ngày tháng năm

Thứ Năm, 27 tháng 2, 2014

TẬP SAN SỐ 12


7 Ðức Tính Sống Ðộng Của Cha Mẹ


Chúng ta thường nghe về bảy tội trọng, nhưng nhiều người thường quên rằng chúng ta còn có bảy đức tính "sống động". Bảy đức tính này gồm 4 đức tính then chốt là khôn ngoan, tiết độ, công bằng và dũng cảm, và 3 đức tính về thần học là đức tin, đức cậy và đức mến.

Những đức tính then chốt được dịch từ chữ La tinh có nghĩa bản lề cánh cửa. Cũng như một bản lề, những đức tính này là then chốt cho đời sống luân lý. Ðó là những đức tính tự nhiên mà bất cứ ai đều công nhận là cần thiết. Ba đức tính về thần học (đối thần) là những đức tính siêu nhiên mà người tín hữu Kitô chỉ nhận biết và chỉ có thể đạt được với sự trợ giúp của Thiên Chúa.

Ðức khôn ngoan là đức tính của lương tri trong đời sống hàng ngày. Các cha mẹ khôn ngoan thường suy nghĩ về những gì họ đang làm và những hậu quả có thể xảy ra bởi hành động đó. Họ thường thắc mắc về hành động để tự hỏi xem, "Nó có tốt không? Có thể thi hành không? Chúng ta có khả năng không? Có liên can gì đến chúng ta không?"

Thứ Ba, 11 tháng 2, 2014

TÂN PHÚC ÂM HÓA ĐỜI SỐNG GIA ĐÌNH

[ĐỀ TÀI HỌC HỎI VÀ CHIA SẺ]

Giêrônimô Nguyễn Văn Nội [gợi ý]

I. Mở đầu:

Mọi người trong anh chị em chúng ta đều biết Hội Đồng Giám Mục Việt Nam (HĐGMVN) đã chọn Năm 2014 làm Năm «Phúc âm hóa (hay Tân Phúc âm hóa) đời sống gia đình» (PAHĐSGĐ hay TPAHĐSGĐ) tức chọn việc PAH ĐSGĐ làm đường hướng và hoạt động mục vụ trong Năm 2014.

Tại sao HĐGMVN lại có chọn lựa này?

Tôi thấy có 2 lý do:

· một là nhiều giáo dân, nhiều gia đình công giáo Việt Nam chưa hiểu thấu và nhất là chưa sống đầy đủ «ơn gọi và sứ mạng của người và của gia đình công giáo»,
· hai là nhiều giá trị truyền thống của gia đình Việt Nam đã và đang bị xuống cấp trầm trọng trong bối cảnh kinh tế, xã hội và chính trị hiện nay của nước ta.

Vậy hôm nay chúng ta thử nhìn kỹ một số điều cơ bản của chọn lựa của HĐGMVN.

SỨ ĐIỆP MÙA CHAY 2014 CỦA ĐỨC THÁNH CHA PHANXICÔ

Vatican ngày 26 tháng 12 năm 2013
Lễ Thánh Têphanô, Phó Tế và Vị Tử Đạo Tiên khởi
PHANXICÔ

Đan Quang Tâm dịch

Ngài đã trở nên nghèo khó
để lấy cái nghèo của mình mà làm cho anh em trở nên giàu có
(x. 2 Cr 8,9)

Anh Chị Em thân mến,

Mùa Chay đến gần, tôi muốn cung hiến anh chị em một vài suy tư giúp anh chị em trên con đường hoán cải cá nhân và cộng đồng. Những tư tưởng này được lấy cảm hứng từ lời Thánh Phaolô: “Quả thật, anh em biết Đức Giêsu Kitô, Chúa chúng ta, đã có lòng quảng đại như thế nào: Người vốn giàu sang phú quý, nhưng đã tự ý trở nên nghèo khó vì anh em, để lấy cái nghèo của mình mà làm cho anh em trở nên giàu có” (2 Cr 8,9). Vị Tông Đồ viết thư cho các Kitô hữu Corintô để khuyến khích họ quảng đại trong việc giúp đỡ các tín hữu Giêrusalem đang túng thiếu. Các lời này của Thánh Phaolô có ý nghĩa gì cho các Kitô hữu chúng ta ngày nay? Lời mời gọi trở nên nghèo khó này, sống nghèo khó theo Phúc Âm, có ý nghĩa gì đối với chúng ta ngày nay?

Caritas in Veritate: Thông điệp thời danh, người đọc vắng tanh

Đăng Đan

"Rằng sao trong tiết Thanh Minh 
Mà đây hương khói VẮNG TANH thế mà?”
(Truyện Kiều, Nguyễn Du)

Thông điệp Caritas in Veritate (Tình Yêu trong Sự Thật) ra đời hơn 4 năm nhưng hỏi bạn, hỏi nhóm Giáo Huấn, hỏi bác sĩ Công giáo, hỏi bà bán rau Công giáo, hỏi nhà tu Công giáo, hỏi người thiện chí đã đọc chưa. Đa số lên tới không dưới 90% LẮC ĐẦU: Chưa đọc.

Hỏi số người đã đọc Caritas in Veritate, chỉ nhận được cái nhăn mặt kèm câu trả lời “khó hiểu quá, dù rằng rất hay!”

"Rằng hay thì thật là hay
Nghe ra ngậm đắng nuốt cay thế nào"
(Truyện Kiều)

Nhóm GHXH phải ra ngoại ô thành phố, tìm đến một “vị ẩn sĩ” Công giáo xin ngài giảng giải. Học đã sáu tháng ròng mà vẫn "hổ bút hổ nghiên", gần như đánh vật với Yêu trong Sự Thật!

Thứ Ba, 4 tháng 2, 2014

Cơm ba bát, thuốc ba thang, bài giảng… ba từ

Đinh Quang Bàn

Bạn có đọc các bài giảng và diễn từ của Đức Giáo hoàng Phanxicô? Ngài theo một mô thức xuyên suốt mà chúng ta cũng có thể và nên sử dụng khi thuyết trình, trình bày bài nói hay viết của mình.

Ngài sử dụng con số ba một cách thần tình: bài giảng của ngài xoáy quanh ba từ.

Người Việt Nam chúng ta có câu: “Cờ ba cuộc, cơm ba bát, thuốc ba thang”. Tác giả Vương Trung Hiếu trong Tục ngữ Việt Nam chọn lọc giải thích: “Cờ ba cuộc mới phân rõ được thua, cơm ba bát mới đủ no, thuốc ba thang mới đủ liều chữa bệnh, mới thấy rõ tác dụng”. 

Bài giảng ba từ mà đủ đô, khắc sâu trong tâm trí người nghe.

Ngài trình bày “bí quyết” của ngài như sau: 

“Tôi sẽ nói về ba điều: một, hai, ba, theo phong cách cổ truyền của các tu sĩ dòng Tên đã làm… một, hai, ba!”
(Diễn từ cho các giảng viên giáo lý ngày 27.9.2013 nhân dịp cử hành Năm Đức Tin).

Để cụ thể, xin đưa ra vài dẫn chứng. 

“Ba thang thuốc” ngài sắc trong 

· bài giảng đầu tiên của ngài trên cương vị giáo hoàng cho Hồng y đoàn: Ra đi, Xây dựng, Tuyên xưng
· Thánh lễ bế mạc Ngày Giới Trẻ Thế Giới: Đi, Đừng sợ, Phục vụ. 

Trong Thông điệp Lumen Fidei (Ánh sáng Đức Tin), ta gặp lại ba từ trong bài giảng đầu tiên của Đức Giáo hoàng: Ra đi, Tuyên xưng, Xây dựng, có điều thứ tự xuất hiện của các từ có thay đổi.

Phóng viên Reuters nhận xét ngài có “văn phong giản dị” khi bình luận về Tông huấn Evangelii Gaudium (Niềm Vui Phúc Âm) của ngài. Thật vậy, ngài có lối nói rất giản dị, có phần dung dị, đời thường nữa.

Trong tác phẩm Made to Stick, hai anh em Chip và Dan Health trình bày 6 nguyên tắc dựa trên nghiên cứu tâm lý giúp làm cho các tư tưởng mình trình bày khắc sâu, dính (stick) vào trong trí người nghe, các nguyên tắc này được tóm lược, làm cho dễ nhớ bằng các mẫu tự trong từ SUCCESs:

· Simple (đơn giản, giản dị)
· Unexpected (bất ngờ)
· Concrete (cụ thể)
· Credible (đáng tin)
· Emotional (đầy xúc cảm)
· Stories (các câu chuyện)

Bí quyết trình bày của Đức Phanxicô nằm ở nơi con số ba thần diệu, và ngôn từ đơn giản như đang giỡn.

Tham khảo: Now You Can Teach Like Pope Francis!





Thứ Hai, 3 tháng 2, 2014

TÍNH TRUNG TÂM CỦA GIA ĐÌNH

(GLHTCG, 2201-2213; 2234-2246)

Đan Quang Tâm dịch
“Centrality of the Family”, tr. 67-68, Catholic Social Teaching: Learning and Living Justice, tác giả Michael Francis Pennock, NXB Ave Maria Press, 2007

Nền tảng của mọi xã hội là gia đình. Gia đình là “tế bào nguyên thủy của đời sống xã hội” (GLHTCG, 2207) và dẫn nhập ta đi vào đời sống xã hội. Nếu các quyền của các gia đình không được bảo vệ, thì chúng ta không thể nào có được một xã hội công bằng. Bản thân mỗi gia đình có vững mạnh thì xã hội mới vững mạnh.

Hội Thánh là một người bảo vệ kiên cường gia đình. Nhiều nội dung giáo huấn xã hội của Hội Thánh mạnh mẽ phò gia đình. Xin hãy đọc đoạn sau đây:
Cấu trúc đầu tiên và căn bản cho “sinh thái con người” là gia đình, trong đó con người đón nhận những ý niệm đầu tiên có tính cách định hình về chân lý và sự thiện, và học biết yêu và được yêu nghĩa là gì, và như thế học biết ý nghĩa là người thực tế là gì. Ở đây chúng ta muốn nói gia đình đặt nền tảng trên hôn nhân….
Cần trở lại với cách nhìn gia đình là một thánh điện của sự sống. Gia đình thực sự là thánh thiêng: gia đình là nơi trong đó sự sống – tặng ân của Thiên Chúa – có thể được đón nhận và bảo vệ một cách thích đáng chống lại bao nhiêu cuộc tấn công mà gia đình hứng chịu, và có thể phát triển phù hợp với điều cấu thành sự tăng triển con người đích thực. Đối diện với cái gọi là nền văn hóa sự chết, gia đình là tâm điểm của nền văn hóa sự sống (Thông điệp Bách niên “Rerum Novarum",39).

Page

Blogger Tips and TricksLatest Tips And TricksBlogger Tricks