Phạm Khiêm
"Mẹ ơi con đã tới rồi
Bên trong lòng mẹ ngọt ngào mẹ ơi
Thấy con mẹ sẽ vui cười
Vì con là đứa con ngoan mẹ à"
"Con xin đức Chúa Trời
Được về bên mẹ chan hòa niềm vui
Con nguyện bỏ hết hên xui
Đầu thai nhiều kiếp niềm vui làm người
Con đây sung sướng vui tươi
Vì con đạt được kiếp người trần gian
Dù trải bao kiếp gian nan
Nhưng rồi con đã được mang kiếp người
Con mong được sống vui tươi
Được ăn-được chạy-được chơi-được đùa
Được theo mẹ đi lễ Chúa
Được ôm rồi được lau khô mắt Người
Được báo ơn nghĩa tình đời
Được làm con hiếu,làm người nghĩa nhân
Nhưng trời....sao nỡ bất phân ?
Làm con đau đớn, thân con thế này...
Mẹ ơi mẹ hỡi có hay
Con thì chưa biết chưa hay mặt Người
Sao đành tâm bỏ hài nhi
Chẳng cho nhìn thấy những gì thế gian
Chỉ vì đời mẹ lầm than
Duyên tình lận đận sợ mang tiếng đời
Hay vì nghịch cảnh muôn nơi
Nghèo hèn kiếm sống sợ đời nuôi con
Ngàn năm tu hạnh mỏi mòn
Hôm nay hóa kiếp làm con của Người
Sao Cha, hỡi Mẹ, chẳng cười ?
Khi con có đủ hình người thế kia?
Đành lòng người nỡ̃ sẻ chia
Cắt con từng mảnh xa lìa xác thân
Giờ con mất hết tay, chân
Hồn ma lạnh lẽo, người thân chẳng nhìn
Mẹ ơi ! Cha đã không tình
Con nằm trong bụng mẹ nhìn thấy không ?
Sao mẹ cũng nỡ không dung
Làm cho con chịu ...HẾT MONG LÀM NGƯỜI
ngày tháng năm
Hôm nay : Thứ Năm, ngày 10 tháng 04 năm 2025
Thứ Hai, 21 tháng 9, 2015
Chủ Nhật, 20 tháng 9, 2015
KÝ SỰ HUẾ
Đông Tây
“Trong tinh thần liên đới, hỗ trợ, cùng nhau tạo ra động lực, thúc đẩy mọi người hướng đến đức tin bền vững vào Thiên Chúa, hướng đến lòng bác ái, góp tay xây dựng xã hội an lành, qua việc học hỏi giáo huấn của Hội thánh về xã hội” là mục đích chính của chuyến đi Huế vừa qua của một số anh chị em Sài gòn tha thiết Học hỏi Giáo huấn Xã hội. Chuyến đi đã được một thành viên ghi lại dưới hình thức ký sự. Hẳn nhiên, có nhiều câu chuyện kể bên lề, thoạt nhìn, hoàn toàn không liên quan đến GHXH, nhưng nói chung, đều phản ảnh bốn nguyên tắc căn bản “Nhân phẩm, Công ích, Liên đới và Bổ trợ” của GHXH. Anh chị em trong chuyến đi này không chỉ học để hiểu biết mà còn sống và thực hành GHXH. Cám ơn tác giả và xin gửi đến độc giả yêu mến GHXH để cầu nguyện cho nhau cùng đưa GHXH đến với nhiều người.
“Trong tinh thần liên đới, hỗ trợ, cùng nhau tạo ra động lực, thúc đẩy mọi người hướng đến đức tin bền vững vào Thiên Chúa, hướng đến lòng bác ái, góp tay xây dựng xã hội an lành, qua việc học hỏi giáo huấn của Hội thánh về xã hội” là mục đích chính của chuyến đi Huế vừa qua của một số anh chị em Sài gòn tha thiết Học hỏi Giáo huấn Xã hội. Chuyến đi đã được một thành viên ghi lại dưới hình thức ký sự. Hẳn nhiên, có nhiều câu chuyện kể bên lề, thoạt nhìn, hoàn toàn không liên quan đến GHXH, nhưng nói chung, đều phản ảnh bốn nguyên tắc căn bản “Nhân phẩm, Công ích, Liên đới và Bổ trợ” của GHXH. Anh chị em trong chuyến đi này không chỉ học để hiểu biết mà còn sống và thực hành GHXH. Cám ơn tác giả và xin gửi đến độc giả yêu mến GHXH để cầu nguyện cho nhau cùng đưa GHXH đến với nhiều người.
Tập san Giáo huấn Xã hội số 18 và 19
Những ngày cuối tháng 4, nhóm Sài Gòn (SG) chuẩn bị ra Huế để chia sẻ việc học cuốn Tóm lược HTXH của GHCG cùng anh chị em Huế.
Lúc đầu chỉ khoảng 6 hay 7 người ghi tên, nhưng sau đó, do sắp xếp được công việc nên 5 người nữa tham gia. Vậy là nhóm SG có 12 người ra Huế trong tinh thần liên đới, hỗ trợ, cùng nhau tạo ra động lực, thúc đẩy mọi người hướng đến đức tin bền vững vào Thiên Chúa, hướng đến lòng bác ái, góp tay xây dựng xã hội an lành, qua việc học hỏi giáo huấn của Hội thánh về xã hội.
Những ngày cuối tháng 4, nhóm Sài Gòn (SG) chuẩn bị ra Huế để chia sẻ việc học cuốn Tóm lược HTXH của GHCG cùng anh chị em Huế.
Lúc đầu chỉ khoảng 6 hay 7 người ghi tên, nhưng sau đó, do sắp xếp được công việc nên 5 người nữa tham gia. Vậy là nhóm SG có 12 người ra Huế trong tinh thần liên đới, hỗ trợ, cùng nhau tạo ra động lực, thúc đẩy mọi người hướng đến đức tin bền vững vào Thiên Chúa, hướng đến lòng bác ái, góp tay xây dựng xã hội an lành, qua việc học hỏi giáo huấn của Hội thánh về xã hội.
Mười tư tưởng gợi hứng từ thiên nhiên
Người Góp Nhặt
Môi trường thiên nhiên vạn vật thiên hình vạn trạng đã gợi hứng cho các danh nhân, thi sĩ viết nên hàng hàng châu ngọc cho “Cõi người ta”. Để minh họa, xin trích dẫn 10 danh ngôn.
1. Nhà côn trùng học J. Fabre:
Sau 87 năm quan sát và nghiền ngẫm, tôi không còn nói được là tôi tin vào Thiên Chúa, mà là thấy Ngài.
2.Tục ngữ Trung Quốc:
Người ta biết được nguồn nước tốt trong cơn khô hạn và bạn tốt trong nghịch cảnh.
3. Hồng y Feltin:
Hạnh phúc của hai người yêu nhau phải được xây nên như một tổ chim, từng cọng một, bằng cố gắng thông hiểu nhau.
4. D. Perrot:
Một số đỉnh núi chỉ trèo lên được bằng dây bện.
5.Hennet de Goutel:
Các vật thụ tạo là những tia phản chiếu. Ta hãy yêu mến các tia phản chiếu đồng thời nghĩ đến nguồn sáng.
6. Jacques Maritain:
Chỉ có bác ái, một hồng thủy bác ái mới có thể cứu thoát thế giới.
7.V. Lebée:
Hãy lắng nghe Thiên Chúa nói qua các hoàn cảnh.
8.Thánh nữ Catarina Sienna:
Đức Kitô là chiếc cầu duy nhất nối đất lên trời. Ngoài ra là vực thẳm.
9. Giám mục Spalding:
Suốt năm, ta hãy như con chim sơn ca luôn báo trước bình minh và làm thức tỉnh nơi mỗi tạo vật tình yêu ánh sáng và cuộc sống.
10. Charles de Foucauld:
Thiên Chúa dùng gió ngược để đưa ta tới bến.
Trích Tuyển Tập Danh Ngôn của G.Dutil, A.Guibal, F.Saunier
Paris, 1987, Vivre sa vie comment?
Môi trường thiên nhiên vạn vật thiên hình vạn trạng đã gợi hứng cho các danh nhân, thi sĩ viết nên hàng hàng châu ngọc cho “Cõi người ta”. Để minh họa, xin trích dẫn 10 danh ngôn.
1. Nhà côn trùng học J. Fabre:
Sau 87 năm quan sát và nghiền ngẫm, tôi không còn nói được là tôi tin vào Thiên Chúa, mà là thấy Ngài.
2.Tục ngữ Trung Quốc:
Người ta biết được nguồn nước tốt trong cơn khô hạn và bạn tốt trong nghịch cảnh.
3. Hồng y Feltin:
Hạnh phúc của hai người yêu nhau phải được xây nên như một tổ chim, từng cọng một, bằng cố gắng thông hiểu nhau.
4. D. Perrot:
Một số đỉnh núi chỉ trèo lên được bằng dây bện.
5.Hennet de Goutel:
Các vật thụ tạo là những tia phản chiếu. Ta hãy yêu mến các tia phản chiếu đồng thời nghĩ đến nguồn sáng.
6. Jacques Maritain:
Chỉ có bác ái, một hồng thủy bác ái mới có thể cứu thoát thế giới.
7.V. Lebée:
Hãy lắng nghe Thiên Chúa nói qua các hoàn cảnh.
8.Thánh nữ Catarina Sienna:
Đức Kitô là chiếc cầu duy nhất nối đất lên trời. Ngoài ra là vực thẳm.
9. Giám mục Spalding:
Suốt năm, ta hãy như con chim sơn ca luôn báo trước bình minh và làm thức tỉnh nơi mỗi tạo vật tình yêu ánh sáng và cuộc sống.
10. Charles de Foucauld:
Thiên Chúa dùng gió ngược để đưa ta tới bến.
Trích Tuyển Tập Danh Ngôn của G.Dutil, A.Guibal, F.Saunier
Paris, 1987, Vivre sa vie comment?
Trả Lại Cho Chúng Tôi Bầu Trời Tôn Giáo
Linh Mục P.X. Nguyễn Văn Nhứt, O.P.
Một Thực Tại Ba Chiều
Trong thế
giới loài người, một đối tượng của nhận thức—bất kể vật thể hữu hình hay vô
hình, phàm tục hay linh thánh—đều được tiếp cận theo 3 chiều kích: thiên nhiên,
nhân văn, và tâm linh. Mỗi một lãnh vực
có thẩm quyền tự lập—nhưng không đối kháng hoặc mâu thuẫn—đối với các lãnh vực
khác trong việc truy tầm và diễn đạt chân lý về cùng một thực tại. Tổng hợp cả 3 chiều kích, sẽ có một tri thức
toàn diện—tương tự như một hình ảnh 3 chiều—về đối tượng. Ngược lại, hình ảnh của một thực tại chỉ dựa
vào thông tin từ một chiều kích là hình ảnh phiến diện và bất toàn.

Thứ Ba, 8 tháng 9, 2015
BỆNH VÔ CẢM

Phạm Khiêm
Có được một xã hội văn minh, hiện đại ngày nay một phần lớn cũng là do những phát minh vĩ đại của con người. Một trong số đó chính là sự sáng chế ra rô-bốt, và càng ngày, rô-bốt càng được cải tiến cao hơn, tỉ mỉ hơn làm sao cho thật giống con người để giúp con người được nhiều hơn trong các công việc khó nhọc, bộn bề của cuộc sống.
Chỉ lạ một điều: Ðó là trong khi các nhà khoa học đang "vò đầu bứt tóc" không biết làm sao có thể tạo ra một con chip "tình cảm" để khiến "những cỗ máy vô tình" biết yêu, biết ghét, biết thương, biết giận thì dường như con người lại đi ngược lại, càng ngày càng vô tình, thờ ơ với mọi sự xung quanh. Ðó chính là căn bệnh nan y đang hoành hành rộng lớn không những chỉ dừng lại ở một cá nhân mà đang len lỏi vào mọi tầng lớp xã hội – bệnh vô cảm.
Thứ Năm, 3 tháng 9, 2015
«... NGƯỜI ĐI RA MỘT NƠI HOANG VẮNG VÀ CẤU NGUYỆN Ở ĐÓ» (Mc 1,35)
Chiara Lubich
Đan Quang Tâm dịch

«... Người đi ra một nơi hoang vắng và cầu nguyện ở đó»
Sau cả một ngày đêm dành cho những hoạt động đó, Đức Giê-su đã dậy, đi ra một nơi hoang vắng và cầu nguyện ở đó.
Thứ Ba, 1 tháng 9, 2015
TẢN MẠN VỀ MÔI TRƯỜNG CỦA MỘT BẠN TRẺ
PHẠM KHIÊM
Món nợ phải trả lại cho thiên nhiên
Tôi sẽ bắt đầu chia sẻ với các bạn về những vấn đề mang tính chất toàn cầu nhưng do tôi không am tường lĩnh vực chính trị nên nội dung ở đây không đề cập đến các thể chế và mục đích chính trị của các quốc gia.
Thế giới loài người quan tâm đến điều gì? Tất nhiên mối quan tâm hàng đầu vẫn luôn là sự sống và tồn tại. Đây là sự quan tâm của từng người và cũng là sự quan tâm của mọi người và của chung thế giới.
Đối với sự sống thì điều gì quan trọng nhất? Khi tôi hỏi điều này, có nhiều câu trả lời giống nhau. Bạn A nói rằng cần có một cơ thể khỏe mạnh, cường tráng. Bạn B cho rằng cần có một trái tim khỏe và bộ máy hô hấp tốt. Bạn Ngọc Hà bảo cần có đầy đủ các bộ phận trong cơ thể, lại có bạn nói cần ăn uống đầy đủ, ngủ cho tốt, đẫy giấc theo kiểu “ăn được ngủ được là tiên”...
Nói chung, các bạn đều cho rằng nhân tố quan trọng nhất để sự sống của con người tồn tại là chính con người. Tất cả các yếu tố khác đều xếp sau, kể cả môi trường sống.
Nhưng đã đến lúc chúng ta phải thay đổi ngay mức độ quan tâm đối với chính sinh mạng của mình để thấy rằng yếu tố môi trường mới thực sự là số một trong việc duy trì sự sống. Chỉ cần nghĩ đơn giản bạn là một con cá, thì dù cá to, hay cá bé, dù khỏe mạnh đến thế nào, bạn cũng không thể sống nếu không có môi trường là nước. Trong môi trường nước sạch, con cá sẽ khỏe và lớn nhanh. Nhưng ở trong môi trường nước tù đọng, tiếp nhận nước thải độc hại từ các nhà máy có lẫn hóa chất và thiếu ô xi, con cá sẽ ngắc ngoải, phải nổi lên mặt nước đớp ô xi trong không khí, để rồi cuối cùng chất độc trong nước ngấm vào gây ra cái chết cho nó. Nếu như ở một môi trường trong sạch hơn thì nó vẫn sống và bơi lội tung tăng.