ngày tháng năm

Chủ Nhật, 20 tháng 1, 2013

50 năm trước: Bóng người hòa bình – ĐGH Gioan XXIII – Trong những ngày thế giới gần bờ vực đại chiến (3)

Vũ Khởi Phụng
                                                                                                                                        (Bài 1) - (Bài 2)                                                                                                                                          

VRNs (19.01.2013) – Hà Nội – 23/10/1962: Sáng nay, các nghị phụ Công Ðồng bắt đầu một ngày làm việc mới thì tình hình an ninh thế giới đã xấu đi nhiều lắm. Từ lúc bài diễn văn của Kennedy được phổ biến tối qua chẳng ai biết chuyện gì sẽ xảy ra, những hiểm họa về một cuộc chiến tranh hạt nhân cứ rõ nét dần. Cảm giác bị đe dọa lơ lửng trên đầu mọi người, dù mọi người vẫn sống, vẫn sinh hoạt bình thường, chứ biết làm gì khác? Ở Vatican cũng vậy, 2363 giám mục (đông hơn hôm qua) lại bàn luận với nhau về Phụng Vụ, Ðức Hồng Y Spellman (New York, Hoa Kỳ) chủ tọa. Vẫn là hai khuynh hướng so đo, cân nhắc với nhau. 

Hai phát biểu được chú ý nhiều: 

- Ðức Hồng Y Feltin (Paris, Pháp) nhận xét rằng ngày nay phần lớn người ta biết ít về Hội Thánh. Giả sử một người giáo dân ít học nào hoặc một người ngoài Công Giáo có mặt trong một thánh lễ, đáng lẽ người đó phải thấy rõ ngay mình đang chứng kiến một điều gì ý nghĩa cao vời, thánh thiêng, sâu thẳm. Nhưng cứ như tình hình lúc ấy, linh mục cầu nguyện trên bàn thờ bằng tiếng La Tinh, cộng đoàn thường hoàn toàn im lặng, hoặc khá lắm thì cũng chỉ đối đáp vài câu La Tinh, thế thì rất dễ tạo ra cho người ta ấn tượng về một thứ lễ nghi thần chú ma thuật nào đó, có lẽ ai hiểu được thì hay, nhưng với người thường thì chả có ý nghĩa gì. Vậy mà Thánh Lễ là Lời Thiên Chúa đang tác động, đưa Chúa Kitô vào thâm tâm tín hữu nhờ những lời nguyện, những bài đọc Thánh Kinh, để rồi sau đó tái hiện Bữa Tiệc Ly và Lễ Hy Sinh Cứu Chuộc của Chúa trên Thánh Giá. Nếu những lời phát ra không có ý nghĩa gì cụ thể cho người dân, thì đã trật mất mục tiêu ban đầu của ngôn ngữ. 

Thư của chồng Tây gửi chồng Việt



Bạn thân mến!

Bạn có biết mong ước thiết tha nhất của đời tôi là gì không? Là một buổi sáng thức dậy bỗng dưng thấy mình trở thành một ông chồng Việt Nam như bạn.

Tại sao thế? Tại rất nhiều lý do. Nhưng quan trọng nhất, theo mình là đàn ông Việt Nam rất ít khi phải rửa bát, lau nhà.

Với tư cách đàn ông với nhau, cả bạn vào tôi đều hiểu lau nhà, rửa bát không có gì xấu. Thậm chí có những giây phút, có những thời điểm chúng còn đẹp đẽ và tuyệt vời. Nhưng ở đời có thiếu gì thứ không xấu mà đàn ông không làm. Vì hàng trăm lý do. Trong đó có lý do quan trọng nhất là vợ không bắt buộc.

Teo dần quyền con người trong Hiến pháp

Hoàng Xuân Phú

Trong thời gian qua, nhiều người mong muốn sửa đổi Hiến pháp 1992, để bỏ hoặc thay đổi một số quy định, ví dụ như quy định về quyền lãnh đạo (được hiểu là đương nhiên) của Đảng Cộng sản Việt Nam (ĐCSVN) đối với Nhà nước và xã hội (Điều 4), và quy định đất đai thuộc sở hữu toàn dân và do Nhà nước quản lý (Điều 17–18). Tôi không chia sẻ kỳ vọng đó, bởi không tin rằng giới lãnh đạo hiện nay có thể sớm chấp nhận thay đổi những điều mà họ khẳng định là bất di, bất dịch. Ngược lại, tôi thuộc số những người lo rằng việc sửa đổi Hiến pháp có thể bị lợi dụng để hạn chế hơn nữa quyền con người. Và bản dự thảo sửa đổi Hiến pháp 1992 đã cho thấy nỗi lo đó không phải là vô cớ. Thậm chí, không ngờ họ lại có thể đi xa như vậy… 

Thứ Ba, 15 tháng 1, 2013

Hai tử huyệt của chế độ

Có lẽ lãnh đạo Đảng Cộng sản Việt Nam (ĐCSVN) quan niệm rằng 

- quy định về quyền lãnh đạo của ĐCSVN đối với Nhà nước và xã hội, và 
- quy định đất đai thuộc sở hữu toàn dân và do Nhà nước quản lý 

tại Điều 4 và Điều 17–18 của Hiến pháp 1992 là hai tử huyệt của chế độ. Vì vậy, dư luận càng muốn hủy bỏ hoặc sửa đổi hai quy định đó, thì họ càng kiên quyết bảo lưu. Chúng nằm trong định hướng bất di, bất dịch của lãnh đạo đảng, và được tái thể hiện tại Điều 4 và Điều 57 của dự thảo sửa đổi Hiến pháp 1992

GS Hoàng Xuân Phú là Tổng biên tập Tạp chí Toán học VN 
Tử huyệt độc quyền lãnh đạo 

Trong thế giới văn minh, quyền lãnh đạo đất nước của một đảng chính trị chỉ có thể giành được thông qua tranh đấu và bầu cử dân chủ. Kể cả khi đang cầm quyền, đảng vẫn phải phấn đấu liên tục, để thuyết phục Nhân dân tin tưởng và tiếp tục trao cho quyền lãnh đạo. 

Không thể lấy công lao trong một giai đoạn quá khứ để bù lại cho hiện tại yếu kém, với bao sai lầm, tội lỗi, và áp đặt cho cả tương lai vô định. Nếu cứ từng có công là được cầm quyền vĩnh viễn, thì ĐCSVN phải trả lại chính quyền cho triều đình nhà Nguyễn, và triều đình nhà Nguyễn lại phải trả lại chính quyền cho các triều đình trước đó. Thế là khởi động cho một quá trình truy hồi dằng dặc, mà không thể tìm được điểm kết thúc. Hơn nữa, thời gian qua đi, giờ đây nắm quyền lực bao trùm đất nước lại là những người vốn chỉ đi theo hoặc ăn theo cách mạng, hay từng được cách mạng o bế và cưu mang mà thôi. Nếu họ từng có công, thì chưa chắc bù nổi những lỗi lầm đã gây ra. Phần lớn những người có công đáng kể, những công thần của chế độ, đã qua đời, hoặc nếu còn sống thì đã về hưu, và có lẽ đang đau lòng vì phải chứng kiến sự nghiệp cách mạng của thế hệ mình bị phản bội. 

TÌNH NGƯỜI TRÊN ĐẤT MIẾN

(Nghịch cảnh của một gia đình người Việt Nam vừa thoát khỏi tai nạn máy bay ngày 25-12-2012 tại Miến Điện) 

Thoát nạn ở xứ người 

Ngày thứ 2 của hành trình, hôm 25-12-2012, máy bay của hãng hàng không Air Bagan đưa chúng tôi từ Yangon đi Heho, nơi có hồ Inle nổi tiếng. Theo lịch trình, chuyến bay sẽ đến Heho lúc 9 giờ sau khi dừng lại ở sân bay Mandalay để đón và trả khách trong khoảng 30 phút. 

Khi máy bay hạ độ cao chuẩn bị xuống sân bay Heho, tôi nhìn đồng hồ, lúc ấy là 8 giờ 55 phút. Một lát sau, tôi cảm thấy một cú tiếp đất mạnh hơn bình thường khi máy bay hạ cánh. Ngay sau đó là những rung lắc liên tục trong vòng khoảng 10 giây. Đang bất ngờ vì không hiểu chuyện gì đã xảy ra, tôi nghe một tiếng kêu ở phía sau. Biết là đã có chuyện, tôi nhắc mọi người bình tĩnh và đứng lên bật nắp khoang hành lý để lấy ba lô của mình. Nhưng nắp vừa bật, tôi bị đẩy ngã nhào về phía trước. Đứng lên, quay lại nhìn phía sau, tôi thấy các thành viên trong gia đình mình đã rời khỏi ghế và ra được lối đi. Bước lên mấy bước, tôi chợt ngửi thấy mùi khói. Một ý nghĩ thoáng qua: “Chỉ cần một tiếng nổ là tất cả sẽ chấm hết!” 

Chủ Nhật, 13 tháng 1, 2013

Sống và Chết – Ơn và Tội

Một mùa Giáng Sinh nữa lại đến trong cuộc đời tôi – một đứa con trở về muộn màng đang cuộn tròn trong vòng tay ấm êm của Chúa. 

Có cái gì rất lạ, rất linh thiêng của đất trời cứ se se thở vào lòng tôi…xao động, bồi hồi… 

Mười bốn năm có dài không nhỉ? Mười bốn mùa Giáng Sinh đã qua trong đời tôi, mà sao cái cảm giác nguyên sơ như mới thoáng hôm qua! Cái nguyên sơ ấy như kéo tôi đi ngược dòng đời. Đầu tôi lại quẩn quanh những câu hỏi xem ra thật lẩn thẩn trong thời kỹ nghệ này: Tôi là ai? Ý nghĩa cuộc đời này? Sống vì cái gì và sống cho ai? Hay Chúa cứu độ tôi chỉ để tôi lẩn quẩn nợ áo cơm, rồi đến chết vẫn không có gì cao hơn cơm với áo? 

Ồ, cái chết! Tôi đang sống hay là đã chết? Có lẽ chết không đáng suy nghĩ, nhưng “chết” khi vẫn đang sống mới đáng sợ! Tôi sợ tôi “chết” cái phần “NGƯỜI” trong chính tôi đây, khi mà tôi đang bị cuốn bởi dòng xoáy kinh hoàng của não trạng duy kỹ thuật. Não trạng đó giảm thiểu các chiều kích của con người. Con người bị giảm trừ theo sự “hữu dụng” và “chức năng”, bị lượng giá bằng máy móc, bằng các thông số, bị biến thành công cụ và nô lệ cho kỹ thuật. Thẩm mỹ và tôn giáo bị đánh bật. CON NGƯỜI không còn được quan tâm như một huyền nhiệm thẳm sâu không ai dò thấu. 

Nguy và Cơ

Một lập luận tôi nghe khá thường xuyên trong những lúc trà dư tửu hậu gần đây. Đó là tình hình suy thoái, nguy hiểm của chúng ta chứa nhiều “cơ hội tiềm năng” cho những doanh nghiệp biết nắm bắt và thích ứng. Thậm chí, một vài chuyên gia còn viết bài về “cơ may” của Việt Nam trong cơn khủng hoảng này. 

Ai cũng đều đưa ra một minh chứng là từ ngàn xưa, chữ Trung Quốc đã ghi rõ “cơ” nằm giữa “nguy”. Những đầu óc đình đám nhất của chúng ta luôn giả định là các tổ tiên Tàu đã nói thế thì đây là chân lý rồi. Phận con cái phải nghe theo thôi. Thậm chí, một đại học giả còn nhắc chúng ta phải mang ơn mẫu quốc về cơm áo cũng như văn hóa đến đời đời con cháu sau này. 

Ai cũng công nhận đi tìm “cơ” giữa “nguy” là một thái độ tich cực và sáng tạo. Hành động thể hiện một tư duy dựa trên niềm tin của tuổi trẻ, bất chấp những thất vọng của tình thế. 

Tuy nhiên, khi sự lạc quan trở nên mù lòa và mất đi logic hay khoa học, “cơ” trong “nguy” trở thành một trò tuyên truyền dựng lên bởi các chánh trị gia để đa số người dân quên đi một thực tế khá bẽ bàng. Không có “cơ” nào cho một nền kinh tế mà phí quản lý cao hơn 42% GDP (mỗi đơn vị phải chi ra 42 xu mỗi đồng cho giá thành, chưa tính đến các phí tổn sản xuất hay tài chánh khác). Không có “cơ” nào cho một hệ thống tài chánh mà 63% đầu tư chạy vào bong bóng bất động sản và nguy cơ nợ xấu có thể vượt qua 38% GDP. Không có “cơ” nào cho một cơ chế mà 68% đầu tư bị các doanh nghiệp nhà nước chiếm lĩnh theo lối kinh doanh OPM (Other People’s Money). 

Bao giờ thì chúng ta hiểu ra rằng “cơ” đã đi mất từ lâu. Chỉ còn “nguy” và “nguy”. 

Alan Phan 
Nguồn gocnhinalan

NHÂN TÍNH

BVB - Trên chuyến bay từ thành phố Nam Ninh đến Bắc Kinh (Trung Quốc) tháng giêng năm ngoái, anh Vũ Ân, giảng viên của trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn thành phố Hồ Chí Minh, ngồi cạnh tôi. Trong khi tôi thiu thiu ngủ thì anh cầm một tờ tạp chí chăm chú đọc.

Bỗng anh đập vai tôi, nói:
- Nhìn này Minh Diện !
Anh chỉ trang báo in hình một bà già, cưởi tít mắt, tay cầm tờ giấy ghi công trạng. Dưới tấm hình ghi: “Mẹ chiến sỹ Lee”.

Tấm ảnh đó được đăng kèm với mẩu chuyện như sau:
“Năm ấy Lee tròn 18 tuổi, là con út trong gia đình. Căm thù bọn xâm lược Việt Nam, Lee tình nguyện gia nhập Giải phóng quân Trung quốc. Chỉ sau năm tháng huấn luyện trong đơn vị bộ binh thiện chiến của thủ trưởng Phàm, Lee đã trở thành một chiến sỹ xuất sắc, đặc biệt có tài bắn tỉa bách phát bách trúng. Với tinh thần chiến đấu cao, Lee đã được ra biên giới phía Nam”.

Thứ Năm, 10 tháng 1, 2013

Lời khuyên Máu

LTS. Mục Tư vấn-Thắc mắc đưa ra 1 trường hợp cụ thể trước những ý kiến cần phải “bỏ con để cứu mẹ” của nhiều bác sĩ hiện nay. Các bà mẹ Công giáo nên hành động như thế nào? Bác sĩ Nguyễn Lan Hải sẽ trả lời cho chúng ta qua bài chia sẻ của chị sau đây: 

Cách đây 1 năm, nữ tân tòng Maria Nguyễn Thị Hạnh, giáo xứ Tân Mai vui mừng biết mình có thai được 6 tuần, cùng lúc Bệnh viện xét nghiệm thấy cô có bệnh thận. Các thầy thuốc ở Bệnh viện khuyên cô bỏ thai để bệnh thận không tiến triển nặng hơn. Đây là một quyết định khó khăn. Cô và gia đình đã đến xin ý kiến cha xứ và được vài bác sĩ Công giáo tư vấn. Cuối cùng cô đã quyết định không phá thai. 

Lời “Xin vâng!” của cô đã được gì? Đứa bé sinh ra được 8 ngày thì mất, mẹ nó cũng phải chữa bệnh liên miên và cuối cùng qua đời ở tuổi 23. 

Nhiều người trong thiên hạ đã dằn vặt: nếu nghe lời Bệnh viện bỏ con là đã có thể cứu được mẹ. Cứu được mẹ, có nghĩa là cứu được đứa con của song thân phụ mẫu hai nhà, cứu được người vợ trẻ cho người chồng mới cưới, cứu được bà mẹ cho những đứa con biết đâu nay mai có thể sẽ ra đời sau khi người mẹ trị dứt bệnh… Nay chỉ vì nghe lời khuyên của những người có đạo, gia đình người ta cố giữ thai lại thì mất cả con lẫn mẹ. Đau đớn quá. 

Giải mã lòng vị tha

Nghiên cứu cho thấy loài vật cũng có 
đạo đức và sự thông cảm - Ảnh: jinterwas
Các nhà khoa học đã xác định được tế bào “tử tế” ở khỉ, mở ra hy vọng nghiên cứu nền tảng thần kinh của lòng vị tha.

Tại sao động vật không hề ích kỷ? Tại sao những con vật tưởng chừng thua kém con người về mọi mặt nhiều khi lại tỏ ra tử tế hơn chúng ta? Kết quả nghiên cứu trước đây của các chuyên gia Đại học Miami (Mỹ) cho thấy, khỉ thà nhịn đói chứ không chịu kéo cầu dao giật điện đồng loại, và chuột không màng đến miếng ăn nếu phải làm hại những con chuột khác. Trong nghiên cứu mới, đăng trên chuyên san Nature Neuroscience, bản năng tốt nguyên thủy ở động vật có thể đã phát triển thành lòng vị tha ở người ngày nay, theo chuyên gia Michael Platt, nhà khoa học thần kinh của Đại học Duke (Mỹ).

“TRẠI PHONG BẾN SẮN – KẾT NỐI YÊU THƯƠNG”

Khu Điều Trị Phong Bến Sắn được thành lập năm 1959 do Soeur Rose – người Pháp và Soeur Mathilde Thanh quản lý, trực tiếp chăm sóc bệnh nhân. Sau 1975, Nhà Nước tiếp quản. Từ năm 1976 được giao cho Sở Y Tế Thành Phố Hồ Chí Minh. 

Chuyến đi về Trại Phong Bến Sắn Bình Dương vào ngày 10/12/2012 đã để lại trong mỗi người chúng tôi nhiều bài học ý nghĩa về cuộc sống, suy nghĩ về hai từ “Phẩm giá” con người, thể hiện qua thái độ đối với những con người không may mắc phải căn bệnh quái ác, khiến bị xa lánh, bỏ mặc. 

Đặt những bước chân đầu tiên bước vào Trại, tôi có phần bỡ ngỡ bởi sự lạ lẫm của một khu vực khá rộng lớn nơi đây. 
 
Một bệnh nhân trẻ
Người đầu tiên tôi gặp đó là Bạn. Bạn năm nay 22 tuổi, trạc tuổi tôi, cái tuổi đẹp nhất của thời con gái, thế nhưng nét mặt bạn đượm buồn khi tâm sự với chúng tôi về cuộc đời mình. Bạn bây giờ chỉ còn một mình, bị gia đình xa lánh, bỏ mặc trong sự đau đớn, cô đơn một mình. Bạn cũng là một con người, bạn cũng có cha mẹ, có gia đình, vậy tại sao bạn không được yêu thương như những người con khác? Mà ngược lại phải chịu sự khinh miệt của mọi người trong gia đình, thậm chí là cha mẹ, người đã đứt ruột sinh ra bạn???? 

Trong chuyến đi này, tôi có cơ hội chứng kiến tận mắt những mảnh đời bất hạnh, những khát vọng sống trong những tình huống bi thương, những nỗ lực kiên cường của ý chí, cũng như những can đảm vượt lên số phận. Đó là những con người còn rất trẻ về tinh thần, về thể xác và về tuổi tác nhưng lại mắc một chứng bệnh làm “lão hoá” con người của họ – chứng bệnh bị lối nhìn thiếu thiện chí của xã hội dường như bao trùm lên cuộc đời họ. 

Ung thư tăng vì người Việt bị "đầu độc" hàng ngày

Việt Nam được xếp vào hàng các nước có nhiều bệnh nhân ung thư nhất thế giới, nguyên nhân thì có nhiều, nhưng cốt yếu vẫn là do thức ăn hằng ngày có nhiều chất bảo quản độc hại.

Ung thư nhiều nhất thế giới

Theo một nghiên cứu của Viện nghiên cứu phòng chống ung thư Việt Nam vừa được công bố, hiện tại, cả nước có từ 240.000 - 250.000 người mắc bệnh ung thư. Mỗi năm số bệnh nhân ung thư mắc mới là 150.000 người và có 75.000 người tử vong vì ung thư. Con số này vẫn đang tiếp tục có xu hướng tăng.

Các loại ung thư phổ biến là phổi, dạ dày, gan, đại tràng (với nam) và ung thư vú, cổ tử cung, dạ dày, phổi, đại trực tràng (với nữ)…

Thực phẩm chứa dư lượng chất bảo quản độc hại là một trong những nguyên nhân gây nên nhiều bệnh ung thư tại Việt Nam. Trong ảnh nho Trung Quốc dán mác nho Mỹ. Ảnh: TTO.
Trong một nghiên cứu tại khu vực ASEAN được công bố năm 2011, Việt Nam là nước có tỉ lệ người tử vong vì ung thư dạ dày cao gấp 5 lần các nước trong khu vực, cao hơn hơn 4 - 5 lần so với Lào, Philipines, Thái Lan.

Thứ Ba, 8 tháng 1, 2013

50 năm trước: Bóng người hòa bình – ĐGH Gioan XXIII trong những ngày thế giới gần bờ vực đại chiến (2)



VRNs (08.01.2013) – Sài Gòn – 20/10/1962 – Trong lúc các nghị phụ muốn gửi đến mọi người một niềm tin để chia sẻ và hy vọng, thì ở Mỹ, Kennedy đột ngột chấm dứt chuyện đi vận động bầu cử. Ông cảm thấy đã đến lúc phải quyết định. Viện cớ cảm cúm, ông vội vã bay về Washington họp với ban tham mưu trong năm tiếng đồng hồ. 

Nội bộ ban tham mưu này vẫn có một phái siêu diều hâu. Thường họ là những quân nhân, tướng lãnh. Họ vẫn chủ trương tổng tấn công Cuba. Không những đánh vào các hỏa tiễn, mà hủy diệt luôn mấy chục máy bay cường kích của Liên Xô đang đậu ở những phi trường Cuba. Theo họ, cần đánh ngay, càng để lâu càng khó, vì họ tính đến tháng 12, Liên Xô sẽ trang bị được khoảng năm mươi đầu đạn hạt nhân trên các hỏa tiễn ở Cuba.

Mừng Xuân

Tiệc vui nào cũng cần có chút rượu cho thêm mặn nồng tình nghĩa, thêm cởi mở thân thiện, thêm hòa đồng,… Tiệc Xuân mà không có chút rượu thì còn gì là Xuân! Người ta có thể say (đôi khi cũng nên say) nhưng không nên sa đà hoặc nghiện ngập, vì say chút men rượu ngày Tết là say men tình Xuân, say men tình nghĩa, và trao nhau những lời chúc Xuân tốt lành nhất. 

Bản chất rượu không xấu, vì rượu có thể làm tăng sức khỏe và giúp kéo dài tuổi thọ – nếu biết điều độ. Người không biết uống chút rượu thì thường là người “khó chơi”, nhưng người “mê rượu” thì nên tránh xa. Quả thật, rượu không xấu, nhưng rượu hóa thành xấu vì người ta lạm dụng rượu mà thôi. 

Chính Chúa Giêsu cũng muốn người ta vui vẻ với nhau và thưởng thức rượu ngon nên Ngài đã làm phép lạ đầu tiên khi Ngài thực hiện sứ vụ cứu độ: Hóa nước lã thành rượu ngon tại tiệc cưới Cana (x. Ga 2:1-11). Điều đó cho thấy rõ ràng là rượu không xấu. 

Trong niềm vui Xuân tột đỉnh, NS Phạm Đình Chương (*) đã viết ca khúc “Ly Rượu Mừng” với những lời chúc cho đủ các tầng lớp trong xã hội. Ca khúc được viết ở nhịp 3/4, giai điệu vui tươi và mượt mà “chảy” theo dòng nhạc của âm thể Fa Trưởng, người nghe có thể cảm thấy Xuân thực sự đang cuồn cuộn chảy trong mình. 

Báo húy online

Thời vua chúa, phạm húy coi như tru di tam tộc. Thời các vua Nguyễn có danh sách quốc húy, âm chính và âm trại, bắt dân học thuộc, sỹ tử đi thi cấm được nhầm.

Các từ như: cam, mai, hoàng, nguyên, lan, tần, thì, châu … thuộc về vua quan, dân cấm được dùng. Muốn dùng phải nói trại như: kim, mơi, huỳnh, ngươn, lang, lam, thời, chu…

Ngô Thì Nhậm phải đổi thành Ngô Thời Nhiệm. Phan Chu Trinh phải đổi thành Phan Châu Trinh bởi sợ húy Nguyễn Phúc Chu. Dân Nam gọi cây cảnh là cây kiểng bởi có ông vua Nguyễn Phúc Cảnh.

Ngay cả phật cũng phải đổi tên vì sợ oai vua. Quan Thế Âm được bỏ chữ Thế, bởi trong tên húy của Đường Thái Tông là Lý Thế Dân, nên phật gọi là Quan Âm. Chữ Thế rất quan trọng nên trong blog Cua có ai dùng đâu

Mấy hôm nay, dân blog om xòm chuyện anh hùng Lê Đình Chinh vừa được an táng nghĩa trang liệt sĩ Hàm Rồng (TP Thanh Hóa).

Chủ Nhật, 6 tháng 1, 2013

Thư Tòa Tổng Giám Mục Saigon trả lời thư mời của Ban Tôn Giáo Chính Phủ

Kính gửi : Ban Tôn Giáo Chính Phủ
(Kính nhờ Ban Tôn Giáo TPHCM chuyển)

Trích yếu: V/v không gửi đại biểu tham dự Hội nghị tuyên truyền giới thiệu 
NĐ 92/2012/NĐ – CP tại TPHCM ngày 4/01/2013.


Thưa Quý ban,

Tòa Tổng Giám mục TPHCM đã nhận được thư mời đề ngày 24/12/2012 của Quý ban mời tham dự Hội Nghị tuyên truyền giới thiệu Nghị định số 92/2012/NĐ – CP.

Tòa Tổng Giám Mục Hồ Chí Minh xin không cử đại biểu tham dự Hội nghị nêu trên vì những lý do sau:

1. Ngày 25/12 hằng năm là ngày đại lễ mừng Thiên Chúa Giáng Sinh, do đó những ngày trước và sau ngày 25/12 Tòa Tổng Giám Mục cũng như những thành viên phụ trách các Dòng tu nam nữ, các Linh mục Hạt trưởng và trưởng các Ban mục vụ trong Giáo phận dành hết thì giờ và công sức cho đại lễ này.

Từ nhiều năm nay, các ngày 24, 25 và 26/12 Văn phòng Tòa Tổng Giám Mục TPHCM không làm việc để tập trung vào những việc mục vụ khác, mà theo nội dung thư mời chúng tôi lại phải gửi danh sách đại biểu tham dự đến Quý ban trước ngày 27/12/2012.

2. Theo nội dung thư mời tham dự Hội nghị tuyên truyền giới thiệu Nghị định số 92/2012/NĐ – CP, Tòa tổng Giám mục xét thấy không cần thiết cử đại biểu tham dự đơn giản là từ khi NĐ số 92/2012/NĐ – CP được ban hành ngày 08/11/2012, Tòa Tổng Giám mục TPHCM đã nhiều lần tổ chức cho các Linh mục, Tu sĩ, Giáo dân tìm hiểu, trao đổi và phân tích Nghị định số 92/2012/NĐ – CP, cũng như thời gian trước đây Tòa Tổng Giáo mục TPHCM cũng đã gửi đến Quý ban bản góp ý chi tiết về dự thảo Nghị định này.

Trân trọng.

Linh Mục Tổng Đại Diện
GB HUỲNH CÔNG MINH

Thứ Bảy, 5 tháng 1, 2013

Hình như nhóm chúng ta đang sống trong buổi chiều tà và cứ tà tà?

Chiều tà là lúc mặt trời xế bóng. Sống tà tà là sống chẳng vội vàng gì. 

Thế lúc mặt trời đã lặn thì gọi là gì? Thưa là chiều tối. 

Chiều tà, tà tà rồi chiều tối. 

Một nhóm thiếu “niềm tin và hy vọng” sẽ nhạt nhòa trong lòng dân? 

Nhóm ấy cứ “chiều chiều ra đứng bờ ao, trông cá cá lặn trông sao sao mờ”: Mỗi tuần họp một lần, nói vài câu bâng quơ, rồi đâu lại vào đấy. 

- Đứng bờ ao là đứng nhìn vào “AO VIỆT NAM”, vào “CÁ VIỆT NAM”: Thấy mỗi ngày có khoảng 30 người Việt Nam bị chết do xe đụng, thấy người ăn xin ngồi dưới bóng cây, thấy cảnh cướp giật giữa ban ngày, thấy đút lót công khai, thấy người Việt nhìn nhau mà hoài nghi nhau, phòng ngừa nhau. 
- Đứng bờ ao là đứng nhìn thấy “CÁ LẶN”: Người Việt Nam khó mà nhảy lên cao về mọi mặt, chỉ thấy “chìm xuồng” khi chèo sang ao nước khác: đá banh thì thua, sản xuất ai mua, nói năng ai nghe, ra khơi bị đánh, đi làm bị đuổi. 

Có người trách tôi sao buồn thế, sao bi quan thế? 

Người ấy bảo tôi thôi nhìn cá. Nhìn sao đi. 

Sao là bóng hình ai? Sao mai là bóng hình Mẹ Maria. Sao Bắc Đẩu chắc là hình bóng Chúa Giêsu, đấng sẽ CỨU CÁ không để cho chết thối chết ươn ở đáy ao. 

Xin Chúa Giáng Sinh vớt chúng con ra khỏi nỗi buồn nhân thế, nỗi buồn chiến tranh, nỗi buồn nhược tiểu, nỗi buồn mất dầu khí và biển đảo, nỗi buồn chia rẽ... 

Xin nhóm chúng ta đừng có tà tà nữa? Kính xin Suy Tư hăng lên. Xin nhìn vào mặt người Việt Nam và giục lòng tin rằng đó cũng là hình ảnh Chúa. Cất bước lên đường cái quan: Trảy đi Huế, Saigon, Hà Nội để an ủi người của ba miền. Đi tĩnh tâm để gặp Chúa, là nguồn cậy trông giữa cơn gian nan khốn khó, giữa lúc thất vọng ngã lòng. 

Cuối cùng, xin nhóm Giáo huấn Xã hội Công Giáo chúng ta, không sống tà tà, mà sống “lấp đầy khoảng cách giữa chữ viết và tinh thần” (Sách Tóm lược HTXHCG, 158) 

Liên Khương

Tư tưởng xã hội của Giáo Hội Công Giáo… qua 10 câu hỏi

Dàn Bài 

1. GHXHGH là gì ? Giáo Hội là « chuyên về nhân bản »… 
2. GHXHGH để xây dựng một xã hội Kitô giáo ? Xã hội này là thế nào ? GHXHGH đề nghị một nhãn quan đầy đủ và gắn bó chặt chẽ của đời sống ngoài xã hội dưới ánh sáng Phúc Âm… 
3. Ai đã viết ra GHXHGH ? Chính là sự tích tụ trong nhiều thế kỷ sự khôn ngoan của Giáo Hội đã suy nghĩ về những vấn đề liên quan đến xã hội dưới ánh sáng Phúc Âm… 
4. Phải chăng GHXHGH là một tập hợp những giới răn và nghĩa vụ đạo đức ? Giáo Hội không áp đặt điều gì : Giáo Hội đưa ra các đề nghị đời sống phù hợp với Phúc Âm… 
5. Nền móng của GHXHGH là những gì ? Hai nền móng cốt yếu : 1) Tôn trọng vô điều kiện sự sống con người ; 2) Phẩm giá của mỗi con người. 
6. Các vấn đề được GHXHGH đề cập là những vấn đề gì ? Có 7 chủ đề lớn, từ không gian xã hội nhỏ nhất đến lớn nhất : Gia đình… Lao động… Đời sống kinh tế… Cộng đồng chính trị… Cộng đồng quốc tế… Bảo vệ môi sinh…Cổ vũ hòa bình. 
7. Những nguyên tắc lớn của GHXHGH là những nguyên tắc nào ? Có năm cột trụ để tổ chức một xã hội công bằng phục vụ con người : Công ích… Phân bố phổ quát của cải… Bổ trợ… Tham gia… Liên đới 
8. GHXHGH có uy thế không ? Có những gì của GHXHGH tỏ ra là « trội hơn » so với những gì được nói về xã hội ngày hôm nay ? … có nhiều ! Người ta có thể ngạc nhiên khi nhận thấy Giáo Hội độc đáo đến độ nào so với xã hội ngày nay. 
9. Cái gì cho thấy GHXHGH có thể giúp ích cho tôi ? Đơn giản là giúp sống tốt đời sống Kitô hữu 
10. Làm cách nào tôi có thể được huấn luyện về GHXHGH ? Giáo lý và Tóm Lược GHXHGH… các khóa đào tạo… 

Nhóm Giáo Huấn Xã Hội Công Giáo gọi bạn biết bao lần

Tuổi tác chúng ta đã hơi cao: 40,50,60... Đã đi quá nửa đường đời rồi. Đã biết, đã trải nghiệm “những điều trông thấy mà đau đớn lòng”. 

Chẳng thích đi bầu cử nhưng vì e ngại nên đành nhắm mắt bỏ phiếu! 

Thích nói to lên một đôi điều nhưng e sợ nên đành “lẳng lặng mà nghe nó chúc nhau!” Chỉ biết làu bàu nói thầm với chính mình “phen này ông quyết...” nhưng lại sợ hãi điều gì đó xa xôi mơ hồ.

Kinh Thánh bảo ai đó là “ở một mình không tốt”. Việt Nam mình nay lắm người chỉ nghĩ suy một mình: “Một mình mình biết, một mình mình hay” (Nguyễn Du). 

Họp hành ư? Chớ nên, có kẻ ghi tên! 

Đến Đền ư ? Chớ đến, chỗ nhậy cảm đấy! 

Đang trao đổi chuyện chính trị với thằng bạn, nếu có người thuộc ý thức hệ khác đang đến gần? Xin hãy xì-tốp và chuyển sang chuyện nhậu nhẹt (kẻo đâm ra bị ông ý thức hệ nghi ngờ là chống đối!) 

Hai lối giải thích Kinh Thánh không thích đáng (12)

VRNs (02.01.2013) – Hà Nội – Có một người đàn ông kia được gọi là “nhà Kinh Thánh lỗi lạc” vì ông nói gì cũng dùng Kinh Thánh. Đức Giám Mục gởi một linh mục đến điều tra. Vị linh mục đến trước nhà nhìn qua cánh cửa hé mở thấy “nhà Kinh Thánh” đang ngồi nhậu nên đứng ngoài quan sát. Một lát sau, “nhà Kinh Thánh” ngà ngà lên tiếng gọi vợ: “Này bà, họ hết rượu rồi” (x. Ga 2,3). Bà vợ đáp: “Ngày nào cũng nhậu hết. Ông muốn mua thêm mấy lon bia nữa hả?” – “Một hòm bia” (x. Xh 25,10). Bà vợ trợn mắt: “Một hòm bia lận hả? Ngày mai lấy tiền đâu mua đồ ăn cho con chứ.” – “Đừng lo lắng về ngày mai: ngày mai, cứ để ngày mai lo. Ngày nào có cái khổ của ngày ấy” (x. Mt 6,34). Bà vợ cằn nhằn: – “Ông không lo, nhưng tôi lo. Tôi không đi.” – “Đi mau lên” (x. 1Sm 9,12). “Đá lại mũi nhọn thì khốn cho ngươi!” (x. Cv 26,14). Vị linh mục:!!!??? 

Câu truyện vui cho thấy phần nào thực tế con người có thể sử dụng các câu Kinh Thánh cho mục đích riêng của mình. Điều này không phải luôn luôn sai. Vấn đề ở chỗ là trước hết cần hiểu đúng ý nghĩa của câu Kinh Thánh đó. Làm sao ta có thể hiểu đúng một câu Kinh Thánh? 

Thứ Tư, 2 tháng 1, 2013

Cảm nghĩ về Nghị Định số 92/2012/NĐ-CP

Một nước Việt Nam hùng cường toàn diện sẽ là nơi có đời sống tôn giáo được chính phủ coi trọng. Vì vậy, nghị định (NĐ) trên có góp phần để Việt Nam phát triển toàn diện như ước mong của mọi người không?

1. Hãy xét lại các câu chữ trong NĐ, có thể làm người ta nghĩ rằng đây là NĐ của một nhà nước ác cảm tôn giáo:

- Xét lại các từ " Nghiêm cấm...;Nghiêm chỉnh chấp hành...xử lý.." trong chương 1
- Xét lại từ "yếu tố nước ngoài" (Điều 20) nghe có vẻ xa lạ với tình cảm tôn giáo?

2. Định nghĩa rõ ràng để cả hai phía nhà nước và bên người có đạo được hiểu chính xác

- Để được nhà nước cho phép hành đạo, người có đạo phải có: Nếp sống văn minh; tuân thủ pháp luật; tinh thần đoàn kết; hòa hợp dân tộc... 
- Thế nào là "địa điểm hợp pháp" để được cấp phép (Điều 6.1.d).

3. Các đức tính cần có ở người đại diện tôn giáo có khi thêm hoặc bớt:

Người đại diện tôn giáo ở chương III điều 1c phải có 4 đức tính, nhưng sang tới điều 5.c thì lại phải có đức tính khác, lần này người ấy buộc phải có tinh thần hòa hợp dân tộc!. Sang tới điều 6. 1e thì lại không đòi "đoàn kết hòa hợp dân tộc "!

4. Thời gian thử thách để được nhà nước cho phép có khi dài bằng 1/4 của một đời người: 20 năm trời chờ đợi! (Chương 3, điều 1.a)

5. Nhà nước đòi biết cả "chuyện tương lai" của hoạt động tôn giáo! (Điều 3.2)

6. Viên chức Nhà nước cũng phải bị chế tài chứ? Nếu NN không cho phép hoạt động tôn giáo thì xin nêu lý do, nhưng nếu lý do này làm phương hại đến tôn giáo và tình đoàn kết đạo đời thì viên chức NN cũng phải bị điều tra động cơ sai phạm đó (Điều 4.4...)

7. Những đòi hỏi đăng ký hội đoàn tôn giáo gây sự sợ hãi nhà nước: Chương 3 điều 12 cho phép 7 nhóm giáo dân không phải đăng ký (Nhóm kèn, nhóm trống, nhóm dâng hoa, nhóm ca đoàn, nhóm mai táng, nhóm nhạc lễ, nhóm đồng nhi), những nhóm đạo khác phải lập danh sách người điều hành (Điều 12.2.b)

8. Công dân có đạo từ một quận huyện này, muốn sang dự lễ đạo ở quận huyện khác nhưng cùng tỉnh, thì cũng phải có phép của tỉnh đó! (Chương 4,điều 25.1a)

Giáo Huấn Xã Hội Công Giáo lo ngại khi viết:
"Việc gạt Kitô giáo ra bên lề... không báo trước điềm hay cho tương lai hay cho sự đồng thuận giữa các dân tộc; thực ra, nó còn đe dọa chính những nền tảng tinh thần và văn hóa của nền văn minh" (số 572)

Một nhóm giáo dân

'Mùa xuân Ả rập' và Mùa xuân Myanmar

Cùng thuộc về một làn sóng dân chủ hóa trên thế giới, nhưng "Mùa xuân Ả rập" để lại những vết thương sâu sắc chưa hứa hẹn ngày lành, thì Mùa xuân Myanmar cũng chính là quá trình làm lành vết thương của thời kỳ độc tài.

Mùa xuân bão táp ở Ả rập

Một loạt chế độ tại Ả rập - từng ưỡn ngực với sự "đặc thù" của văn hóa Hồi giáo mà từ chối nền dân chủ - đã đồng loạt đi đến hồi kết. Tất cả được châm mồi với chỉ một đốm lửa ở Tunisia hai năm trước.

...Trong Mùa xuân Ả rập, cựu Tổng thống Yemen Ali Saleh đã ra đi theo một cách êm ả nhất có thể: ông từ chức sau 33 năm cầm quyền và sang Mỹ đổi lại quyền miễn tố, để lại một Yemen kiệt quệ và đối mặt với các cuộc nổi dậy và nội chiến.

Hầu hết trong số đó đều tiếp tục nhiệm kỳ của mình sau các cuộc "bầu cử" không có ứng cử viên đối lập và chiến thắng với tỷ lệ phiếu bầu cực cao. Nhưng sự "tín nhiệm cao" đó không che giấu được những vấn đề trầm trọng của dân chúng và khối tài sản kếch xù của những nhà cầm quyền.

Tham luận của Đức giám mục Phaolô Bùi Văn Đọc tại Đại hội toàn thể Liên Hội đồng Giám mục Á châu lần thứ X

I. Nhìn lại: Ba hướng đối thoại (triple dialogue)
Đề nghị: Bốn hướng đối thoại (quadruple dialogue)

Khi ôn lại quá khứ, FABC nhắc đến hướng đi được vạch ra ngay từ thập niên 70 là đối thoại trong tương quan với ba lãnh vực: với người nghèo, với các nền văn hóa, với các tôn giáo (số 5). Thiết tưởng nên ghi nhận vài điểm sau đây:

1/ Tại Á châu, sự phân biệt giữa văn hóa và tôn giáo không đơn giản. Về một phương diện, sự phân biệt này thật hữu ích: một Kitô hữu không thể theo một “tôn giáo” khác (thí dụ Phật giáo), nhưng có thể theo một “văn hóa” khác (thí dụ văn hóa Nho giáo). Phải hiểu tôn giáo như thế nào? Không nên bỏ qua “tín ngưỡng dân gian” với những ưu điểm và khuyết điểm của nó.

Thứ Ba, 1 tháng 1, 2013

TẬP SAN SỐ 5





50 Năm trước: Bóng người hòa bình – ĐGH Gioan XXIII trong những ngày thế giới gần bờ đại chiến

VRNs (01.01.2012) - Hà Nội – Thượng tuần tháng 10/1962, Giáo Hội Công Giáo sống trong bầu khí phấn khởi, vui tươi, hòa ái. Công Ðồng Vatican II khai mạc. Mọi người đều hy vọng Công Ðồng, theo chỉ đạo của Ðức Gioan XXIII, sẽ về nguồn Ðức Tin và từ đó đến với người thời đại (aggiornamento). Giáo Hội sẽ trẻ trung và đầy sức sống, góp phần quan trọng làm cho thế giới tốt đẹp hơn, đáng sống hơn. 

Không ai ngờ chính lúc đó đang tích tụ một cơn khủng hoảng ghê gớm. Thế giới sắp lao đến bờ vực thẳm của thế chiến thứ ba, mà lần này sẽ là chiến tranh hạt nhân. Giáo Hội như một con tàu chất đầy hy vọng tốt lành chuẩn bị ra khơi để tìm đến mọi bến bờ nhân loại, nhưng ngoài khơi bắt đầu nổi lên những con sóng cực dữ có thể nhận chìm tất cả. Công Ðồng chỉ mới bắt đầu, còn nhiều năm tháng nữa mới hoàn tất, nhưng đã bị đe dọa bởi một thử thách quá hiểm nghèo, khiến cho công trình có thể tiêu tan cùng với sự sinh tồn và nền văn minh của cả nhân loại. Chính trong bối cảnh đó, đã xuất hiện tác động kín đáo mà rất thanh bình của Ðức Chân Phước Giáo Hoàng Gioan XXIII. 

Năm nay, Hội Thánh Công Giáo kỷ niệm 50 năm những biến cố lịch sử đó. Ðể mừng Chúa Giáng Sinh và mừng Ngày Hòa Bình Thế Giới theo chủ đề của Ðức Benedictô XVI “Phúc thay ai gây dựng Hòa Bình”, chúng tôi xin ôn lại những diễn biến thời đó. Có lẽ nhiều người, nhất là các bạn trẻ, chưa có dịp biết những gì đã xảy ra cả trong đạo lẫn ngoài đời vào những ngày mệnh hệ ấy. Lịch sử đó để lại cho ta những bài học lớn, trong đó có cả một bài học rất sáng giá về đức tin. 

Họa hiếm lắm mới có sự trùng hợp toàn thể Giáo Hội tụ họp lại một nơi lo việc Chúa, trong khi thế giới đi vào khủng hoảng hiểm nghèo. Chúng tôi muốn tường thuật xen kẽ những gì xảy ra ở Công Ðồng và những diễn biến của cuộc khủng hoảng. Sự trùng hợp đó có thể minh họa con đường xa đi tìm hòa hợp và bình an của Hội Thánh giữa một thế gian còn chìm trong nghi kỵ, chia rẽ và hận thù…

Page

Blogger Tips and TricksLatest Tips And TricksBlogger Tricks