương Anh
Sài Gòn, những ngày oi bức đầu tháng năm của một mùa nắng kéo dài, hay một mùa mưa đến muộn.
Không khí như đặc lại với sự bức bối của thảm họa môi trường biển ở miền Trung kéo dài nhiều ngày mà vẫn không rõ nguyên nhân (?)…. Và sự phẫn nộ của người dân, thể hiện qua những bài viết, những chia sẻ trên mạng xã hội và mấy đợt biểu tình phản đối liên tục, bất chấp sự canh giữ, bắt bớ, đàn áp của chính quyền.
Buổi tối, trước khi đi ngủ, tôi chọn đọc bức thư của cô giáo Hoàng Thị Thu Hiền gửi tân bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo[1]. Bức thư ấy đã xuất hiện và làm khuấy động dư luận vài ngày nay rồi, nhưng chỉ khi nghe được tin ông Bộ trưởng có gọi điện để trao đổi với tác giả bức thư thì tôi mới bỏ thời gian đọc kỹ toàn văn.
Sài Gòn, những ngày oi bức đầu tháng năm của một mùa nắng kéo dài, hay một mùa mưa đến muộn.
Không khí như đặc lại với sự bức bối của thảm họa môi trường biển ở miền Trung kéo dài nhiều ngày mà vẫn không rõ nguyên nhân (?)…. Và sự phẫn nộ của người dân, thể hiện qua những bài viết, những chia sẻ trên mạng xã hội và mấy đợt biểu tình phản đối liên tục, bất chấp sự canh giữ, bắt bớ, đàn áp của chính quyền.
Buổi tối, trước khi đi ngủ, tôi chọn đọc bức thư của cô giáo Hoàng Thị Thu Hiền gửi tân bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo[1]. Bức thư ấy đã xuất hiện và làm khuấy động dư luận vài ngày nay rồi, nhưng chỉ khi nghe được tin ông Bộ trưởng có gọi điện để trao đổi với tác giả bức thư thì tôi mới bỏ thời gian đọc kỹ toàn văn.
Chủ Nhật, 21 tháng 5, 2017
CÁC NỮ TU ĐÃ DẤN THÂN CHO MỘT SỨ VỤ MỚI TRƯỚC HOÀN CẢNH KHỐN KHÓ CỦA CÁC THIẾU NỮ VIỆT NAM
Các nữ tu Tu hội Bác Ái Vinh Sơn đã mở chuyên ngành đào tạo nghề quản gia, tạo việc làm cho các thiếu nữ có hoàn cảnh khó khăn có cơ hội thực hiện được ước mơ trong cuộc đời, ổn định cuộc sống và mang lại niềm vui cho những anh chị em của mình.
Đây là sứ vụ mới cho sự dấn thân của hội dòng là “Trao tặng một cần câu để người khốn khó tự tìm lương thực và vươn lên trong cuộc sống”. Sứ vụ phục vụ quen thuộc trước đây của hội dòng là “ Sống từ thiện, yêu thương phân phối chia sẻ tinh thần và vật chất cho người có hoàn cảnh cơ cực”.
Nữ tu Pascale Lê Thị Tríu, người trực tiếp điều hành dự án này trong 10 năm qua cho biết: Khi nhà nước bắt đầu cho phép các tu sĩ nam nữ được tiếp cận với nhóm thanh thiếu niên thất học nơi đường
phố hay tại thôn quê, và đón nhận các em vào trung tâm để đào tạo ngành nghề lao động thì chị em chúng tôi đã mạnh dạn mở chương trình đào tạo này.
Chuyên ngành mang tên “Quản gia” trực thuộc trung tâm dạy nghề Phước Lộc của dòng Don Bossco, bao gồm chương trình đào tạo nghề chuyên sâu 12 tháng, về cách nấu các món ăn Âu- Á, cách tổ chức sắp xếp lau dọn nhà cửa gọn gàng ngăn nắp và sạch sẽ.
Ngoài ra học viên còn được học môn tiếng Anh, Văn hóa Việt Nam và bộ môn Kỹ năng sống. Trong thời gian đào tạo, các em được ở ký túc xá, được tham gia các hoạt động ngoại khóa và thực tập các nếp sống như một gia đình.
Sau khi tốt nghiệp, học viên được nhận chứng chỉ học nghề của trung tâm và được giới thiệu ký hợp đồng làm việc tại các gia đình người Việt Nam và người nước ngoài ở Việt Nam.
Với sự hợp tác của các linh mục giáo xứ và hơn 40 cộng đoàn Nữ Tử Bác Ái thuộc miền cao nguyên và vùng xa, chương trình đã khuyến khích các thiếu nữ đến trường qua việc hỗ trợ học phí, đồng phục, sinh hoạt ăn uống và học cụ dưới sự tài trợ của tổ chức phi chính phủ AVE.
Chương trình bắt đầu từ 34 thiếu nữ tuổi từ 17 đến 22, có trình độ văn hóa cấp trung học cơ sở và một ít cấp ba, không phân biệt dân tộc kinh hay thiểu số. Các em đã phải hy sinh đời mình để giúp đỡ các anh em trai tiếp tục đi học theo văn hóa Việt Nam, và xu hướng của số đông phụ huynh.
Bên cạnh đó, các em còn là nạn nhân trước bối cảnh đất nước chuyển sang nền kinh tế thị trường, hàng loạt các công ty ồ ạt tuyển công nhân nữ dù các em chưa đến tuổi lao động, họ làm ngơ dù biết các em mang CMND của người khác vào làm việc. Về phía phụ huynh, họ không ngừng khuyến khích và nhấn mạnh đến trách nhiệm giúp gia đình tăng thu nhập. Vì thế mà các thiếu nữ đã gặp rào cản lớn trong việc hoàn tất việc học. Các em bỏ học để lăn vào đường đời làm công việc lao động không kỹ năng.
Các chị em sống ngoài sự giám sát và bảo trợ của gia đình, trong một xã hội đô thị hóa quá xa lạ với nếp sống nông thôn. Việc làm thời vụ thay đổi không ngừng đã gây nhiều khó khăn và thu nhập bị bấp bênh. Đời sống tinh thần và văn hóa bị ảnh hưởng trầm trọng, nhiều chị em bỏ lễ quên kinh vì lao động tăng ca, ăn uống vội vã với mì gói và các thức ăn mua trên vỉa hè. Để tiếp tục ở lại đô thị, nhiều chị em nhận giúp việc nhà tạm bợ không hợp đồng, làm công việc tạp vụ tại các quán nước, quán ăn ven đường, với nơi ăn ở bất ổn và tạp nhạp để cuối cùng gặp nhiều tai nạn trong tương quan với gia chủ, với người khác phái… Chúng ta đã nghe kể nhiều giai thoại về osin trên các phim ảnh, và chúng tôi đã gặp các chị em này tại các mái ấm mẹ đơn thân.
Nhận thấy nhu cầu ngày càng nhiều phụ nữ cần hỗ trợ để các chị tham gia công việc kinh doanh/sản xuất của gia đình hay tham gia sinh hoạt từ thiện xã hội. Nhiều bà mẹ cần người giúp quản lý mái ấm gia đình trong khi cá nhân vắng nhà vì bận rộn với công việc ngoài xã hội. Nhiều ngoại kiều, Việt kiều chưa nắm bắt giao thông, giao dịch và tiếng nói, văn hóa địa phương cần người tín cẩn biết việc, biết tiếng giúp công việc nội trợ. Họ mong tìm người có uy tín để giao việc với sự tin tưởng và phó thác.
Đối với nhân viên làm quản gia thì đây là cơ hội tham gia công tác xã hội. Để khi chiều về, sau 8 giờ làm việc, cả hai đối tượng phụ nữ đều đủ năng lực và tính lạc quan để chăm sóc mái ấm gia đình của mình. Họ trở thành đối tác cho nhau, và từ năm 2013 sự hợp tác này được ký kết trong một hợp đồng đầy đủ tính pháp lý, quy định bởi nghị định số: 95/2013/NĐ-CP, bắt buộc các gia chủ và người giúp việc phải tôn trọng hợp đồng được ký kết .
Đó là những lý do thúc đẩy chúng tôi đến quyết định khai mở chương trình đào tạo người phụ nữ, để họ được chuẩn bị trở thành một người có ý thức và trách nhiệm với bản thân và gia đình. Các đức tính nhân bản cần có, những thái độ đạo đức nghề nghiệp vừa được sử dụng cho bản thân vừa cho nơi phục vụ. Họ được đào tạo để yêu mến hòa bình, trung thực, nhẫn nại và nhạy bén đối với nhu cầu của tha nhân. Các kiến thức về nghề nghiệp giúp họ tôn trọng an toàn, an sinh cho gia đình, bảo vệ môi trường, diễn tả khả năng phục vụ có chất lượng, làm cho gia đình có bầu khí an sinh, tín thác và thư thái.
Việc đào tạo người quản gia là con đường học trường, học đời. Một năm dù học nội trú cũng không thể hoàn thiện tiến trình chuyên nghiệp hóa. Vì thế chị em quản gia cần tiếp tục hoàn thiện dần dần với thời gian, với sự kiên nhẫn của gia chủ, với sự cộng tác giúp đỡ nhau trong một tập thể gọi là Câu lạc bộ Quản gia. Qua đó họ giúp nhau người trước kẻ sau chia sẻ kinh nghiệm và tổ chức những ngày đào tạo liên tục về kỹ năng, về thái độ phục vụ có chất lượng và cầu tiến. CLB cũng giúp làm cây cầu giữa quản gia và gia chủ để trao đổi và thực hiện hợp đồng lao động.
Với thời gian và với sự kiên trì trong hành động có uy tín, các học viên đã dần dần tạo được niềm tin tại môi trường phục vụ. Hy vọng với sự cố gắng của nhiều thành phần khác trong xã hội, người Việt Nam sẽ nhận ra và đồng tình với nhu cầu tạo niềm tin và tín thác mới, trong một xã hội với văn hóa đô thị vô cảm và nghi ngờ như hiện nay.
Người làm công việc quản gia và gia chủ, qua việc thể hiện sự tương tác trân trọng và kính nhường lẫn nhau sẽ giúp người Việt Nam thực hiện một xã hội văn minh và tiến bộ, biết đối xử công bằng - bình đẳng - tôn trọng nhân phẩm của người lao động nữ.
Xã hội thực hiện chính sách đãi ngộ người giúp việc nhà theo qui định của Chính Phủ được ban hành năm 2013 và 2014, nhưng hiện nay phần đông những người giúp việc nhà và gia chủ chưa thực hiện các điều kiện này, vì chưa tiếp cận với chính sách của Nhà nước. Tuy nhiên, từ 10 năm nay, thành viên Câu lạc bộ Quản gia đã cùng với các gia chủ nơi chị em phục vụ tiến hành việc ký kết hợp đồng thỏa thuận các điều kiện về trách nhiệm và quyền lợi của đôi bên rất rõ ràng. Hiện tại người quản gia được hưởng lương tháng 13, có chỗ ăn ở an toàn và vệ sinh, đươc trả tiền ăn ở khi ở ngoài, hưởng 21 ngày nghỉ phép trong năm chưa kể mỗi tuần nghỉ ngày Chủ Nhật, có bảo hiểm y tế xã hội và nghỉ hậu sản..., làm việc không quá 8-9 giờ một ngày với chế độ trả tiền ngoài giờ. Đó là điểm tiến bộ mà chúng tôi rất cảm kích đối với gia chủ.
Nhờ những điều kiện tích cực này, nhiều thiếu nữ đã thoát khỏi các mặc cảm osin và cảm được niềm vui phục vụ với những thành công, khi tạo được sự quí mến và trân trọng của đối tác. Họ quan hệ với nhau bằng tình cảm chân thật chứ không ràng buộc bởi các điều kiện vật chất hay địa vị xã hội. Từ đó nhân viên quản gia sẽ đến phục vụ các gia đình với sứ mệnh thanh lao công, mang sự hiện diện của Chúa trong họ qua tác phong trung thực, nhạy bén, sự lành nghề trong thao tác, qua việc phục vụ chân thành và quảng đại.
Chủ Nhật, 17 tháng 4, 2016
NHỮNG TRƯỜNG TƯ CÔNG GIÁO, HỒN Ở ĐÂU BÂY GIỜ?
Nguyễn Tầm Long
Bắt chước nhà thơ Đỗ Đình Liên (Những người muôn năm cũ/Hồn ở đâu bây giờ), tôi nhớ lại những đại học Minh Đức, Giáo Hoàng Học viện Đà Lạt..., những trường La-San, Thánh Linh, Đồng Tiến, Nguyễn Bá Tòng, Chân Phước Liêm..., những người thầy ấy nay đã ra đi, còn lại nước Việt đang "nửa hồn thương đau"!
1. Tuyên Ngôn dựa vào nguyên lý "Làm người là có quyền". Hóa ra người "oai quá ", người phẩm giá, người nhân vị, người luân lý, người tôn giáo, người công thiện, người lương tâm.
2. Cha mẹ có nhiều quyền. Liệu có mấy ai biết điều ấy? Mấy ai biết "múa quyền "? Ai sẽ “dạy võ” cho dân Việt?
3. Tuyên Ngôn ủng hộ xã hội dân sự và tin rằng chủ nghĩa đa nguyên rất có ích cho công cuộc giáo dục.
Việt Nam đang bị nhiều sức ép về kinh tế, chính trị, xã hội, giáo dục, văn hóa đến từ nước ngoài và từ trong nước. Nên chăng, chúng ta "đáp lời sông núi", vâng lời Giáo hội, lên đường "học võ", "luyện nội công" từ Tuyên Ngôn để "làm chứng cho niềm hy vọng, để cải tạo thế giới" (số 2)
Lasan Mossard |
Bắt chước nhà thơ Đỗ Đình Liên (Những người muôn năm cũ/Hồn ở đâu bây giờ), tôi nhớ lại những đại học Minh Đức, Giáo Hoàng Học viện Đà Lạt..., những trường La-San, Thánh Linh, Đồng Tiến, Nguyễn Bá Tòng, Chân Phước Liêm..., những người thầy ấy nay đã ra đi, còn lại nước Việt đang "nửa hồn thương đau"!
1. Tuyên Ngôn dựa vào nguyên lý "Làm người là có quyền". Hóa ra người "oai quá ", người phẩm giá, người nhân vị, người luân lý, người tôn giáo, người công thiện, người lương tâm.
2. Cha mẹ có nhiều quyền. Liệu có mấy ai biết điều ấy? Mấy ai biết "múa quyền "? Ai sẽ “dạy võ” cho dân Việt?
3. Tuyên Ngôn ủng hộ xã hội dân sự và tin rằng chủ nghĩa đa nguyên rất có ích cho công cuộc giáo dục.
Việt Nam đang bị nhiều sức ép về kinh tế, chính trị, xã hội, giáo dục, văn hóa đến từ nước ngoài và từ trong nước. Nên chăng, chúng ta "đáp lời sông núi", vâng lời Giáo hội, lên đường "học võ", "luyện nội công" từ Tuyên Ngôn để "làm chứng cho niềm hy vọng, để cải tạo thế giới" (số 2)
Thứ Sáu, 15 tháng 4, 2016
NƠI ẤY ... YÊU THƯƠNG
Tôi trở về thành phố
những con đường nghiêng ngả bóng cây
Nhiều năm, đã nhiều năm rồi đây,
nhiều năm qua, muối chan nước mắt,
những gian lao se sắt cuộc đời
Nhiều năm xa nơi này đến rừng thẳm mù
khơi.
Hai bàn tay chống chỏi tìm sự sống.
Rừng mịt mùng hoang vu, sỏi đá cùng gai
góc
Những em thơ tôi mắt tròn - đá ngọc long
lanh
Da bóng đen, đầu trần trụi mũ khăn,
đi lượm củì, tìm trái rừng, cả suối
Chúng ta hãy làm ra con người theo hình ảnh chúng ta [i]
Ngọc Huân
Thời gian gần đây trên báo Tuổi Trẻ có đăng bài “cha xích cổ con vào gốc cây vì quá nghịch”.
Việc giáo dục không phải chỉ thời đại chúng ta mới có, ngay từ khi có con người thì liền với nó đã có sự giáo dục. Tuy nhiên, hơn lúc nào hết, chúng ta phải thật sự nghiêm túc nhìn lại cách chúng ta giáo dục thế hệ tương lai. Chúng ta đang giáo dục điều gì và phẩm giá con người ở đâu cả trong phương pháp và môi trường giáo dục của chúng ta hiện nay?
Thời gian gần đây trên báo Tuổi Trẻ có đăng bài “cha xích cổ con vào gốc cây vì quá nghịch”.
Thứ Năm, 14 tháng 4, 2016
TÔN TRỌNG PHẨM GIÁ CON CÁI
Thanh Hiền
Tôi giật mình khi nghe những âm thanh “bộp bộp” liên tiếp do người mẹ đánh con. Đứa bé càng khóc, chị càng quát và đánh lên thân mình con.
Chịu không nổi, tôi đành phải lên tiếng:
- Chị ơi, thôi đừng đánh nữa, chị đâu có quyền đánh con như vậy?
Người mẹ quay sang quát cả tôi:
- Mắc mớ gì đến cô? Con tôi thì tôi có quyền đánh. Đánh chết luôn cho nó chừa cái tội lì lợm.
- Chị ơi, thôi đừng đánh nữa, chị đâu có quyền đánh con như vậy?
Người mẹ quay sang quát cả tôi:
- Mắc mớ gì đến cô? Con tôi thì tôi có quyền đánh. Đánh chết luôn cho nó chừa cái tội lì lợm.
Thứ Ba, 12 tháng 4, 2016
"Đường quyền" Tuyên Ngôn Giáo Dục Kitô giáo cho những ai mất quyền giáo dục
NGUYỄN KHANG
Trong võ nghệ, người ta nắm chặt tay lại để đấm vào kẻ đang tấn công mình hầu thoát khỏi áp lực kẻ ấy.
Trên thế giới, có nhiều kẻ, nhiều chế độ đã áp đặt đường lối của mình hoặc ý thức hệ của nhóm mình lên toàn dân.
Dân cần sử dụng đến "nắm đấm" của Tuyên Ngôn Giáo Dục Kitô giáo[i], hầu đấu tranh với những chế độ cưỡng đoạt quyền giáo dục của cá nhân, gia đình, xã hội dân sự, tôn giáo.
Trong võ nghệ, người ta nắm chặt tay lại để đấm vào kẻ đang tấn công mình hầu thoát khỏi áp lực kẻ ấy.
Trên thế giới, có nhiều kẻ, nhiều chế độ đã áp đặt đường lối của mình hoặc ý thức hệ của nhóm mình lên toàn dân.
Dân cần sử dụng đến "nắm đấm" của Tuyên Ngôn Giáo Dục Kitô giáo[i], hầu đấu tranh với những chế độ cưỡng đoạt quyền giáo dục của cá nhân, gia đình, xã hội dân sự, tôn giáo.
NỖI LÒNG "NGƯỜI CẦM THƯỚC"
MẨU BÚT CHÌ
Người làm quan thì cầm cân nảy mực, người làm trọng tài thì cầm còi, người sống nghiệp viết lách mệnh danh là người cầm bút, còn sống nghề "gõ đầu trẻ", nghề giáo chúng tôi, cũng ví von một câu hóm hỉnh cho ra vẻ chữ nghĩa là "người cầm thước". Mà khi nói đến 'thước', người ta thường nghĩ đến “thẳng”, đến “chuẩn mực”, (mặc dù thực tế có nhiều loại thước chỉ dùng để vẽ đường cong!). Liệu rằng, lương tâm của những người sống trong ngành giáo giục ngày nay, trên đất nước Việt Nam này, có còn được thảnh thơi, đơn sơ, hay bị giằng xé, khổ đau trước những thay đổi? Người thầy giáo, cô giáo có còn giữ được phẩm chất/tư cách cao quý xứng đáng với nghiệp "trồng người"?
Chủ Nhật, 10 tháng 4, 2016
XÂY TƯƠNG LAI: MỘT NỀN GIÁO DỤC ĐÚNG ĐẮN CHO THẾ HỆ TRẺ
Tín Thành
“Một quốc gia có quyền… ‘xây dựng tương lai mình bằng cách cung cấp một nền giáo dục thích đáng cho thế hệ trẻ” (Tóm lược HTXHCG, 157)
“Một quốc gia có quyền… ‘xây dựng tương lai mình bằng cách cung cấp một nền giáo dục thích đáng cho thế hệ trẻ” (Tóm lược HTXHCG, 157)
Ai cũng biết, muốn xây dựng cuộc
sống tương lai, xã hội và đất nước, thì cần phải đào tạo thế hệ trẻ. Như thế,
cuộc sống của chúng ta, xã hội và đất nước có tốt hay không, hệ tại chủ yếu ở
việc chúng ta có xây dựng được một nền giáo dục cho con em mình tốt hay không.
Thứ Bảy, 9 tháng 4, 2016
LUNG LINH TRÀ SỮA GIẾT ĐỜI CON...
Con Sóng Nhỏ
Đứa con bé bỏng,
Thiên thần nhỏ dịu hiền, chao cánh mỏng xuống đời me!
Con đâu rồi, con đâu rồi?
Con mẹ đây ư!
Lạ lẫm xiết bao, mẹ nghẹn ngào: có phải... con của mẹ?
Ôi đêm đen kinh hoàng, xin cho mẹ mù loà, xin cho mẹ chết
Mẹ hoảng loạn thất thần chẳng thể nhận ra con!
Không... không... không... không! Một lời giáo dục bốn không
Nguyễn Khang
Số bốn hiện ra rõ mồn một trong các câu nói Việt Nam: Tám hướng bốn phương, bốn bể một nhà, bốn mùa xuân- hạ- thu- đông...
Số bốn còn hiện ra trong câu nói đanh thép chính trị của một người đã khuất.Trong Tông Huấn "Về những bổn phận của gia đình Ki-tô hữu" ban hành tại Rô-ma năm 1981, Đức Thánh Giáo hoàng Gioan Phaolô II cũng bốn lần nói KHÔNG trong phần nói về " Quyền và bổn phận giáo dục của cha mẹ ".
Thứ Năm, 7 tháng 4, 2016
MĂNG KHÔNG UỐN, UỐN TRE SAO ĐƯỢC
Long Thành
Ai cũng biết, muốn uốn cây theo ý mình để có kiểu dáng đẹp, thì phải thực hiện khi cây còn nhỏ, cành còn non; chứ để cây mọc lên to lớn thì khó mà uốn nắn được, nếu cố uốn cây sẽ bị gãy.
Giáo dục cũng vậy, phải chú trọng dạy dỗ và rèn luyện các em một cách cẩn thận và chu đáo ngay từ thuở thiếu thời cắp sách tới trường. Nghĩa là phải coi trọng giáo dục tiểu học và đầu tư cho giai đoạn này nhiều hơn cả, về đầy đủ các mặt: thể dục, đức dục và trí dục.
TÌNH YÊU: Giải pháp cứu vãn nền giáo dục của Việt Nam?
Phương Anh
Giáo dục Việt Nam đã xuống cấp quá sức trầm trọng.
Chúng ta đã tụt hậu rất nhiều, không chỉ khi so với các nước trên thế giới và
trong khu vực, mà còn cả khi so với chính chúng ta nữa.
Những phát biểu rất đụng chạm này lẽ ra phải
làm cho người nghe Việt Nam cảm thấy tự ái và đòi được chứng minh, nhưng hình
như cho đến nay thì điều này đã quá rõ đến độ không ai thèm cần chứng cứ nữa.
Chỉ cần gõ “giáo dục Việt Nam xuống cấp” vào google thì ta sẽ có ngay hằng hà
sa số những bài viết để chứng minh sự xuống cấp của nền giáo dục Việt Nam.
Thứ Bảy, 26 tháng 3, 2016
Chuồn chuồn hay Ớt đỏ?
Mẩu Bút Chì
Hơn vài lần tôi đã nghe câu chuyện về bài thơ hài cú "Chuồn Chuồn Ớt". Thế nhưng lần nào câu chuyện ấy cũng để lại trong tôi nhiều suy nghĩ.
Hài cú (Haiku) là một thể thơ truyền thống độc đáo của người Nhật, niêm luật rất chặt, và đặc biệt rất ngắn, thường chỉ có mười bảy âm tiết được chia vào ba câu. Ban đầu đây chỉ là loại thơ mang tính hài hước, bông lơn. Nhưng sau đó, nhờ công của nhà thơ thiên tài Basho (1644-1694), hài cú đã trở nên loại thơ sang trọng, mang tính triết lý, chiêm nghiệm suy tư về cuộc sống con người. Một giai thoại kể rằng, ngày nọ Basho đi cùng với người học trò của mình - sau này là nhà thơ nổi tiếng Kikaku - hai thầy trò băng qua một cánh đồng đầy những con Chuồn Chuồn Ớt đang lao vụt qua, chàng trai trẻ liền làm ngay một bài hài cú:
Hỡi chuồn chuồn đỏ
Đôi cánh rứt
Ồ những trái ớt!
Thứ Ba, 19 tháng 11, 2013
Sửng sốt với cách nuôi dạy trẻ "kỳ quặc" ở trường mầm non Nhật
Trẻ mầm non Nhật rất hay được đi dã ngoại |
GiadinhNet - "Chẳng lạ gì chuyện đi nhà trẻ, vậy mà tôi vẫn "há hốc miệng" khi thấy những điều "kì quặc" ở trường mầm non Nhật" - một phụ huynh nước ngoài đã choáng váng khi đưa con đến gửi vào lớp mẫu giáo ở Nhật Bản.
Trước khi đến Nhật Bản, Tiantian – con gái tôi cũng đã học 1 năm tại một trường mầm non ở quê hương. Nói vậy để biết chúng tôi không hề xa lạ gì với chuyện đi học mẫu giáo. Tuy nhiên, những gì tôi được chứng kiến ở trường mầm non tại xứ Phù tang vẫn khiến tôi phải “choáng váng”. Tôi xin kể ra đây 8 điều “kì quặc” về mẫu giáo tại Nhật Bản:
Thứ Hai, 8 tháng 4, 2013
Cuộc sống ở Nhật bản
Rào trước:
Viết bài này, tôi không hề có ý định nói về cuộc sống của người Việt Nam nói chung tại Nhật. Tôi chỉ nêu nhận xét chủ quan của riêng tôi đối với những điều tai nghe mắt thấy tác động trực tiếp đến cuộc sống của cá nhân và gia đình tôi tại Tokyo. Vì thế nếu các ý kiến của tôi khiến một số quý vị không đồng tình, mong các quý vị bỏ quá.
Trước khi tới xứ sở của hoa anh đào, tôi đã sống 18 năm thời niên thiếu của mình rồi sau này làm việc vài năm tại Việt Nam, 11 năm tại Liên xô cũ, một thời gian tại châu Âu, và thăm một số trường đại học tại Hoa kỳ. Cuộc sống ở nhiều nước đã giúp tôi kiểm chứng trong một chừng mực nhất định độ tin cậy của câu ngạn ngữ tôi thường nghe thời còn là sinh viên tại Nga:
Ba năm đi Pháp bằng một giáp đi Nga.
Năm năm ở Tây bằng một giây ở Nhật.
Theo tôi, cái “may mắn” lớn nhất của thần dân xứ Phù Tang có lẽ là nước Nhật đã thua trong Đại chiến thứ Hai. Về mặt tâm lý, thất bại đó khiến người Nhật cảm thấy nhục nhã, và quyết tâm đưa dân tộc mình vươn lên về mọi mặt để “rửa hận”. Thất bại đó cũng khiến dân tộc Nhật trở nên khiêm tốn, nhún nhường hơn trong giao tiếp vì có lẽ họ không có “chiến thắng oanh liệt” nào để họ có thể “vênh váo” với thế giới, và quá khứ thê thảm của Đệ Nhị Thế Chiến không để lại gì để họ có thể trở thành “ăn mày dĩ vãng” [1]. Về chính trị, thất bại đó khiến nước Nhật ngay sau chiến tranh “bị” đặt dưới sự kiểm soát cuả Hoa kỳ. Từ đó Nhật bản được Hoa kỳ giúp đỡ về mọi mặt và trở thành đồng minh chặt chẽ của Hoa kỳ. Bản Hiến pháp của Nhật sau Đại chiến thứ Hai là do người Mỹ viết năm 1946 [2]. Đó là một bản hiến pháp hết sức dân chủ. Người Nhật, từ ông thủ tướng (và gia đình, họ hàng ông ta) đến cậu học sinh tiểu học, tất cả đều rất tôn trọng pháp luật và thực hiện đúng Hiến pháp. Đó là điều mấu chốt đưa đến những ưu điểm dưới đây.
Thứ Sáu, 5 tháng 4, 2013
Về những xác chết biết đi
Tôi không thấy mức án VKS đưa ra là nhẹ, dù ông Quý đã vừa khóc vừa nói, mong tòa giữ nguyên mức án VKS đã đề nghị áp dụng cho anh trai – ông Vươn, 5-6 năm tù. Nhưng tôi cũng sẽ không nhìn vào mắt các vị quan tòa để tìm kiếm tia hy vọng mong manh cho gia đình ông Đoàn Văn Vươn, được xử trắng án.
Những người chịu trách nhiệm phán xử trong vụ án Nọc Nạn năm xưa là những con người tự do. Ngoài mệnh lệnh chính trị của chính quyền thực dân, họ còn phải chịu sự phán xét của tòa án, một tòa án cấp cao hơn, cấp tối cao trong mỗi con người, đó là tòa án lương tâm. Đây chính là khác biệt căn bản của họ với những người đang chịu trách nhiệm phán xử vụ án Tiên Lãng, những nô lệ khoác bộ áo quan tòa.
Khi người ta không được tự do trong hành xử của mình thì họ cũng thấy mình không phải chịu trách nhiệm với những phán quyết mà họ đưa ra. Tất nhiên khi đó họ cũng không phải đối mặt với tòa án lương tâm của chính họ. Giả sử nếu có lúc nào đó họ phải đối mặt thì họ cũng tìm ngay ra một kẻ để đổ lỗi, đó là cấp trên, là lãnh đạo, là hệ thống… Rồi họ tự kết luận, họ vô tội. Họ cũng chỉ là nạn nhân.
Thứ Hai, 19 tháng 11, 2012
Thứ Năm, 4 tháng 10, 2012
Bốn câu chuyện "ngược đời" của giáo dục Mỹ
Ảnh minh họa: Internet. |
Ở Mỹ, chương trình học của các trường phổ thông không chỉ khác nhau tuỳ theo các bang mà còn khác nhau tuỳ theo từng vùng, từng quận, thậm chí tuỳ theo từng trường. Rất nhiều người không biết rằng rất nhiều học sinh Mỹ không hề biết gì về thuyết Darwin.
Trẻ em Mỹ "không cần" trường
"Không cần" theo nghĩa đen, không phải một cách nói ví von hoa mỹ về một thực tế khác cũng ngược đời nếu so với giáo dục Việt Nam: Nhà trường chỉ là một thành phần, cho dù là một thành phần quan trọng, trong một phức hợp xã hội có nhiệm vụ giáo dục những công dân Mỹ tương lai.