(Huế, mùa Giáng Sinh 2016)
Ngôi trường Trung Học Phổ Thông tôi đã từng giảng dạy 17 năm trước ngày nghỉ hưu, cách thành phố Huế khoảng 27 cây số về phía Nam. Trường ở vào vị trí trung tâm của một vùng đất nổi tiếng văn vật của huyện Phú Lộc, tỉnh Thừa Thiên Huế. Đa số dân địa phương sinh sống bằng nghề nông, đời sống còn nhiều khó khăn nhưng rất đỗi trọng lễ - nghĩa - trí - tín; học sinh cần cù hiếu học, quyết lấy cái chữ để thoát nghèo.
Câu chuyện xảy ra cách đây 10 năm, nhưng mỗi lần nhớ lại, tôi cảm thấy ray rứt như mình là người đồng phạm.
oOo
Sáng hôm ấy, vào đầu tiết học thứ nhất, ở một lớp 12, thầy Q. dạy Toán, gọi một học sinh nữ lên bảng làm bài tập để kiểm tra bài cũ, em học sinh này không giải được bài toán. Dĩ nhiên, thầy Q. rầy la em là đúng, nhưng lời lẽ của thầy không xuất phát từ lòng yêu mến học sinh, không tôn trọng học sinh, thậm chí xúc phạm đến bố mẹ, gia đình, dòng họ của em, … khiến chỉ sau đó vài phút, học sinh này bất ngờ đứng dậy, chạy ra khỏi lớp, nhảy qua lan can từ tầng ba xuống sân trường.
Rất may, chỗ em tiếp đất là một đống cát, em bị thương nhẹ, rạn nứt xương chậu.
Sự việc là khá nghiêm trọng, nhưng Ban Giám hiệu lúc bấy giờ chỉ lo dàn xếp về phía gia đình học sinh, để tránh việc kiện tụng; về phía Hội đồng Sư phạm, Ban Giám hiệu không một lời thông báo nào ở các phiên họp liên tiếp trong các tháng sau đó để cùng nhau rút kinh nghiệm, …
Một lần, tôi đề nghị Ban Giám hiệu: Công khai sự việc, xem xét kỷ luật thầy Q. để nhắc nhở các thầy cô khác trong trường. Ông Hiệu trưởng trả lời, “Đúng như anh nói, nhưng nhà trường và thầy Q. đã giải quyết với gia đình ổn thỏa rồi. Mình làm ‘ồn ào’ ảnh hưởng đến uy tín thầy cô, uy tín nhà trường, Sở Giáo dục Đào tạo biết, trường mình sẽ không được Sở xét đề nghị Thủ tướng tặng Bằng Khen. Anh chị em giáo viên phấn đấu bao nhiêu năm rồi, anh thông cảm, làm thêm không tốt đâu. Hơn nữa, Đảng uỷ (Trường tôi lúc bấy giờ có cả Đảng bộ) đã nhất trí rồi. ”
Một vài thầy cô biết chuyện không đồng tình, nhưng lâu “phân trâu hoá bùn”, sự việc dần vào quên lãng! Nhưng mọi người, học sinh và thầy cô cảm nhận được trong cái bầu khí yên ắng của ngôi trường, một khoảng thời gian dài, có điều gì đó bất an.
oOo
Thì ra, vì thành tích là cái Bằng khen của Thủ tướng, ông Hiệu trưởng đã che dấu một sự thật đúng ra được xem xét đúng-sai công khai trong Hội đồng Sư Phạm nhà trường. Uy tín của nhà trường, của thầy cô không phải ở cái Bằng khen gian trá đó, uy tín có được nhờ các thầy cô có thật sự yêu thương học sinh không, có tôn trọng phẩm giá học sinh không, có bằng đạo đức và chuyên môn của các thầy cô không, … và hoá ra việc gian dối nếu được “đảng bộ nhất trí” thì trở thành “sự thật”?
“Sống trong sự thật” là điều đặc biệt quan trọng trong các quan hệ xã hội. Thật vậy, “Khi việc sống chung của con người trong cộng đồng được xây dựng trên sự thật, đời sống chung ấy sẽ được trật tự và có kết quả, xứng với phẩm giá của những con người” [1].
Càng nhiều người và nhiều tập thể xã hội cố gắng giải quyết các vấn đề xã hội theo đúng sự thật, họ càng tránh được những lạm dụng và càng dễ hành động phù hợp với các đòi hỏi khách quan của luân lý [2].
Cái Bất an đến từ Gian trá, và Bình an có được từ điều cơ bản này - Sự thật.
--------------------------------
[1]. Chân phước Giáo Hoàng Gioan XXIII, Thông điệp Pacem in Terris - Hoà Bình Trên Thế Giới, AAS 55 (1963), 265-266, 281.
[2]. Tóm lược Giáo huấn xã hội Công Giáo, số 198.
Sáng hôm ấy, vào đầu tiết học thứ nhất, ở một lớp 12, thầy Q. dạy Toán, gọi một học sinh nữ lên bảng làm bài tập để kiểm tra bài cũ, em học sinh này không giải được bài toán. Dĩ nhiên, thầy Q. rầy la em là đúng, nhưng lời lẽ của thầy không xuất phát từ lòng yêu mến học sinh, không tôn trọng học sinh, thậm chí xúc phạm đến bố mẹ, gia đình, dòng họ của em, … khiến chỉ sau đó vài phút, học sinh này bất ngờ đứng dậy, chạy ra khỏi lớp, nhảy qua lan can từ tầng ba xuống sân trường.
Rất may, chỗ em tiếp đất là một đống cát, em bị thương nhẹ, rạn nứt xương chậu.
Sự việc là khá nghiêm trọng, nhưng Ban Giám hiệu lúc bấy giờ chỉ lo dàn xếp về phía gia đình học sinh, để tránh việc kiện tụng; về phía Hội đồng Sư phạm, Ban Giám hiệu không một lời thông báo nào ở các phiên họp liên tiếp trong các tháng sau đó để cùng nhau rút kinh nghiệm, …
Một lần, tôi đề nghị Ban Giám hiệu: Công khai sự việc, xem xét kỷ luật thầy Q. để nhắc nhở các thầy cô khác trong trường. Ông Hiệu trưởng trả lời, “Đúng như anh nói, nhưng nhà trường và thầy Q. đã giải quyết với gia đình ổn thỏa rồi. Mình làm ‘ồn ào’ ảnh hưởng đến uy tín thầy cô, uy tín nhà trường, Sở Giáo dục Đào tạo biết, trường mình sẽ không được Sở xét đề nghị Thủ tướng tặng Bằng Khen. Anh chị em giáo viên phấn đấu bao nhiêu năm rồi, anh thông cảm, làm thêm không tốt đâu. Hơn nữa, Đảng uỷ (Trường tôi lúc bấy giờ có cả Đảng bộ) đã nhất trí rồi. ”
Một vài thầy cô biết chuyện không đồng tình, nhưng lâu “phân trâu hoá bùn”, sự việc dần vào quên lãng! Nhưng mọi người, học sinh và thầy cô cảm nhận được trong cái bầu khí yên ắng của ngôi trường, một khoảng thời gian dài, có điều gì đó bất an.
oOo
Thì ra, vì thành tích là cái Bằng khen của Thủ tướng, ông Hiệu trưởng đã che dấu một sự thật đúng ra được xem xét đúng-sai công khai trong Hội đồng Sư Phạm nhà trường. Uy tín của nhà trường, của thầy cô không phải ở cái Bằng khen gian trá đó, uy tín có được nhờ các thầy cô có thật sự yêu thương học sinh không, có tôn trọng phẩm giá học sinh không, có bằng đạo đức và chuyên môn của các thầy cô không, … và hoá ra việc gian dối nếu được “đảng bộ nhất trí” thì trở thành “sự thật”?
“Sống trong sự thật” là điều đặc biệt quan trọng trong các quan hệ xã hội. Thật vậy, “Khi việc sống chung của con người trong cộng đồng được xây dựng trên sự thật, đời sống chung ấy sẽ được trật tự và có kết quả, xứng với phẩm giá của những con người” [1].
Càng nhiều người và nhiều tập thể xã hội cố gắng giải quyết các vấn đề xã hội theo đúng sự thật, họ càng tránh được những lạm dụng và càng dễ hành động phù hợp với các đòi hỏi khách quan của luân lý [2].
Cái Bất an đến từ Gian trá, và Bình an có được từ điều cơ bản này - Sự thật.
--------------------------------
[1]. Chân phước Giáo Hoàng Gioan XXIII, Thông điệp Pacem in Terris - Hoà Bình Trên Thế Giới, AAS 55 (1963), 265-266, 281.
[2]. Tóm lược Giáo huấn xã hội Công Giáo, số 198.