Việc đời
Như chúng ta đã biết, sáng 23/9/2015, Ủy Ban Nhân Dân tỉnh Quảng Nam công bố quyết định bổ nhiệm ông Lê Phước Hoài Bảo làm Giám đốc Sở Kế Hoạch và Đầu Tư.
Ông Lê Phước Hoài Bảo, sinh năm 1985, tốt nghiệp Đại học Kinh tế Đà Nẵng. Từ tháng 8/2010 - 8/2012, ông Bảo được tỉnh Quảng Nam cử sang Mỹ học thạc sĩ chuyên ngành Quản trị Tài chính và Chiến lược tại trường Claremont Graduate University.
Ông Bảo là con trai của ông Lê Phước Thanh, nguyên Bí thư tỉnh ủy Quảng Nam, nghỉ hưu vào đầu tháng 9/2015.
Sau khi về nước, ông Bảo lần lượt đảm nhận các chức vụ sau đây: Phó rồi Trưởng phòng Xúc tiến đầu tư của Ban quản lý Khu kinh tế mở Chu Lai (2012); Tháng 3/2014, Phó chủ tịch UBND huyện Thăng Bình; Tháng 4/2015, Phó giám đốc sở Kế hoạch và Đầu tư; Năm tháng sau, ngày 23/9/2015, là Giám đốc Sở Kế Hoạch và Đầu Tư.
Báo Tiền Phong, Cơ quan Trung ương của Đoàn Thanh Niên Cộng Sản Hồ Chí Minh, cho biết “Một ngày sau khi Quảng Nam có tân giám đốc sở trẻ nhất nước, dư luận địa phương và ngay trong chính quyền bắt đầu xì xào bàn tán”. Từ Quảng Nam, qua các phương tiện truyền thông, nhân dân cả nước nghe, biết sự việc này, dĩ nhiên, cũng như nhân dân Quảng Nam, dư luận cả nước không thể không xì xào bàn tán?
Trong khi đó, giới chức Quảng Nam cho rằng, việc bổ nhiệm ông Lê Phước Hoài Bảo làm Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư là đúng quy trình, không ưu ái vì là con Bí thư Tỉnh ủy.
Dư luận xì xào bàn tán, vì rằng:
1. Có sinh viên nào được như ông Lê Phước Hoài Bảo, chưa một ngày phục vụ nhân dân Quảng Nam, lại được tỉnh bỏ tiền (lấy từ tiền thuế của dân) gởi qua tận nước Mỹ học tập?
2. Khi mà cơ hội tìm kiếm một việc làm phù hợp với chuyên ngành đào tạo của cả trăm ngàn sinh viên tốt nghiệp đại học, trong đó có những sinh viên tốt nghiệp đại học thuộc loại giỏi không phải là dễ dàng, thì tại sao ông Lê Phước Hoài Bảo lại có việc, có chức dễ dàng vậy?
3. Chỉ trong vòng 3 năm 1 tháng, từ khi được tuyển dụng với chức vụ Phó phòng Xúc tiến đầu tư của Ban quản lý Khu kinh tế mở Chu Lai, tại sao ông Bảo liên tiếp được bổ nhiệm vào các vị trí ngày càng cao?
4. Cho dẫu "có chủ trương ưu tiên cán bộ trẻ có năng lực để giữ vị trí chủ chốt", nhưng làm sao mà "… Qua 3 lần bỏ phiếu tín nhiệm từ cán bộ đến lãnh đạo cấp ủy của Sở rồi tập thể Thường vụ Tỉnh ủy, anh Bảo đều đạt 100% phiếu bầu” như ông Trần Xuân Thọ, Trưởng ban Tổ chức Tỉnh ủy Quảng Nam nói?
Mạn đàm
1. Trong số những sinh viên tốt nghiệp đại học, có quá nhiều sinh viên trình độ như hoặc hơn sinh viên Lê Phước Hoài Bảo nhưng vì là dân nghèo, "dân đen", cô thân, cô thế vẫn cam chịu chạy xe ôm, làm phụ thợ xây dựng, bán hàng, tiếp thị, … kiếm sống.
Nếu sinh viên Lê Phước Hoài Bảo không phải là con ông Lê phước Thanh, Bí thư tỉnh ủy Quảng Nam thì Lê Phước Hoài Bảo dẫu có tài giỏi cũng khó để được cử qua Mỹ học tập, học xong về nước chưa chắc đã có việc làm, nói chi đến việc thăng quan tiến chức nhanh đến vậy.
Quả đúng, con dân không bằng con quan.
2. "Ưu tiên" không có nghĩa là "phải" chọn cho được cán bộ trẻ, dĩ nhiên trẻ nhưng phải có năng lực; chỉ riêng điều kiện này, khó để ông Bảo qua 3 lần bỏ phiếu, ở các cấp Chính quyền và Đảng có được tỷ lệ 100% tín nhiệm. Nhưng với cái “quy trình” dưới “sự lãnh đạo của đảng” mà thực chất là "hợp pháp hóa cái chọn lựa của ông bố Bí thư" thì không thể nào mà ông Bảo không được 100% phiếu tín nhiệm.
Đấy, Bí thư của một tỉnh nọ, ngụy tạo ra chiến công để được phong là anh hùng mà cả một tập thể tỉnh ủy nào có ai dám một tiếng can ngăn thì ăn nhằm gì cái việc chọn ông Bảo làm giám đốc sở.
Điều làm chúng ta thất vọng là, tất cả những thành viên của ban này, cấp nọ trong cái “quy trình” tuyển dụng, bổ nhiệm ông Bảo” không một ai dám “làm như mình nghĩ”, thế nên những giải thích như kiểu giải thích của ông Thọ người dân nhận ra ngay đó là điều ngụy biện, dối trá.
Lắng nghe Giáo huấn Xã hội của Giáo Hội:
1. Các nhà lãnh đạo quốc gia “phải làm sao cho công ăn việc làm có sẵn cho tất cả những ai có khả năng làm việc” (Giáo Huấn Xã hội Công Giáo, số 288). Ngược lại, không ai có thể vì bất kỳ lí do nào để được miễn trừ làm việc (GHXHCG, số 264).
2. Trong xã hội, mọi người đều có cơ hội góp phần vào sự thịnh vượng của xã hội qua việc làm hàng ngày của mỗi người và có cơ hội phát triển riêng cho mình và chung với người khác, không phân biệt họ thuộc thành phần, tôn giáo, quan điểm chính trị,… vì mọi người đều có cùng phẩm giá của những thụ tạo được tạo dựng theo hình ảnh Thiên Chúa và giống Thiên Chúa (GHXHCG, số 144).
Như chúng ta đã biết, sáng 23/9/2015, Ủy Ban Nhân Dân tỉnh Quảng Nam công bố quyết định bổ nhiệm ông Lê Phước Hoài Bảo làm Giám đốc Sở Kế Hoạch và Đầu Tư.
Ông Lê Phước Hoài Bảo, sinh năm 1985, tốt nghiệp Đại học Kinh tế Đà Nẵng. Từ tháng 8/2010 - 8/2012, ông Bảo được tỉnh Quảng Nam cử sang Mỹ học thạc sĩ chuyên ngành Quản trị Tài chính và Chiến lược tại trường Claremont Graduate University.
Ông Bảo là con trai của ông Lê Phước Thanh, nguyên Bí thư tỉnh ủy Quảng Nam, nghỉ hưu vào đầu tháng 9/2015.
Sau khi về nước, ông Bảo lần lượt đảm nhận các chức vụ sau đây: Phó rồi Trưởng phòng Xúc tiến đầu tư của Ban quản lý Khu kinh tế mở Chu Lai (2012); Tháng 3/2014, Phó chủ tịch UBND huyện Thăng Bình; Tháng 4/2015, Phó giám đốc sở Kế hoạch và Đầu tư; Năm tháng sau, ngày 23/9/2015, là Giám đốc Sở Kế Hoạch và Đầu Tư.
Báo Tiền Phong, Cơ quan Trung ương của Đoàn Thanh Niên Cộng Sản Hồ Chí Minh, cho biết “Một ngày sau khi Quảng Nam có tân giám đốc sở trẻ nhất nước, dư luận địa phương và ngay trong chính quyền bắt đầu xì xào bàn tán”. Từ Quảng Nam, qua các phương tiện truyền thông, nhân dân cả nước nghe, biết sự việc này, dĩ nhiên, cũng như nhân dân Quảng Nam, dư luận cả nước không thể không xì xào bàn tán?
Trong khi đó, giới chức Quảng Nam cho rằng, việc bổ nhiệm ông Lê Phước Hoài Bảo làm Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư là đúng quy trình, không ưu ái vì là con Bí thư Tỉnh ủy.
Dư luận xì xào bàn tán, vì rằng:
1. Có sinh viên nào được như ông Lê Phước Hoài Bảo, chưa một ngày phục vụ nhân dân Quảng Nam, lại được tỉnh bỏ tiền (lấy từ tiền thuế của dân) gởi qua tận nước Mỹ học tập?
2. Khi mà cơ hội tìm kiếm một việc làm phù hợp với chuyên ngành đào tạo của cả trăm ngàn sinh viên tốt nghiệp đại học, trong đó có những sinh viên tốt nghiệp đại học thuộc loại giỏi không phải là dễ dàng, thì tại sao ông Lê Phước Hoài Bảo lại có việc, có chức dễ dàng vậy?
3. Chỉ trong vòng 3 năm 1 tháng, từ khi được tuyển dụng với chức vụ Phó phòng Xúc tiến đầu tư của Ban quản lý Khu kinh tế mở Chu Lai, tại sao ông Bảo liên tiếp được bổ nhiệm vào các vị trí ngày càng cao?
4. Cho dẫu "có chủ trương ưu tiên cán bộ trẻ có năng lực để giữ vị trí chủ chốt", nhưng làm sao mà "… Qua 3 lần bỏ phiếu tín nhiệm từ cán bộ đến lãnh đạo cấp ủy của Sở rồi tập thể Thường vụ Tỉnh ủy, anh Bảo đều đạt 100% phiếu bầu” như ông Trần Xuân Thọ, Trưởng ban Tổ chức Tỉnh ủy Quảng Nam nói?
Mạn đàm
1. Trong số những sinh viên tốt nghiệp đại học, có quá nhiều sinh viên trình độ như hoặc hơn sinh viên Lê Phước Hoài Bảo nhưng vì là dân nghèo, "dân đen", cô thân, cô thế vẫn cam chịu chạy xe ôm, làm phụ thợ xây dựng, bán hàng, tiếp thị, … kiếm sống.
Nếu sinh viên Lê Phước Hoài Bảo không phải là con ông Lê phước Thanh, Bí thư tỉnh ủy Quảng Nam thì Lê Phước Hoài Bảo dẫu có tài giỏi cũng khó để được cử qua Mỹ học tập, học xong về nước chưa chắc đã có việc làm, nói chi đến việc thăng quan tiến chức nhanh đến vậy.
Quả đúng, con dân không bằng con quan.
2. "Ưu tiên" không có nghĩa là "phải" chọn cho được cán bộ trẻ, dĩ nhiên trẻ nhưng phải có năng lực; chỉ riêng điều kiện này, khó để ông Bảo qua 3 lần bỏ phiếu, ở các cấp Chính quyền và Đảng có được tỷ lệ 100% tín nhiệm. Nhưng với cái “quy trình” dưới “sự lãnh đạo của đảng” mà thực chất là "hợp pháp hóa cái chọn lựa của ông bố Bí thư" thì không thể nào mà ông Bảo không được 100% phiếu tín nhiệm.
Đấy, Bí thư của một tỉnh nọ, ngụy tạo ra chiến công để được phong là anh hùng mà cả một tập thể tỉnh ủy nào có ai dám một tiếng can ngăn thì ăn nhằm gì cái việc chọn ông Bảo làm giám đốc sở.
Điều làm chúng ta thất vọng là, tất cả những thành viên của ban này, cấp nọ trong cái “quy trình” tuyển dụng, bổ nhiệm ông Bảo” không một ai dám “làm như mình nghĩ”, thế nên những giải thích như kiểu giải thích của ông Thọ người dân nhận ra ngay đó là điều ngụy biện, dối trá.
Lắng nghe Giáo huấn Xã hội của Giáo Hội:
1. Các nhà lãnh đạo quốc gia “phải làm sao cho công ăn việc làm có sẵn cho tất cả những ai có khả năng làm việc” (Giáo Huấn Xã hội Công Giáo, số 288). Ngược lại, không ai có thể vì bất kỳ lí do nào để được miễn trừ làm việc (GHXHCG, số 264).
2. Trong xã hội, mọi người đều có cơ hội góp phần vào sự thịnh vượng của xã hội qua việc làm hàng ngày của mỗi người và có cơ hội phát triển riêng cho mình và chung với người khác, không phân biệt họ thuộc thành phần, tôn giáo, quan điểm chính trị,… vì mọi người đều có cùng phẩm giá của những thụ tạo được tạo dựng theo hình ảnh Thiên Chúa và giống Thiên Chúa (GHXHCG, số 144).
“Gẫm việc đời mà ngắm kẻ trọc thanh”.