![]() |
Nguồn: tinhdongchuacuuthe |
ngày tháng năm
Hôm nay : Thứ Ba, ngày 8 tháng 04 năm 2025
Thứ Ba, 30 tháng 8, 2016
Thứ Hai, 29 tháng 8, 2016
Thứ Bảy, 27 tháng 8, 2016
Tam chứng cần tận diệt

Tôi đã dành cả tháng đọc chương “Con người và Nhân quyền” trong Sách Tóm lược Học thuyết Xã hội Công giáo, dự tính sẽ thưa trình được dăm điều mới mẻ. Bụng bảo dạ thế, nhưng viết xong lại xé vì sợ đụng chạm. Giả như tôi là người Thái Lan nhỉ?
Đến giờ thứ 25 thì tôi đã kêu vui “eurêka”: Đã tìm ra! Ba điều tìm ra từ sách Giáo huấn sẽ chẳng là gì đối với nhiều người, nhưng với tôi, bây giờ, ở Việt Nam đây, trong lòng Giáo Hội này, tôi thấy Giáo huấn như nói cho tôi những điều mới mẻ, và có thể cho vài bạn bè của tôi?
Tôi đọc báo của Nhà nước thì thấy nêu lên những “lo toan Việt Nam”. Dân tộc ta đang bị “thập diện mai phục”. Đức Tin cũng nói với tôi: Ma quỉ đang mai phục tôi và đồng bào tôi. Muốn chữa các vết thương trí mạng của dân tộc, tôi phải chống được cả ma quỉ nữa cơ. Nếu chỉ lo băng bó vết thương dân tộc mà không lo chữa bệnh của lòng tôi thì coi chừng, một ngày kia tôi có thể lại gây thêm thương đau dân tộc!
DOCAT, 57-58: Tự do và bình đẳng
“Các bạn sẽ biết sự thật,
và sự thật sẽ làm cho các bạn được tự do.”
Ga 8,32
57. Con người có tự do đến mức độ nào?
Con
người có tự do nhưng sự tự do của con người có một mục đích. Suy cho cùng, con
người có tự do để có thể làm những điều thực sự tốt đẹp với sự hiểu biết và ý
chí tự do của mình. Theo đó, sự tự do phải tuân theo luật tự nhiên và trật tự
đã được thiết lập trong công trình sáng tạo (tức là ý định của Thiên Chúa khi
sáng tạo thế giới). Nhờ lương tâm, chúng ta có thể nhận ra chân lý về điều lành
và điều dữ. Lương tâm giống như tiếng nói của chân lý nằm trong bản tính con
người, một luật tự nhiên được khắc ghi trong trái tim của mọi người (Rm 2,15).
Bằng lý trí, lương tâm biết đến những giá trị tốt đẹp không thay đổi qua mọi
thời đại. Chẳng hạn, lừa gạt, trộm cắp, giết người không bao giờ được coi là
những điều tốt lành. Tuy nhiên, lương tâm có thể mắc phải sai lầm. Sư tự do của
con người không luôn luôn hướng về những điều thực sự tốt đẹp nhưng do ích kỷ,
con người thường tìm kiếm những điều chỉ trông có vẻ là tốt lành mà thôi. Vì
thế, chúng ta phải luốn luôn rèn luyện lương tâm và để cho mình được hướng dẫn
về những giá trị thực sự. Để có thể đạt tới những điều thực sự tốt đẹp, sự tự
do của con người cũng cần đến sự giải phóng của Đức Kitô.
“Không có
sự tự do nào lớn hơn là để mình được Chúa Thánh Thần hướng dẫn, không tìm cách vạch kế hoạch và kiểm soát mọi sự từng chi tiết, trái lại để cho Người soi sáng, hướng dẫn và điều khiển chúng ta, dẫn đưa chúng ta đi đâu tuỳ theo ý Người.”
Đức Phanxicô, EG 280
58. Giữa con người với nhau, có tồn tại những khác
biệt căn bản nào không?
Không.
Thiên Chúa tạo dựng con người theo hình ảnh của Người, do đó, tất cả mọi người
đều được ban cho cùng một phẩm giá bất khả nhượng, không phân biệt giới tính,
dân tộc, tôn giáo hay màu da. Vì thế, cần phải xóa bỏ sự bất bình đằng giữa
những người thuộc những giới tính hoặc dân tộc khác nhau, để có thể đảm bảo cho
sự phát triển cá nhân, cơ hội bình đằng và phẩm giá của tất cả mọi người được
tôn trọng.
“Mọi con vật đều bình đẳng, nhưng có những con vật bình đẳng hơn”
(GEORGE ORWELL, Animal Farm – Trại Súc vật)
P.B. chuyển ngữ
Nguồn: www.tinhdongchuacuuthe.com
Thứ Hai, 22 tháng 8, 2016
HÀ THÀNH KÝ SỰ
MẨU BÚT CHÌ
Đáp lời mời gọi của Mẹ Hội Thánh về việc học hỏi và phổ biến Giáo Huấn Xã Hội Của Giáo Hội Công Giáo(GHXH) như một ‘phương thức mới để loan báo Tin Mừng’, nhóm học hỏi GHXH Sài Gòn - gồm hai linh mục và bảy giáo dân - đa lên đường thăm đất Bắc, tham dự hội thảo giới thiệu và tìm hiểu về GHXH tại giáo xứ Thái Hà, Hà Nội.
Hội thảo được tổ chức bởi Câu Lạc Bộ Phan-xi-cô Xa-vi-ê Nguyễn Văn Thuận vào 2 buổi tối ngày 17 & 18/9/2015, nhằm mời gọi, gây ý thức và truyền cảm hứng cho người tín hữu giáo dân trong việc tìm hiểu và học hỏi GHXH của Giáo hội. Người trình bày chính cũng như điều phối chương trình trong hai đêm hội thảo này là linh mục trẻ Giuse Nguyễn Thể Hiện, đến từ DCCT Sài Gòn. Đồng hành với ngài là L.M. Phanxicô Xaviê Nguyễn Văn Nhứt, dòng Đa Minh. Đây là hai vị linh mục đầy tâm huyết với GHXH, đồng hành sát cánh với các nhóm giáo dân. Buổi hội thảo cũng cần sự góp mặt của các giáo dân đa từng nghiên cứu học hỏi giáo huấn, nhằm chia sẻ những trải nghiệm, những tâm đắc để “thắp lửa” cùng anh chị em giáo dân Miền Bắc. Nắm bắt được tinh thần đó, những người anh em từ Miền Nam đa không ngại đường xa, thu xếp thời gian, công việc để có mặt đúng hẹn.
Ký Sự Miền Trung
Bờ Đá Xanh
Đã hơn 2 tháng qua, đề tài cá chết
hàng loạt dọc bờ biển miền trung Việt Nam vẫn còn nguyên vẹn độ nóng do người
dân chưa nhận được thông tin chính thức minh bạch của chính quyền về nguyên
nhân và tầm mức tác hại của chất độc bị nghi là do nhà máy luyện thép Formosa ở
Vũng Áng thải ra biển. Tác giả, một cư dân tại địa phương xảy ra thảm họa, đóng
góp cái nhìn và suy nghĩ thân thực của mình—BBT
Trên dải đất đang rất nóng không phải bởi thời tiết nhưng lại nóng vì một sự kiện: cá biển bị đầu độc chết hàng loạt trên toàn bộ các tỉnh Bắc Trung Bộ.
Người Nghèo Với Nước Chúa
Tín Thành
Ngay từ khi sinh ra làm người, Thiên Chúa đã chọn cảnh nghèo. Và trong suốt thời gian sống tại thế, Chúa cũng chọn lối sống bình dân, thậm chí thanh bần. Mặc dù Ngài có thừa quyền năng để tạo lập cho mình lối sống giàu sang và danh giá bậc nhất ở trần gian.
Ta không biết được chính xác ý của Thiên Chúa tại sao lại chọn như vậy. Nhưng khi Ngài chọn sống như thế, thì ảnh hưởng của việc chọn lựa và lối sống ấy có tác dụng an ủi và nâng đỡ được người nghèo. Thiên Chúa yêu thương tất cả mọi người, cả người giàu lẫn người nghèo. Nhưng phải chăng, người nghèo đã chịu thiệt thòi cả về tinh thần lẫn vật chất, nên Chúa chọn nâng đỡ họ hơn, và họ cũng là người cần Chúa hơn?
Ngay từ khi sinh ra làm người, Thiên Chúa đã chọn cảnh nghèo. Và trong suốt thời gian sống tại thế, Chúa cũng chọn lối sống bình dân, thậm chí thanh bần. Mặc dù Ngài có thừa quyền năng để tạo lập cho mình lối sống giàu sang và danh giá bậc nhất ở trần gian.
Ta không biết được chính xác ý của Thiên Chúa tại sao lại chọn như vậy. Nhưng khi Ngài chọn sống như thế, thì ảnh hưởng của việc chọn lựa và lối sống ấy có tác dụng an ủi và nâng đỡ được người nghèo. Thiên Chúa yêu thương tất cả mọi người, cả người giàu lẫn người nghèo. Nhưng phải chăng, người nghèo đã chịu thiệt thòi cả về tinh thần lẫn vật chất, nên Chúa chọn nâng đỡ họ hơn, và họ cũng là người cần Chúa hơn?
“Của cho không bằng cách cho” (*)
Tôma Hoàng Kim Khánh
Người nghèo là ai ?
Tục ngữ Việt Nam có câu “Ăn vay từng bữa, không cửa không nhà”, hoặc “Ăn nhờ, ngủ đậu”, chẳng hạn, để nói về người nghèo - nghèo về vật chất.
Nhưng, “Con người được Thiên Chúa tạo dựng thành một thể thống nhất của xác và hồn” [1]. Sách Giáo lý Công Giáo, số 365, khẳng định, “Hồn và xác hợp nhất với nhau sâu xa đến nỗi phải coi hồn là ‘mô thức’ của xác, nghĩa là chính vì hồn thiêng liêng mà thân xác làm bằng vật chất mới trở thành một thân thể của con người sống động; tinh thần và vật chất nơi con người không phải là hai bản tính kết hợp với nhau, mà đúng hơn, nhờ sự kết hợp của chúng với nhau làm thành một bản tính duy nhất”.
Người nghèo là ai ?
Tục ngữ Việt Nam có câu “Ăn vay từng bữa, không cửa không nhà”, hoặc “Ăn nhờ, ngủ đậu”, chẳng hạn, để nói về người nghèo - nghèo về vật chất.
Nhưng, “Con người được Thiên Chúa tạo dựng thành một thể thống nhất của xác và hồn” [1]. Sách Giáo lý Công Giáo, số 365, khẳng định, “Hồn và xác hợp nhất với nhau sâu xa đến nỗi phải coi hồn là ‘mô thức’ của xác, nghĩa là chính vì hồn thiêng liêng mà thân xác làm bằng vật chất mới trở thành một thân thể của con người sống động; tinh thần và vật chất nơi con người không phải là hai bản tính kết hợp với nhau, mà đúng hơn, nhờ sự kết hợp của chúng với nhau làm thành một bản tính duy nhất”.
Chủ Nhật, 21 tháng 8, 2016
Vùng trời để sống và để yêu
Mẩu Bút Chì
Mấy hôm nay, tinh thần nó tệ lắm. Người mẹ khuyên nhủ mãi nó mới đồng ý sẽ đi xưng tội để đón nhận sự bình an.
Ra trường đã hơn một năm, diện mạo cũng “coi được”, vậy mà nó vác cái bằng điều dưỡng chạy xuôi chạy ngược mãi vẫn không tìm được việc làm. Ngành điều dưỡng trước đây đã khó khăn, nay còn khổ ải hơn bởi cái “chứng chỉ hành nghề”. Nếu không có “chứng chỉ hành nghề”, không nơi nào tuyển dụng. Mà để được cấp chứng chỉ ấy, phải có kinh nghiệm làm việc. Thật quái gở và bất công! Nó thấy mình bị cướp đi cơ hội làm việc, bị cướp quyền lao động chính đáng. Với cách ấy, để có được một công việc đúng chuyên môn, người ta bị bắt chẹt phải luồn lót “cổng sau” với số tiền khổng lồ so với đồng lương lao động, mà nhất là so với đồng lương bưng phở, bán hàng,… – những công việc tạm bợ của nó.
Thứ Năm, 11-08-2016 | 22:29:25

Chuông điện thoại khẽ rung báo hiệu có tin nhắn. Trong bóng tối, người mẹ đưa tay lần tìm chiếc điện thoại dưới gối, mẹ biết là nó, đứa con gái đỡ đầu, đêm đêm mẹ con vẫn hay “rù rì” với nhau.
Mấy hôm nay, tinh thần nó tệ lắm. Người mẹ khuyên nhủ mãi nó mới đồng ý sẽ đi xưng tội để đón nhận sự bình an.
Ra trường đã hơn một năm, diện mạo cũng “coi được”, vậy mà nó vác cái bằng điều dưỡng chạy xuôi chạy ngược mãi vẫn không tìm được việc làm. Ngành điều dưỡng trước đây đã khó khăn, nay còn khổ ải hơn bởi cái “chứng chỉ hành nghề”. Nếu không có “chứng chỉ hành nghề”, không nơi nào tuyển dụng. Mà để được cấp chứng chỉ ấy, phải có kinh nghiệm làm việc. Thật quái gở và bất công! Nó thấy mình bị cướp đi cơ hội làm việc, bị cướp quyền lao động chính đáng. Với cách ấy, để có được một công việc đúng chuyên môn, người ta bị bắt chẹt phải luồn lót “cổng sau” với số tiền khổng lồ so với đồng lương lao động, mà nhất là so với đồng lương bưng phở, bán hàng,… – những công việc tạm bợ của nó.
Thứ Tư, 17 tháng 8, 2016
DOCAT: What to Do to Build a Civilization of Love?
Thuan Kiet
On 26 July 2016, the opening day of the World Youth Day in Krakow Poland, Cardinal Tagle presented a new member of the YOUCAT family. He said to the young pilgrims, “Pope Francis wants to give us a gift, so that we do not halt at knowledge and prayer but pass to action.”
DOCAT is that very gift. In a video transmitted during the presentation to the pilgrims in the motherland of the founder of the World Youth Day, the holy father affirmed that DOCAT “is a manual of knowledge, a street manual. It is about the word of Christ as well as of the Church and of many people. It is an important instrument of young people’s daily life.”
DOCAT is that very gift. In a video transmitted during the presentation to the pilgrims in the motherland of the founder of the World Youth Day, the holy father affirmed that DOCAT “is a manual of knowledge, a street manual. It is about the word of Christ as well as of the Church and of many people. It is an important instrument of young people’s daily life.”
Thứ Ba, 16 tháng 8, 2016
Cũng Một Kiếp Người
Con Sóng Nhỏ
Khí hậu tiết trời, oi bức nghiệt ngã sao!
Đâu nắng Hạ vàng, mây trắng, xanh cao
Chỉ thấy lửa trời, khô hạn nung dương thế
Những bác xích lô, lưng oằn chân rướn
Suối mồ hôi nhễ nhãi, lệ đầm thân
Những cụ già cọm rọm bước lê chân,
Những bé em, dăm tuổi đời, chào mời vé số
Những anh chị phụ hồ, liên tay liên chân, khốn khổ,
Như những robot miệt mài cam phận dưới nắng nung
Một tiếng đồng hồ trưa, nuốt vội hộp cơm phần,
Kiếm gốc cây tranh thủ nằm thở dốc…
Ồi, Hạ đến, sớm hơn vòng xoay đảo
Khí hậu tiết trời, oi bức nghiệt ngã sao!
Đâu nắng Hạ vàng, mây trắng, xanh cao
Chỉ thấy lửa trời, khô hạn nung dương thế
Những bác xích lô, lưng oằn chân rướn
Suối mồ hôi nhễ nhãi, lệ đầm thân
Những cụ già cọm rọm bước lê chân,
Những bé em, dăm tuổi đời, chào mời vé số
Những anh chị phụ hồ, liên tay liên chân, khốn khổ,
Như những robot miệt mài cam phận dưới nắng nung
Một tiếng đồng hồ trưa, nuốt vội hộp cơm phần,
Kiếm gốc cây tranh thủ nằm thở dốc…
‘ƯU TIÊN LỰA CHỌN NGƯỜI NGHÈO’
Đình Vượng
“Thần khí Chúa ngự trên tôi,
vì Chúa đã xức dầu tấn phong tôi
để tôi loan báo Tin Mừng cho kẻ nghèo hèn…” (Lc 4,16-19)
NGƯỜI NGHÈO Ở KHẮP NƠI
Người nghèo, đi đâu cũng gặp, ở đâu cũng thấy, ở quanh ta. Thế giới càng văn minh, hiện tượng nghèo đói càng bộc lộ rõ nét từ thôn quê đến thành thị, và từ các nước nghèo Thế giới thứ ba đến các nước công nghiệp Khối G8.
MỘT HỘI THÁNH NGHÈO VÀ CHO NGƯỜI NGHÈO
Đức Giáo Hoàng Phanxicô (Đan Quang Tâm dịch)
Vị giáo hoàng yêu mọi người, giàu cũng như nghèo, nhưng vị giáo hoàng có nghĩa vụ nhân danh Đức Kitô nhắc mọi người rằng người giàu phải giúp đỡ, tôn trọng và thăng tiến người nghèo. Tôi khuyên anh chị em hãy liên đới quảng đại và hãy đưa kinh tế và tài chánh về với một phương thức luân lý phục vụ con người... Niềm tin của ta vào Đức Kitô, Đấng đã trở nên nghèo khó và luôn luôn gần gũi người nghèo và người bị gạt ra bên ngoài, là cơ sở khiến ta quan tâm đến sự phát triển toàn diện của các thành viên bị quên lãng nhất của xã hội.
Mỗi cá nhân Kitô hữu và mọi cộng đồng được kêu gọi hãy là một công cụ của Thiên Chúa để giải phóng và thăng tiến người nghèo, và giúp họ hoàn toàn trở nên một bộ phận của xã hội. Việc này đòi ta phải sẵn sàng và chú tâm nghe tiếng kêu của người nghèo và đến giúp họ
Thứ Hai, 15 tháng 8, 2016
Cái Bướu Nhà Nghèo
Hạt Nắng
Tiếng bước chân xọp xẹp bên ngoài, từ trong phòng tiểu phẫu, tôi nghe âm thanh rất rõ, bác sĩ đang lên. Tôi trấn an bệnh nhân:- Bác sĩ lên đến rồi, bác cứ yên tâm nhé, đừng sợ!
- Không, đâu có gì mà sợ, bác sĩ chích thuốc tê "gòi" làm mà, đâu có đau, đau lúc chích thuốc tê thôi cô ơi!
Câu trả lời khẳng khái, chắc như đinh đóng cột làm tôi thấy bỡ ngỡ lắm, nhất là khi những lời nói ấy lại được thốt lên từ một bệnh nhân luống tuổi.
CÔNG BỐ TIN MỪNG CỨU THOÁT TỘI NHÂN VÀ TỐ GIÁC MỌI HÌNH THỨC TỘI LỖI
Lm. P.X. Nguyễn Văn Nhứt, O.P.
Từ đầu tháng 4 năm 2016 đến nay,[1] sự kiện cá chết đến hàng ngàn tấn dọc theo bờ biển Việt Nam, từ Vũng Áng trở vào, khiến cho người dân, nhứt là các ngư dân trực tiếp chịu ảnh hưởng, sống trong tình trạng “hoảng loạn, bần cùng và phẫn nộ”[2] mà vẫn chưa nhận được lời giải thích chính thức nào từ cơ quan hoặc viên chức có thẩm quyền của nhà nước về nguyên nhân nào, hậu quả nghiêm trọng ra sao, và ai là thủ phạm gây ra tai họa ấy.
Đã thấy xuất hiện trên các mạng thông tin xã hội những tiếng nói cá nhân và tập thể yêu cầu nhà nước phải minh bạch tin tức liên quan tới nạn cá chết hàng loạt, đồng thời khẩn cấp đề ra chính sách đối phó kịp lúc và hữu hiệu, nhằm bảo vệ sức khỏe, mạng sống của đồng bào và khắc phục hậu quả đối với môi trường sống của đất nước.
Từ đầu tháng 4 năm 2016 đến nay,[1] sự kiện cá chết đến hàng ngàn tấn dọc theo bờ biển Việt Nam, từ Vũng Áng trở vào, khiến cho người dân, nhứt là các ngư dân trực tiếp chịu ảnh hưởng, sống trong tình trạng “hoảng loạn, bần cùng và phẫn nộ”[2] mà vẫn chưa nhận được lời giải thích chính thức nào từ cơ quan hoặc viên chức có thẩm quyền của nhà nước về nguyên nhân nào, hậu quả nghiêm trọng ra sao, và ai là thủ phạm gây ra tai họa ấy.
Đã thấy xuất hiện trên các mạng thông tin xã hội những tiếng nói cá nhân và tập thể yêu cầu nhà nước phải minh bạch tin tức liên quan tới nạn cá chết hàng loạt, đồng thời khẩn cấp đề ra chính sách đối phó kịp lúc và hữu hiệu, nhằm bảo vệ sức khỏe, mạng sống của đồng bào và khắc phục hậu quả đối với môi trường sống của đất nước.
LỜI NGỎ (tập san GHXHCG số 21)
Ban Biên Tập
Người Nghèo: Chính Nghĩa Của Hội Thánh
Hiến Chế Tín Lý về Bản Tính của Hội Thánh “Ánh Sáng Muôn Dân” tuyên bố lập trường lựa chọn phục vụ người nghèo như chứng từ thiết yếu cho lòng thủy chung của Hội Thánh đối với Đấng Sáng Lập:
Chúa Ki-tô được Chúa Cha sai đến “đem Tin Mừng cho người nghèo…chữa lành người bầm dập tâm can”, “để tìm kiếm và cứu vớt những gì đã mất.” Tương tự như vậy, Hội Thánh âu yếm ôm chầm hết tất cả mọi nạn nhân của kiếp người đau thương và nhận ra hình ảnh của Đấng Sáng Lập nghèo khổ của mình trong những người nghèo và đau khổ. Hội Thánh cố vận dụng hết khả năng để đáp ứng nhu cầu của họ và phục vụ chính Chúa Ki-tô hiện diện trong họ.[1]
Vì được khai sinh để tiếp tục sứ mạng của Chúa Ki-tô là phục vụ ơn cứu độ con người, đặc biệt người nghèo và người đau khổ, nên những con người nghèo khổ chẳng những là ưu tiên hàng đầu của hoạt động truyền giáo, mục vụ của Hội Thánh, mà còn là lý do sinh tồn, là chính nghĩa của Hội Thánh nữa.
Không giống như các định chế kinh tế và chính trị, vốn sử dụng giai cấp bần cùng và bị áp bức làm tấm bình phong để biện minh cho lý do hiện hữu và che đậy những mưu đồ của chúng—đa phần đã được kinh nghiệm xương máu của lịch sử chứng minh là gian xảo và lừa dối—Hội Thánh lãnh nhận như một sứ vụ, với ủy nhiệm thư từ Chúa Ki-tô, công cuộc phục vụ với lòng yêu thương và kính trọng con người cụ thể, đang sống trong mọi điều kiện kinh tế, văn hóa, tôn giáo và chính trị thuận lợi và khó khăn của một xã hội cụ thể.
Hướng đến những người nghèo—do bị giựt mất miếng cơm manh áo; do bị tước bỏ điều kiện học hành; do bị cướp mất quyền làm người—và đau khổ—do không có phương tiện đối đầu với bịnh tật, thiên tai; do không có tiếng nói trước bất công; do không có khả năng tự vệ khi bị đàn áp, bị triệt đường sinh sống—Hội Thánh mạnh mẽ lên tiếng cam kết đứng về phía họ, cùng khóc cười, cùng ước mơ với họ.[2]
Không giống như các tổ chức thế tục chỉ coi người nghèo khổ như phương tiện để đạt thành tích, để phô trương quyền lực và xông hương lãnh tụ hoặc xiển dương ý thức hệ, Hội Thánh chỉ đơn giản phục vụ người nghèo khổ như hầu hạ chính Chúa.[3]
Xin hân hạnh giới thiệu cùng Quý Độc Giả trong số Tập San nầy những góc nhìn về một Hội Thánh của người nghèo và vì người nghèo, một Hội Thánh dám can đảm lên tiếng cho người nghèo—những người ở thời nào, dưới chế độ nào, cũng luôn chịu bao nhiêu áp bức bất công mà không có được tiếng nói để kêu oan—theo gương Chúa Ki-tô, Đấng đồng sinh đồng tử với người nghèo.
[1] Số 8.
[2] Xc Vui Mừng Và Hy Vọng, số 1.
[3] Xc Mt 25. 40.
Người Nghèo: Chính Nghĩa Của Hội Thánh
Hiến Chế Tín Lý về Bản Tính của Hội Thánh “Ánh Sáng Muôn Dân” tuyên bố lập trường lựa chọn phục vụ người nghèo như chứng từ thiết yếu cho lòng thủy chung của Hội Thánh đối với Đấng Sáng Lập:
Chúa Ki-tô được Chúa Cha sai đến “đem Tin Mừng cho người nghèo…chữa lành người bầm dập tâm can”, “để tìm kiếm và cứu vớt những gì đã mất.” Tương tự như vậy, Hội Thánh âu yếm ôm chầm hết tất cả mọi nạn nhân của kiếp người đau thương và nhận ra hình ảnh của Đấng Sáng Lập nghèo khổ của mình trong những người nghèo và đau khổ. Hội Thánh cố vận dụng hết khả năng để đáp ứng nhu cầu của họ và phục vụ chính Chúa Ki-tô hiện diện trong họ.[1]
Vì được khai sinh để tiếp tục sứ mạng của Chúa Ki-tô là phục vụ ơn cứu độ con người, đặc biệt người nghèo và người đau khổ, nên những con người nghèo khổ chẳng những là ưu tiên hàng đầu của hoạt động truyền giáo, mục vụ của Hội Thánh, mà còn là lý do sinh tồn, là chính nghĩa của Hội Thánh nữa.
Không giống như các định chế kinh tế và chính trị, vốn sử dụng giai cấp bần cùng và bị áp bức làm tấm bình phong để biện minh cho lý do hiện hữu và che đậy những mưu đồ của chúng—đa phần đã được kinh nghiệm xương máu của lịch sử chứng minh là gian xảo và lừa dối—Hội Thánh lãnh nhận như một sứ vụ, với ủy nhiệm thư từ Chúa Ki-tô, công cuộc phục vụ với lòng yêu thương và kính trọng con người cụ thể, đang sống trong mọi điều kiện kinh tế, văn hóa, tôn giáo và chính trị thuận lợi và khó khăn của một xã hội cụ thể.
Hướng đến những người nghèo—do bị giựt mất miếng cơm manh áo; do bị tước bỏ điều kiện học hành; do bị cướp mất quyền làm người—và đau khổ—do không có phương tiện đối đầu với bịnh tật, thiên tai; do không có tiếng nói trước bất công; do không có khả năng tự vệ khi bị đàn áp, bị triệt đường sinh sống—Hội Thánh mạnh mẽ lên tiếng cam kết đứng về phía họ, cùng khóc cười, cùng ước mơ với họ.[2]
Không giống như các tổ chức thế tục chỉ coi người nghèo khổ như phương tiện để đạt thành tích, để phô trương quyền lực và xông hương lãnh tụ hoặc xiển dương ý thức hệ, Hội Thánh chỉ đơn giản phục vụ người nghèo khổ như hầu hạ chính Chúa.[3]
Xin hân hạnh giới thiệu cùng Quý Độc Giả trong số Tập San nầy những góc nhìn về một Hội Thánh của người nghèo và vì người nghèo, một Hội Thánh dám can đảm lên tiếng cho người nghèo—những người ở thời nào, dưới chế độ nào, cũng luôn chịu bao nhiêu áp bức bất công mà không có được tiếng nói để kêu oan—theo gương Chúa Ki-tô, Đấng đồng sinh đồng tử với người nghèo.
[1] Số 8.
[2] Xc Vui Mừng Và Hy Vọng, số 1.
[3] Xc Mt 25. 40.
Chủ Nhật, 14 tháng 8, 2016
DOCAT: Làm gì để xây dựng nền văn minh tình yêu?
DOCAT