Liên Khương
Nếu đọc Giáo huấn Xã hội Công Giáo (GHXHCG) mà rồi chỉ biết nhìn ra Biển Đông thở vắn than dài thì chẳng hóa ra bi quan lắm ư? Không, GHXHCG giúp tôi suy tư, phán đoán và hành động. GHXHCG đẩy tôi tiến tới chỗ “tố cáo, đề nghị, dấn thân” (Sách Tóm lược HTXHCG, # 6).
ngày tháng năm
Hôm nay : Thứ tư, ngày 9 tháng 04 năm 2025
Thứ Năm, 30 tháng 7, 2015
Thứ Tư, 29 tháng 7, 2015
Phúc thay ai sầu khổ
Chiara Lubich
Đan Quang Tâm dịch
"Phúc thay ai sầu
khổ, vì họ sẽ được Thiên Chúa ủi an" (Mt 5, 4)
Hôm nay Người tập trung sự chú ý của ta vào một câu trong đó Người dường như khẳng định một điều phi lý. Người dùng từ "phúc" để mô tả người đang chịu đau khổ, cô đơn và khóc lóc. Bạn có thể hỏi làm sao lý giải một khẳng định như vậy được.
Phục vụ rất hăng, ngại ngùng vào nhóm
Nguyễn Khang
Người tín hữu ấy “lặng lẽ hành hương” ở miền bệnh viện, miền trại phong, miền HIV.
Tôi "xúi" người ấy tham gia nhóm đạo để chia sẻ ân phúc cho nhóm. Ngược lại, chị ấy sẽ có thêm "vây cánh" khi đi phục vụ các miền.
Kết quả: Lắc đầu nguây nguẩy! Chị bảo: "Vào nhóm chỉ tổ sinh cãi nhau, sinh hiểu lầm, sinh kiêu ngạo". "Có Trời biết, đất biết là đủ rồi" "Làm một mình có hiệu quả hơn". "Sợ cõi người ta lắm rồi".
Tôi đem NGUYÊN TẮC BỔ TRỢ ra để chị ấy may ra thấu hiểu ngõ hầu tham gia nhóm. Nào là:
- Chị có phẩm giá vì Chúa tạo ra chị, chị giống hình ảnh Chúa, có trí khôn và ý chí tự do, có tiềm năng, có khả năng.
- Sâu xa trong lòng chị, có "ƯỚC NGUYỆN THAM GIA VÀO ĐỜI SỐNG CỘNG ĐỒNG", đó là "ƯỚC NGUYỆN LỚN" (Sách Tóm lược HTXHGHCG, 190).
Nhưng sao giờ chị lại ác cảm với việc vào một nhóm đạo, chỉ muốn làm việc tông đồ một mình?
Người tín hữu ấy “lặng lẽ hành hương” ở miền bệnh viện, miền trại phong, miền HIV.
Tôi "xúi" người ấy tham gia nhóm đạo để chia sẻ ân phúc cho nhóm. Ngược lại, chị ấy sẽ có thêm "vây cánh" khi đi phục vụ các miền.
Kết quả: Lắc đầu nguây nguẩy! Chị bảo: "Vào nhóm chỉ tổ sinh cãi nhau, sinh hiểu lầm, sinh kiêu ngạo". "Có Trời biết, đất biết là đủ rồi" "Làm một mình có hiệu quả hơn". "Sợ cõi người ta lắm rồi".
Tôi đem NGUYÊN TẮC BỔ TRỢ ra để chị ấy may ra thấu hiểu ngõ hầu tham gia nhóm. Nào là:
- Chị có phẩm giá vì Chúa tạo ra chị, chị giống hình ảnh Chúa, có trí khôn và ý chí tự do, có tiềm năng, có khả năng.
- Sâu xa trong lòng chị, có "ƯỚC NGUYỆN THAM GIA VÀO ĐỜI SỐNG CỘNG ĐỒNG", đó là "ƯỚC NGUYỆN LỚN" (Sách Tóm lược HTXHGHCG, 190).
Nhưng sao giờ chị lại ác cảm với việc vào một nhóm đạo, chỉ muốn làm việc tông đồ một mình?
Thứ Ba, 28 tháng 7, 2015
Thả xuống chiến thuyền Trung Quốc bản cửu chương "Giáo Huấn về Cộng Đồng"
Trần An Bình
Nhân viên chính phủ và đảng viên Cộng sản Trung Quốc chắc chả tìm đọc Kinh Thánh và Giáo huấn Xã hội? Nhưng chắc chắn có người đang đọc tờ báo hiếu chiến đang khích động thù ghét Việt Nam (Hoàn cầu thời báo). Chiến thuyền Trung Quốc đang chứa đầy vũ khí sẵn sàng nhắm bắn. Thây người Việt Nam và Trung Quốc sẽ nát tan nếu cộng đồng quốc tế không tích cực ra tay ngăn ý đồ xâm chiếm Việt Nam.
Dân Việt và dân Trung Quốc là con Chúa, là "trọng tâm" trong chương trình của Chúa Giêsu, của Giáo Hội, của chính quyền. Vậy mà...
Ngày xửa ngày xưa khi chàng yêu nàng mà khó tiếp cận, chàng viết thư tình trên lá thắm rồi thả lên giòng nước để may ra nàng vớt được. Nàng cũng cố gởi lời yêu thương qua cánh chim thư. Nhưng có những kẻ xấu, ngăn chặn, gây ra cảnh "cạn dòng lá thắm, dứt đường chim xanh" (Thúy Kiều, Kim Trọng).
Vậy mà, người hiếu chiến phương Bắc đang hô hào giết giết. Cạn dòng lá thắm rồi, dứt đường chim xanh rồi.
Thôi thì xin thả xuống chiến thuyền Trung Quốc 9 lời thiết tha của Giáo huấn Xã hội Công giáo, cùng với lời cầu, xin Chúa đổi lòng dạ thủy quân, hạ tháp pháo, về bến cảng, vào bàn đối thoại, dùng sức mạnh của luật, từ bỏ luật của sức mạnh.
Thưa thủy quân Trung Quốc, Giáo huấn có BẢN CỬU CHƯƠNG CỘNG ĐỒNG QUỐC TẾ khi xảy ra các vấn đề quan hệ các dân tộc:
1. Dùng nguyên tắc của lý trí chứ không phải ý thức hệ duy dân tộc Đại Hán khi có tranh chấp với dân tộc láng giềng.
2. Dùng nguyên tắc công bằng chứ không phải là sức mạnh vũ lực và ngụy tạo để tước đoạt quyền bình đẳng các dân tộc.
3. Dùng nguyên tắc luật lệ quốc tế chứ không phải tự đặt ra quan điểm của mình rồi gây áp lực láng giềng.
4. Dùng nguyên tắc thương thảo chứ không dùng "cả vú lấp miệng em"
5. Chống dùng bạo động, hãy dùng đối thoại hòa bình.
6. Chống dùng chiến tranh vì là cuộc "ra đi không có ngày về"
7. Chống kỳ thị dân tộc. Dân tộc nào cũng có phẩm giá, bình đẳng.
8. Chống đe dọa nước nhỏ kế bên. Hãy thực lòng thực hiện chữ vàng.
9. Chống lừa dối ngụy tạo khiến thế giới hiểu lầm nước nhỏ bé hơn mình.
Xin thủy quân về nói với tướng quân, xin tướng quân về nói với Đảng và chính phủ Trung Quốc. Hãy dừng tay lại. Có Chúa trời cao dõi mắt trông theo.
Thứ Ba, 21 tháng 7, 2015
Giáo huấn xã hội và quyền tự do có sáng kiến kinh tế
Đan Quang Tâm
Chúng ta không được bỏ qua hình thức đặc biệt của cái nghèo bao
gồm việc bị tước đoạt các quyền căn bản của con người, cách riêng là quyền tự
do tôn giáo và quyền tự do có sáng kiến kinh tế” (CA, 42).
Đức Gioan Phaolô II rất hay bàn về tự do. Trong lĩnh vực này, ngài
cũng được mệnh danh là nhà quán quân. Tự do là chủ đề trung tâm của ngài từ khi
còn là giáo sư luân lý tại Đại học Lublin và ngay cả khi đã làm giáo hoàng. Ở
đây chúng ta giới hạn việc nghiên cứu, chỉ tìm hiểu xem ngài đã luận bàn thế
nào về tự do kinh tế.
Đức Gioan Phaolô II bàn về tự do kinh tế
Năm 1987, trong Thông điệp xã hội Sollicitudo Rei Socialis kỷ niệm 20 năm Thông điệp Populorum
Progressio, ngài viết: “Chúng ta không được bỏ qua hình thức đặc
biệt của cái nghèo bao gồm việc bị tước đoạt các quyền căn bản của con người,
cách riêng là quyền tự do tôn giáo
và quyền tự do có sáng kiến kinh tế”
(42).
Đây là hai nhân quyền cơ bản mà ngài luôn kiên quyết bảo vệ, ủng
hộ và đề cao. Khi còn là giám mục trẻ tham dự đủ bốn kỳ họp Công đồng Vatican
II, ngài đã tích cực tham gia góp ý cho dự thảo Tuyên ngôn về Tự do Tôn giáo và
nhiều lần khẳng định “Không có tự do nếu không có sự thật”. Nhà quán quân
về tự do tôn giáo Gioan Phaolô II
đã để lại một bộ giáo huấn phong phú về sự liên kết nội tại giữa tự do và sự
thật, là chìa khóa mở ra giúp ta hiểu ý định sâu xa của Tuyên ngôn Dignitatis Humanae. Ngoài ra, ngài còn
có đóng góp vào từ điển thần học thuật ngữ “quyền tự do có sáng kiến kinh tế”. Đây
cũng là đóng góp và bổ sung của ngài vào từ vựng nhân quyền khi ngài ban hành
Thông điệp Sollicitudo Rei Socialis nói trên. Bản
Tuyên ngôn Quốc tế Nhân quyền của
Liện hiệp quốc đã không đề cập đến quyền con người này.
Bốn năm sau, ngài viết tiếp một thông điệp xã hội Centesimus
Annus, lần này để kỷ niệm 100 năm ngày ban hành Thông điệp Rerum Novarum. Ngài nhắc lại những điểm
chính của thông điệp xã hội đầu tiên này: con người phải được tôn trọng vì con
người là hình ảnh của Thiên Chúa và được Người ban sự sống. Ngài nhận định việc
bỏ qua sự kiện này đã dẫn đến cảnh đối xử tàn bạo với người lao động vào thời
Đức Lêô XIII, rồi hai cuộc thế chiến, lò hơi ngạt, các chế độ độc tài tại
phương Đông, hố ngăn cách giàu nghèo. Chủ nghĩa công sản vô thần đã giải thể vì
không tôn trọng phẩm giá và các quyền đi kèm với phẩm giá ấy của con người. Con
người được ban tặng tự do, nhưng do vết thương nguyên tội nên dù có hướng thiện
nhưng vẫn còn có khả năng làm điều ác:
“Hơn nữa, con người, được tạo dựng để hưởng tự do, mang nơi bản
thân mình vết thương nguyên tội, thường xuyên lôi kéo con người hướng về điều
ác, vì thế con người cần đến ơn cứu độ. Không những giáo thuyết này là
một bộ phận hợp thành của mạc khải Kitô giáo, mà còn có giá trị thông diễn
(hermeneutical value) lớn lao giúp ta hiểu được thực tại con người. Con người
hướng đến điều thiện, nhưng cũng có thể làm điều ác. Con người có thể vượt lên
trên lợi lộc trước mắt, mà vẫn gắn bó với nó” (42).
Ngài cảnh báo sự đàn áp quyền tư hữu sẽ “làm cạn kiệt nguồn sáng
kiến và sáng tạo” (trong đó có sáng kiến kinh tế) và xuất hiện nguy cơ biến
chính trị trở thành một thứ “tôn giáo thế tục”:
“Trật tự xã hội càng được ổn định, thì càng lưu ý đến sự kiện này,
và không đặt quyền lợi cá nhân đối nghịch với quyền lợi của xã hội xét như một
tổng thể, nhưng đúng hơn, tìm cách hòa hợp với quyền lợi xã hội một cách hiệu
quả. Thật vậy, nơi đâu quyền lợi cá nhân bị xã hội tước đoạt, thì thay vào đó
là một chế độ cồng kềnh nắm quyền kiểm soát một cách quan liêu, làm cạn kiệt
nguồn sáng kiến và sáng tạo. Khi người ta nghĩ rằng mình nắm được bí quyết tổ
chức một xã hội hoàn hảo không còn điều ác thì họ cũng tưởng là có thể sử dụng
mọi phương tiện, kể cả bạo lực và lừa dối, để thực hiện tổ chức đó. Khi ấy
chính trị trở thành một thứ “tôn giáo thế tục”, có tham vọng xây dựng thiên
đàng ngay ở trần gian này. Nhưng không có một xã hội chính trị nào có quyền tự quyết
và pháp luật của xã hội đó có thể lẫn lộn với Vương
Quốc của Thiên Chúa” (25).
Đức Gioan Phaolô ủng hộ có điều kiện nền kinh tế thị trường được
xây dựng trên tự do, khuyến khích phát huy tự do có sáng kiến trong kinh tế,
chủ trương quyền lợi cá nhân hài hòa với quyền lợi xã hội.
“Theo chiều hướng này, người ta có lý để nói về một cuộc đấu tranh
chống lại một hệ thống kinh tế, được
hiểu là một phương pháp để đảm bảo ưu thế tuyệt đối của tư bản, việc chiếm hữu
các tư liệu sản xuất và đất đai, hơn là tự do và phẩm giá lao động của con người. Khi chiến đấu chống lại hệ thống này, người ta không
thể đề ra đối nghịch nó, như một kiểu mẫu thay thế, hệ thống chủ nghĩa xã hội,
vì hệ thống này thực ra cũng là một thứ chủ nghĩa tư bản Nhà nước, nhưng người
ta có thể đề ra đối nghịch nó với xã hội của tự do lao động, kinh doanh và được
tham dự. Xã hội này không đối nghịch với thị trường, nhưng đòi hỏi thị trường
phải được kiểm soát một cách hợp lý bởi những sức mạnh xã hội và bởi Nhà nước,
sao cho bảo đảm được sự thỏa mãn các nhu cầu căn bản của toàn xã hội” (CA, 35).
Ngài nói hai nhân tố quyết định cho sự sụp đổ của các chế độ áp
bức là “sự vi phạm đối với quyền của các công nhân” và “sự vi phạm các quyền
con người có sáng kiến riêng, được sở hữu tài sản và tự do trong lĩnh vực
kinh tế” (CA, 23, 24).
Tóm
lại, Đức Gioan Phaolô II xem tự do kinh tế là nền tảng của kinh tế doanh nghiệp
hiện đại (SRS, 32). Ngài tái khẳng định Giáo hội quyết tâm dấn thân cho tự do,
xem đó như một điều kiện cần thiết để bảo đảm “phẩm
giá siêu việt của con người” (CA, 46). Tuy nhiên, ngài nhận rằng tự do trong
kinh tế không tuyệt đối, đó chỉ là một nhân tố trong tự do của con người. Khi
đời sống kinh tế trở nên tuyệt đối hóa, nghĩa là khi con người được xem là
người sản xuất hoặc tiêu thụ hàng hóa hơn là một chủ thể sản xuất và tiêu thụ
để sống, thì tự do mất đi tương quan cần thiết của nó đối với nhân vị và rút
cục tha hóa và áp bức con người (CA, 39).
Quyền tự do có sáng kiến kinh tế
Sách Tóm lược Học thuyết Xã hội của Giáo
hội (sách TLHTXH) mô tả hoạt động kinh tế “như một lời đáp lại với
tấm lòng tri ân ơn gọi mà Thiên Chúa chìa ra cho mỗi người” (326). Điều này
giúp xua tan khái niệm sai lầm là các ơn gọi “chân chính” chỉ được tìm thấy
trong giáo dục, y tế, hoạt động bác ái hoặc ở hẳn bên trong Giáo hội. Doanh
nhân Công giáo nếu giang tay đón nhận ơn gọi “đặt hoạt động kinh tế và sự
tăng trưởng vật chất phục vụ con người và xã hội”, để rồi “xả thân làm các việc ấy với lòng tin, cậy, mến
của các môn đệ Đức Kitô” thì doanh nghiệp và môi trường kinh tế “cũng có thể
biến thành những địa điểm cứu độ và thánh hoá” (326).
Sách TLHTXH nhấn mạnh: “Học thuyết xã hội của Giáo Hội
coi tự do của con người trong các vấn đề kinh tế là một giá trị căn bản và là
một quyền bất khả chuyển nhượng cần phát huy và bảo vệ”. Sách khẳng định và kêu gọi:“Mọi người
có quyền có sáng kiến về kinh tế, mọi người nên sử dụng hợp pháp các tài
năng của mình, để góp phần làm ra nhiều của cải cho mọi người được hưởng, và để
thu lượm những hoa trái chính đáng do các nỗ lực của mình” (336). Điều
này xây dựng trên những phát biểu tương tự trong các giáo huấn của đức
Giáo hoàng Piô XII cũng như những câu phát biểu trong thông điệp Sollicitudo Rei Socialis (1988) và Centesimus Annus (1991).
Nhưng sách TLHTXH cũng nói thêm rằng giáo huấn này nhắc ta về “các
hậu quả tiêu cực có thể phát sinh do việc làm suy yếu hay chối bỏ quyền có
sáng kiến về kinh tế” và bảo ta “sáng kiến tự do và có trách nhiệm trong
lĩnh vực kinh tế cũng có thể được định nghĩa là một hành vi phản ánh nhân tính
của con người với tư cách là những chủ thể sáng tạo và có tương quan. Thế nên,
cần trao cho quyền có sáng kiến đó không gian hoạt động rộng lớn. Nhà
Nước có nghĩa vụ luân lý áp dụng những giới hạn nghiêm ngặt chỉ trong những
trường hợp không tương thích giữa việc theo đuổi công ích và loại hình hoạt
động kinh tế được đề xuất hoặc phương thức tiến hành hoạt động kinh tế đó”
(336).
Đáng lưu ý, sách TLHTXH áp dụng những chủ đề này trực tiếp đối với
chủ doanh nghiệp và những người quản lý doanh nghiệp. “Sáng kiến kinh tế là
một thuật ngữ về trí thông minh con người và về sự cần thiết phải đáp ứng các
nhu cầu của con người một cách sáng tạo và hợp tác” (343).
Trên cơ sở này, sách TLHTXH mô tả tinh thần doanh nghiệp không chỉ
là một “đức tính cá nhân” mà còn là một “đức tính xã hội” bởi vì có tinh thần
doanh nghiệp nghĩa là “cùng nhau tìm kiếm những giải pháp thích đáng nhất để
đáp ứng tốt nhất các nhu cầu nảy sinh” (343).
Sách TLHTXH nhận định rằng “Vai trò của các chủ doanh nghiệp và lãnh
đạo doanh nghiệp có tầm quan trọng trung tâm nhìn từ quan điểm xã hội, vì họ ở
ngay tại trung tâm của cả một hệ thống các quan hệ kỹ thuật, thương mại, tài
chính và văn hoá là đặc trưng cho thực tại doanh nghiệp hiện đại” (344).
Doanh nhân, như vậy có một vai trò quan trọng, chính yếu trong đời
sống kinh tế và có cả một ơn gọi hẳn hòi. Họ cũng được gọi để làm vườn nho của
Thiên Chúa. Thiên Chúa thì luôn luôn có sáng kiến đi trước một bước. Chúa Giêsu
không những gọi, mà còn chọn họ: “Không phải các con đã chọn Thầy mà Thầy đã
chọn các con trước”.
Hội đồng Giáo hoàng Công Lý và Hòa bình không những biên soạn sách
TLHTXH để hướng dẫn doanh nhân qua những nguyên tắc và những định hướng như đã
nói trên mà còn tìm cách soạn cẩm nang doanh nghiệp giúp các doanh nhân Công
giáo sống đạo trong môi trường doanh nghiệp theo tinh thần của Hiến chế Vui mừng và Hy vọng khắc phục được tình
trạng phân rẽ giữa đạo và đời (GS, 13) và làm các quyết định kinh doanh theo đúng
các nguyên tắc của giáo huấn xã hội.
Trong đường hướng đó, Hội đồng Giáo hoàng Công Lý và Hòa bình đã
phối hợp với John A. Ryan Institute, một viện nghiên cứu và phổ biến giáo huấn
xã hội thuộc Đại học St. Thomas Hoa Kỳ để biên soạn tài liệu “Ơn gọi Lãnh đạo Doanh
nghiệp” (Vocation of the Business Leader) và tố chức một hội nghị quy tụ
khoảng 2.000 chủ doanh nghiệp vào tháng 3 năm 2112 tại Lyon, Pháp để phổ biến
và thảo luận tài liệu này.
Không còn
nghi ngờ gì nữa, nói theo ngôn ngữ tiếng Anh, được xem là ngôn ngữ thương mại
và kinh doanh, thì “The Church takes business
seriously”.
Thứ Hai, 20 tháng 7, 2015
KINH DOANH LÀ MỘT THIỆN ÍCH VẬT CHẤT VÀ TINH THẦN (#2)
2. Khi các doanh nghiệp và các thị trường nói chung đang hoạt động một cách đúng đắn, và được
quản lý hiệu quả bởi các chính phủ, chúng đóng góp một phần không thể thay thế được về sự thịnh vượng vật chất và thậm chí cả tinh thần của nhân loại. Khi hoạt động kinh doanh được thực hiện một cách công bằng và hiệu quả, khách hàng nhận được hàng hóa và dịch vụ với mức giá hợp lý; người lao động tham gia vào việc làm tốt và tìm được sinh kế cho bản thân và gia đình mình; và các nhà đầu tư thu được lợi nhuận hợp lý từ hoạt động đầu tư của họ. Các cộng đồng nhìn thấy các nguồn lực chung của họ được sử dụng tốt và công thiện tổng thể được gia tăng.BÌNH LUẬN: Các phương tiện truyền thông thường hay đưa ra những khẳng định chung chung kiểu như “Giáo hoàng Phanxicô ghét kinh doanh”. Ngài không hề ghét kinh doanh. Ở đây, chúng ta thấy rằng một doanh nghiệp được vận hành đúng đắn có thể đóng góp cho “sự thịnh vượng vật chất và thậm chí tinh thần của nhân loại.” Chúng ta chọn các thông số làm cho việc kinh doanh của chúng ta thành thiện ích xã hội hoặc một điều xấu cho xã hội. Chúng ta phải quyết định nhìn vào tất cả các hoạt động của tổ chức chúng ta, và đánh giá chúng theo các giáo huấn xã hội của Hội Thánh. Làm như thế sẽ cải thiện được công ty của chúng ta, gia tăng các khoản lợi nhuận tài chính, và nâng cao phẩm giá các nhân viên của chúng ta và các người khác có lợi ích liên quan. Trong đó có các cổ đông nữa!
Nguồn: www.ghxhcg.com
ƠN GỌI CỦA NHÀ LÃNH ĐẠO DOANH NGHIỆP (#1)
Kính thưa Quý độc giả,
Kể từ hôm nay (14-7-2015), chúng tôi sẽ lần lượt dịch từng số trong quyển The Vocation of the Business Leader (Ơn Gọi của Nhà Lãnh Đạo Doanh Nghiệp), do Hội Đồng Tòa Thánh Công Lý và Hòa Bình phát hành, dựa theo phiên bản Anh ngữ mới nhất tháng 11-2014, nhằm góp phần vào việc hướng dẫn cho các doanh nhân Ki-tô hữu thực thi giáo huấn của Hội Thánh trong lãnh vực kinh doanh được tốt đẹp và mang lại nhiều thiện ích hơn cho cộng đồng.
![]() |
Ông William Bowman |
Trước khi chúng tôi liên lạc với ông, ông đã viết được 19 bình luận cho 19 số đầu tiên. Khi chúng tôi bắt liên lạc với ông, ông cho biết, do bận rộn với công việc, phần viết bình luận đã tạm ngưng từ tháng 10 năm 2014. Ông hứa là sẽ tiếp tục lại công việc này cho đến khi hoàn tất 87 số của tài liệu quý giá này. Và dường như ông đang tiếp tục thực hiện điều tâm nguyên đó, khi mà ngày 12.7 ông viết phần bình luận cho số 20. Mong rằng độc giả trang điện tử www.ghxhcg.com chúng ta sẽ được hưởng nhờ “những nguồn lực lớn lao” mà Thiên Chúa đã ban cho những “doanh nhân” như ông William Bowman – mà ông đang áp dụng một cách thực tiễn.
LÚA ƠI!
Phạm Khiêm
Việt Nam là một đất nước có nghề truyền thống và cơ bản nhất là nông nghiệp. Đất đai, tài nguyên thiên nhiên cũng ưu ái dành cho lĩnh vực này. Người Việt Nam sinh ra đã mang tố chất khởi sự nghề nghiệp này như một yếu tố di truyền.
Với nông nghiệp, chỉ cần có đất canh tác, có sức khỏe là mọi người Việt Nam đều có thể làm lụng, trồng trọt tự nuôi sống mình. Bản chất nghề nông đòi hỏi sự cần cù, chiu khó thì người Việt Nam có sẵn đức tính này.
Thế nhưng điều gì đang xảy ra đây? Đất đai bị lấy mất và bị ngốn vô tội vạ vào những dự án để hoang. Một lượng tiền vô cùng lớn của Nhà nước của xã hội phải bỏ ra để thực hiện giải phóng mặt bằng. Người dân đang yên ổn sinh sống, an cư lập nghiệp trên đất của họ thì bị rơi vào quy hoạch dự án. Họ không chỉ mất nhà, mà họ còn mất đi cả nguồn sống là vườn tược, là đất đai, đồng ruộng để canh tác nuôi sống mình và gia đình. Khi người dân gặp cảnh này thì Nhà nước có trợ cấp nuôi sống họ được không? Không, vì Ngân sách Nhà nước thì hạn hẹp.
Với nông nghiệp, chỉ cần có đất canh tác, có sức khỏe là mọi người Việt Nam đều có thể làm lụng, trồng trọt tự nuôi sống mình. Bản chất nghề nông đòi hỏi sự cần cù, chiu khó thì người Việt Nam có sẵn đức tính này.
Thế nhưng điều gì đang xảy ra đây? Đất đai bị lấy mất và bị ngốn vô tội vạ vào những dự án để hoang. Một lượng tiền vô cùng lớn của Nhà nước của xã hội phải bỏ ra để thực hiện giải phóng mặt bằng. Người dân đang yên ổn sinh sống, an cư lập nghiệp trên đất của họ thì bị rơi vào quy hoạch dự án. Họ không chỉ mất nhà, mà họ còn mất đi cả nguồn sống là vườn tược, là đất đai, đồng ruộng để canh tác nuôi sống mình và gia đình. Khi người dân gặp cảnh này thì Nhà nước có trợ cấp nuôi sống họ được không? Không, vì Ngân sách Nhà nước thì hạn hẹp.
Chủ Nhật, 19 tháng 7, 2015
CỨU LẤY GIA ĐÌNH
Trần Phương
Bạn hỏi tôi vì sao có nhiều tệ đoan thế trên quê hương
chúng ta!
Tôi đi tìm nguyên nhân:
1. Tôi đổ lỗi cho nhà cầm quyền hiện tại ư? Nhưng có những tệ
đoan không từ nhà cầm quyền!
2. Tôi đổ lỗi cho Hội thánh ư? Nhưng có tệ đoan không do Hội
thánh.
3. Tôi đổ lỗi cho gia đình? Có những thứ đau khổ không đến từ
gia đình.
4. Tôi đổ lỗi cho bản tính loài người:
- Đã bị cám dỗ
- Đã sa ngã
- Đã bất phục tùng Chúa
- Đã né tránh Chúa
- Đã cắt đứt mối quan hệ hiệp thông với Chúa
- Đã mất thống nhất nội tâm
- Đã gẫy quan hệ với người khác và với thụ tạo khác
Tôi chấp nhận lối giải thích thứ tư, vì đây là lời dạy của
Giáo huấn Xã hội Công giáo (TLHTXHCG, 27).
Tại sao tôi mời bạn suy nghĩ về tệ đoan, rồi mời bạn suy
nghĩ về "lần xa cách chia lìa đầu tiên" giữa tổ tiên loài người với
Thiên Chúa Tạo Hoá?
Tại vì chúng ta đang có nhiều nỗi lo phiền quá! Rồi vì
"thương quá Việt Nam" nên chúng ta muốn giải quyết tận gốc rễ các nỗi
khổ của người Việt Nam.
Hội thánh lại đang mời gọi chúng ta "Cứu lấy Gia
đình", "Tân Phúc Âm hoá Gia đình". Muốn vậy, chúng ta phải tìm
"gốc rễ" làm hỏng gia đình.
Tại bản tính loài người mà chính ta và gia đình đau khổ, rồi
hỏng hóc lan tới các mối quan hệ xã hội, tình huống kinh tế - chính trị - công
lý (TLHTXHCG, 27).
Than ôi, bạn và tôi không mang bản tính loài vật và thiên
nhiên.
Than ôi, chúng ta không là con cào cào, kiến, cóc, cá, chuột...
Than ôi, chúng ta
là loài người.
Vì vậy, để giải
quyết vấn đề gia đình, chúng ta phải giải quyết vấn đề phạm tội (tôi phạm tội,
vợ tôi cũng có lúc phạm tội, bố mẹ anh chị em tôi cũng phạm tội, cả họ tôi cũng
thế...). Than ôi tội lỗi toả lan từ người này sang người khác.
Tôi chạy đến Đức
Giêsu là Đấng cứu độ tôi:
"Phải uốn nắn các hành vi của mình theo lòng
thương xót và vô vị lợi của Thiên Chúa. Chính những điều này LÀM CHO SỰ SỐNG MỚI
được khai sinh"
(TLHTXHCG, 29).
Gia đình thì đang
đau khổ (ly thân, ly dị, con cái không vâng lời cha mẹ, con cái không chịu đọc
kinh cầu nguyện với bố mẹ, con cái không chịu đi nhà thờ, con cái đi hoang, con
cái dính vào nghiện ngập... Chồng không chung thuỷ... Phá thai...).
Tôi thì đang phạm
tội, lười biếng, nhát đảm, muốn yên thân, nhắm mắt trước cảnh hỗn mang.
Tôi phải sửa tôi
trước và song song đó, góp phần sửa sang gia đình, xã hội.
Gia đình mang nặng bốn gánh
Nguyễn Khang
Gia đình mang nặng BỐN GÁNH: truyền sinh, giáo dục,
xã hội, chính trị.
Lời đầu tiên của người viết là “xin tha” những đứa
con còn trẻ dại vì chúng đâu có lỗi lãnh đạm và thụ động với điều xấu. Chúng chỉ
biết vui sống với bố mẹ ông bà anh chị em. Chúng ngây thơ đơn sơ như “bông huệ
ngoài đồng”. Chúng thuộc lứa tuổi “ăn chưa no, lo chưa tới” chả cần buồn (“Sức
mấy mà buồn, buồn ơi bỏ đi Tám!”) vì chuyện Biển Đông, chuyện cơm áo gạo tiền,
chuyện tự thiêu, chuyện độc tài, chuyện tham nhũng, chuyện con cái hư thân mất
nết... Xin cho các “bông huệ” này được miễn nhiễm với cái buồn vốn dành riêng
cho lứa tuổi người lớn biết suy tư thao thức, đặc biệt là những cái xấu ngoài
xã hội.
"NGƯƠI PHẢI BÁI LẠY ĐỨC CHÚA ..."
“Ngươi phải bái lạy Đức Chúa là Thiên Chúa của ngươi, và phải thờ phượng một mình Người mà thôi” (Mt 4,10)
Trong mùa chay, Hội Thánh nhắc nhở ta rằng đời ta là một cuộc hành trình hướng đến Phục Sinh, hướng đến thời điểm Ðức Giê-su, qua cái chết và sự phục sinh của Người, sẽ dẫn đưa ta vào cuộc sống đích thực, vào cuộc gặp gỡ với Thiên Chúa. Đó là một cuộc hành trình đầy khó khăn và thử thách, rất giống với chuyến đi qua sa mạc.
Chính nơi sa mạc mà, đang khi tiến về đất hứa, dân Ít-ra-en đã lãng quên trong chốc lát Thiên Chúa của họ và bắt đầu thờ lạy con bò vàng.
Ðức Giê-su cũng đi qua sa mạc, và Người cũng bị Xa-tan cám dỗ thờ lạy quyền lực và thành công. Tuy nhiên, Đức Giê-su đã dứt khoát khước từ mọi quyến rũ của ma quỉ và cương quyết hướng về sự thiện đích thực duy nhất:
“Ngươi phải bái lạy Đức Chúa là Thiên Chúa của ngươi, và phải thờ phượng một mình Người mà thôi”.
Điều đã xảy ra với dân Ít-ra-en và với Ðức Giê-su thì cũng xảy ra với chúng ta. Trong cuộc sống hàng ngày, ta cũng bị cám dỗ lựa chọn một giải pháp dễ dãi hơn. Những cám dỗ này hứa hẹn với ta hạnh phúc và mời mọc ta hãy coi trọng những gì là hiệu quả nhất, những gì là đẹp nhất và những gì là khoái lạc, và hãy muốn sở hữu của cải và có quyền lực. Những điều này tự bản thân chúng có thể là tích cực, nhưng chúng cũng có thể bị tuyệt đối hóa và thường được xã hội của chúng ta đề cao như những ngẫu tượng đích thực.
Khi ta không nhận biết và chẳng thờ lạy Thiên Chúa, thì tất yếu những “thần” khác xuất hiện, và những kiểu thờ phượng như chiêm tinh và ma thuật bắt đầu tái xuất hiện.
Ðức Giê-su nhắc nhở ta rằng ta nên tìm sự thành toàn của mình không không phải ở nơi những cái chung cuộc sẽ qua đi, mà ở việc đặt mình trước mặt Thiên Chúa, Ðấng tác tạo mọi loài, và nhận biết Người là Ðấng Tạo Hoá, là Chúa của lịch sử, là Mọi Sự cho ta, là Thiên Chúa!
Nếu ở trên Trời, nơi chúng ta đều đang hướng về, ta sẽ không ngừng ca tụng Người thì tại sao ta không bắt đầu ngay ở đây và bây giờ việc ca tụng đó?
Ðôi khi ta cảm thấy một nỗi khao khát muốn thờ lạy Người bằng cách ca tụng Người tận trong đáy lòng ta, trong sự hiện diện thinh lặng của Người nơi nhà tạm và trong việc cử hành phụng vụ Thánh Thể.
“Ngươi phải bái lạy Đức Chúa là Thiên Chúa của ngươi, và phải thờ phượng một mình Người mà thôi”.
Nhưng “thờ lạy” Thiên Chúa nghĩa là gì? Ðó là một thái độ ta cho phép mình chỉ hướng về Người mà thôi. Thờ lạy nghĩa là thưa với Thiên Chúa: “Chúa là mọi sự”, nghĩa là “Chúa là Chúa”, và con được ban ơn, đặc ân trong đời là nhận biết Chúa.
Thờ lạy cũng có nghĩa là nói: “Con là hư vô”. Và ta không chỉ nói suông. Ðể thờ lạy Thiên Chúa, ta cần phải đặt bản thân sang một bên và để cho sự hiện diện của Người hiển trị nơi ta và trên thế gian. Ðiều này hàm nghĩa một cuộc chiến không ngừng nhằm chống lại những thần tượng giả mà chúng ta bị cám dỗ dựng nên trong cuộc sống của ta.
Cách thế chắc chắn nhất để trở nên một thí dụ sống động rằng ta là hư vô và Thiên Chúa là mọi sự, là hãy hết sức tích cực. Ta có muốn hãm dẹp tư tưởng của ta qua một bên không? Ta chỉ cần nghĩ đến Thiên Chúa và sống theo những tư tưởng của Người được mạc khải trong Phúc Âm.
Ta có muốn chết đi cho ý riêng của mình không? Ta chỉ cần ôm chặt lấy thánh ý của Người được bày tỏ cho ta trong mọi giây phút hiện tại.
Ta có muốn từ bỏ những ước muốn hỗn độn không? Ta cần đổ đầy tâm hồn của ta lòng yêu mến Thiên Chúa và yêu thương những người bên cạnh bằng cách chia sẻ những lo âu, những khổ đau, những vấn đề, và những niềm vui của họ.
Nếu ta biết yêu thương, thì việc tự xóa mình đi lúc nào cũng xảy ra mà ta chẳng hay. Bằng cách sống sự hư vô của mình, cuộc đời ta khẳng định sự vĩ đại của Thiên Chúa và chứng tỏ rằng Người là mọi sự. Việc này tự nhiên dẫn đưa ta đến sự thờ lạy chân chính đối với Thiên Chúa.
“Ngươi phải bái lạy Đức Chúa là Thiên Chúa của ngươi, và phải thờ phượng một mình Người mà thôi”.
Cách đây nhiều năm, khi chúng tôi khám phá ra rằng thờ lạy Thiên Chúa nghĩa là công bố sự vĩ đại của Người trên sự hư vô của mình, chúng tôi đã sáng tác bài ca này:
“Nếu sao tắt ngấm trên trời,
Nếu mỗi ngày đều kết thúc,
Nếu sóng tiêu tán trong biển,
Không bao giờ trở lại,
Thì tất cả điều này là vì vinh quang của Chúa.
Ước gì mọi thụ tạo ca tụng Chúa:
“Chúa là mọi sự!”
Và mọi sinh vật nói với mình:
“Tôi là hư vô!”
Kết quả của việc ta trở nên hư vô vì tình yêu là sự hư vô của ta liền được lấp tràn bởi Đấng là Mọi Sự, bởi Thiên Chúa, Ðấng chiếm hữu tâm hồn ta.
Chiara Lubich
Đan Quang Tâm dịch
Trong mùa chay, Hội Thánh nhắc nhở ta rằng đời ta là một cuộc hành trình hướng đến Phục Sinh, hướng đến thời điểm Ðức Giê-su, qua cái chết và sự phục sinh của Người, sẽ dẫn đưa ta vào cuộc sống đích thực, vào cuộc gặp gỡ với Thiên Chúa. Đó là một cuộc hành trình đầy khó khăn và thử thách, rất giống với chuyến đi qua sa mạc.
Chính nơi sa mạc mà, đang khi tiến về đất hứa, dân Ít-ra-en đã lãng quên trong chốc lát Thiên Chúa của họ và bắt đầu thờ lạy con bò vàng.
Ðức Giê-su cũng đi qua sa mạc, và Người cũng bị Xa-tan cám dỗ thờ lạy quyền lực và thành công. Tuy nhiên, Đức Giê-su đã dứt khoát khước từ mọi quyến rũ của ma quỉ và cương quyết hướng về sự thiện đích thực duy nhất:
“Ngươi phải bái lạy Đức Chúa là Thiên Chúa của ngươi, và phải thờ phượng một mình Người mà thôi”.
Điều đã xảy ra với dân Ít-ra-en và với Ðức Giê-su thì cũng xảy ra với chúng ta. Trong cuộc sống hàng ngày, ta cũng bị cám dỗ lựa chọn một giải pháp dễ dãi hơn. Những cám dỗ này hứa hẹn với ta hạnh phúc và mời mọc ta hãy coi trọng những gì là hiệu quả nhất, những gì là đẹp nhất và những gì là khoái lạc, và hãy muốn sở hữu của cải và có quyền lực. Những điều này tự bản thân chúng có thể là tích cực, nhưng chúng cũng có thể bị tuyệt đối hóa và thường được xã hội của chúng ta đề cao như những ngẫu tượng đích thực.
Khi ta không nhận biết và chẳng thờ lạy Thiên Chúa, thì tất yếu những “thần” khác xuất hiện, và những kiểu thờ phượng như chiêm tinh và ma thuật bắt đầu tái xuất hiện.
Ðức Giê-su nhắc nhở ta rằng ta nên tìm sự thành toàn của mình không không phải ở nơi những cái chung cuộc sẽ qua đi, mà ở việc đặt mình trước mặt Thiên Chúa, Ðấng tác tạo mọi loài, và nhận biết Người là Ðấng Tạo Hoá, là Chúa của lịch sử, là Mọi Sự cho ta, là Thiên Chúa!
Nếu ở trên Trời, nơi chúng ta đều đang hướng về, ta sẽ không ngừng ca tụng Người thì tại sao ta không bắt đầu ngay ở đây và bây giờ việc ca tụng đó?
Ðôi khi ta cảm thấy một nỗi khao khát muốn thờ lạy Người bằng cách ca tụng Người tận trong đáy lòng ta, trong sự hiện diện thinh lặng của Người nơi nhà tạm và trong việc cử hành phụng vụ Thánh Thể.
“Ngươi phải bái lạy Đức Chúa là Thiên Chúa của ngươi, và phải thờ phượng một mình Người mà thôi”.
Nhưng “thờ lạy” Thiên Chúa nghĩa là gì? Ðó là một thái độ ta cho phép mình chỉ hướng về Người mà thôi. Thờ lạy nghĩa là thưa với Thiên Chúa: “Chúa là mọi sự”, nghĩa là “Chúa là Chúa”, và con được ban ơn, đặc ân trong đời là nhận biết Chúa.
Thờ lạy cũng có nghĩa là nói: “Con là hư vô”. Và ta không chỉ nói suông. Ðể thờ lạy Thiên Chúa, ta cần phải đặt bản thân sang một bên và để cho sự hiện diện của Người hiển trị nơi ta và trên thế gian. Ðiều này hàm nghĩa một cuộc chiến không ngừng nhằm chống lại những thần tượng giả mà chúng ta bị cám dỗ dựng nên trong cuộc sống của ta.
Cách thế chắc chắn nhất để trở nên một thí dụ sống động rằng ta là hư vô và Thiên Chúa là mọi sự, là hãy hết sức tích cực. Ta có muốn hãm dẹp tư tưởng của ta qua một bên không? Ta chỉ cần nghĩ đến Thiên Chúa và sống theo những tư tưởng của Người được mạc khải trong Phúc Âm.
Ta có muốn chết đi cho ý riêng của mình không? Ta chỉ cần ôm chặt lấy thánh ý của Người được bày tỏ cho ta trong mọi giây phút hiện tại.
Ta có muốn từ bỏ những ước muốn hỗn độn không? Ta cần đổ đầy tâm hồn của ta lòng yêu mến Thiên Chúa và yêu thương những người bên cạnh bằng cách chia sẻ những lo âu, những khổ đau, những vấn đề, và những niềm vui của họ.
Nếu ta biết yêu thương, thì việc tự xóa mình đi lúc nào cũng xảy ra mà ta chẳng hay. Bằng cách sống sự hư vô của mình, cuộc đời ta khẳng định sự vĩ đại của Thiên Chúa và chứng tỏ rằng Người là mọi sự. Việc này tự nhiên dẫn đưa ta đến sự thờ lạy chân chính đối với Thiên Chúa.
“Ngươi phải bái lạy Đức Chúa là Thiên Chúa của ngươi, và phải thờ phượng một mình Người mà thôi”.
Cách đây nhiều năm, khi chúng tôi khám phá ra rằng thờ lạy Thiên Chúa nghĩa là công bố sự vĩ đại của Người trên sự hư vô của mình, chúng tôi đã sáng tác bài ca này:
“Nếu sao tắt ngấm trên trời,
Nếu mỗi ngày đều kết thúc,
Nếu sóng tiêu tán trong biển,
Không bao giờ trở lại,
Thì tất cả điều này là vì vinh quang của Chúa.
Ước gì mọi thụ tạo ca tụng Chúa:
“Chúa là mọi sự!”
Và mọi sinh vật nói với mình:
“Tôi là hư vô!”
Kết quả của việc ta trở nên hư vô vì tình yêu là sự hư vô của ta liền được lấp tràn bởi Đấng là Mọi Sự, bởi Thiên Chúa, Ðấng chiếm hữu tâm hồn ta.
Chiara Lubich
Đan Quang Tâm dịch
TỘI CỦA CHỊ RẤT NHIỀU, NHƯNG ĐÃ ĐƯỢC THA
Tội của chị rất nhiều, nhưng đã được tha, bằng cớ là chị đã yêu mến nhiều (Lc 7,47)
Bạn có bao giờ cảm thấy mình được trút khỏi gánh nặng tội lỗi, có lẽ phải khó khăn lắm xin ơn tha thứ của Thiên Chúa, trong khi xưng tội chẳng hạn? Bạn đã chẳng cảm thấy hạnh phúc, nhẹ nhõm, vui như sáo, lòng tràn đầy ước muốn yêu thương sao? Tất cả điều mà bạn cần là yêu mến Thiên Chúa, không xúc phạm đến Người nữa và yêu tha nhân.
Nếu có, nghĩa là bạn điều cảm thấy một chút nào điều mà người phụ nữ tội lỗi hẳn đã phải cảm thấy trong lòng ngày hôm đó. Có lẽ chị đã nghe Đức Giêsu giảng dạy ở hội đường hoặc nơi thị tứ. Người công bố một vương quốc nơi mọi người phạm tội đều được thứ tha.
Phá thai và Giáo huấn Xã hội Công giáo
Linh mục Thomas D. Williams
Đan Quang Tâm dịch
Đan Quang Tâm dịch
Giáo Hội Công Giáo Hội đủ điều kiện để lên tiếng một cách có thẩm quyền về vấn đề phá thai.
Điều này, như Đức Gioan Phaolô 2 đã dạy rõ, là ưu tiên số một của Tư Tưởng Xã Hội Công Giáo ngày nay — và tất yếu phải được diễn tả không phải chỉ như tư tưởng xã hội, mà còn bằng hành động xã hội nữa. Xin giới thiệu bài viết của Linh mục Thomas D. Williams, Khoa trưởng Thần Học và giáo sư môn Học Thuyết Xã Hội Công Giáo tại Đại Học Nữ Vương các Thánh Tông Đồ tại Roma.
Khi lần đầu tiên cầm trên tay cuốn Tóm Lược Học Thuyết Xã Hội Công Giáo nhiều tháng trước khi sách được phát hành rộng rãi năm 2004, tôi cảm thấy một sự ngạc nhiên thích thú khi đọc đoạn văn đề cập cụ thể và kết án thẳng thừng nạn phá thai trong ngữ cảnh bàn về các quyền con người và cả ở đề tài gia đình là cung thánh của Sự Sống. Sự kiện bất nhất là chủ đề phá thai thường được xem là nằm ngoài môn Học thuyết Xã hội Công Giáo được giảng dạy tại hầu hết các Chủng Viện và các Đại Học Công Giáo.
Điều này, như Đức Gioan Phaolô 2 đã dạy rõ, là ưu tiên số một của Tư Tưởng Xã Hội Công Giáo ngày nay — và tất yếu phải được diễn tả không phải chỉ như tư tưởng xã hội, mà còn bằng hành động xã hội nữa. Xin giới thiệu bài viết của Linh mục Thomas D. Williams, Khoa trưởng Thần Học và giáo sư môn Học Thuyết Xã Hội Công Giáo tại Đại Học Nữ Vương các Thánh Tông Đồ tại Roma.
Khi lần đầu tiên cầm trên tay cuốn Tóm Lược Học Thuyết Xã Hội Công Giáo nhiều tháng trước khi sách được phát hành rộng rãi năm 2004, tôi cảm thấy một sự ngạc nhiên thích thú khi đọc đoạn văn đề cập cụ thể và kết án thẳng thừng nạn phá thai trong ngữ cảnh bàn về các quyền con người và cả ở đề tài gia đình là cung thánh của Sự Sống. Sự kiện bất nhất là chủ đề phá thai thường được xem là nằm ngoài môn Học thuyết Xã hội Công Giáo được giảng dạy tại hầu hết các Chủng Viện và các Đại Học Công Giáo.
Câu chuyện ba cây cố thụ
Phạm Khiêm
Một khu rừng nọ có ba cây cổ thụ đang bàn luận về tương lai. Cây thứ nhất nói: “Một ngày nào đó tôi
Một vài năm sau đó một nhóm người đặt chân đến khu rừng và cưa những thân cây. Cả ba đều mỉm cười hạnh phúc vì tin mong ước của mình sẽ thành hiện thực.
Khi cây đầu tiên được bán cho một chủ trại mộc, nó được tạo thành máng đựng thức ăn gia súc và đặt trong kho thóc phủ lên bởi một lớp cỏ. Cây thứ hai được bán cho một thợ đóng thuyền đóng thành một chiếc thuyền nhỏ để câu cá. Cây thứ ba bị chặt thành từng khúc và quẳng lại trong bóng đêm. Đây chẳng phải là những điều mà chúng hằng mong đợi….
Một ngày nọ, một cặp vợ chồng đến kho thóc. Người vợ đã đến kỳ sinh nở, người chồng hy vọng tìm được một chiếc nôi cho đứa bé và máng cỏ đã trở thành chỗ ở ấm áp cho em. Cây thứ nhất cảm nhận cảm nhận được sự quan trọng của nó và hiểu rằng mình đang che chở một sinh linh bé nhỏ…
Vài năm sau, một nhóm người đi đánh cá trên chiếc thuyền của cây thứ hai gặp phải một trận bão lớn. Những người trên thuyền đã rất mệt mỏi, nhưng cây thứ hai biết rằng nó có đủ sự vững chãi để giữ an toàn và sự bình yên cho chủ nhân. Với cây thứ ba, một ngày, có ai đó đã đến và nhặt những khúc gỗ. Trên đỉnh đồi, nó được đóng thành một hàng rào ngăn chặn thú dữ. Khi ánh mặt trời vừa ló dạng, cây thứ ba nhận ra rằng nó có đủ sức mạnh để đứng vững trên đỉnh đồi này….
Khi sự việc xảy ra không theo như ý muốn, đừng tuyệt vọng vì mọi việc diễn ra đều có chủ đích. Cả ba cây cổ thụ đều thực hiện được những ước mơ của mình, dù cách thức để đạt đến đích cuối cùng không như mong đợi. Cuộc sống sẽ không phụ những kẻ có lòng…
Chúng ta cũng thường rơi vào những tình cảnh này, chúng ta ước mơ thật nhiều, mong được thế này, được thế kia, nhưng có thể chúng ta không thực hiện được. Tuy vậy, chúng ta đừng thất vọng, mà chúng ta phải hiểu rằng, dù đang sống ở nơi đâu, ở địa vị nào trong xã hội, nhưng chúng ta vẫn giữ một vai trò quan trọng trong cuộc sống. Chúng ta đừng nên thất vọng về số phận của mình, cũng đừng quá kiêu căng với những gì mình đang có. Có người mơ ước thành bác sĩ, luật sư…, nhưng hoàn cảnh đưa đẩy, chúng ta lại trở thành một người quét rác trên đường.Nhưng với một cái nhìn chính chắn , chúng ta hiểu rằng, tuy công việc này trong mắt mọi người có vẻ thấp hèn, nhưng với sự nhiệt thành trong công việc thì chúng ta có thể cảm nhận được cái giá trị lớn lao của việc mình đang làm, nghĩa là đem lại sức khoẻ và giúp xã hội xanh sạch. Chỉ có những người làm việc sai trái phạm pháp thì mới cảm thấy xấu hổ…
Thứ Sáu, 17 tháng 7, 2015
TÔI “LỤC TỘI” TÔI: NHỮNG TỘI PHẠM ĐẾN XÃ HỘI
Lục tội có hai chiều kích: Tôi lục lạo lòng mình xem đã “thật đắc tội đến Trời và đến Cha, chẳng còn đáng gọi là con của Cha nữa” (Lc 15, 17). Đó là đối với Thiên Chúa, xét theo chiều dọc của thập giá.
Lục tội, theo hướng thứ hai, là tôi đã phạm sáu tội đến xã hội, xét theo chiều ngang đối với tha nhân của tôi:
Cây gạo
Phạm Khiêm
Tôi cũng cầu mong cho họ được thanh thản, tôi cũng khóc cho họ những giọt nước mắt xót thương. Thật tiếc vì họ đã không nhận ra khi còn sống để đến lúc thác đi rồi thì mọi chuyện đã quá muộn.
Âu cũng là cách để loài người mở mắt ra, khi loài người quá ngạo mạn cho rằng họ định đoạt được vạn vật trong tự nhiên từ thời tiết và cấu tạo của trời đất. Họ lại cứ tin rằng chỉ có họ là có khả năng đặc biệt chứ không có một ai khác họ làm được điều này...
Tôi biết có một linh hồn mới lìa xa trần thế, không phải tội lỗi nào với con người, cũng không phải tội phản bội Tổ quốc, mà chỉ vì họ đã giết hại những hàng cây và đang tâm hại chết Chúa Tể của cây xanh là CÂY GẠO trên Đỉnh Núi Múc này. Dù rằng còn khá lâu sau thì thông tin mới được loan báo và thậm chí không ai công nhận sự thật, nhưng mọi người cuối cùng sẽ biết khi thấy họ vắng mặt, không còn xuất hiện và hôm nay đây vong hồn của người ấy đã xin được ở bên Miếu thờ trên Đỉnh Núi Múc này để được ngàn lần tạ tội và sám hối.
Tôi cũng cầu mong cho họ được thanh thản, tôi cũng khóc cho họ những giọt nước mắt xót thương. Thật tiếc vì họ đã không nhận ra khi còn sống để đến lúc thác đi rồi thì mọi chuyện đã quá muộn.
Âu cũng là cách để loài người mở mắt ra, khi loài người quá ngạo mạn cho rằng họ định đoạt được vạn vật trong tự nhiên từ thời tiết và cấu tạo của trời đất. Họ lại cứ tin rằng chỉ có họ là có khả năng đặc biệt chứ không có một ai khác họ làm được điều này...
May mà CÂY GẠO được hồi sinh nếu không thì hậu họa còn tồi tệ lắm!