ngày tháng năm

Thứ Sáu, 26 tháng 4, 2013

Thái độ trước sóng: liên đới hay yên thân?

Nguyễn Saigon

Xin thưa với bạn về một vài cơn sóng ở Việt Nam: 

1. Mối đe dọa từ Trung Quốc: Họ đã xâm chiếm biển đảo Việt Nam, lại còn tìm cách phá hại ngầm kinh tế tài chính cũng như sức khỏe con người Việt Nam. Ti-vi Việt Nam tràn đầy văn hóa nghệ thuật Trung Quốc. 

Nghìn năm sau nữa, liệu có đòi lại nổi Hoàng Sa, Trường Sa? 

2. Lòng người Việt đang chán nản, muốn buông xuôi trước những đảo điên thời cuộc: Ai cũng muốn "yên thân", "nhắm mắt xuôi tay", cảm giác bất lực trước những định chế, những con người quá quyết tâm cầm giữ quyền lực theo quan điểm của phe nhóm họ. 

Đốt lửa đi tìm người Việt dấn thân công ích. Tìm được mấy ai? 

3. Giới trẻ Việt Nam quay mặt đi, không thèm nghe lời tôn giáo, lời chính trị gia. Họ hoài nghi những chủ nghĩa, giáo thuyết. Họ bảo đó là những lời của kẻ giả hình, kẻ nói một đàng làm một nẻo, kẻ không thực sự yêu nước thương nòi. 

Đâu rồi “Chàng tuổi trẻ vốn dòng hào kiệt!” 

4. Nhiều tai nạn lưu thông quá! Ra ngõ là gặp tai nạn. 

Tìm đâu người tôn trọng luật pháp và định chế? 

5. Nhiều trộm cắp cướp giựt quá! Ra ngõ là gặp kẻ gian. 

Nhiều người đói, thất nghiệp hay nhiều người đánh mất lương tâm? 

Mới thưa với bạn 5 điều thôi mà đã ngán ngẩm, muốn rút về “bỏ bút”, hoài nghi, ngán ngẩm như cụ Nguyễn Khuyến: “Câu thơ nghĩ đắn đo không viết; Viết đưa ai? Ai biết mà đưa?” 

Vậy, chúng ta Công giáo, mới rước Chúa vào lòng, tức là cậy có Chúa ở cùng, liệu ta có đành lòng “trùm chăn” lại? 

Chúa vào đời, Đức tân Giáo Hoàng đã quyết tâm hướng Hội Thánh đi tìm địa chỉ người nghèo, Công đồng Vatican II thúc dục chúng ta đem "Vui mừng và Hy vọng" đến muôn dân, Hội Đồng Giám Mục Việt Nam thao thức muốn có một Hiến Pháp tràn đầy văn minh tình thương chứ không bị một chủ nghĩa ngoại lai áp đặt. 

Một cây làm chẳng nên non. Nhóm lại, cùng nhau cầu nguyện, suy tư cho kỹ càng, hiểu biết cho thấu đáo, dẹp bỏ những tức tối nho nhỏ để tập làm những việc to như SỐNG TÌNH LIÊN ĐỚI lúc nguy nan. 

Bạn chọn miền nào? Miền Liên Đới hay miền yên thân? 




50 năm trước: Bóng người hòa bình (7)

Vũ Khởi Phụng

VRNs (26.04.2013) – Hà Nội – 24-12-1962. Mấy tia hy vọng rạng lên trong ngày 24/10. Trước thời điểm lệnh cấm vận bắt đầu có hiệu lực, tình báo Mỹ nhận thấy có điều khác lạ. Mười chín tàu Liên Xô đang trên đường sang Cuba, thì mười sáu chiếc, trong đó có năm chiếc phía Mỹ hồ nghi là chở tên lửa, đã giảm tốc độ, thậm chí có chiếc đã quay ngược mũi tàu. Điều tình báo Mỹ khi đó chưa biết, là trong số tàu quay ngược về, có chiếc Poltava, chở 20 đầu đạn hạt nhân. Tình báo Mỹ cũng mới chỉ phát hiện những tên lửa Liên Xô ở Cuba, nhưng chưa biết hơn 100 trái bom hạt nhân đã được đưa vào nội địa Cuba, và đang chuẩn bị lắp ráp với tên lửa. Tàu Liên Xô giảm tốc và chuyển hướng những con tàu trên Địa Trung Hải được báo cáo với Excomm lúc 10h25 sáng. Tổng thống Kennedy ra lệnh hoãn lệnh cấm vận thêm một tiếng, trong khi nghe ngóng tình hình. 

Nhân dân đứng ngoài chính trị?

Nhà văn Thùy Linh 

Phải khẳng định điều này: tất cả các cuộc khiếu kiện đất đai trên cả nước nhiều năm nay, không có cuộc khiếu kiện nào, dù nhỏ lẻ một cá nhân lại không có màu sắc chính trị. Hiểu cách đơn giản nhất là khi quyền lợi của họ bị xâm phạm, họ có quyền lên tiếng, đòi hỏi, thậm chí là chống lại những bất công áp đặt của người khác (chính quyền) lên quyền lợi đó. 

Gia đình là tế bào xã hội – tổ chức chính trị đầu tiên. 

Ai cũng nằm lòng khi phải học triết học Marx câu nói trên. Đơn vị nhỏ nhất (về mặt tổ chức) trong xã hội chính là gia đình. Nhiều gia đình thành làng, xã, tỉnh, thành, quốc gia. Nhà nước lập ra để điều hành các tế bào đó hoạt động không hỗn loạn và công bằng. Một cách tự nhiên, con người sinh ra, khi hít hơi thở đầu tiên là mặc nhiên được xâm nhập vào hệ thống vận hành của xã hội, chính thức tham gia vào tổ chức chính trị nơi họ làm người. Bởi thế, triết gia Arisotle khẳng định, con người theo bản năng tự nhiên đã có tính chính trị rồi. 

THA THỨ

Nó đã bị xúc phạm. Nó cảm thấy tức giận. Nó tự ái tổn thương. Nó ôm hận trong lòng. 
Nhưng một lúc nọ, nó hiểu ra giá trị và lợi ích của tha thứ. Thế là nó bảo bản thân hãy tha thứ. Nó nói lời tha thứ. Nó cầu nguyện và hứa với lòng là tha thứ. Và nó thấy mình đã tha thứ. Xong! 
Nhưng, thật ra chưa xong. 

Vì: 
Thỉnh thoảng trí nhớ lại lôi ra ký ức bị xúc phạm. Rõ mồn một! 
- Lòng nó lại sôi lên. 
- Lại đau. 
- Lại tức. 
- Lại buồn. 
- Lại giận. 
… 
Sự việc cứ như mới xảy ra cách đây vài phút. 
- Tha nhưng chưa thể quên. 
- Chưa quên được nên lòng lại nổi sóng. 

Thứ Hai, 22 tháng 4, 2013

TÌNH LIÊN ĐỚI

(THEO TINH THẦN GIÁO HUẤN XÃ HỘI CÔNG GIÁO)

Tín Thành

Giáo huấn về xã hội của Hội Thánh Công Giáo xác định rằng tình liên đới làm nổi bật bản tính xã hội nội tại nơi con người. Như thế, con người được sinh ra để sống với, và luôn là như vậy trong suốt cuộc đời. Người ta không thể sống là người đúng nghĩa cả về thể chất lẫn tinh thần, nếu thiếu tương quan và liên đới với người khác. 

Vậy người ta phải liên đới với nhau như thế nào và trong những vấn đề gì? Chúng ta hãy xét đến ba khía cạnh chính cụ thể đòi hỏi phải liên đới với nhau. 

LIÊN ĐỚI TRONG HOÀN CẢNH CỦA NHAU 

Trong cuộc sống, chẳng ai nên tự mãn cho mình luôn đầy đủ mọi sự, và không cần sự hỗ trợ bổ túc từ người khác. Trái lại, người ta luôn phải sống cần nhau và cho nhau. Và quả thật, cuộc sống luôn đặt con người vào những hoàn cảnh phải cần đến nhau và phải có trách nhiệm với nhau. Dù ở bất cứ mối tương quan nào, riêng tư hay cộng đồng, gia đình hay như xã hội, đều luôn phải diễn ra theo qui luật tương tác nhận và cho. Nếu không diễn ra theo qui luật này, mọi mối tương quan sẽ không bền, gia đình đổ vỡ, xã hội hỗn loạn.

TẬP SAN SỐ 7

Chủ Nhật, 21 tháng 4, 2013

Thông điệp đầu tiên của Đức Phanxicô?

Đinh Quang Bàn 

Thông điệp đầu tay của Đức Giáo hoàng Phanxicô phải chăng là một thông điệp xã hội? Có thể lắm, vì ngài là người có sứ mạng nói lời ngôn sứ trên phạm vi toàn cầu, hẳn nhiên ngài sẽ chăm chú quan sát, nhìn xem “các dấu hiệu của thời đại” để rồi “giải mã” và đọc ra ý định của Thiên Chúa. 

Một sự trùng hợp rất rõ nét là vào thời điểm ngài bắt đầu năm đầu tiên làm giáo hoàng, nhà lãnh đạo trẻ Triều Tiên Kim Dâng Ủn “cha truyền con nối” đang ra sức kêu gào cả nước chuẩn bị chiến tranh, đang đe dọa nền hòa bình tại bán đảo Triều Tiên và trên thế giới bằng những lời lẽ sặc mùi hiếu chiến và bằng những động thái như thể chuẩn bị cho nổ ra chiến tranh hạt nhân, hăng cho đến nỗi chính cựu chủ tịch Fidel Castro, một nhân vật chính trong Vụ khủng hoảng Vịnh Cuba, phải lên tiếng xin can.

THẾ HỆ MỚI CÁC CON NGƯỜI MỚI KHUÔN MẪU CHO MỘT NHÂN LOẠI MỚI

CHÚA NHẬT IV PHỤC SINH - Năm C 
Cv 13,14.43-52; Kh 7,9.14b-17; Ga 10,27-30 

Thật thích hợp biết bao vào tuần lễ sau khi Đức Giêsu bảo Thánh Phêrô “hãy chăm sóc chiên con, hãy chăm sóc chiên của thày”, ta nghe Đức Giêsu nhắc ta rằng Người là người chăn chiên ban “sự sống đời đời” và rằng “Tôi và Chúa Cha là một”. 

Trong đoạn văn Phúc âm, Đức Giêsu hứa ban sự sống đời đời trong nước của Người. Trong bài đọc Sách Khải huyền, Thánh Gioan chia sẻ thị kiến của ông về việc ứng nghiệm lời hứa – việc thành lập nước. Khi kể lại cho ta nghe câu chuyện, Thánh Gioan, một lần nữa viết về “một đoàn người thật đông không tài nào đếm nổi, thuộc mọi dân, mọi chi tộc, mọi nước và mọi ngôn ngữ”. Ông đang nhắc ta rằng toàn thể tạo thành – mọi người có đức tin sẽ được nghênh tiếp vào nước ở đó ta sẽ dâng tiến “Chiên Con” lòng tôn kính và lời ngợi khen. 

Một lần nữa, ta được thấy hình ảnh người chăn chiên. Chính người chăn chiên này sẽ ban cho ta ngôi nhà đời đời và sự sống đời đời. 

50 năm trước: Bóng người hòa bình (6)

Vũ Khởi Phụng

VRNs (21.04.2013) – Sau khi trình lên tổng thống, Sorensen đã gọi lại cho Cousins: Tổng thống Kennedy rất sẵn lòng để Đức Giáo Hoàng can thiệp. Đường nào thì bây giờ lập trường của hai bên đã rõ ràng, không bên nào chịu lùi bước. Tổng Thống có cảm giác tình hình đã vượt ra ngoài vòng kiểm soát. Trong ít giờ nữa, hạm đội Mỹ sẽ chặn đoàn tàu Liên Xô trên Đại Tây Dương. Khi ấy, chuyện gì sẽ xảy ra? Tuy cương quyết, nhưng Kennedy vẫn bị ám ảnh có thể chỉ sáu tiếng đồng hồ nữa, ông sẽ bấm nút để phóng các hỏa tiễn mang đầu đạn hạt nhân. Nếu thế hàng trăm triệu người sẽ chết. Như vậy là cha Morlion và Cousins đã đoán đúng; cần một tiếng nói thứ ba.

50 năm trước: Bóng người hòa bình (5)

Vũ Khởi Phụng

VRNs (18.04.2013) – Hà Nội - 23/10/1962 Trong những giờ phút toàn thế giới căng thẳng ấy, Ðức Gioan XXIII không biết rằng ở một nơi rất xa đang mở ra cánh cửa cho ngài đem lời hòa bình vào nơi máu lửa. Nơi đó ở bên Mỹ, nhưng không phải ở nơi đầu não quyền lực là Washington, nhưng ở Bang Massachusetts trên miền Ðông Bắc. Hai người tiên phong mở đường cho Ðức Gioan XXIII là một nhà báo rất nổi tiếng người Mỹ và một linh mục Dòng Ða Minh người Bỉ.

Thứ Tư, 17 tháng 4, 2013

50 năm trước: Bóng người hòa bình (4)

Vũ Khởi Phụng


VRNs (17.04.2013) – Hà Nội - Tháng 12-2012 và tháng Giêng 2013, chúng tôi có viết loạt bài “Bóng người hòa bình” về Đức Chân Phước Gioan XXIII trong cuộc khủng hoảng Cuba 1963, để kỷ niệm 50 năm một cuộc vận động kín đáo mà hệ trọng của Giáo hội cho hòa bình thế giới, cũng là kỷ niệm 50 năm Công Đồng Vatican II. Xin thành thực cáo lỗi cùng bạn đọc vì loạt bài đã bị bỏ dở. Bởi vào những ngày cuối năm Thìn sang Nguyên Đán Tân Tỵ, Đức Giáo Hoàng Benedicto XVI từ chức khiến chúng tôi cảm thấy nên gác lại chuyện xưa để chiêm nghiệm một biến cố đang gây chấn động trong Giáo Hội. Sau đó, Ơn Chúa thương, Đức Tân Giáo Hoàng Phanxicô đã thu hút sự chú ý của các giới truyền thông khắp nơi . Lại nữa Mùa Chay, Tuần Thánh và lễ Phục Sinh cũng không cho chúng tôi còn nhiều thì giờ để viết. Từ kỷ niệm này đến kỷ niệm khác, nay Hội Thánh Công Giáo lại kỷ niệm 50 năm Bức Thông Điệp “Hòa Bình Thế Giới”, “Pacem in terris”. Có thể nói Bức Thông Điệp này là một hậu quả những trải nghiệm của Đức Giáo Hoàng Gioan qua vụ khủng hoảng Cuba. Bức Thông Điệp này cũng là nét hoàn tất cho chân dung rạng ngời của đấng khai sáng Công Đồng Vatican II, để ngày nay Hội Thánh có được Đức Chân Phước Gioan XXIII, được coi như vị Giáo Hoàng được yêu mến bậc nhất trong lịch sử. Vậy chúng tôi xin được kể tiếp câu chuyện đã bỏ dở. Vì gián đoạn hơi lâu, sau đây xin lược lại những đoạn chính trong bài cũ, để bạn đọc tiện theo dõi. 

Một lần nữa, xin cáo lỗi cùng bạn đọc và mong được các bạn thông cảm. 

V.K.P 

Chỗ nào cũng gặp vị ấy: Ngài là ai, có giúp được gì cho thân phận chúng con?

Thưa các bạn, tôi không viết "chỗ nào cũng gặp NGƯỜI ấy" mà chỉ dám viết VỊ ấy, bởi vì Vị ấy đâu có làm NGƯỜI? 

Vị ấy không làm NGƯỜI nhưng thấm nhập cái "cõi người ta" này vô vàn. 

Vị ấy "thâm nhập các tâm hồn, chuẩn bị các tâm hồn đón nhận các suy nghĩ và ý định yêu thương, công bằng, tự do và hòa bình ' (Tóm lược HTXH, số 63 ) 

1. Thâm nhập tâm hồn: Có lẽ Vị ấy vào cõi lòng của cả những người không xưng danh Kitô hữu? (Vào cả "những người muôn năm cũ"? Vào cả người "bên Tàu lẫn bên Tây"? Vào trẻ thơ và cụ già lụ khụ? Vào kẻ hôn mê lẫn người khỏe mạnh? Vào cả trong những kẻ thù của ta?...) 

2. Chuẩn bị tâm hồn: Ngài vào trong ta, như chuyện cổ tích: Người đẹp trong quả thị chui ra dọn nhà dọn cửa cho nhà thoáng đãng. Khi ta về nhà, thấy "nhà sạch thì mát, bát đẹp ngon cơm". 

3. Giúp ta suy tư về yêu thương, công bằng, tự do và hòa bình: Vậy Vị ấy chắc chắn ở cả trong hồn người chưa rửa tội? Biết bao người đã và đang đấu tranh cho các giá trị căn bản của đời sống xã hội, mấy ai là Công Giáo với Tin Lành đâu? 

Sách Tóm lược HTXH viết về vị ấy khắp chỗ: Số 12, 25, 29, 31, 34, 41, 45, 53, 58, 63, 104, 110, 122, 196, 381, 525, 529, 542, 550, 562, 578... 

Đức Hồng Y của chúng ta rất thường nói về Vị ấy. Các linh mục tu sĩ cũng thế. Giáo dân chúng ta cũng nhắc đến Vị ấy luôn khi làm dấu "Nhân danh Cha và Con và Thánh Thần" và khẩn nguyện “Thánh Thấn, khấn xin ngự đến”. Giáo dân “đang mong chờ Ngài” vì bị quá nhiều nỗi sợ "hữu hình và vô hình". 

Xin hãy về lại với "câu chuyện của Thánh Thần" để có sức viết nên "câu chuyện của kiếp người" trong tình nhân bản toàn diện và liên đới. 

Nguyễn Suy Tư 

Thứ Hai, 15 tháng 4, 2013

NHƯ MỘT LỜI TIÊN TRI

Gioan Lê Quang Vinh 

Khi Đức Hồng Y Jorge Mario Bergoglio đắc cử Giáo Hoàng, lấy tông hiệu Phanxicô thì nhiều người cảm thấy ngạc nhiên vì trong nhiều triều đại Giáo Hoàng trong Hội Thánh Công Giáo suốt hai ngàn năm chưa bao giờ có vị nào chọn tông hiệu ấy. 

Chúng tôi cũng ngạc nhiên như bao nhiêu người khác trên thế giới này. Nhưng có một điều làm chúng tôi ngạc nhiên hơn. Trong một buổi gặp mặt thân tình, chúng tôi chợt khám phá ra điều đáng kinh ngạc này. Đó là việc Đức Chân Phúc Giáo Hoàng Gioan Phaolô II dường như đã tiên đoán được tông hiệu các Đấng kế vị mình. 

Trong bài diễn văn gửi những người tham dự Hội nghị về “Môi trường và Sức Khoẻ” ngày 24/3/2007, có đăng trên L’Osservatore Romano ngày 09/4/1997, Đức Chân Phúc Giáo Hoàng Gioan Phaolô II viết: “… văn hoá Kitô giáo luôn nhìn nhận các thụ tạo chung quanh con người cũng là những ân huệ Chúa ban để con người nuôi dưỡng và bảo vệ như một cử chỉ bày tỏ lòng biết ơn Đấng Tạo Hoá. Cách riêng, linh đạo Beneđictô và Phanxicô đã cho thấy sự gần gũi thân mật của con người với môi trường thụ tạo chung quanh, và thúc đẩy trong con người thái độ tôn trọng mỗi một thực tại trong thế giới quanh mình”. 

BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG

Lm. Erst. Nguyễn Văn Hưởng 
Chánh xứ Chợ Đũi - Sài Gòn, giáo sư Luân lí 

Nơi các phương tiện truyền thông trong những năm gần đây, người ta thường nhắc nhiều đến từ môi trường, ô nhiễm môi trường. Hiện tượng đó là hậu quả của việc môi trường trên thế giới, hiểu ngầm là cả Việt Nam, có những diễn biến ngày càng xấu đi. Người ta thấy rằng ô nhiễm môi trường tiếp tục gia tăng, nhiều loài cây, nhiều thú rừng cũng như nhiều loài quí hiếm khác đang có nguy cơ bị tuyệt chủng do môi trường sống bị ô nhiễm cũng như do việc khai thác quá mức. Tại Việt Nam chẳng hạn, các quán ăn đặc sản với các món được chế biến từ thú rừng vẫn thu hút nhiều khách và lợi nhuận cao vẫn có sức lôi cuốn nhiều người kinh doanh các loại đặc sản này. Ô nhiễm môi trường làm cho nhiều loài bị tiêu diệt cũng như phát sinh nhiều bệnh tật cho con người. Tình trạng này càng đáng báo động. Chính vì thế việc tìm cách bảo vệ môi trường sống là vấn đề cấp thiết hiện nay trên thế giới. Muốn làm được điều đó chắc chắn chúng ta phải hiểu môi trường là gì?

Thứ Sáu, 12 tháng 4, 2013

Các bằng chứng về Đấng Phục Sinh

Bài giảng lớp Kitô học 

Lm. Antôn Nguyễn Ngọc Sơn, HKK 

Lời mở 

Chúa Giêsu Phục Sinh là tâm điểm của toàn bộ lời rao giảng của các tông đồ cũng như của tất cả đời sống đức tin của tín hữu vì “nếu Đức Kitô không sống lại, lời rao giảng của chúng tôi sẽ vô ích và lòng tin của anh em cũng thực là trống rỗng…” (1 Cr 15,14-19). Do đó, chúng ta phải tập trung sự chú ý và học hỏi thật nhiều về Đấng Phục Sinh. 

Thứ Sáu Tuần Thánh, chúng ta đã tìm hiểu Chúa Giêsu chết như 1 con người, như Đấng Messia và như Ngôi Lời Thiên Chúa. Cái chết của Người không phải là hậu quả tất yếu của tội lỗi, từ nguyên tội của con người vì Đức Giêsu không phạm tội, nhưng đến từ sự khiêm hạ của Thiên Chúa, là hoạt động của tình yêu Thiên Chúa xuống với con người để đưa con người về với Thiên Chúa (x. ĐGH Bênêđcitô XVI, Đức Giêsu thành Nazareth, phần II, chương 9 “Cuộc phục sinh của Đức Giêsu từ trong cõi chết”). Vì thế, cuộc sống lại của Đức Giêsu cũng sẽ là hậu quả tất yếu của Tình yêu Thiên Chúa. 

Cuộc sống lại này được diễn tả bằng 2 bằng chứng: ngôi mộ trống và các lần hiện ra của Đấng Phục Sinh. Chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu về những bằng chứng này để tăng thêm sự hiểu biết và niềm tin vào Đức Giêsu Phục Sinh vì cuộc sống lại của Đức Giêsu vừa là sự kiện có thật xảy ra trong lịch sử mà ta phải dùng lý trí để tìm hiểu vừa là một mầu nhiệm mà ta cần phải có đức tin để khám phá ra những ý nghĩa của sự kiện này. 

Thứ Năm, 11 tháng 4, 2013

Rửa oan cho vải liệm Turin

Kết quả nghiên cứu khoa học đã xác nhận vải liệm Turin không phải là đồ dỏm như các nghi ngờ trước đây. 

Hình ảnh trên tấm vải liệm Turin - Ảnh: DM 
Đối với những người sùng đạo, tấm vải liệm Turin là một báu vật thực sự, từng gói trọn thi hài của Chúa Jesus khi ngài được đưa xuống từ cây thập ác. Tuy nhiên, một số người hoài nghi cho rằng nó chỉ là một trò giả mạo của người Trung cổ không hơn không kém. Giờ đây, khoa học đã đứng về phe tín đồ Thiên Chúa giáo. Các nhà nghiên cứu đã sử dụng đủ biện pháp xét nghiệm pháp y để so sánh sợi vải từ tấm liệm với một loạt các mẫu vải thời xưa. Kết quả, vải liệm Turin có thể được làm từ thời Chúa Jesus còn tại thế. 

Kết quả trên mâu thuẫn với nghiên cứu gây chấn động vào năm 1988, do Viện Bảo tàng Anh đứng đầu, dùng phương pháp đồng vị carbon để giám định tấm vải. Kết luận lúc đó là vải liệm Turin, có in dấu mờ khuôn mặt một người đàn ông để râu quai nón với các vết thương giống như bị đóng vào thập tự giá, bị cho là có niên đại từ thời Trung cổ, tức sau thời điểm Chúa bị đóng đinh đến 1.000 năm. Tuy nhiên, các nhà khoa học thuộc Đại học Padua (Ý) cho rằng các kết quả trên có thể đã bị bóp méo do hàng thế kỷ bị nước và lửa làm tổn hại mảnh vải. Theo lịch sử, nó đã bị ảnh hưởng trong vụ cháy nhà nguyện Chambéry (Pháp) vào năm 1532. 

Quyền lực của người tiêu dùng

TT - Một lần nữa, trên các trang diễn đàn, mạng xã hội như webtretho, lamchame, Facebook... lại dậy sóng vì vấn đề liên quan đến chất lượng sữa bột cho trẻ em. Người tiêu dùng nổi giận vì cho rằng nhà sản xuất đã lừa dối họ cả về “lý lịch” và chất lượng của sản phẩm sữa. Càng phẫn nộ hơn khi họ liên tiếp đưa ra những bằng chứng cáo buộc nhà sản xuất làm sai, trong khi các cơ quan chức năng - những nơi có trong tay “cây gậy” luật pháp - lại chưa có động thái rốt ráo bảo vệ quyền lợi cho người tiêu dùng. 

Vì thế, trên mạng xã hội Facebook đã có tới hơn 3.800 người tiêu dùng tập hợp lại để cùng nhau tìm ra chất lượng thật sự của sữa dê Danlait. 

Sự việc ồn ào trở lại khi một bản kết quả kiểm nghiệm chất lượng sữa dê Danlait 1 (dành cho trẻ 0-12 tháng tuổi) của Viện Pasteur TP.HCM được đăng tải lên các trang mạng đã ngay lập tức được truyền đi với tốc độ chóng mặt. Chất lượng sữa có vấn đề nghiêm trọng: độ đạm chỉ đạt 4,13%, thay vì mức 17,6% như công bố trên nhãn hàng của Công ty TNHH Mạnh Cầm (trụ sở tại Hà Nội, chủ thương hiệu Danlait). Thêm nữa, hàm lượng kali và natri vượt mức cho phép nhiều lần so với tiêu chuẩn của Codex. 

Ám ảnh chuyện bác sĩ phá thai 10.000 ca

Bác sỹ sản khoa Lê Thị Kim Dung
Không có gì u ám, vụng trộm và khổ sở như nghề… phá thai. Đó là những chia sẻ rất đỗi thật lòng của một bác sỹ sản khoa gần 40 năm hành nghề.

Bác sỹ sản khoa Lê Thị Kim Dung (hiện là trưởng một phòng khám tư nhân tại Hà Nội) đã hành nghề từ khi ra trường, năm 1977. Có một thời gian dài công tác tại Bệnh viện Phụ sản Hà Nội, sang Ba Lan sinh sống rồi lại trở về Việt Nam, nhìn lại hành trình của mình, bà chua xót tự nhận mình thuộc dạng “đao phủ”. Con số thống kê sau 3 năm bà làm việc ở quận Hoàn Kiếm khiến bà giật mình: bà đã tự tay làm 10.000 ca phá thai. “Những năm sau đó, không ai thống kê nữa, và tôi cũng chẳng nhớ mình đã làm bao nhiêu ca” – bác sỹ Dung cho biết. 

Bà kể: “Hồi ấy, việc phá thai không có gì ghê gớm, nhưng phức tạp ở chỗ phải xin giấy cơ quan, xác nhận của công đoàn, chữ ký của chồng… nên nhiều chị em lỡ có thai khi chưa lập gia đình rất khó khăn khi đi phá thai. Tôi và các đồng nghiệp đã “mở cửa” để thai phụ chỉ cần đem theo chứng minh nhân dân và đơn xin phá thai là được.” 

Ngần ấy năm hành nghề, bác sỹ sản khoa này tâm sự: “Ám ảnh kinh hãi nhất là khi phá những thai lớn bằng phương pháp ép sinh non. Những thai nhỏ, bác sỹ cho dụng cụ vào tử cung người mẹ để nạo ra. Nhưng với những bào thai lớn (15 tuần trở lên), hy hữu có trường hợp phá thai 7 tháng tuổi, những sinh linh nhỏ bé ấy bị ép ra đời sớm, không được phép tồn tại trên đời, nhưng đã đủ nguyên hình hài. Khi lôi chúng ra khỏi cơ thể người mẹ, những hài nhi bị dìm nước trôi tuột ra đã chết thật đáng sợ; có những trường hợp, thai nhi còn kịp trút hơi thở đầu tiên, cũng là cuối cùng rồi mới lìa đời. Khi hủy đi những thai lớn như thế, người bác sỹ phải thực sự chai lì mới có thể quen nổi, để còn sống tiếp và làm việc.”

Thứ Hai, 8 tháng 4, 2013

Đường Ánh Sáng Theo thánh Inhatiô Loyola

Lm Antôn Nguyễn Ngọc Sơn, HKK 

Lời giới thiệu 

Thánh Inhatiô Loyola đã mời gọi các tín hữu, nhất là những ai thực hành các bài linh thao của ngài, suy ngắm các cuộc hiện ra của Chúa Giêsu Phục Sinh theo 14 chặng Đường Ánh Sáng để chia sẻ niềm vui như 14 chặng Đàng Thánh Giá đã giúp ta thông phần đau khổ với Đức Giêsu Kitô. Chúng ta có thể sử dụng Đường Ánh Sáng để thay thế cho Đường Thánh Giá trong Mùa Phục Sinh, Mùa Giáng Sinh hay trong những ngày tạ ơn Chúa vì niềm vui nào đó. Đường Ánh Sáng này theo sát những suy tư của thánh Inhatiô Loyola được trình bày trong cuốn Những bài Linh thao, biên soạn năm 1544, bản dịch của Lm. Đinh Văn Trung S.J, từ số 299 đến 312, trừ số 310 về cuộc hiện ra với ông Giuse Arimathia, theo lòng đạo đức thời đó nhưng thiếu dữ liệu Thánh Kinh. Chúng tôi mạo muội thay thế bằng cuộc hiện ra với tất cả các tông đồ theo thánh Phaolô (x. 1Cr 15,7), như thế hợp lý hơn. 

Cuộc sống ở Nhật bản

Rào trước:

Viết bài này, tôi không hề có ý định nói về cuộc sống của người Việt Nam nói chung tại Nhật. Tôi chỉ nêu nhận xét chủ quan của riêng tôi đối với những điều tai nghe mắt thấy tác động trực tiếp đến cuộc sống của cá nhân và gia đình tôi tại Tokyo. Vì thế nếu các ý kiến của tôi khiến một số quý vị không đồng tình, mong các quý vị bỏ quá.

Trước khi tới xứ sở của hoa anh đào, tôi đã sống 18 năm thời niên thiếu của mình rồi sau này làm việc vài năm tại Việt Nam, 11 năm tại Liên xô cũ, một thời gian tại châu Âu, và thăm một số trường đại học tại Hoa kỳ. Cuộc sống ở nhiều nước đã giúp tôi kiểm chứng trong một chừng mực nhất định độ tin cậy của câu ngạn ngữ tôi thường nghe thời còn là sinh viên tại Nga:

Ba năm đi Pháp bằng một giáp đi Nga.
Năm năm ở Tây bằng một giây ở Nhật.

Theo tôi, cái “may mắn” lớn nhất của thần dân xứ Phù Tang có lẽ là nước Nhật đã thua trong Đại chiến thứ Hai. Về mặt tâm lý, thất bại đó khiến người Nhật cảm thấy nhục nhã, và quyết tâm đưa dân tộc mình vươn lên về mọi mặt để “rửa hận”. Thất bại đó cũng khiến dân tộc Nhật trở nên khiêm tốn, nhún nhường hơn trong giao tiếp vì có lẽ họ không có “chiến thắng oanh liệt” nào để họ có thể “vênh váo” với thế giới, và quá khứ thê thảm của Đệ Nhị Thế Chiến không để lại gì để họ có thể trở thành “ăn mày dĩ vãng” [1]. Về chính trị, thất bại đó khiến nước Nhật ngay sau chiến tranh “bị” đặt dưới sự kiểm soát cuả Hoa kỳ. Từ đó Nhật bản được Hoa kỳ giúp đỡ về mọi mặt và trở thành đồng minh chặt chẽ của Hoa kỳ. Bản Hiến pháp của Nhật sau Đại chiến thứ Hai là do người Mỹ viết năm 1946 [2]. Đó là một bản hiến pháp hết sức dân chủ. Người Nhật, từ ông thủ tướng (và gia đình, họ hàng ông ta) đến cậu học sinh tiểu học, tất cả đều rất tôn trọng pháp luật và thực hiện đúng Hiến pháp. Đó là điều mấu chốt đưa đến những ưu điểm dưới đây.

Thứ Sáu, 5 tháng 4, 2013

Về những xác chết biết đi

Tôi không thấy mức án VKS đưa ra là nhẹ, dù ông Quý đã vừa khóc vừa nói, mong tòa giữ nguyên mức án VKS đã đề nghị áp dụng cho anh trai – ông Vươn, 5-6 năm tù. Nhưng tôi cũng sẽ không nhìn vào mắt các vị quan tòa để tìm kiếm tia hy vọng mong manh cho gia đình ông Đoàn Văn Vươn, được xử trắng án.

Những người chịu trách nhiệm phán xử trong vụ án Nọc Nạn năm xưa là những con người tự do. Ngoài mệnh lệnh chính trị của chính quyền thực dân, họ còn phải chịu sự phán xét của tòa án, một tòa án cấp cao hơn, cấp tối cao trong mỗi con người, đó là tòa án lương tâm. Đây chính là khác biệt căn bản của họ với những người đang chịu trách nhiệm phán xử vụ án Tiên Lãng, những nô lệ khoác bộ áo quan tòa.

Khi người ta không được tự do trong hành xử của mình thì họ cũng thấy mình không phải chịu trách nhiệm với những phán quyết mà họ đưa ra. Tất nhiên khi đó họ cũng không phải đối mặt với tòa án lương tâm của chính họ. Giả sử nếu có lúc nào đó họ phải đối mặt thì họ cũng tìm ngay ra một kẻ để đổ lỗi, đó là cấp trên, là lãnh đạo, là hệ thống… Rồi họ tự kết luận, họ vô tội. Họ cũng chỉ là nạn nhân.

Page

Blogger Tips and TricksLatest Tips And TricksBlogger Tricks