ngày tháng năm

Thứ Bảy, 3 tháng 11, 2012

CHÚNG TA HỌC KITÔ HỌC - Bài 2

Chiều hướng mới bắt đầu từ Công đồng Vatican II, dựa trên lịch sử cứu độ, đã đặt Đức Kitô làm trung tâm điểm: tất cả các đề tài đều được xếp đặt xung quanh Đức Kitô. Nhiều giới tham gia viết về Kitô học: nhà thần học, nhà văn… Các tác giả không chỉ thuộc Kitô giáo mà còn thuộc các tôn giáo khác, như: Do Thái giáo, Hồi giáo, Ấn giáo, Hồi giáo, Phật giáo và cả các học giả Marxist cũng để ý đến. Họ trình bày Kitô học theo nhiều khuynh hướng khác nhau. 

1. Các khuynh hướng Kitô học 

Để mô tả các khuynh hướng Kitô học, chúng ta có thể sử dụng hình ảnh sau: Lấy “Đức Giêsu” làm tâm điểm, mỗi tác giả nhìn về tâm điểm đó theo những góc nhìn khác nhau và họ diễn giải Đức Giêsu Kitô theo góc nhìn của họ, cụ thể: 

- Nhìn từ trên xuống: Đức Giêsu là Ngôi Lời làm người. 
- Nhìn từ dưới lên: Đức Giêsu là con người lịch sử. 
- Nhìn về tương lai: Đức Giêsu của thời cánh chung. 
- Nhìn về nội tâm: hướng đến kinh nghiệm nội tâm của Đức Giêsu. 
- Nhìn theo chức năng: Đức Giêsu là Tư tế, Vua, Đấng cứu độ, Tiên tri…

a. Kitô học cổ điển (từ thế kỷ I đến thế kỷ XVI): 
Chuyển đổi qua hai cột mốc, đó là: 

Lời – Xác thịt >>> "Ngôi Lời đã trở nên người phàm" (Ga1, 14). 
Logos – Sarx 
Trường phái Alexandria: nhấn mạnh Thiên/thần tính của Đức Giêsu Kitô, do đó Đức Kitô là Ngôi Lời mang xác phàm, Đức Kitô sử dụng thân xác không có linh hồn như một dụng cụ. 

Lời – Con người >>> Ngôi Lời đã làm người 
Logos – Anthropos 
Trường phái Antiokia: nhấn mạnh nhân tính của Đức Giêsu Kitô, như vậy Đức Giêsu chỉ được phúc mặc lấy Thiên Tính, thân thể ngài là đền thờ của Ngôi Lời (2 ngôi vị). 

b. Kitô học từ dưới lên: 
Khởi đầu từ "Đức Giêsu lịch sử" (tức là Đức Giêsu thành Nazareth có thật trong lịch sử), dẫn đến "Đức Kitô của lòng tin". Khuynh hướng này[1], Đức Tin được hiểu là sự cố gắng của con người hướng tới Thiên Chúa. 

Đức Thánh Cha Bênêđictô XVI trong lời mở của cuốn "Đức Giêsu thành Nazareth" tập I, có khuynh hướng gắn liền "Đức Giêsu lịch sử" với "Đức Kitô của niềm tin". Theo Ngài: “Tôi đã cố gắng hết khả năng của tôi để đưa vào tất cả những điều này, và đồng thời tôi muốn mô tả Đức Giêsu của Phúc Âm là Đức Giêsu thực, Đức Giêsu “lịch sử” theo đúng nghĩa của từ đó. Tôi tin và hy vọng độc giả cũng tin rằng nhân vật này ở đây được tái hiện một cách hợp lý, đúng đắn và dễ hiểu hơn các bản tái hiện trong các thập niên qua. Tôi tin rằng Đức Giêsu này – Đức Giêsu của các Phúc Âm – là một nhân vật có sức thuyết phục và đáng tin cậy về phương diện lịch sử”[2]. 

c. Kitô học từ trên xuống 
Nhấn mạnh Ngôi Lời Thiên Chúa làm người. Khuynh hướng này, Đức Tin là ơn từ trên ban xuống, nguy cơ làm trừu tượng hóa Kitô học, mang nặng tính giáo điều. 

Đức Tin theo quan điển hiện nay là cuộc gặp gỡ giữa Thiên Chúa và con người. Cuộc gặp gỡ nào cũng có hai thành phần, người đến gặp và người được gặp, không chỉ đơn thuần là ơn trên: 
“Về phía con người, đức tin là sự cố gắng vươn tới Thiên Chúa (TC), một TC tuyệt đối linh thiêng, cao cả vô cùng, nhưng con người vẫn có khả năng nhận biết Ngài bằng lý trí tự nhiên của mình (x. GLHTCG, số 50) vì con người được Thiên Chúa dựng nên theo hình ảnh của Thiên Chúa và giống Thiên Chúa (x. Hội đồng Giáo hoàng Công lý và Hoà bình, Tóm lược Học thuyết Xã hội Công giáo, số 34, 108-109). Như thế, về phía con người, đức tin là sự cố gắng liên lỉ vươn tới TC bằng trọn vẹn bản thân mình (x. GLHTCG, số 143), qua việc học hỏi, tìm hiểu, cầu nguyện, hành động bác ái, tự nguyện quy thuận các chân lý Chúa mạc khải (x. GLHTCG, số 144). 
… 
Còn về phía Thiên Chúa, đức tin là hồng ân nhưng không Chúa tặng ban cho con người (x. GLHTCG, số 153, 162,179). Dù con người không cố gắng vươn tới TC thì từng giây, từng phút, TC vẫn đến với con người, vẫn ban sự sống, tình yêu, ân phúc, quyền năng và tất cả những gì tốt đẹp nhất của Ngài cho con người. Một khi con người mở lòng đón nhận ân sủng Chúa ban, họ sẽ nhận được “sự thôi thúc từ bên trong của Chúa Thánh Thần: Ngài đánh động và quy hướng con tim về cùng TC, Ngài mở mắt lý trí và cho mọi người cảm thấy dịu ngọt khi ưng thuận và tin vào chân lý” (x. Công đồng Vaticanô I, Hiến chế tín lý Dei Filius, chương 3, DS 3008)”[3]. 

d. Kitô học hướng về tương lai: 
Hy vọng vào ơn cuối cùng mà Chúa ban cho. Đại diện cho khuynh hướng này là cha Pierre Teilhard de Chardin SJ[4]. 

e. Kitô học nội giới: 
Xuất phát từ những kinh nghiệm nội tâm về Thiên Chúa. Đại diện cho khuynh hướng này là các nhà thần học Ấn Độ. 

f. Kitô học hữu thể: 
Đức Giêsu Kitô là ai? Người hiện hữu qua sự nhận diện: Là kẻ nghèo khó, cơ hàn - Là "chiếc tủ lạnh" theo suy nghĩ của một em bé, vì đối với em "chiếc tủ lạnh" thỏa mãn mọi nhu cầu của em… 

h. Kitô học chức năng: 
Đức Giêsu Kitô làm gì? Tư tế - Tiên tri - Đấng cứu độ… 

2. Cách trình bày về Đức Giêsu Kitô 


3. Tiêu chuẩn cần thiết của Kitô học[7]

a. Tính cách minh giáo: 
Nghĩa là nó làm sáng tỏ, trình bày trọn vẹn giáo lý Đức Giêsu Kitô với những kinh nghiệm của Người. 

b. Trung thành với Thánh Kinh: 
Vì Đức Giêsu Kitô là Ngôi Lời Thiên Chúa. 

c. Trung thành với giáo huấn của Giáo hội về Đức Giêsu Kitô, nhất là các Công đồng. 

d. Phải được trình bày một cách rõ ràng, mạch lạc trong tương quan với thần học và các khoa học khác. 

e. Thần học phải có khả năng tác động và tăng cường đời sống Kitô hữu: 
Tức là học không phải chỉ để biết thông tin về Đức Giêsu, mà người học phải biết về Đức Giêsu Kitô. Chính khi con người biết về Đức Giêsu Kitô là con người biết thêm về mình. 

f. Giải đáp được các thắc mắc về Đức Giêsu Kitô. 

Sài Gòn, buổi học ngày 30/10/2012
     Nhóm cổ vũ 'GHXHCG'
..................................................................

[1] Tìm hiểu thêm sách “Đức Giêsu trước khi có Kitô giáo” Lm. Vương Đình Bích 
[2] Trích “Đức Giêsu thành Nazareth tập I – Lời nói đầu” – Nguồn HKK
[3] Trích bài "Đức Tin là cuộc gặp gỡ giữa con người và Thiên Chúa" - Nguồn HHK
[5] Lịch sử: qua lời nói của Người, việc làm của Người, Phúc Âm, các chứng tá của các tông đồ về Người. 
[6] Bất cứ ai sống theo Sự thật thì đều theo Đức Giêsu Kitô. Như triết gia Plato, Socrates, người cộng sản sống theo Sự thật… 
[7] Nhằm hướng dẫn mọi người khi đọc sách về Kitô học.

Page

Blogger Tips and TricksLatest Tips And TricksBlogger Tricks