“Giữa những đau khổ chưa từng thấy của nhân loại, tôi thấy nổi bật hình thức trại tập trung Auschwitz. Có người bảo rằng sau biến cố Auschwitz, người ta không thể nào tin Chúa nữa... Dù thế nào đi nữa, bất chấp tất cả điều đó, tôi đã tìm thấy ở đó một câu trả lời lạ lùng. Tôi gặp mầu nhiệm Chúa Kitô chịu khổ nạn”.
Trên đây là lời trần tình của tác giả Kiko Arguello (Loan báo Tin Mừng trong những túp lều với người nghèo).
Kiko làm tôi xúc động trước mầu nhiệm Chúa Kitô chịu khổ nạn với những người đau khổ, người nghèo, người bệnh. Những sinh linh dù bé nhỏ đến đâu, Chúa Kitô cũng "sà" vào để cùng gánh chịu đau khổ với họ.
Xa xôi nơi góc bể chân trời, hay nơi tôi đang sống luôn diễn ra muôn điều khó khăn, tôi tin Chúa luôn hiện diện. Phần tôi, tôi đã cảm nghiệm và đáp trả thế nào trước mầu nhiệm Chúa-khổ-nạn luôn đồng hành với người nghèo?
Từ tâm tư Kiko, tôi đã gặp một bé trai Việt Nam tuổi mới hai tháng, mặt của bé bị dị dạng, hai con mắt mù và nhỏ xíu như hai viên bi không động đậy. Môi bị chẻ sâu tới tận hàm ếch thông suốt đến ống mũi. May mà còn thở được.
Bé được một nữ tu đem về nuôi từ khi bé chào đời rồi bị bỏ rơi sau vài ngày mẹ ráng cho bú nhưng bé bú không nổi vì dị tật nặng nề vùng mũi miệng.
Soeur cũng hoảng hốt lúc nuôi bé bằng bình sữa. Tôi chỉ cho Soeur cách bơm sữa vào họng của bé bằng một ống nhựa để tránh chết sặc.
Tôi nghĩ thầm, tôi đã làm được một "nhiệm vụ bác ái". Đã quá đủ cho tôi khi gặp một sinh linh dị dạng và đang héo hắt chết dần vì không bú được. Bé sẽ chết thôi. Tôi buông tay. Tôi không cảm thấy tiếc xót khi sinh linh này qua đi.
Công bằng mà nói, tôi có tuyệt vọng trước sự sống lụi tàn. Nhưng chỉ đủ làm công việc bố thí. Chấm hết.
Vài tháng trôi qua, nghe tin bé chưa chết. Tôi chạy đến nhà dòng xem làm sao mà bé sống nổi.
Tôi thật sự xấu hổ khi thấy một bà người Mỹ đang ôm bé vào lòng, hôn lấy hôn để. Bà khoe ngay: "Bé đã nghe được tiếng người, biết nép biết tìm hơi người".
Tôi cảm nghiệm tình người của Soeur và bà người Mỹ đã làm bé sống lại và cựa quậy. Còn tôi cũng đang cựa quậy và sống lại tình yêu nồng nàn và cứ làm dù tuyệt vọng.
Chính khi biết quan tâm và yêu cho trọn sinh linh bé nhỏ đó, tôi chập chững hiểu ra có sự hiện diện của Chúa trong thân phận nghèo hèn.
Quan tâm đến người nghèo là một thước đo đáp trả tình yêu của Chúa đã dành cho mỗi người chúng ta.
Tôi lại nhớ tiếng rên xiết của nhà thơ mắc bệnh phong khi ông sắp qua đời vì bệnh tật hành hạ:
Trước nỗi khổ đau của anh em đồng bào nghèo khó, hình như tôi nghe thấy tiếng kêu: Các Kitô hữu ơi, giúp chúng tôi với.
Trên đây là lời trần tình của tác giả Kiko Arguello (Loan báo Tin Mừng trong những túp lều với người nghèo).
Kiko làm tôi xúc động trước mầu nhiệm Chúa Kitô chịu khổ nạn với những người đau khổ, người nghèo, người bệnh. Những sinh linh dù bé nhỏ đến đâu, Chúa Kitô cũng "sà" vào để cùng gánh chịu đau khổ với họ.
Xa xôi nơi góc bể chân trời, hay nơi tôi đang sống luôn diễn ra muôn điều khó khăn, tôi tin Chúa luôn hiện diện. Phần tôi, tôi đã cảm nghiệm và đáp trả thế nào trước mầu nhiệm Chúa-khổ-nạn luôn đồng hành với người nghèo?
Từ tâm tư Kiko, tôi đã gặp một bé trai Việt Nam tuổi mới hai tháng, mặt của bé bị dị dạng, hai con mắt mù và nhỏ xíu như hai viên bi không động đậy. Môi bị chẻ sâu tới tận hàm ếch thông suốt đến ống mũi. May mà còn thở được.
Bé được một nữ tu đem về nuôi từ khi bé chào đời rồi bị bỏ rơi sau vài ngày mẹ ráng cho bú nhưng bé bú không nổi vì dị tật nặng nề vùng mũi miệng.
Soeur cũng hoảng hốt lúc nuôi bé bằng bình sữa. Tôi chỉ cho Soeur cách bơm sữa vào họng của bé bằng một ống nhựa để tránh chết sặc.
Tôi nghĩ thầm, tôi đã làm được một "nhiệm vụ bác ái". Đã quá đủ cho tôi khi gặp một sinh linh dị dạng và đang héo hắt chết dần vì không bú được. Bé sẽ chết thôi. Tôi buông tay. Tôi không cảm thấy tiếc xót khi sinh linh này qua đi.
Công bằng mà nói, tôi có tuyệt vọng trước sự sống lụi tàn. Nhưng chỉ đủ làm công việc bố thí. Chấm hết.
Vài tháng trôi qua, nghe tin bé chưa chết. Tôi chạy đến nhà dòng xem làm sao mà bé sống nổi.
Tôi thật sự xấu hổ khi thấy một bà người Mỹ đang ôm bé vào lòng, hôn lấy hôn để. Bà khoe ngay: "Bé đã nghe được tiếng người, biết nép biết tìm hơi người".
Tôi cảm nghiệm tình người của Soeur và bà người Mỹ đã làm bé sống lại và cựa quậy. Còn tôi cũng đang cựa quậy và sống lại tình yêu nồng nàn và cứ làm dù tuyệt vọng.
Chính khi biết quan tâm và yêu cho trọn sinh linh bé nhỏ đó, tôi chập chững hiểu ra có sự hiện diện của Chúa trong thân phận nghèo hèn.
Quan tâm đến người nghèo là một thước đo đáp trả tình yêu của Chúa đã dành cho mỗi người chúng ta.
Tôi lại nhớ tiếng rên xiết của nhà thơ mắc bệnh phong khi ông sắp qua đời vì bệnh tật hành hạ:
Mai kia ở bên khe suối Ngọc
Với sao sương anh nằm chết như trăng
Liệu có nàng tiên mô đứng khóc
Để hôn anh và rửa vết thương tâm
(Hàn Mặc Tử)
Trước nỗi khổ đau của anh em đồng bào nghèo khó, hình như tôi nghe thấy tiếng kêu: Các Kitô hữu ơi, giúp chúng tôi với.