ngày tháng năm

Thứ Hai, 9 tháng 4, 2012

Nhớ lại bài chia sẻ về Lao Động

Chúa Nhật Phục Sinh, ngày 08/4/2012 tại Dòng Chúa Cứu Thế. Buổi học chỉ mươi người nhưng vị tu sĩ ấy coi trọng chúng ta như là người Kitô hữu có vai có vế lắm. Cha không vội vàng "Lao động" về bài Lao động theo Giáo huấn Xã hội của Giáo hội Công giáo, mà nhẩn nha cho ta hiểu Thánh Truyền là gì. Cha muốn ta hiểu rằng Thánh Truyền là lời dạy từ các Tông Đồ truyền cho thế hệ Tông Phụ, Tông Phụ truyền xuống tới Giáo Phụ, Giáo Phụ truyền lại cho các Tiến Sĩ Hội Thánh, sau đó là tới các thần học gia, và bây giờ tới chúng ta. Chúng ta vì tin những lời kể đó là sự thực về lời dạy của Đức Giê-su nên chúng ta lại kể cho thế hệ con cái, em, cháu... Cha thấy Lời Chúa có sự "không đứt đoạn" suốt từ các Tông Đồ cho tới chúng ta ngày nay.



Cha đưa hai bàn tay ra, để song song, ám chỉ Thánh Truyền cũng quan trọng không kém Thánh Kinh vì cả hai đều có Chúa Thánh Thần hiện diện.


Sau đó, Cha và chúng ta đọc số 267, 268, 269 trong cuốn ‘Tóm lược Học thuyết Xã hội của Giáo hội Công giáo’ nói về giá trị ngôn sứ của thông điệp Tân Sự. 

Cha kể chuyện người lao động ở Núi Rác Manila, Phi-líp-pin. 

Cha cho ta thấy "con thò lò hai mặt" đều vi phạm phẩm giá của người lao động (Chủ nghĩa tư bản man rợ và chủ nghĩa vô thần). 

"Từ lao động, cuộc sống ấy có được phẩm giá đặc biệt, nhưng lao động cũng đồng thời bao hàm cả những tổn thất và bất công đã ăn sâu vào đời sống xã hội trong phạm vi mỗi quốc gia và trên cấp độ toàn cầu. Thật vậy, lao động là chìa khóa căn bản cho toàn bộ vấn đề xã hội và là điều kiện không những để phát triển kinh tế mà còn để phát triển con người, xã hội và toàn thể nhân loại về văn hóa và luân lý" (số 269).

Nguyễn Khang

Page

Blogger Tips and TricksLatest Tips And TricksBlogger Tricks