ngày tháng năm

Thứ Hai, 30 tháng 11, 2015

VẬN MỆNH TƯƠNG LAI CỦA GIA ĐÌNH SẼ LÂM NGUY NẾU THIẾU CÁC HIỀN SĨ

Lê Minh

Hiến Chế mục vụ Giáo Hội trong Thế giới Ngày nay số 15 có một câu rất thâm thúy: “Vận mệnh tương lai của thế giới sẽ lâm nguy không phát sinh ra những bậc hiền sĩ khôn ngoan”. Câu này nếu áp dụng trong hoàn cảnh “vi mô” gia đình cũng đúng, thậm chí nói được là lại càng đúng: “Vận mệnh tương lai của gia đình sẽ lâm nguy nếu không phát sinh ra những bậc hiền sĩ khôn ngoan”.

Tôi liên tưởng đến những người con gia đình Công giáo, trong nhiều cảnh ngộ, đã không có những “hiền sĩ” biết ủi an nâng đỡ đến từ Giáo Hội, và rồi, thử thách, gian truân xảy đến, hậu quả sâu xa là giữa người ấy và cha xứ, dòng tu, hội đồng giáo xứ... trở nên một vực thẳm.

BỐN NGUYÊN TẮC CHÍNH CỦA GIÁO HUẤN XÃ HỘI CÔNG GIÁO

Đan Quang Tâm

GHXHCG tóm lược các giáo huấn của Giáo hội về các vấn đề công bằng giữa các tập thể trong xã hội. Giáo huấn tìm cách đem ánh sáng Phúc âm soi chiếu trên những vấn đề công bằng xã hội nảy sinh trong hệ thống phức tạp các mối quan hệ trong đó chúng ta đang sống.

GHXHCG đưa ra một tầm nhìn về một xã hội công bằng đặt nền tảng vững chắc trên mạc khải của Kinh Thánh, lời dạy của những vị lãnh đạo trong Giáo hội tiên khởi, và dựa vào “túi khôn” thu thập được qua kinh nghiệm sống trong giòng lịch sử của cộng đồng Kitô hữu cố gắng tìm hiểu và đáp ứng các yêu cầu của vấn đề công bằng xã hội.

Thứ Bảy, 28 tháng 11, 2015

NGUYÊN TẮC NHÂN PHẨM

Mọi người sinh ra đều được tự do và bình đẳng về nhân phẩm và quyền.
Đan Quang Tâm

Phẩm giá con người hay nhân phẩm là nguyên tắc hàng đầu, nguyên tắc quan trọng nhất của Giáo huấn Xã hội Công giáo (GHXHCG). Về mặt thực hành, hãy tự hỏi: Ta có thực sự nhìn thấy nơi bản thân mình và những người khác phẩm giá siêu việt là quà tặng của Thiên Chúa không? Điều này, khi đã xác tín, sẽ đổi mới, thay đổi các quan hệ của ta về gia đình, giáo xứ, nơi làm việc và cộng đồng, môi trường trong đó ta đang sống.


GHXHCG tin rằng con người được tạo dựng theo hình ảnh của Thiên Chúa và giống Thiên Chúa (Stk 1,26-27). Bởi thế, con người có một giá trị nội tại, giá trị độc đáo. Con người có một phẩm giá siêu việt. Thiên Chúa hiện diện trong mọi người, không phân biệt chủng tộc, phái tính, nguồn gốc, văn hóa, tôn giáo, địa vị xã hội hoặc hình dạng bên ngoài.

GHXHCG khẳng định rằng tất cả mọi người phải nhìn thấy nơi mỗi người hình ảnh phản chiếu của Thiên Chúa và một tấm gương soi qua đó ta nhìn thấy bản thân mình. GHXHCG dạy ta phải tôn trọng phẩm giá đó như một tặng phẩm của Thiên Chúa.

Đây là nguyên tắc quan trọng nhất, cơ bản nhất, làm nền tảng cho các nguyên tắc khác của GHXHCG.

CÔNG ÍCH

Có một người trong các kinh sư đã nghe Đức Giê-su và những người thuộc nhóm Xađốc tranh luận với nhau. Thấy Đức Giêsu đối đáp hay, ông đến gần Người và hỏi: "Thưa Thầy, trong mọi điều răn, điều răn nào đứng đầu? " Đức Giêsu trả lời: "Điều răn đứng đầu là: Nghe đây, hỡi Ítraen, Đức Chúa, Thiên Chúa chúng ta, là Đức Chúa duy nhất. Ngươi phải yêu mến Đức Chúa, Thiên Chúa của ngươi, hết lòng, hết linh hồn, hết trí khôn và hết sức lực ngươi. Điều răn thứ hai là: Ngươi phải yêu người thân cận như chính mình. Chẳng có điều răn nào khác lớn hơn các điều răn đó." (Mc 12,28-31)

Các đoạn dưới đây trích từ Thông điệp Caritas in Veritate:

“Yêu ai là mong muốn điều tốt cho người đó và thực hiện các bước có hiệu quả để đảm bảo điều đó. Ngoài điều thiện hảo của cá nhân, có một điều tốt có liên quan đến cuộc sống trong xã hội: công ích. Đó là điều tốt của “tất cả chúng ta”, bao gồm các cá nhân, gia đình và những nhóm trung gian cùng nhau làm thành xã hội [4]. Đó là một sự thiện được tìm kiếm không phải vì bản thân nó, nhưng cho những người thuộc cộng đồng xã hội và có thể theo đuổi hữu hiệu điều tốt trong đó. Mong muốn công ích và cố gắng hướng đến công ích là một yêu cầu của công lý và bác ái” (7).

“Hoạt động kinh tế không thể giải quyết được mọi vấn đề xã hội thông qua việc chỉ áp dụng lô-gích thương mại. Điều này cần phải được hướng đến việc theo đuổi công ích, mà cộng đồng chính trị nói riêng cũng phải chịu trách nhiệm. Do đó, ta phải nhớ rằng sự mất cân bằng trầm trọng nảy sinh khi hành động kinh tế, vốn được quan niệm chỉ như một động cơ để tạo ra sự giàu có, bị tách khỏi hành động chính trị, vốn được xem là một phương tiện để theo đuổi công bằng thông qua việc tái phân phối” (36).

“Không thể nào có vấn đề phát triển nếu thiếu những con người nam nữ ngay chính, thiếu những nhà tài chính và các chính trị gia có lương tâm hướng đến các yêu cầu của công ích” (71).

Câu hỏi suy tư

1. Thực tâm yêu ai có nghĩa là gì? Yêu tất cả xã hội là gì?

2. “Công ích là gì”? Tại sao công ích là một yêu cầu của công bằng và bác ái?

3. Bạn có nghĩa rằng lương tâm của bạn được “hướng đến các yêu cầu của công ích”? Làm thế nào bạn có thể đào tạo lương tâm của bạn tốt hơn để nhạy bén với thiện ích của tất cả mọi người?

4. Vai trò của bạn là gì, với tư cách một người Công giáo và một người quan tâm đến sự an lạc của người khác, đang hoạt động vì công ích?

Đan Quang Tâm

Tài liệu tham khảo: Caritas in veritate Individual Reflection Guide www.usccb.org/jphd/.../caritas_in_veritate-individual-guide.pdf

Thứ Hai, 23 tháng 11, 2015

GIA ĐÌNH CÔNG GIÁO THỜI BẤN LOẠN YẾU DẤN THÂN?

Nguyễn Ân

Việt Nam thuộc thế giới thứ ba.

Trong gia đình thế giới thứ ba xảy ra những vấn đề gì? Thưa:

“Trong các nước thuộc thế giới thứ ba, các gia đình thường thiếu thốn những phương tiện căn bản để sống còn như thực phẩm, việc làm, nhà cửa, thuốc men, cho đến cả những tự do sơ đẳng nhất” (Tông huấn Gia đình Familiaris Consortio, 6).

AI Ở BÊN CẠNH BỆNH NHÂN HIV VIỆT NAM? VÀ BÁC SĨ KHÔ ĐẠO CẦN LÀM GÌ?

Bác sĩ NGUYỄN ĐĂNG PHẤN

Ở các nước giàu có, bệnh nhân HIV được chăm sóc như thế nào nhỉ ? Còn tôi thì xin kể chuyện Việt Nam: Chuyện một bạn trai bị ma túy và HIV hành hạ. Sau đó, mời bạn nghe chuyện bác sĩ chúng tôi.

VẪN CÒN GÓC TINH TUYỀN TRONG BỆNH VIỆN CHỢ QUÁN VÀ TRUNG TÂM MẮT SÀIGÒN

NGUYỄN ĐAN

Sau biến cố 1975, người người di tản, còn người Cộng Sản thì tiến vào Sàigòn. Các lãnh đạo Cộng Sản ngành Y thì tiến vào các Nhà Thương ở Sàigòn. Cái lạ là một số trong các vị ấy vẫn “cho phép” tượng Đức Mẹ ở lại Nhà Thương. Lý do sâu xa trong lòng họ thì chỉ có Chúa và Mẹ Maria là thấu suốt.

Bạn đau mắt ư ? Đến Nhà Thương Saint Paul (tên cũ) nay là Trung Tâm Mắt. Nằm viện mà “chiều buồn len lén tâm tư” thì xin bạn hãy lần ra “Góc Tinh Tuyền” nơi có đặt tượng Mẹ Maria. Xin Đức Mẹ làm cho mắt bạn và hồn bạn trở lại tinh khôi tinh tuyền.

Bệnh viện Nhiệt Đới (Chợ Quán) thì ôi thôi, toàn là “tử khí” của HIV, cúm, dịch tả, dịch hạch, thương hàn, bệnh dại, viêm gan siêu vi, sốt xuất huyết, uốn ván… Vậy mà tượng Mẹ Maria vẫn còn được đứng đó, “Mẹ đứng đó” không chỉ “khi hoàng hôn tím mầu” mà 24/7, tức là 24 giờ mỗi ngày và 7 ngày mỗi tuần, cứ thế mà suốt tháng này qua năm nọ, ròng rã mấy mươi năm từ trước 1975 đến giờ. Cũng như các nhân viên y tế, Mẹ luôn ứng trực cấp cứu đêm ngày.

GIA ĐÌNH KITÔ GIÁO TRONG CƠN LỐC THỜI ĐẠI

Thu Minh

Chúa nhật đến thì giáo dân chúng tôi cũng đến... nhà thờ, chính xác hơn là đến lớp trong khuôn viên nhà thờ, mở sách Giáo Huấn Xã Hội Công Giáo (GHXH), cùng nhau đọc, cùng nhau bàn luận, suy tư với nhau về các vấn đề xã hội.

Đợt đọc sách lần này về chương Gia đình có đối chiếu với thực tế làm chúng tôi đăm chiêu suy nghĩ rất nhiều.

Thứ Sáu, 20 tháng 11, 2015

TIN CẬY MẾN LÀM THÀNH BỘ BA, MẾN LỚN HƠN CẢ

Đinh Quang Bàn

Lược dịch từ Light from Many Lamps của Lillian Eichler Watson

Phaolô đang đọc một bức thư cho thư ký chép. Thư gửi cộng đoàn Kitô giáo mà ông đã thiết lập tại thành phố Hi Lạp Côrintô nổi tiếng. Thư đầu tiên ông viết cho người Corintô mà ông đã từng chung sống và làm việc giữa họ suốt mười tám tháng ròng. Tim ông ngập tràn tình yêu mến các tín hữu tại đó, những người anh em mà ông đã tận tình hướng dẫn và hết lòng giúp đỡ. Các tình cảm ấy trào dâng lên thành những lời diễm lệ.

Giả như tôi có nói được các thứ tiếng của loài người và của các thiên thần đi nữa, mà không có đức mến, thì tôi cũng chẳng khác gì thanh la phèng phèng, chũm choẹ xoang xoảng. Giả như tôi được ơn nói tiên tri, và được biết hết mọi điều bí nhiệm, mọi lẽ cao siêu, hay có được tất cả đức tin đến chuyển núi dời non, mà không có đức mến, thì tôi cũng chẳng là gì. Giả như tôi có đem hết gia tài cơ nghiệp mà bố thí, hay nộp cả thân xác tôi để chịu thiêu đốt, mà không có đức mến, thì cũng chẳng ích gì cho tôi.

ĐỨC MARIA, NGƯỜI ĐANG YÊU VÀ ĐÁNG YÊU

ĐAN QUANG TÂM
Trong Thông điệp Deus Caritas Est (Thiên Chúa là Tình Yêu), Đức Thánh Cha Biển Đức XVI đã mệnh danh Đức Maria là “một-người-đang-yêu” và cầu nguyện “Xin dạy chúng con biết Người và yêu mến Người để tất cả chúng con cũng có thể trở thành những người yêu đích thực” (số 41).
Thế nào là một-người-đang-yêu? Có những dấu hiệu nào để nhận biết? Xin vắn tắt nêu những dấu hiệu chính. 

VAI TRÒ MẸ HẰNG CỨU GIÚP TRONG GIÁO HUẤN XÃ HỘI

Đan Quang Tâm

Theo Giáo huấn Xã hội của Hội Thánh, Đức Maria đóng vai trò gì? Ta có thể tìm thấy câu trả lời trong Thông điệp Quan tâm đến các Vấn đề Xã hội được Thánh Giáo hoàng Gioan Phaolô II ban hành năm 1987 nhân kỷ niệm 20 năm Thông điệp Phát triển các Dân tộc của Chân phước Giáo hoàng Phaolô VI.

Trong thông điệp xã hội của mình, Đức Gioan Phaolô II tái khẳng định giáo huấn của Đức Phaolô VI qua các nguyên tắc xã hội được trình bày trong Thông điệp Phát triển các Dân tộc. Tại phần cuối thông điệp, ngài bàn về vai trò của Đức Maria trong công việc theo đuổi công bằng xã hội của Hội Thánh như sau:

“49. Trong năm Thánh Mẫu này, tôi đã công bố để cho các tín hữu Công giáo luôn luôn nhìn lên Đức Mẹ là Đấng đi trước chúng ta trong cuộc lữ hành đức tin; và trong sự ân cần của người mẹ, Người luôn cầu bầu cho chúng ta bên cạnh Con của Mẹ, Đấng cứu độ chúng ta, tôi muốn phó dâng cho Mẹ và cho lời cầu bầu của Mẹ, tình thế khó khăn của thế giới ngày nay, những cố gắng mà chúng ta đã làm và sẽ làm, để góp phần vào việc phát triển đích thực các dân tộc, mà vị tiền nhiệm của tôi, Đức Phaolô VI đã đề nghị và loan báo.

Thứ Tư, 18 tháng 11, 2015

XÂY DỰNG CÁC CƠ CẤU: LIÊN ĐỚI THÌ ĐƯỢC, TỘI LỖI THÌ ĐỪNG

Nguyễn Khang

Nước Việt Nam tôi đang cần người đi xây tình liên đới. Mà hay quá đi thôi, Hội Thánh cũng rất khen tặng người nào sống tình liên đới.

Hội Thánh chỉ cho người nào bối rối trước các cơ cấu tội lỗi: Hãy chống lại bằng các cơ cấu liên đới (Sách Tóm lược HTXHCG, 193).

Hội Thánh chỉ cho người nào đau đáu với vận nước nổi trôi: Hãy tái tổ chức xã hội và chính trị bằng nguyên tắc liên đới (580).

Mà trong Hội Thánh cũng thấy những điều chưa thánh!

Nhiều lúc thấy nản chí, thấy bất bình, muốn rút vào yên thân, “mặc cho con tạo xoay vần đến đâu”. Khốn nỗi tội lỗi rất kiên nhẫn tấn công, nó không ở thế phòng thủ, nó không bao giờ “về hưu, vui thú điền viên”! Nhiều ngàn năm nay, nó kiên trì tàn phá con người, nó rủ rê con người tham gia thành nhóm tội, thành định chế tội, cơ cấu tội. Băng đảng tội hoành hành suốt cả đêm ngày, rủ rê tôi tham gia, xúi tôi bỏ cuộc liên đới.

Trước những người lý sự, gân cổ hỏi: “Đâu là gốc rễ của nguyên tắc liên đới?”, Hội Thánh trả lời: Tình yêu là cội rễ của liên đới. Vì tình yêu là “luật căn bản để hoàn thiện con người và qua đó biến đổi thế giới … Tình yêu là động lực duy nhất dẫn đến sự hoàn thiện bản thân và xã hội, làm cho xã hội tiến tới sự thiện hảo" (580).

Hội Thánh “trân trọng giới thiệu tình liên đới” cho người nào muốn tham gia công cuộc phát triển và dấn thân cho công ích (582).

Hội Thánh bảo tôi hãy sống tình liên đới trong “cuộc sống xã hội” còn đầy “những mâu thuẫn và hàm hồ”. May quá, tôi tìm gặp vị TƯỚNG QUÂN LIÊN ĐỚI, đó là Đức Giê-su. “Trong Người và nhờ Người, cuộc sống xã hội, dù có những mâu thuẫn và hàm hồ, cũng có thể được tái khám phá là nơi chan chứa sự sống và hy vọng” (196).

Tướng quân Giêsu trao quân lệnh cho tôi: Dùng vũ khí đức tin, đức ái, đức cậy và đức liên đới để sống “trao ban hoàn toàn vô điều kiện, tha thứ, hòa giải, coi người thân cận là hình ảnh sống động của Thiên Chúa Cha… Yêu tha nhân…Hy sinh… Thậm chí tới mức cuối cùng là hy sinh tính mạng vì anh em” (196).

Tôi lớn lên trong chiến tranh: Thấy xác người nát tan vì đạn, thấy cả đầu người bị cắt lìa khỏi thân, thấy cây cầu sụp đổ vì mìn, thấy đường sá bị đào thành hố để ngăn lối lưu thông, thấy tù binh bị trói giật cánh khuỷu, thấy chia rẽ nơi nơi…

Tới bây giờ thì thấy hồ nghi, theo dõi, đề phòng, chia nhóm chia phe…

Nhân dịp vui mừng có Đức tân Giáo Hoàng Phanxicô, tôi sẽ vâng theo lời mời gọi từ hành động và gương mẫu của ngài: Trước những bất công gây ra bởi những cơ cấu tội lỗi, hãy sống liên đới với những người nghèo. Cụ thể, liên đới với nhóm tôi, Hội Thánh Việt Nam tôi, đất nước tôi.

Trích Tập san Giáo huấn Xã hội Công giáo số 7

NHÂN ĐỨC LIÊN ĐỚI

Bài viết của một học sinh lớp 8 người Canada

Đinh Quang Bàn dịch

“Vui mừng và hy vọng, ưu sầu và lo lắng của con người ngày nay, nhất là của người nghèo và những ai đau khổ, cũng là vui mừng và hy vọng, ưu sầu và lo lắng của các môn đệ Chúa Kitô… Vì thế, họ cảm thấy mình liên đới sâu xa với loài người và lịch sử nhân loại” (Giáo hội trong Thế giới Ngày nay, 1)

“Hết thảy chúng ta đều đồng hội đồng thuyền”. “Mình vì mọi người, mọi người vì mình.” Các thành ngữ này đều nói lên ý nghĩa của liên đới, áp dụng vào gia đình, lớp học, đội nhóm, thành phố, tỉnh và quốc gia. Chúng cũng áp dụng vào thế giới – là gia đình nhân loại. Điều xảy ra đối với một người trong chúng ta thì cũng xảy ra đối với tất cả mọi người.

Thứ Hai, 16 tháng 11, 2015

“BÍ MẬT” CẦN “BẬT MÍ” CỦA GIÁO HỘI

Đinh Quang Bàn

Sách Tóm lược Học thuyết Xã hội Giáo hội Công giáo (sách Tóm lược) than rằng giáo huấn xã hội của Giáo hội “chẳng được giảng dạy mà cũng không được hiểu biết thấu đáo” (528). Lời than khá não nùng vì sách khẳng định rằng giáo huấn xã hội của Giáo hội phải là nền tảng của một công trình đào tạo thường xuyên và cao độ, nhất là việc đào tạo các tín hữu giáo dân (531). Sách cũng bảo rằng các linh mục và chủng sinh “phải trau dồi một kiến thức toàn diện về giáo huấn của Giáo Hội” và phải “quan tâm sâu sắc đến những vấn đề xã hội trong thời đại của mình” (533).

Giáo hội là Mẹ và là Thầy: Là Mẹ hiền của tôi, là Thầy dạy tôi. Mẹ hiền để lại gia tài cho con. Thầy dạy soạn thảo cẩm nang cho trò. Thế nhưng thực tế cho thấy gia tài của Mẹ, cẩm nang của Thầy là cả một kho báu bí mật được giấu kín. Kho báu bí mật được giấu kín ấy chính là Học thuyết xã hội Công giáo, còn được gọi là Giáo huấn xã hội Công giáo.

“Và con tim đã vui trở lại” với những gia đình buồn trong một nước Việt buồn

Thu Minh

Một nước Việt buồn:

Từ xưa đã buồn: Nước Việt luôn bị giặc Tàu tấn công và đồng hóa. Nội bộ luôn chia rẽ. Vua quan không chịu đổi mới.

Đến nay vẫn buồn: Vì đã mất một phần đất nước vào tay Trung Quốc. Nội bộ còn chia rẽ. Chính quyền thì bị nạn tham nhũng hoành hành...

Thứ Tư, 11 tháng 11, 2015

PHÉP MẦU YÊU THƯƠNG

HẠT NẮNG

Trong các cảm xúc của con người, có lẽ tình yêu là cao thượng và quý giá nhất. Chỉ có tình yêu mới có đủ sự thần kì, huyền diệu để thay đổi con người theo hướng tích cực. Bởi tình yêu, tự nó đã mang một sứ vụ cao trọng vô vàn mà Thiên Chúa đã trao đặt sẵn trong lòng người - những đứa con từ tình yêu của Ngài.

Dường như yêu và được yêu là nhu cầu vượt trên hết mọi nhu cầu của con người. Vừa mới hình thành trong cung lòng mẹ, thai nhi đã cần đến tình yêu và luôn cảm nhận tình yêu qua những lần vuốt ve, thủ thỉ qua thành bụng..Đến khi được sinh ra, đứa con còn đỏ hỏn đã thương tìm bầu sữa ngọt lành của mẹ, thèm được mẹ ủ ấp, vỗ về. Lớn hơn chút nữa, lúc tập ăn, tập chập chững những bước đầu đời, đứa con ấy cũng cần lắm những nâng đỡ, dạy dỗ từ cha me, gia đình. Bước vào đời, người ta cần nhiều thứ, nhiều năng lực, điều kiện để hội nhập xã hội, nhưng có lẽ chỉ có tình yêu mới làm cho con người cảm thấy đáng sống, và cũng chỉ duy nhất tình yêu mới có thể nâng con người dậy trước những vùi dập của cuộc đời.

CÓ THƯƠNG THÌ XIN ĐỢI

MẨU BÚT CHÌ

Đợi chờ xem ra chẳng có gì thú vị, chẳng ai mong muốn, bởi chỉ thêm mỏi mệt và lãng phí thời gian, nhất là khi nhịp sống cứ hối hả trôi đi...

Người ta thường bảo rằng, đã qua rồi cái thời mơ mộng lãng du, thích đếm sao trời và đợi chờ xa vắng... Nay là thời của những cái “nhấp chuột” làm thay đổi cả thế giới. Thế nhưng, nếu ngắm nhìn ở một góc độ nào đó, đợi chờ vẫn có nét đẹp dịu dàng của một mầu nhiệm, một quà tặng mà Thượng Đế trao ban cho các thụ tạo.

NÓI VỚI TẬP CẬN BÌNH

Phạm Khiêm

Chú Bình, anh nói chú nghe
Chú mà bố láo, anh ghè gãy răng
Chú nên nhớ một điều rằng
Anh đây rất ghét những thằng tham lam.
Cái việc mà chú đang làm
Chú định nuốt sống Việt Nam đấy à?
Đừng cậy nước lớn rồi là
Vừa đi ăn cướp, vừa đi la làng.
Việt Nam anh rất đàng hoàng
Nghìn năm văn hiến sử vàng còn ghi
Chú về mà học lại đi
Việt Nam tuy nhỏ, nhưng lì lắm nha.
Xưa kia chú có nhớ là
Chém đầu Tô Định ấy là Bà Trưng.
Mã Viện cũng phải dè chừng
Nhà Hán khiếp sợ anh hùng nữ nhi.
Chín trăm ba tám (938) còn ghi
Ngô Quyền - Hoằng Tháo ai thì sợ ai
Bạch Đằng xác chết trôi dài
Khiến quân Nam Hán cúp tai đầu hàng.
Nhà Tống cũng phải hoang mang
Bởi Lí Thường Kiệt san bằng ba châu
Tô Giám phải tự chặt đầu
Như Nguyệt phòng tuyến bắc cầu mà xem.
Nguyên-Mông mới thật lem nhem
Bởi Trần Quốc Tuấn chẳng xem là gì
Toa Đô, Phàn Tiếp, Mã Nhi,
Thoát Hoan nhục nhã phải phi ống đồng.
Chú Bình chú có nhớ không?
Nhà Minh lúc ấy cậy đông làm tàng
Mười năm Lê Lợi đánh tan
Vẫn còn dấu tích sử vàng đấy thôi.
Mãn Thanh thì quá khiếp rồi
Bởi vì bao tướng đầu rơi nơi này
Càn Long lo sợ đêm ngày
Trong lòng nhục nhã tháng ngày bất an.
Triều Long, Nghi Đống, Khang An
Duy Thăng, Sĩ Nghị suối vàng đấy thôi
Nghìn năm chú đã biết rồi
Nay anh nhắc lại, chú thôi chớ liều.
Việt Nam đất nước thân yêu
Con người hiền hậu và yêu hòa bình
Nhưng mà anh nói thật tình
Đừng có động đến chú Bình hiểu chưa?.
Anh đây chẳng có nói bừa
Thực dân Pháp ấy vẫn chưa quên à?
Điện Biên Phủ đã lùi xa
Năm 54 (1954) ấy đúng là chưa quên.

ĐỨC KITÔ SỐNG TRONG TÔI

Chiara Lubich
Đan Quang Tâm
dịch

Tôi cùng chịu đóng đinh với Đức Ki-tô vào thập giá. Tôi sống, nhưng không còn phải là tôi, mà là Đức Kitô sống trong tôi (Gl 2,20) 

Từ giây phút đầu tiên hoán cải, Thánh Phaolô điều hiểu rằng ơn cứu độ chỉ có thể đến từ Đức Kitô, Con Thiên Chúa làm người, đã chịu đóng đinh. Từ giây phút đó, ông đã quyết định thuộc hoàn toàn vào Đức Kitô và điều đó có nghĩa là chia sẻ số phận của Đức Kitô. Nhưng, bằng cách thực hiện điều này, ông trở nên giống Đức Kitô cho đến nỗi ông có thể nói: “Tôi sống, nhưng không còn phải là tôi, mà là Đức Kitô sống trong tôi”.

Thứ Sáu, 6 tháng 11, 2015

MÁU NGƯỜI YÊU NƯỚC

Nguyễn Khang

Máu người yêu nước đã đổ ra!

Máu người yêu nước ám ảnh tôi đôi điều về bản thân, về dân tộc và về vấn đề tâm linh.

Được nghe giảng dạy quá nhiều nhưng lại hành xử li ti, là thái độ của cái thằng tôi.

Có khi chảy nước mắt vì xem trên mạng thấy máu người biểu tình yêu nước đổ ra, nhưng tôi mới chỉ đổ lệ chứ chưa đổ một chút hy sinh.

Page

Blogger Tips and TricksLatest Tips And TricksBlogger Tricks