ngày tháng năm

Thứ Sáu, 31 tháng 5, 2013

50 năm trước: Bóng dáng người hòa bình (9)

Vũ Khởi Phụng

VRNs (30.05.2013) – Maryland, USA – Bức thư dài của Chủ Tịch Hội Ðồng Bộ Tưởng Nikita Khrushchev gửi Tổng Thống Mỹ một mặt bảo lưu lập trường của Liên Xô, mặt khác đưa ra một đề nghị cụ thể để thương thuyết.

Về bảo lưu lập trường của Liên Xô, bức thư có đoạn: “Nhân danh Chính Phủ Liên Xô và nhân dân Liên Xô, tôi bảo đảm với ngài là những kết luận của ngài về các võ khí tấn công ở Cuba là vô căn cứ. Dựa vào những gì ngài đã viết cho tôi thì thấy rõ quan niệm của chúng ta khác nhau về điểm này, hay nói đúng hơn chúng ta có những cách đánh giá khác nhau về những khí tài quân sự; thực ra cùng một loại võ khí có thể được hiểu bằng những cách khác nhau. Ngài là một quân nhân nên tôi hy vọng ngài sẽ hiểu tôi. Chẳng hạn ta lấy một khẩu đại bác thông thường làm ví dụ. Nó là phương tiện gì: để tấn công hay phòng thủ? Khẩu dại bác là một phương tiện phòng thủ nếu nó được lắp đặt để bảo vệ biên giới hoặc một vùng quân sự. Nhưng nếu ta tập trung pháo binh, và thêm vào đó số bộ binh cần thiết, thì cũng những đại bác đó tất trở thành phương tiện tấn công, vì chúng chuẩn bị và mở đường cho bộ binh tấn công. Ðối với các khí giới tên lửc hạt nhân thì cũng vậy, bất cứ chúng thuộc loại nào.

Cảm nghiệm sống động về Chúa Ba Ngôi

Lm. Antôn Nguyễn Ngọc Sơn, HKK

Lời mở

Ngay sau lễ Chúa Thánh Thần hiện xuống, Giáo Hội giới thiệu cho chúng ta mầu nhiệm một Chúa Ba Ngôi, không phải chỉ để chúng ta ý thức về một chân l‎ý lạ lùng trong Giáo hội Công giáo, nhưng còn để cảm nghiệm và sống với thực tại này. Khi có trải nghiệm sống động đó, chúng ta mới thấy đạo không phải là một l‎ý thuyết mơ hồ nhưng thâm nhập vào trong đời sống thực tế, biến chúng ta thành chứng nhân cho những sự thật kỳ diệu mang lại niềm hy vọng, sự sống, hạnh phúc và ơn cứu độ cho con người. Hôm nay chúng ta cùng giúp nhau về trải nghiệm đó.

1. Trải nghiệm bằng tình yêu

Để trải nghiệm về một Chúa Ba Ngôi, hôm nay Giáo Hội giới thiệu con đường: chúng ta cần phải trải nghiệm bằng tình yêu.

Thứ Tư, 29 tháng 5, 2013

Phải cầu nguyện luôn, không được nản chí (Lc 18,1)

Đan Quang Tâm

Phúc âm Lu-ca, Phúc âm của cầu nguyện

Khi tìm hiểu về Phúc Âm Lu-ca, ta biết rằng tinh thần cầu nguyện là một đặc điểm nổi bật của sách này. Có người gọi đó là Phúc Âm của cầu nguyện. Sở dĩ vậy là vì trong Lu-ca, ta gặp từ "cầu nguyện" rất nhiều lần, chẳng hạn như:

· Đức Giê-su cầu nguyện khi chịu phép rửa của Gio-an Tiền Hô (Lc3,21);
· Người lui vào nơi hoang vắng để cầu nguyện (Lc 5,16);
· Trước khi chọn nhóm mười hai, Đức Giê-su đi ra núi cầu nguyện, và Người đã thức suốt đêm cầu nguyện cùng Thiên Chúa (6,12);
· Người cầu nguyện tại Xê-da-rê Phi-líp-phê (9,18);
· Người cầu nguyện lúc hiển dung ở trên núi (9,28-29);
· Người quỳ gối cầu nguyện trong vườn cây dầu: "Lạy Cha, nếu Cha muốn, xin cất chén này xa con. Tuy vậy, xin đừng làm theo ý con, mà làm theo ý Cha" (22,41-42);
· Đặc biệt, Người cầu khẩn cùng Chúa Cha trên thập giá: "Lạy Cha, xin tha cho họ, vì họ không biết việc họ làm" (23,34).

BÀI TRẮC NGHIỆM KITÔ HỌC

Lớp Kitô học trong Năm Đức Tin

Ngày 28-5-2013, 32 học viên trong Lớp Kitô học trong Năm Đức tin học tại số 1B Tôn Thất Tùng, P. Phạm Ngũ Lão, Q. 1, Tp.HCM, đã làm bài kiểm tra giữa học kỳ. Hành Khất Kitô xin chia sẻ với các bạn quan tâm và mời các bạn làm thử các câu hỏi trắc nghiệm này trong vòng 30 phút. Bạn có thể tìm được phần giải đáp ở cuối bài để tự chấm điểm cho mình. Chúc các bạn an vui và tràn đầy ơn Chúa Ba Ngôi.

Hướng dẫn: Thí sinh đọc kỹ câu hỏi, chọn câu đúng nhất và trả lời bằng cách khoanh tròn một trong các câu có ghi ký hiệu a, b, c, d trong Phần Trả lời. Nều muốn chọn câu khác, thí sinh gạch chéo trên câu đã chọn để bỏ và khoanh tròn trên câu mới. Nếu muốn chọn lại câu đã bỏ, thí sinh lại gạch chéo câu muốn bỏ và phải bôi đen câu chọn lại.

Thứ Bảy, 25 tháng 5, 2013

Tôn Giáo Nào Tốt Nhất?

Tại một cuộc hội thảo bàn tròn về tôn giáo và tự do. Trong mẫu đối thoại ngắn giữa thần học gia người Brazil Leonardo Boff (là một trong những người cải cách Thần Học Giải phóng), và Đức Đạt Lai Lạt Ma. Lúc giải lao. Leonardo hỏi: “Thưa ngài, tôn giáo nào tốt nhất ?” 

Đức Đạt Lai Lạt Ma trả lời: "Tôn giáo tốt nhất là tôn giáo nào đưa anh đến gần Đấng Tối Cao nhất. Là tôn giáo biến anh thành con người tốt hơn” www.youtube.com/watch?v=STUI5Q6Res8

Còn bạn thì sao ! 

Thông thường, ai cũng bảo vệ và cho rằng tôn giáo mình tin theo là tốt nhất, là đúng nhất, dĩ nhiên không bao giờ có chuyện tôn giáo tốt bằng nhau. Vậy muốn biết tôn giáo nào tốt nhất, không còn cách nào hơn là phải căn cứ vào Đấng sáng lập tôn giáo đó, phải so sánh quyền năng, xuất xứ và công trạng của từng vị. Hay nói cách khác là phải có những tiêu chuẩn cụ thể để so sánh. Vì Đấng đó phải được phát xuất từ Đấng Tối Cao, nên phải được xác nhận và minh chứng bằng lịch sử và trí khôn của con người. Theo Đức cố Tổng Giám mục Fulton J. Sheen có ba tiêu chuẩn: 

1/ Đấng đó trước khi sinh vào thế gian phải báo trước. 
2/ Phải làm những phép lạ cả thể để chứng minh mình là đấng Thiên sai. 
3/ Giáo lý của Đấng ấy, dù cao siêu đến mấy cũng không được đi ngược lại với lý trí con người. 

Chúng ta thử nghĩ, nếu bạn và tôi không biết trước chúng ta sẽ sinh vào thế gian này lúc nào, ở đâu, mẹ của chúng ta là ai, có nghĩa là tôi và bạn bằng nhau hay giống nhau, vì chúng ta không được quyền chọn lựa. Nên có thể nói rằng tất cả mọi người được sinh vào thế gian này để được sống. Bạn thử tưởng tượng chúng ta đứng ngay giữa Thủ Đô Hoa thịnh Đốn và vỗ ngực cho rằng mình từ hành tinh hay quốc gia khác đến. Sẽ có hai đìều xảy ra: hoặc là chúng ta bị đưa vào nhà thương điên hay đưa về sờ Di Trú để làm việc (nếu đến từ nước khác chúng ta phải có Hộ chiếu hay nếu như được nước khác gởi đến phải báo trước và trình Ủy nhiệm thư). 

Duy chí có một mình Chúa Giêsu, Đấng sáng lập Kitô giáo là hội đủ cả ba yếu tố trên đây. Nếu không tin các bạn thử mở sách của các ngôn sứ và Thánh vịnh (nói trước hàng nhiều ngàn năm, và càng gần đến ngày sinh ra, càng được loan báo dồn dập) sẽ thấy Đấng chưa sinh ra mà đã được báo trước sẽ được ai sinh ra: “Vì vậy, chính Chúa Thượng sẽ ban cho các ngươi một dấu: Này đây người thiếu nữ mang thai, sinh hạ con trai,và đặt tên là Em-ma-nu-en.” (Is 7:14); sinh ra ở đâu: "Phần ngươi, hỡi Bê-lem Ép-ra-tha, ngươi nhỏ bé nhất trong các thị tộc Giu-đa, từ nơi ngươi, Ta sẽ cho xuất hiện một vị có sứ mạng thống lãnh Ít-ra-en. Nguồn gốc của Người có từ thời trước, từ thuở xa xưa.” (Mk 5:1); sẽ bị khổ đau như thế nào: ”ĐỨC CHÚA đã muốn người phải bị nghiền nát vì đau khổ. Nếu người hiến thân làm lễ vật đền tội, người sẽ được thấy kẻ nối dõi, sẽ được trường tồn,và nhờ người, ý muốn của ĐỨC CHÚA sẽ thành tựu. Nhờ nỗi thống khổ của mình, người sẽ nhìn thấy ánh sáng và được mãn nguyện.Vì đã nếm mùi đau khổ, người công chính, tôi trung của Ta, sẽ làm cho muôn người nên công chính và sẽ gánh lấy tội lỗi của họ.” (Is 53: 10-11); và sẽ chết ra sao: “Quanh con bầy chó đã bao chặt rồi. Bọn ác đó trong ngoài vây bủa, chúng đâm con thủng cả chân tay, xương con đếm được vắn dài; chúng đưa cặp mắt cứ hoài ngó xem. Áo mặc ngoài chúng đem chia chác, còn áo trong cũng bắt thăm luôn.” (Tv 22:17-19). Còn nhiều nhiều nữa… 

Do đó chỉ có Ngài là Đấng Cứu Thế duy nhất, vì bạn cứ hỏi xem bất kỳ một Đấng sáng lập tôn giáo nào, có ai biết trước mình sẽ được sinh vào thế gian này không chứ đừng nói đến phải chết cách nào. Có ai dám cho rằng mình là Con Đường Cứu Độ hay là Sự Thật hay là Sự Sống không ! Họ nói rằng: ”Tôi sẽ chỉ cho bạn con đường…”. Còn Chúa Giêsu nói: "Ta là Đường”. Họ chỉ trả lời: ”Tôi sẽ chỉ cho bạn cách thủ đắc chân lý hay cách để khám phá ra ánh sáng.” Nhưng chỉ có Chúa Giêsu phán rằng: ”Ta là Sự Thật,…Ta là ánh sáng thế gian”. Họ chỉ nói: “Tôi sẽ giúp bạn đạt được cuộc sống bất tử”, nhưng Chúa Giêsu phán rằng: ”Ta là Sự Sống”

Bởi vậy chỉ có một mình Chúa Giêsu là Đấng Thiên Sai, Ngài là Thiên Chúa tình yêu, Ngài được sinh vào thế gian này không phải ngẫu nhiên như tất cả nhân loại, nhưng đã được chuẩn bị cẩn thận, chi tiết, từ ngàn xưa, Ngài sinh vào thế gian để gánh tội, được chết thay cho chúng ta, để chúng ta được giao hòa với Đấng Tối Cao, được sống tốt hơn, sống dồi dào, sung mãn đời này và vĩnh cửu. 

Ngài là Đấng quyền năng nên đã làm nhiều phép lạ cả thể, tuyệt vời nhất đó là chính Ngài sau khi bị giết đã sống lại (trong nhân loại chưa từng có người nào chết chôn trong mồ ba ngày rồi sống lại) đúng như lời Thánh Kinh báo trước. 

Giáo lý của Ngài hoàn toàn phù hợp với lý trí và lương tâm con người, Ngài chỉ dạy nhân loại một điều răn duy nhất là hãy yêu thương người khác như yêu thương chính mình, cho dù phải hy sinh mạng sống, và một đìều thiết yếu duy nhất là hãy tin vào Ngài. Ngài không chỉ đưa chúng ta đến gần với Đấng Tối Cao nhất, nhưng làm cho chúng ta trở thành nghĩa tử của Đấng Tối Cao, con cái của bác ái, yêu thương, của ánh sáng, Ngài cho chúng ta được tháp nhập làm một với cuộc sống thần linh của Người, Ngài biến mỗi người chúng ta thành một tạo vật mới hoàn hảo và không có gì đáng chê trách trước mặt Ngài. 

Nguồn dccthaingoai

CON ĐƯỜNG SỰ THẬT GIẢI THOÁT TA

Lm. Antôn Nguyễn Ngọc Sơn - HKK

Nhập đề 

Trước toà án Roma, Đức Giêsu nói với quan Philatô: “Tôi đã sinh ra và đã đến thế gian nhằm mục đích này: làm chứng cho sự thật. Ai đứng về phía sự thật thì nghe tiếng tôi”. Philatô hỏi Người: “Sự thật là gì?” (Ga 18,37-38). 

Hàng tỷ người đang theo học trong các trường lớp, miệt mài trong các phòng thí nghiệm, tìm hiểu qua sách báo, phim ảnh, internet... để khám phá sự thật trong thiên nhiên, trong vạn vật, trong lòng người và trong cả Thiên Chúa nữa. 

Nhân loại khát khao sự thật, mơ ước tìm ra con đường giải thoát. Bao nhiêu tôn giáo, ý thức hệ, khoa học đã ra đời nhưng vẫn chưa thoả mãn khát vọng sự thật của con người vì vẫn chưa hiểu rõ được “sự thật là gì?”, để đạt tới điểm cuối cùng “sự thật là ai?”. 

Chính trong tinh thần khám phá, chúng ta lên đường đi tìm con đường sự thật, con đường giải thoát ta. 

Thứ Sáu, 24 tháng 5, 2013

YÊU THƯƠNG ĐỜI

Nhà Văn Quyên Di
 
Ngày xưa, có lần một cậu học trò nói với tôi: ''Thầy ạ, em thích nhạc Lê Hựu Hà, nhưng có một câu hát em không đồng ý.'' Tôi hỏi, ''Em không đồng ý câu gì?'' Cậu học trò đáp: ''Đó là câu: Bạn thân ơi, cố gắng yêu thương đời... Em nghĩ, yêu là một tình cảm rất tự nhiên, yêu là tự lòng mình yêu, tự trái tim mình rung động. Yêu mà lòng phải ép uổng, yêu mà bảo trái tim phải cố gắng rung động, em nghĩ không phải là yêu nữa!"

Tôi đã nhìn thật sâu vào đôi mắt cậu học trò để cố tìm hiểu xem điều gì đã xảy ra cho cậu, khiến cậu không muốn ''cố gắng yêu thương đời'' như thế. Cậu học trò người miền Trung, hiếu học và đa tài, cha mất sớm chỉ còn mẹ. Bà mẹ quê muốn con có tương lai mà không biết phải làm gì với sự hiểu biết hạn hẹp của mình, bà để mặc cho con tự định liệu. Cậu bé rời bỏ miền Trung khô cằn tìm đến Sài Gòn hoa lệ. xin vào sống trong cô nhi viện Lâm Tì Ni do các ni cơ Phật giáo coi sóc, rồi chạy vạy kiếm tiền đi học trường tư. Cuộc sống đặc biệt hơn những bạn bè cùng lớp khiến cậu trưởng thành sớm, hay suy tư và thường có những câu hỏi về ý nghĩa đời người. Tôi biết chắc rằng cậu đã gặp nhiều đắng cay, chua chát trong cuộc sống.

Ngày hôm ấy, tôi không trả lời cậu học trò. Tôi cảm thấy phần nào đó cậu có lí. Mới hai mươi mấy tuổi, tôi không đủ kinh nghiệm trường đời để trả lời cho cậu học trò chỉ kém mình bảy, tám tuổi yề một vấn đề sâu xa của kiếp người. Tôi rủ cậu đi uống cà phê, và để cho câu nhận xét về chuyện ''cố gắng yêu thương đời '' của cậu bé theo những giọt cà phê đắng thấm vào tâm can tôi.

Yêu sao cho đúng, cho tốt, cho đẹp?

Bài giảng lớp Kitô học

Lm. Antôn Nguyễn Ngọc Sơn, HKK

Lời mở

Chúa Nhật V Phục Sinh năm C vừa qua, chúng ta đã tìm hiểu về tình yêu cuồng dại và tình yêu phi thường khi bàn về “điều răn mới” của Chúa Giêsu. Đây là phần áp dụng cho bài học về tình yêu.

Câu hỏi đặt ra cho người tín hữu chúng ta hôm nay là “Yêu sao cho đúng, cho tốt, cho đẹp?”. Nhiều học viên trong lớp đã có kinh nghiệm về tình yêu nên đây là dịp để chúng ta bàn luận và chia sẻ về bài học yêu thương của mình và tìm cách giúp nhau để yêu cho đúng, cho tốt đẹp. Từ đó ta mới thật sự cảm nhận được hạnh phúc và sự sống kỳ diệu trong tình yêu thay vì cảm thấy “yêu là khổ, là chết ở trong lòng một ít”.

Vài gợi ý sau đây chỉ là những điểm hướng dẫn xin góp thêm vào cho cuộc bàn luận của các bạn.

“Muốn yêu đúng, yêu đẹp,
- Trước hết, ta phải giải nghĩa được tình yêu của mình.
- Tiếp đến ta cần đặt tình yêu ấy vào đúng chỗ của nó.
- Sau đó ta nên hành động theo tiếng gọi chân thiện mỹ của tình yêu.
- Cảm nhận được hạnh phúc thật sự của tình yêu.
- Cuối cùng chúng ta hãy yêu trong tin tưởng và hy vọng”.

PHÚC ÂM HOÁ VÀ GIÁO HUẤN XÃ HỘI CỦA GIÁO HỘI CÔNG GIÁO

Ban Công lý và Hoà bình, Tổng giáo phận Huế 

Nhập đề: Sứ vụ Phúc âm hóa 

“Thần Khí Đức Chúa ngự trên tôi, vì Chúa đã xức dầu tấn phong tôi để tôi loan báo Tin Mừng cho kẻ nghèo hèn. Người đã sai tôi đi công bố cho kẻ bị giam cầm biết họ được tha, cho người mù biết họ được sáng mắt, trả lại tự do cho người bị áp bức, công bố một năm hồng ân của Đức Chúa” (Lc 4 18-19; Is.61.l-2). 

Đức Giêsu Con Thiên Chúa, được sai đi loan báo cho muôn dân về một triều đại, đó là Triều đại của Thiên Chúa,1 và về Ơn cứu độ2 là hồng ân của Thiên Chúa, giúp giải thoát họ khỏi mọi áp bức, nhất là giải thoát họ khỏi tội lỗi và thần dữ. 

Giáo Hội được khai sinh từ công cuộc rao giảng của Đức Kitô và mười hai Tông đồ. Giáo Hội là kết quả tất nhiên, trực tiếp nhất và dễ thấy nhất của công cuộc đó: “Vậy các ngươi hãy đi thâu nạp môn đồ ở khắp muôn dân” (Mt 28.19). 

Phúc âm hóa là sứ vụ của Giáo Hội, mà cũng là một ân huệ của Thiên Chúa, là ơn gọi của Giáo Hội, và là chân tính sâu xa nhất của Giáo Hội. Nếu không thi hành sứ vụ đó, Giáo Hội sẽ không còn trung thành với ý muốn của Đấng sáng lập. 

Phúc âm hóa trong thời đại ngày nay là đem Tin Mừng vào trong mọi cảnh vực nhân loại: và nhờ sự tiếp xúc này làm thay đổi tự bên trong, đổi mới chính nhân loại nhờ sức mạnh thần linh của sứ điệp mà Giáo Hội công bố (X. Rm : ,16). Giáo Hội tìm cách hoán cải cùng lúc lương tâm cá nhân và tập thể của con người, hoán cải sinh hoạt mà con người đang dấn thân, hoán cải đời sống và hoàn cảnh cụ thể của họ,3 "Này đây Ta tạo dựng một vũ trụ mới” (Ap 2 1,5). 

Để thực hiện được mục đích ấy, việc loan báo Tin Mừng phải gắn với cuộc sống thực tế của con người, cuộc sống cá nhân và xã hội; phải liên quan tới đời sống cộng đoàn trong xã hội, tới cuộc sống của mọi quốc gia, tới công lý, hòa bình và tiến bộ, phải đưa ra được một sứ điệp, đặc biệt thích đáng và quan trọng trong thời đại chúng ta, về sự giải phóng. Đó là lý do phát sinh Giáo huấn xã hội của Giáo Hội Công giáo (GHXHCG). GHXHGH là thành phần của hành trình tái truyền giảng Tin Mừng, là nội dung huấn luyện các tín hữu Kitô dấn thân phục vụ cộng đồng nhân loại trong đời sống xã hội và chính trị.

Thứ Bảy, 18 tháng 5, 2013

50 năm trước: Bóng người hòa bình (8)

Vũ Khởi Phụng

VRNs (09.05.2013) – Sài Gòn – 26/10/1962: Một tín hiệu bất thường từ Matxcơva: báo Pravda, cơ quan ngôn luận chính thức của Đảng Cộng Sản Liên Bang Nga, đăng lên trang nhất lời kêu gọi hòa bình của Đức Gioan XXIII, cùng với lời bình luận là Đức Giáo Hoàng có lý khi Ngài chủ trương cần phải thương thuyết. Với những ai hiểu biết về những tương quan của thế giới Cộng sản, đặc biệt là của Liên Xô với Giáo Hội Công Giáo, động thái của Matxcơva có ý nghĩa đặc biệt. Về mặt triết lý và chính trị, thì mọi người đều biết Karl Marx và Engels đã phê bình ác liệt như thế nào về các tôn giáo nói chung, Công giáo nói riêng. Từ ngày có một chế độ Mác xít chuyên chính được thiết lập ở nước Nga năm 1917 (Cách mạng tháng 10), những tư tưởng triết lý và chính trị ấy được thể hiện với cả một hệ thống pháp luật và công an khắc nghiệt khổng lồ. 

Thứ Sáu, 17 tháng 5, 2013

TƯƠNG QUAN GIỮA GIÁO HỘI VỚI NHÀ NƯỚC TẠI VIỆT NAM

Gm. Phaolô Nguyễn Thái Hợp 

Kitô giáo tự bản chất là một tôn giáo nhập thể và nhập thế. Theo giáo huấn của Đức Kitô, Giáo Hội không thể đứng bên lề lịch sử hay ngoài trần gian, mà cũng chẳng có thể đồng hóa với bất cứ một chế độ chính trị, một hệ thống kinh tế hay một nền văn hóa nào. Nhưng suốt dọc hơn 2000 năm lịch sử, Kitô giáo đã giới thiệu nhiều cách thể sống, hình thức diễn tả và mô hình Giáo Hội khác nhau. Có thể nói mỗi mô hình là một cố gắng cụ thể của người tín hữu để thể hiện chương trình của Thiên Chúa, trong những bối cảnh văn hoá, chính trị, xã hội kinh tế nhất định nào đó. Từ các mô hình này sẽ nẩy sinh những khác biệt trong lãnh vực thần học và mục vụ, cũng như cơ cấu tổ chức và tương quan với xã hội trần thế. 

Những dòng dưới đây là một vài nét sơ thảo về mối tương quan giữa Giáo Hội Công giáo và Nhà nước tại Việt Nam từ giữa thế kỷ XX đến nay. 

ĐẠO LÀ CON ĐƯỜNG GIÊSU

Lm. Antôn Nguyễn Ngọc Sơn - HKK

Nhập đề 

Theo nghĩa thông thường, đạo được hiểu là đường đi, đường lối hay nguyên tắc mà con người có bổn phận giữ gìn và tuân theo trong cuộc sống xã hội, như người ta vẫn nói “đạo làm người”. Đạo còn được hiểu là nội dung của một học thuyết như “tìm thầy học đạo”, hoặc đồng nghĩa với tôn giáo như “đạo Phật”, “đạo Chúa” như chúng ta muốn “sống đạo hôm nay”. Như thế, đạo ở đây được hiểu như con đường tâm linh, và còn hơn thế nữa, chứ không phải con đường vật chất. 

Trong phạm vi bài này, chúng ta sẽ tìm hiểu đạo như một con đường mà Đức Giêsu Kitô chỉ dạy cho muôn vật muôn loài để đáp lại khát vọng sống mãi, sống đẹp, sống hào hùng trong suốt dòng lịch sử con người và vũ trụ. 

Thứ Bảy, 11 tháng 5, 2013

ĐỂ GIẢI PHÓNG TIN MỪNG

Linh mục Antôn Nguyễn Mạnh Đồng 
                                                                                          Nhà hưu dưỡng Cần Thơ 
                                                                                                dịp lễ thánh Antôn 13.6.2012 

Dẫn nhập

Lễ giáng sinh năm 2011 tôi đang ở nhà hưu dưỡng linh mục Cần Thơ, có 8 cha, 2 thầy dòng Đồng Công, 2 nữ tu dòng Con Đức Mẹ, 2 dự tu. Các thầy đang lo dọn hang đá ở nhà nguyện, và còn dọn thêm một hang đá hoành tráng, nghệ thuật đặc sắc, chiếm một nửa nhà cơm nữa. Trong bầu khí rộn ràng đó, tôi nhận được nhiều thiệp mừng giáng sinh và năm mới, đặc biệt là một gói quà giáng sinh, gửi từ bên Pháp qua đường bưu điện. Đó là một cuốn sách, bìa láng trắng, có hình mầu chụp hai phụ nữ Á châu đang sốt sắng giơ tay cao trước mặt cầu nguyện. Sách có đầu đề: “Ðể giải phóng tin mừng ”. (Pour Libérer L’Evangile), của tác giả Paul Tihon, nhà xuất bản Cerf. Nguyên xem đầu đề cuốn sách tôi đã sửng sốt: sao lại phải giải phóng Tin Mừng. Rồi tên tác giả là Tihon, đọc theo tiếng Việt có thể là “tí hon” nghe cũng ngồ ngộ...và đọc phần dẫn nhập tôi mới biết đây là một sách thần học. Tác giả đã có ý chọn một đầu đề có tính khích động, khiêu khích: “Giải phóng Tin Mừng ”. Tuy nhiên tác giả cũng giải thích ngay rằng nói giải phóng Tin Mừng có phần không đúng và không ổn, vì Tin Mừng không thể nào bị xiềng xích lại được; tuy nhiên Tin Mừng cũng giống như mạch suối vọt lên, có thể bị các thứ nước thải ô nhiễm pha trộn vào làm mất tinh khiết, hoặc bị đất đá cây cối ngăn chặn không lưu thông được, cũng như hạt giống Lời Chúa được gieo vào loại đất đầy gai góc. Vì thế mà Tin Mừng cần được giải phóng khỏi những gì làm nó vẫn đục, những gì ngăn cản dòng chảy của nó. Công việc này tác giả biết rõ rằng mình không phải người đầu tiên, nhung đã có nhiều người liều mình đi trước để gạn đục khơi trong, để khai thông cho Tin Mừng; tác giả chỉ mạnh dạn nối tiếp, và nghiêm túc nói rằng: “Dự định của tôi, ước muốn của tôi là khiêm tốn làm cho mạch suối được khai thông để nó chảy ra trong sạch hơn và dồi dào hơn ”. (Dẫn nhập). 

ĐỨC GIÊSU LÀ NGƯỜI THẦY TUYỆT VỜI

Lm Anton Nguyễn Ngọc Sơn - HKK

Nhập đề 

Trong đời sống, hầu như ai trong chúng ta cũng phải học: học chữ, học nghề, học ăn, học nói, học cách làm, cách sống và cả cách chết nữa. Người nào dạy một điều gì đó cũng được gọi là thầy, dù chỉ dạy một chữ hay nửa chữ: “Nhất tự vi sư, bán tự vi sư”. Chữ ở đây có thể hiểu là những lý lẽ thâm sâu của đời người như chữ Nhân, chữ Tín… 

Người Việt Nam ta rất trọng đạo thầy trò: “tôn sư trọng đạo”. Mỗi dịp lễ Tết, người học trò đều bày tỏ lòng tôn kính và biết ơn người dạy dỗ mình: “Mùng Một tết cha… Mùng Ba tết thầy”. 

Đức Giêsu nói với chúng ta: “Hôm nay, nếu các ông ở lại trong lời của tôi thì các ông thật là môn đệ tôi. Các ông sẽ biết sự thật và sự thật sẽ giải phóng các ông” (Ga 8,31-32). 

Trong ít phút này, chúng ta sẽ tìm hiểu Đức Giêsu là vị Thầy đặc biệt như thế nào so với các vị thầy khác trong dòng lịch sử nhân loại và mình cần phải làm gì để trở thành học trò xuất sắc của Người. 

Thứ Bảy, 4 tháng 5, 2013

DẤN THÂN CHÍNH TRỊ HÔM NAY

Lm. Giuse Nguyễn Thể Hiện, DCCT 

Chính trị vốn là một lãnh vực phức tạp. Đối với nhiều người, đó là một vùng đất “ô nhiễm bẩn thỉu”. Trong hoàn cảnh cụ thể của xã hội Việt Nam hiện tại, lãnh vực và ngay cả hạn từ “chính trị” còn bị nhiều người xem là rất “nhạy cảm”. 

Bài viết này không nhằm trình bày một lập trường hay chọn lựa chính trị nào, cũng không nhằm tóm lược toàn bộ giáo huấn về chính trị của Hội Thánh, mà chỉ muốn khơi gợi, dựa vào giáo huấn của Giáo Hội, một vài suy tư về việc người tín hữu dấn thân sống đức tin trong lãnh vực phức tạp và rất “nhạy cảm” này, giữa bối cảnh xã hội cụ thể của chúng ta hôm nay. 

I. Một số vấn đề quan trọng 

Trong lãnh vực chính trị, chúng ta đang phải đối diện với hàng loạt vấn đề lớn, ví dụ: sửa đổi Hiến Pháp, quốc nạn tham nhũng, các vấn nạn môi sinh, các vấn nạn công lý, các vấn đề nhân quyền, các vấn đề quản trị và cơ quan thẩm quyền... Nhưng những vấn đề đó, mặc dù quan trọng, không phải là để tài được bàn đến trong phần này. Ở đây, chúng tôi chỉ xin nói đến những vấn đề mang tính tổng quát và nguyên tắc, cấp thiết đối với việc sống đức tin trong sự dấn thân chính trị của các Kitô hữu Việt Nam hôm nay. 

Thiết nghĩ, trong bối cảnh chính trị và xã hội cụ thể hiện nay của chúng ta tại Việt Nam, và trong tình cảnh cụ thể của Giáo Hội Việt Nam, có ba vấn đề lớn, quan trọng và cấp thiết mà các Kitô hữu dấn thân và/hoặc quan tâm đến lãnh vực chính trị, được mời gọi chú tâm. Đó là việc (1) góp phân xây dựng một nền dân chủ thực sự; (2) ý thức trách nhiệm của người tín hữu phải dấn thân phục vụ trong chính trị; và (3) tôn trọng sự đa nguyên trong những dấn thân chính trị.

Từ thiện và niềm tin

Giang Lê 

Hai bài viết của 2 trí thức trẻ mà tôi rất ngưỡng mộ làm tôi (và chắc không ít người đọc khác) có nhiều suy nghĩ. Bài đầu của anh Giáp Văn Dương về niềm tin, bài thứ hai về sự thờ ơ của anh Nguyễn Đắc Kiên. Nếu chưa đọc bạn nên bỏ ra vài phút đọc 2 nguyên bản, dù có thể phải trèo tường lửa. 

Giáp Văn Dương đúc kết kinh nghiệm sống và làm việc ở các nước phát triển cho rằng họ giàu vì họ tin nhau. Trong khi đó ở VN càng ngày niềm tin càng khó kiếm, một phần vì nó đã bị bào mòn trong những năm tháng chiến tranh khốc liệt, thời bao cấp đói khổ, rồi thị trường thực dụng, một phần vì người VN đã đánh mất ít nhiều tính trung thực, vốn là một giá trị lâu đời. Nguyễn Đắc Kiên, nhìn từ vụ xử Đoàn Văn Vươn, chỉ ra sự thờ ơ, vô trách nhiệm không chỉ của những vị quan tòa xử án mà đã tràn lan trong xã hội VN hiện tại. Từ góc độ này Nguyễn Đắc Kiên cũng đi đến kết luận rằng niềm tin vào xã hội, vào công lý của người dân đang dần biến mất. 

Ơn gọi của người tín hữu

Bài giảng lớp Kitô học

Lm. Antôn Nguyễn Ngọc Sơn, HKK

Lời mở

Nói đến ơn gọi hay ơn thiên triệu, nhiều người tín hữu chúng ta nghĩ ngay đến việc Chúa kêu gọi một số người dâng hiến đời mình cho Chúa để sống đời linh mục hay tu sĩ với 3 lời khấn: khó nghèo, vâng phục, khiết tịnh. Thật ra ơn gọi liên quan đến tất cả mọi người sống trên trần thế, chứ không riêng các tín hữu Công giáo hay một số người đặc biệt nào.

Nhân dịp kỷ niệm 50 năm Đức Giáo Hoàng Phaolô VI thiết lập Ngày Toàn thể Giáo hội Cầu nguyện cho Ơn gọi Linh mục và tu sĩ (1963), chúng ta được mời gọi để tìm hiểu ơn gọi là gì, ơn gọi bao gồm những yếu tố nào, ơn gọi được chia thành những loại nào và những thách đố về ơn gọi ở Việt Nam hiện nay.

1. Định nghĩa ơn gọi

Ơn gọi, theo nguyên ngữ: “vocatio” bắt nguồn từ động từ Latinh “vocare” có nghĩa là kêu gọi, từ đó phát xuất ra các từ khác ở tiếng Anh “vocation” hay tiếng Pháp “vocation”.

“Ơn gọi là ơn Chúa gọi con người tham dự vào chương trình cứu độ của Ngài.
Khái niệm ơn gọi có nguồn gốc từ Thánh Kinh. Khi Thiên Chúa gọi ai thì Ngài trao cho người ấy 1 sứ mệnh, như trường hợp của Abraham (x. GLHTCG, số 762), Moise, các tiên tri, thánh Giuse hay Đức Maria (x. GLHTCG, số 490)…. Do vậy, ơn gọi được khởi sự từ việc tuyển chọn của Thiên Chúa, và nhằm thực hiện ý định cứu độ của Ngài” (Hội đồng Giám mục Việt Nam, Từ điển Công giáo 500 mục từ, NXB Tôn Giáo, 2011). Một khi con người lắng nghe được tiếng Chúa và đáp lại lời Ngài, con người sẽ nhận được các ơn cần thiết để hoàn thành sứ mạng Chúa uỷ thác, nhận được ơn cứu độ và phần thưởng Chúa ban.

Tình yêu cuồng dại và tình yêu phi thường

Chúa Nhật V PS - C: 

Lm. Antôn Nguyễn Ngọc Sơn – HKK 

Lời mở 

Trong mấy tuần nay, báo chí cả nước đã phản ánh tình trạng cuồng loạn của một số người khi thất bại trong tình yêu: họ đâm chém, chặt thành khúc, tưới xăng đốt cháy người mình yêu hay đặt bom nổ cho cả hai cùng chết. Vì sao có tình trạng này? 

Các bài Thánh Kinh hôm nay, nhất là bài sách Khải Huyền (x. Kh 21,1-5) và bài Tin Mừng (x. Ga 13,31-35) về điều răn mới như mời gọi chúng ta suy nghĩ về tình yêu cuồng dại của con người và tình yêu phi thường của Đấng Phục Sinh để tìm ra giải pháp chữa trị tình trạng cuồng loạn trên. 

1. Tình yêu cuồng dại 

1.1. Vài trường hợp điển hình 

+ Nguyễn Phước Thành (39 tuổi) vì thất bại trong tình yêu đã tưới xăng lên người chị P.T.H.Y 24 tuổi, ở phường An Khê, Đà Nẵng, tối ngày 20/4/2013 và cô Y đã chết sau 2 ngày điều trị do bị bỏng quá nặng (x. Báo Tuổi Trẻ, thứ Ba, 23/4/2013). 
+ Vụ giết người vì tình ghê sợ nhất là của Đặng Văn Quyến, 28 tuổi, quê Thừa Thiên Huế. Do bị người yêu là chị H, 24 tuổi, quê Quảng Ngãi, chia tay sau 6 năm quen biết, Quyến nhiều lần đe doạ, chửi bới, đánh đập. Chiều 13/4/2013, biết H vừa đi tố giác hành vi của mình tại trụ sở công an phường 22, quận Bình Thạnh, Quyến xách dao rượt theo chém chết người yêu ngay khi cô vừa bước ra khỏi trụ sở công an, rồi anh ta còn lên mạng giải bày tâm sự (x. Báo Tuổi Trẻ, thứ Ba, 23/4/2013). 
+ Bà Lê Thị Tuyết, 43 tuổi, ngụ phường Phú Hoà, TP.Thủ Dầu Một cùng con trai 15 tuổi đánh ghen với bà N.T.B (41 tuổi), xé áo quần, lột đồ nạn nhân giữa đường để làm nhục. 
+ Ngày 5/4/2013, trong phiên toà lưu động tại trụ sở UBND xã Đức Hoà, huyện Mộ Đức, tỉnh Quảng Ngãi, tất cả 5 người con đều yêu cầu tử hình cha ruột, dù viện kiểm sát chỉ đề nghị án chung thân cho Trương Văn Thuận, 49 tuổi, vì nhiều lần đập gẫy mũi vợ, cắt vành tai, đổ cơm xuống đất bắt hốt lên ăn. Ngày 29/11/2012 Thuận bóp cổ vợ, đập đầu vào tường, bà bị chấn thương sọ não (x. Báo Tuổi Trẻ, thứ Ba, 20/4/2013). 
+ Nạn tự tử trong đồng bào dân tộc thiểu số ở Bình Định hiện đã đến mức báo động nên cơ quan chức năng phải vào cuộc. Theo thống kê của Công an tỉnh Bình Định, từ năm 2000-2013 trên địa bàn đã xảy ra 292 vụ tự tử, làm chết 157 người. Dân tộc Hrê đã có 112 người tự tử, chiếm tỷ lệ 1,22% dân số tại địa phương (khoảng 9.176 nhân khẩu). Dân tộc Bana có 157 người tự tử, chiếm 0,81% dân số (khoảng 19.284 nhân khẩu). Nhiều l‎ý do rất đơn giản như vợ không tắt tivi, chồng tự tử (x. Báo Thanh Niên, ngày 26/4/2013), do hủ tục, dân trí kém… 
+ Trên trang mạng xã hội ta thấy có một số trang web dạy người xem biết tự tử bằng nhiều cách. 

Page

Blogger Tips and TricksLatest Tips And TricksBlogger Tricks