ngày tháng năm

Chủ Nhật, 31 tháng 3, 2013

Văn thư của UBCLHB và TGM Hải Phòng về vụ xét xử ông Đoàn Văn Vươn

Ngày 29/3/2013, Ủy ban Công lý và Hòa bình, trực thuộc Hội đồng Giám mục Việt Nam, và Tòa Giám mục Hải Phòng đã ra một văn thư gửi Tòa án Nhân dân Hải Phòng, đề cập đến vụ án xét xử anh em ông Đoàn Văn Vươn và gia đình.

Văn thư nói anh em nhà ông Đoàn Văn Vươn vô tội và đề nghị “trả tự do và bồi thường thiệt hại” cho họ.

Văn thư có đoạn viết: “Rõ ràng là ông Đoàn Văn Vươn và gia đình vì bảo vệ lợi ích hợp pháp của cá nhân và gia đình nên đã phòng vệ chính đáng trước các đối tượng đã vi phạm pháp luật xâm hại đến lợi ích hợp pháp của công dân, và hành vi phòng vệ chính đáng là không có tội. Họ phải được trả tự do và bồi thường thiệt hại thỏa đáng.”

"Linh mục Nguyễn Quốc Hiếu" hay trò bịp bợm của Đài truyền hình Việt Nam

Tòa Giám mục Bắc Ninh khẳng định và thông báo 
Giáo phận Bắc Ninh không có Linh mục nào tên là Nguyễn Quốc Hiếu
Trong chương trình thời sự tối 26/3/2013 vừa qua, với phóng sự “Các chức sắc Tôn giáo góp ý sửa đổi Hiên pháp”, Đài Truyền hình Việt Nam một lần nữa cho thấy sự dối trá đã trở thành căn bệnh không còn thuốc chữa.

Sau khi Biên tập viên Đài Truyền hình Việt Nam “đặt vào mồm” các chức sắc tôn giáo tham dự câu nói dọn sẵn: “Hiến định vai trò lãnh đạo của Đảng là cần thiết”, trên màn hình xuất hiện một người được Truyền hình Việt Nam ghi chú là “Linh mục Nguyễn Quốc Hiếu, Chủ tịch Ủy ban Đoàn kết Công giáo tỉnh Bắc Ninh”.

Đức Giêsu thành Nazareth: Rửa chân cho các môn đệ

Đức Giáo hoàng Bênêđíctô XVI

Tiếp nối bài tường thuật về sự kiện Đức Giêsu vào thành Giêrusalem là các bài diễn từ giáo huấn. Theo sau các bài này, các bản Phúc âm Nhất lãm lại tiếp tục dòng tường trình dẫn tới buổi Tiệc Ly với thời điểm được xác định chính xác.

Ngay đầu chương 14, Marcô viết: “Hai ngày trước lễ Vượt Qua và lễ Bánh không men…” (Mc 14:1). Sau đó, ngài kể việc xức dầu tại Bêtani và âm mưu của Giuđa, rồi ngài tiếp tục: “Ngày thứ nhất trong tuần Bánh không men, là ngày sát tế chiên Vượt qua, các môn đệ thưa với Đức Giêsu: ‘Thầy muốn chúng con đi dọn cho Thầy ăn lễ Vượt Qua ở đâu?’” (Mc 14:12).

Thánh Gioan chỉ nói: “Trước lễ Vượt Qua … trong một bữa ăn” (Ga 13:1-4). Bữa ăn Gioan nói tới diễn ra “trước lễ Vượt Qua”, trong khi đó các Phúc âm Nhất lãm trình bày bữa Tiệc Ly như là một buổi tiệc Vượt qua, như thế có vẻ ba vị còn lại muộn hơn một ngày so với thời biểu của Gioan.

Chúng ta sẽ trở lại vấn đề gây tranh cãi về những thời biểu khác nhau này và ý nghĩa thần học của chúng khi chúng ta bàn tới bữa Tiệc Ly và sự thiết lập bí tích Thánh Thể.

Đức Giêsu Kitô chịu chết

Hành khất Kitô

Lời mở

Trong ngày Thứ Sáu Tuần Thánh, chúng ta được mời gọi suy niệm đôi nét chính yếu về cái chết của Chúa Giêsu. Chúng ta có thể tóm tắt vài điểm cơ bản sau đây:

Lời tuyên xưng trong Kinh Tin Kính: “Người chịu đóng đinh vào thập giá vì chúng ta, thời quan Phongxiô Philatô. Người chịu khổ hình và mai táng”: là đặc điểm của niềm tin Kitô giáo so với các tôn giáo khác. Các tôn giáo khác thường chỉ muốn suy tôn vị Sáng lập tôn giáo trong ánh hào quang còn Kitô giáo lại hãnh diện nói về cái chết bi thảm của Đức Giêsu.

Cái chết của Đức Giêsu vừa là một sự kiện lịch sử vừa là một mầu nhiệm nên cần khám phá bằng lý trí dưới ánh sáng đức tin. Việc khám phá này cần thực hiện liên tục trong đời sống chứ không phải một lần là được. Mỗi lần cố gắng là chúng ta luôn khám phá ra những điểm mới và có những bước tiến mới trong đời sống.

Cái chết này gắn bó với cuộc sống lại như một biến cố duy nhất giống như hai mặt của một thực tế (x.1Cr 15; 1Ts 4,14; 1Pr 3,18). Nếu chỉ quên đi một mặt, ta sẽ không thể nhận thức và sống đúng mầu nhiệm Vượt Qua của Đức Kitô: hoặc bi quan về cái chết hoặc ảo tưởng về cuộc sống lại.

Thay đổi quan điểm về bệnh ung thư

Một trong những bệnh viện nổi tiếng nhất trên thế giới thay đổi quan điểm của mình về bệnh ung thư. Bệnh viện Johns Hopkins là một bệnh viện trường đại học nằm ở Baltimore, Maryland ở Hoa Kỳ. Được thành lập nhờ tài trợ từ John Hopkins, ngày hôm nay nó là một trong những bệnh viện nổi tiếng nhất trên thế giới và năm thứ 17 liên tiếp được phân loại ở vị trí đầu tiên trong bảng xếp hạng của các bệnh viện tốt nhất tại Hoa Kỳ.

Sau nhiều năm nói với mọi người hóa trị liệu là cách duy nhất để điều trị và loại bỏ ung thư, Bệnh viện Johns Hopkins đã bắt đầu nói với mọi người rằng có những lựa chọn thay thế khác với hóa trị liệu: một cách hiệu quả để chống lại ung thư là không nuôi các tế bào ung thư với các chất dinh dưỡng cần thiết cho nó để nó không phát triển được.

Thứ Tư, 20 tháng 3, 2013

Cha Phanxicô Nguyễn Văn Nhứt, OP: Chủ nghĩa vô thần là ý thức hệ rất xa lạ


Cha Phanxicô Nguyễn Văn Nhứt tại nhà thờ Đa Minh Ba Chuông
VRNs (20.03.2013) – Sài Gòn – “Dân tộc Việt Nam là một dân tộc có hướng về tâm linh. Chủ nghĩa vô thần là ý thức hệ rất xa lạ. Chỉ có thiểu số người nói họ vô thần, nhiều khi chỉ vì miếng cơm manh áo thôi. Không thể bán đứng đất nước này chỉ vì một ý thức hệ sai lầm nào đó.” Đó là khẳng định của cha Phanxicô Nguyễn Văn Nhứt, dòng Đa Minh Việt Nam trong cuộc trả lời phỏng vấn của phóng viên Thomas Việt, VRNs về lá thư góp ý sửa đổi Hiến pháp của Hội đồng Giám mục Việt Nam. 



Chào quý vị, hôm nay mời quý vị theo dõi việc lên tiếng chính thức của linh mục Phanxicô Nguyễn Văn Nhứt, dòng Đa Minh Việt Nam, về lá thư góp ý sửa đổi Hiến pháp của Hội đồng Giám mục Việt Nam.

Những “tin tức ngực” và bài học làm người

PHẠM VŨ

TT - Mấy ngày nay, nhiều người cho biết đã có lúc thấy tim đập mạnh, choáng váng, run tay đến phải buông những tờ báo quen thuộc. Vì sao? Giữa một sớm mùa xuân ngồi đọc báo: Buồn chồng, mẹ giết con rồi uống thuốc tự tử. Nợ nần, cô giáo cũng giết con rồi tự treo cổ. Mâu thuẫn, ông nội thiêu sống cả gia đình.

Nam thanh niên 24 tuổi tự thiêu vì không tìm được việc làm. Hàng trăm người theo một gia đình mang quan tài đi khiếu kiện. Vợ bí thư xã bị xác định là nghi can giết người đốt xác. Thầy hiệu trưởng xén bớt học bổng của học sinh dân tộc, kê khống số lượng học sinh giỏi để chiếm dụng tiền thưởng...

Mật độ dày đặc những tin làm tức ngực khiến người đọc báo cảm thấy bất an. Bất an với những người xung quanh và bất an với chính bản thân mình. Bất an ngay ở dưới chân và hơn nữa, vào thẳng trong tim người.

Thấy gì trong những bản tin làm tức ngực ấy? Không chỉ là những cái chết. Ở đây cuộc sống bị hủy hoại, tình mẫu tử bị hủy hoại, nghị lực con người vượt lên khó khăn bị hủy hoại, đạo lý, những hình ảnh cứ ngỡ là luôn luôn đẹp như thầy giáo cũng bị hủy hoại... Có nghĩa là những gì đẹp nhất bị hủy hoại và với mật độ dày, đến nỗi có bạn đọc phải kêu lên rằng có lẽ không đọc báo nữa để thấy đời an lành hơn, đến nỗi có nhiều người làm báo tâm huyết phải gác bớt những “tin tức ngực” kiểu đó để trang báo khỏi trở thành một quả tạ giáng vào lòng người đọc. Nhưng đọc hay không đọc, đăng hay không đăng thì những chuyện tức ngực, đau lòng ấy vẫn diễn ra. Thậm chí nếu báo không đăng, bạn đọc không đọc, hoặc đọc mà không quan tâm, không chia sẻ thì độ tức ngực, đau lòng không khéo còn cao hơn nữa.

Và như thế, đời còn bất an hơn.

Một bản Hiến Pháp không chống Trời, cũng chẳng chống người.

"Ngoài những đóng góp thông thường như gọi điện thoại, gửi kiến nghị, hoặc tích cực tham gia các buổi học tập do các cơ quan hữu trách tổ chức... người Kitô hữu chúng ta còn có những cách nào khác? Đó là những buổi học tập đào sâu giáo huấn của Giáo Hội về các vấn đề xã hội. Đó là những hy sinh hãm mình, những lời cầu nguyện thiết tha. Cầu nguyện riêng. Cầu nguyện chung."


Thứ Sáu, 15 tháng 3, 2013

Góp ý sửa đổi Hiến pháp theo quan điểm của giáo huấn xã hội Công giáo

Lm Giuse Maria Lê Quốc Thăng
Thư ký Ủy ban Công lý Hòa bình trực thuộc HĐGMVN

Trong sứ điệp Mùa Chay 2013, Đức Thánh Cha Bênêdictô XVI đã khẳng định: “Mối tương quan với Thiên Chúa phải là ưu tiên hàng đầu, và bất kỳ sự chia sẻ đích thực về của cải nào khác, theo đúng tinh thần của Phúc Âm, phải được ăn rễ sâu trong đức tin (Tiếp kiến chung 25-04-2012). Thực tế, đôi lúc chúng ta có xu hướng giản lược thuật ngữ “đức ái” xuống thành tình liên đới hoặc đơn giản chỉ là hoạt động trợ giúp nhân đạo. Thế nhưng, điều quan trọng cần nhớ rằng công việc bác ái lớn nhất chính là việc truyền giảng Tin Mừng, nghĩa là “sứ vụ Lời”. Không có hành động nào bác ái hơn và từ thiện hơn là hành động nuôi dưỡng tha nhân bằng Lời Chúa và sẻ chia với họ những tin vui của Phúc Âm, dẫn dắt họ đi vào mối tương quan với Thiên Chúa: rao giảng Tin Mừng chính là sự thăng tiến nhân bản cao cả nhất và đầy đủ nhất. Trong thông điệp Phát Triển Các Dân Tộc (Populorum Progressio), vị tôi tớ Chúa, Đức Phaolô VI viết rằng việc công bố về Đức Giêsu Kitô là sự đóng góp đầu tiên và quan trọng nhất cho sự phát triển. Chân lý căn bản về Tình Yêu của Thiên Chúa dành cho chúng ta, đã được minh thị và được công bố, là điều sẽ mở đời sống chúng ta ra đón nhận tình yêu này, và làm cho sự phát triển toàn diện của nhân loại và của mỗi người trở nên khả thi (x. Bác ái trong Chân lý, số 8)”.

Theo ý của Đức Thánh Cha, sống đức tin, thực thi đức ái chính là việc thực thi sứ vụ rao giảng Tin Mừng. Qua sứ vụ này, người môn đệ thể hiện trọn vẹn và cao cả nhất tình yêu dành cho tha nhân, vì rao giảng Tin Mừng chính là sự thăng tiến nhân bản cao cả nhất và đầy đủ nhất. Do đó, khi Giáo Hội Việt Nam rao giảng Tin Mừng trên quê hương đất nước mình thì cũng phải làm sao mang lại cho quê hương, cho dân tộc, cho mọi anh chị em đồng bào mình sự thăng tiến nhân bản cao cả nhất và đầy đủ nhất; góp phần tích cực làm cho sự phát triển toàn diện của nhân loại, của đất nước và của mỗi người trở nên khả thi.

Café và Hiến pháp

Sáng nay, quán café quen thuộc bỗng sôi nổi hẳn lên. Ai cũng nhắc đến thư góp ý của Hội Đồng Giám Mục Việt Nam về việc sửa đổi Hiến pháp. Toàn là những lời ca ngợi: “Các cụ nói giúp tụi mình thế này thì sướng quá”; “Nói đâu ra đấy nhé, toàn là những điều quan trọng cả”; “Mà các ngài đâu chỉ bênh người công giáo mình, các ngài nói thay cho mọi người, cho toàn xã hội đấy chứ”; “Chỉ mong mấy ông Nhà nước thật lòng lắng nghe mà sửa đổi thôi”.

“Thế nhưng bây giờ phải viết làm sao vào bản xin ý kiến của phường đây?” Chả là thế này. Chưa bao giờ Nhà nước lại quan tâm đến việc lấy ý kiến của dân cho bằng lần này. Tuần rồi, nhân viên phường đem đến cho mỗi nhà một bản Dự thảo sửa đổi Hiến pháp 1992, sách khổ lớn, in chữ to, chắc là tốn không ít tiền. Kèm theo là tờ giấy hỏi ý kiến xem có đồng ý với bản Dự thảo sửa đổi đó không. Mỗi nhà phải cho ý kiến, rồi ghi rõ họ, tên, và ký vào. Nhân viên phường sẽ đến tận nhà thu nhận, hạn chót là ngày 17-3 này.

“Thế bây giờ phải viết làm sao?” Câu hỏi của anh bạn đã làm cho bầu khí phấn khởi chùng hẳn xuống. “Nếu cậu thấy các giám mục của mình nói đúng thì cậu cứ làm giống như các ngài vậy”, một anh phát biểu. “Dĩ nhiên là đồng ý rồi, nhưng nếu mình ký vào đấy, nhỡ họ đến gây sự với mình thì sao?” “Cậu nói đúng, tớ đang làm giáo viên mà ký vào đấy thì có mà chết à”; “Ông thấy đó, mấy tay blogger có ý kiến trái nghịch là bị tóm ngay”. “Nhưng nếu mọi người công giáo cùng có ý kiến như các giám mục thì người ta làm gì được?”

Nghe anh em trò chuyện, tôi thấy các giám mục nói đúng về tự do tư tưởng. Chỉ có mỗi việc thẳng thắn nói lên ý kiến của mình mà ai cũng sợ! Sợ bị bắt, sợ bị tù, sợ bị gây khó khăn, sợ mất nồi cơm, sợ cho bản thân, sợ cho gia đình, sợ cho con cái. Rõ ràng bầu khí sợ hãi vẫn thống trị trong xã hội và khi đó, làm sao có tự do tư tưởng? Mà một xã hội trong đó người dân cứ phải nơm nớp lo sợ thì xã hội ấy ra làm sao? Có thật sự là độc lập, tự do, hạnh phúc? Hay là độc lập – tự do – hạnh phúc?

Riêng tôi, tôi đã viết vào tờ giấy hỏi ý kiến của phường:

TÔI HOÀN TOÀN ĐỒNG Ý VỚI NHỮNG Ý KIẾN CỦA HỘI ĐỒNG GIÁM MỤC VIỆT NAM. XIN GỬI KÈM THEO ĐÂY ĐỂ QUÝ VỊ THAM KHẢO.

Khi viết những dòng này, tôi thầm thì với Chúa: Lạy Chúa Giêsu, con tín thác vào Chúa.

12-3-2013
Nguyễn Trọng Phú
Nguồn tgpsaigon

Vấn đề Lương Tâm

Tôi có anh bạn lớn hơn tôi 10 tuổi. Chúng tôi gặp nhau hằng tuần cùng uống cà-phê và phiếm đàm nhiều chuyện – từ tôn giáo đến xã hội, từ giáo dục tới kinh tế, từ giao tế xã hội tới đạo hiếu gia đình,… Thậm chí chúng tôi trao đổi cả về cuộc đời và sự chết. 

Khoảng 10 năm trước, xe tôi hư, muốn sửa xe mà không quen ai, sợ gặp thợ “vô tâm” làm ẩu và “chém đẹp”. Đứa cháu nói có ông già sửa xe trên khúc đường gần tới nhà thờ, và nó “láy” một câu: “Ông ấy khó tính lắm”. 

Một lần, hai lần, rồi nhiều lần. Tôi đến “ông già” để sửa xe. Cứ thế thành quen, rồi thân. Tôi nói với đứa cháu: “Có thấy ông ấy khó tính gì đâu!”. Cứ khoảng hai hoặc ba tuần tôi không ghé là ông lại nhắc: “Lâu quá không ghé, tưởng đi đâu xa rồi chứ. Nói thật lòng, không thấy Đông ghé tôi cũng thấy nhớ”. Tôi ghé tiệm sửa xe của anh có khi không sửa xe mà chỉ để phiếm đàm sự đời, tâm sự với nhau cho quên “khổ ải trần gian” vậy thôi. 

Thứ Hai, 11 tháng 3, 2013

TGP.Sài Gòn phổ biến bản nhận định và góp ý sửa đổi HP 1992 của HdGMVN

VRNs (10.03.2013) – Sài Gòn – Từ Chúa nhật thứ III Mùa Chay, ngày 03.03.2013, nhiều nhà thờ đã phổ biến Bản nhận định và góp ý HP 1992 của Hội đồng Giám mục Việt Nam (HĐGMVN) cho giáo dân trong giáo xứ bằng cách dán trên bản tin, photo phát cho các hội đoàn và đọc chung trong nhà thờ cho giáo dân cùng nghe.

Các hoạt động này sẽ được thực hiện tiếp tục ngày hôm nay, 10.03.2013, và tiếp tục thực hiện nhiều hơn trong những ngày tới

Tại nhà thờ Chính tòa Sài Gòn và Trung tâm mục vụ TGP Sài Gòn, tên bảng thông tin cũng đã phổ biến nhận định và góp ý sửa đổi HP của HĐGMVN.

Ghi nhận sáng ngày 09.03 tại bảng thông tin của nhà thờ Chính tòa Đức Bà Sài Gòn đã phổ biến đến giáo dân lá thư của Hội đồng Giám mục Việt Nam gửi Ủy ban Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992.

Thứ Năm, 7 tháng 3, 2013

Củ hành trong giao tiếp

Để có thể có được sự cộng hưởng tối đa trong một cuộc giao tiếp, bạn cần có những kỹ thuật để đặt câu hỏi và đánh giá người đối diện. Điều này đặc biệt hữu ích cho bạn trong mối quan hệ kinh doanh hay tình cảm, bạn bè. Một trong những kỹ thuật đặc biệt hiệu quả và phổ biết hiện nay là “Củ hành”, hay còn gọi là Bản Đồ Tính Cách (Personality Map) trong NLP

Củ hành

Mỗi người trong chúng ta đều có những tính cách và mối quan tâm khác nhau. Thông thường những mối quan tâm này sẽ nằm ở nhiều cấp độ. Chúng ta có thể hình dung những cấp độ này là nhiều lớp của một củ hành. Thông thường người ta sẽ phân tính cách thành 6 lớp vỏ. Những lớp ngoài cùng của củ hành là những đặc trưng bạn có thể dễ dàng nhận biết và đánh giá nhất.


Tại sao điều này lại hữu ích với bạn? Việc nắm bắt chiều sâu mối quan tâm của bản thân và người khác sẽ giúp bạn lựa chọn chủ đề trong cuộc giao tiếp một cách phù hợp nhất, dù là trong công việc hay quan hệ xã giao.

Đức tin là cuộc gặp gỡ giữa con người với Thiên Chúa

Bài giảng lớp Kitô học

Tĩnh Tâm Mùa Chay Năm đức Tin 
Hành trình Đức Tin 

Lời giới thiệu 

Đức tin là sự đáp lại thích đáng của con người đối với lời mời gọi của Thiên Chúa, là cuộc gặp gỡ giữa con người với Thiên Chúa, cụ thể là Đức Giêsu Kitô và bước theo Người (x. GLHTCG, số 142, 151). 

Nhân dịp tĩnh tâm Mùa Chay của Năm Đức Tin, chúng ta được mời gọi nhìn lại đức tin của mình để tìm hiểu thêm đức tin là gì, sống đức tin và truyền đức tin đó cho người khác như thế nào. 

Cuộc gặp gỡ giữa Đức Giêsu và người hành khất Bartimê qua bài Tin Mừng Mc 10,46-52 như muốn diễn tả từng chi tiết cuộc gặp gỡ đức tin này có những yếu tố cụ thể nào để gợi ý cho cuộc gặp gỡ của chúng ta. 

Trong tuần tĩnh tâm này, chúng ta dành: 

- Ngày đầu tiên: Tìm hiểu đức tin là cuộc gặp gỡ giữa con người với Thiên Chúa. 
- Ngày thứ hai: Tìm hiểu cuộc gặp gỡ đức tin cụ thể giữa Chúa Giêsu và Bartimê. 
- Ngày thứ ba: Bước theo Đức Giêsu Kitô để truyền bá đức tin 

---o0o--- 

Hành Khất Kitô 

Lời mở 

Năm Thánh Đức Tin bắt đầu từ tháng 10/2012 để mời gọi Kitô hữu Công giáo chúng ta nhìn lại đức tin của mình, sống đức tin đó và truyền đức tin đó cho người khác. 

Nhưng đức tin là gì, nó đến từ đâu và phát triển như thế nào? 

Có nhiều sách viết về đức tin và định nghĩa đức tin, nhưng hôm nay chúng ta muốn dành ít phút để tìm hiểu đức tin cách đơn giản như là cuộc gặp gỡ giữa Thiên Chúa và con người như Chúa gặp Abraham (x. St 12,1-5; Rm 4,16) hay Chúa Giêsu gặp gỡ nhiều người và chữa lành họ vì họ có đức tin (x. Mt 9,22; Mc 4,40; 10,52; 11,22; Lc 7,50; 17,19; 18;42…) 

1. Đức tin là gì? 

Cuộc gặp gỡ nào cũng có 2 thành phần: người đến gặp và người được gặp. Thiên Chúa là người đến gặp và con người gặp được Ngài. Thiếu 1 thành phần thì không thể có đức tin. 

Thứ Sáu, 1 tháng 3, 2013

Thư của Hội đồng Giám mục Việt Nam
gửi Ủy ban Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992
nhận định và góp ý sửa đổi Hiến pháp


WHĐ (01.03.2013) – Sáng nay, 01-03-2013, linh mục Giuse Dương Hữu Tình, Thư ký Hội đồng Giám mục Việt Nam (HĐGMVN), đã đến và trao Thư góp ý của Ban Thường vụ HĐGMVN cho Thường trực Ban biên tập - Ủy ban Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992, tại số 37 Hùng Vương, quận Ba Đình, Thành phố Hà Nội.

Sau đây, chúng tôi xin giới thiệu toàn văn Thư góp ý của Ban Thường vụ HĐGMVN.

Cuộc biến đổi thiêng liêng

Bài giảng lớp Kitô học 

Lm. Antôn Nguyễn Ngọc Sơn, HKK

Lời mở

Ai trong chúng ta cũng có thể nhận ra những yếu đuối, khuyết điểm, thói quen xấu và cả tội lỗi của mình và muốn sửa đổi để cho mình tốt đẹp hơn, khoẻ mạnh hơn, khôn ngoan hơn, thánh thiện hơn. Vì thế, vào tuần II Mùa Chay, sau cuộc chiến đấu thiêng liêng với ma quỷ, Giáo Hội giới thiệu cho chúng ta cuộc biến đổi thiêng liêng qua việc biến hình của Đức Giêsu. Thánh Phaolô trong bài đọc II hôm nay cũng nhắc nhở ta rằng: “Đức Giêsu Kitô, Người có quyền năng khắc phục muôn loài, sẽ dùng quyền năng tấy mà biến đổi thân xác yếu hèn cùa chúng ta nên giống thân xác vinh hiển của Người” (x. Pl 3,17-4,1). Bài Sách Sáng Thế (x. St 15,5-12) còn mở rộng hơn để thấy cuộc biến đổi không phải chỉ liên quan đến từng cá nhân, nhưng liên quan đến cả một dân tộc khi Chúa cho Abraham thấy con cháu của ông trở thành Dân Thiên Chúa đông đúc như sao trên trời.

Vì thế, chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu biến đổi là gì và dựa trên những điều kiện nào để có thể biến đổi chính mình cũng như dân tộc Việt Nam.

Page

Blogger Tips and TricksLatest Tips And TricksBlogger Tricks